Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã - Lê Thị Diên

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã - Lê Thị Diên: 33 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ Lê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú Ánh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Lê Doãn Anh Vườn Quốc gia Bạch Mã TÓM TẮT Cây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re hương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tại các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với s...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã - Lê Thị Diên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ Lê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú Ánh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Lê Doãn Anh Vườn Quốc gia Bạch Mã TÓM TẮT Cây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re hương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tại các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim... với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản có diện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài. Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinh Re hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọng nhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương trong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụ cho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại các vùng phân bố tự nhiên của chúng. 1. Đặt vấn đề Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thể hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàn các loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trong tương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống ở vùng núi. Cây Re Hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) thuộc họ Long não (Lauraceae) là một loài cây quí, đa tác dụng. Hiện tại nó được xếp vào loại rất nguy cấp 34 (CR) ở cấp quốc gia trong danh lục đỏ của IUCN (Ver 2.3) và trong Sách đỏ Việt Nam (1996). Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ, gốc rễ dùng để sản xuất tinh dầu xá xị. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng (Lê Trọng Trải và cộng tác viên, 1999). Ngoài ra, việc chưng cất tinh dầu re hương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái trong khu vực và gây phức tạp cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao như vậy, nhưng những nghiên cứu về loài cây này ở trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Đặc biệt, vấn đề tái sinh tự nhiên của Re hương rất kém, số lượng cây ngoài tự nhiên ngày càng giảm nên vấn đề bảo tồn loài này là rất cần thiết (Huỳnh Văn Kéo, Ngô Viết Nhơn, 2006). Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển loài một cách hiệu quả. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu (+) Nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố; (+) Nghiên cứu tổ thành cây gỗ tái sinh tại các lâm phần có Re hương phân bố; (+) Đánh giá mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh; (+) Đánh giá triển vọng cây tái sinh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu kế thừa từ các cán bộ kỹ thuật của vườn, chúng tôi xác định được các khu phân bố của Re hương. Đây là một loài cây quý hiếm, đã bị khai thác với cường độ lớn trong quá khứ nên số lượng quần thể loài và mức độ bắt gặp ngoài tự nhiên là rất thấp. Vì vậy, việc lập các ô tiêu chuẩn không thể tiến hành một cách ngẫu nhiên, mà được lập dựa vào vị trí phân bố của Re hương. Trên mỗi trạng thái rừng có Re hương phân bố chúng tôi tiến hành lập hai ô tiêu chuẩn: - Ô tiêu chuẩn số 1 và 2 được lập tại trạng thái rừng IIB thuộc tiểu khu 386. - Ô tiêu chuẩn số 3 và 4 được lập tại trạng thái rừng IIIA1 thuộc tiểu khu 231. - Ô tiêu chuẩn số 5 và 6 được lập tại trạng thái rừng IIIA2 thuộc tiểu khu 386. - Ô tiêu chuẩn số 7 và 8 được lập tại trạng thái rừng IIIA3 thuộc tiểu khu 231. Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 (50m x 50m). Tiến hành đo đường kính tại vị trí 1,3m của tất cả các loài cây có D1.3  6cm trong mỗi ô tiêu chuẩn. Hệ số tổ 35 thành tầng cây cao được tính theo tiết diện ngang. Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản (4 ô bốn góc và 1 ô ở giữa), mỗi ô có diện tích 25m2 (5m x 5m) để điều tra tái sinh. Điều tra tất cả các cây tái sinh của mỗi ô dạng bản, kết quả ghi vào phiếu điều tra lập sẵn. Phẩm chất cây tái sinh được xác định dựa vào chỉ tiêu hình thái biểu hiện của cây tái sinh. Chất lượng cây tái sinh được chia làm ba cấp tốt, trung bình, xấu. Nguồn gốc cây tái sinh được xác định là tái sinh chồi hay tái sinh hạt. Tổ thành cây tái sinh được xác định theo phương pháp số cây; các cấp chất lượng được tính phần trăm cho từng cấp theo từng trạng thái rừng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tổ thành tầng cây cao lâm phần có Re hương phân bố Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao tại các lâm phần có Re hương phân bố tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Re hương phân bố ÔTC N LCCTTT Công thức tổ thành 1 81 26 1.03Hđ; 0.72Dg; 0.68Gđ; 0.65D; 0.57SĐn; 0.57Sb; 0.53Gll; 0.52Rh; 0.5Ct; 0.44Tr; 0,44Trđ; 3.35Clk 2 90 39 0.75Bbn; 0.66Mlr; 0.5Sb; 0.46At; 0.46Ln; 0.44Ng; 0.43Tr; 0.39Ct; 0.39Lv; 0.39Gll; 0.37D; 0,37Sp1; 0.33Rh; 0.28SĐn; 0.27Rx; 3.5C1k 3 130 27 2.77Hđ; 1.16Gll; 0.53Gđ; 0.51 Sr; 0.48Ttr; 0.48Rx; 0.48D; 0.37SĐn; 3.23Clk (0.32Rh) 4 102 24 2.62Hđ; 0.82Ttr; 0.82Gđ; 0.71Dg; 0.68D; 0.67Trđ; 0.63Gll; 0.58Sb; 0.48SĐn, 2.0C1k (0.3Rh) 5 108 22 1.96Hđ; 1.83D; 1.08SĐn; 0.86Gđ; 0.77Ch; 0.69Tr; 0.54Sdl; 2.27Clk (0.2Rh) 6 100 31 2.11Hđ; 0.84Trđ; 0.74Ttr; 0.44Bl; 0.36Mlr; 0.35Gđ; 0.35Sp5; 0.32Mđ; 0.32Ds; 0.32 Gll; 3.85Clk (0.06Rh) 7 98 22 2.44Hđ; 1.1Trđ; 0.93D; 0.72Dg; 0.66R; 0.59Ttr; 0.59Tr; 0.46Gđ; 2.52Clk (0.17Rh) 8 104 31 1.27Gđ; 1.15Hđ; 1.00D; 0.68Ch; 0.59SĐn; 0.45Dg; 0.4Tr; 0.38Cht; 0.34Rh; 3.79Clk Ghi chú: N: số cây gỗ trong mỗi ô tiêu chuẩn (cây); LCCTTT: số loài cây tham gia vào công thức tổ thành (cây). 36 Hđ: Hoàng đàn giả; Dg: Dẻ gai; Gđ: Gò đồng; D: Dẻ; SĐn: Sồi Đà Nẵng; Sb: Sung bụng; Gll: Giổi lá láng; RH: Re hương; Ct: Chắp tay; Tr: Trâm; Trđ: Trâm đỏ; Bbn: Ba bét nam; Mlr: Mát lá rộng; At: An tức; Ln: Lá nến; Ng: Ngát; Lv: Lim vàng; Rx: Ràng ràng xanh; Sr: Sung rỗ; Ttr: Thông tre; Ch: Chè; Sdl: Sóc dưới láng; Bl: Bời lời; Mlr: mác lá rộng; Mđ: Mán đỉa; Ds: Dẻ sừng; R: Re xanh; Cht: Chẹo tía; Sp: loài chưa xác định được tên; Clk: các loài khác. Kết quả cho thấy thành phần loài cây tầng cao tại các ô tiêu chuẩn hết sức đa dạng, biến động từ 21 đến 39 loài. Hầu như tất cả các ô tiêu chuẩn (trừ ô tiêu chuẩn số 1, 2 và số 8) Re hương không tham gia vào công thức tổ thành mà chỉ phân bố rải rác góp phần làm tăng đa dạng sinh học cho các lâm phần. Tuy nhiên, không thể cho rằng đây là loài cây bổ trợ hay loài cây phụ, chỉ vì việc khai thác quá mức trong quá khứ đã làm cho số lượng loài giảm. Do đó, nếu có biện pháp bảo tồn và phát triển loài một cách đúng mức thì số lượng quần thể loài sẽ tăng lên, trong tương lai loài sẽ góp mặt trong công thức tổ thành loài cây tầng cao. Vậy, vấn đề đặt ra ở vườn quốc gia Bạch Mã là không chỉ bảo tồn các cây Re hương hiện còn, mà phải có các giải pháp phát triển số lượng loài tại khu vực phân bố tự nhiên của nó. 3.2. Tổ thành cây gỗ tái sinh nơi có loài Re hương phân bố Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thế hệ tương lai. Các lâm phần có tổ thành cây tái sinh khác nhau thì biện pháp kinh doanh, quản lý bảo vệ cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh nơi có loài Re hương phân bố tính theo phương pháp số cây được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Công thức tổ thành cây tái sinh tại lâm phần có Re hương phân bố TTR N NTT NRH Công thức tổ thành IIB 172 46 2 0.81Gđ; 0.7Cc; 0.58Bb; 0.58Dg; 0.52D; 0.41Ch; 0.41Db; 0.41Gll; 0.35Ctr; 5.23Clk (0.12RH) IIIA1 155 30 0 1.42Hđ; 1.29Gđ; 1.1D; 0.9Ch; 0.77Gll; 0.52 So; 0.39Ttr; 0.39Ss; 0.32Sp4; 2.3Clk (0.0RH) IIIA2 158 28 4 1.58D; 1.33Gđ; 1.33Tr; 0.89Ch; 0.7Hđ; 0.44 Ttr; 0.38Ng; 0.38Qt; 0.38Sdl; 2.59Clk (0.25RH) IIIA3 198 27 1 4.14D; 1.21Gđ; 0.86Hđ; 0.76Ch; 0.61Tr; 0.3C; 0.3Gll; 0.3Qt; 0.25Cc; 1.27Clk (0.05RH) Ghi chú: TTR: Trạng thái rừng; N: số cây gỗ tái sinh trong 10 ô dạng bản của mỗi trạng thái rừng (cây); NTT: số cây tham gia vào công thức tổ thành (cây); NRH: Số cây tái sinh Re hương trong 10 ô dạng bản của mỗi trạng thái rừng (cây). 37 Gđ: Gò đồng; Cc: Chân chim; Bb: Ba bét; Dg: Dẻ gai; D: Dẻ; Ch: Chè; Db: Dẻ bộp; Gll: Giổi lá láng; Ctr: Chơn trà; Hđ: Hoàng đàn giả; So: Sồi; Ttr: Thông tre; Ss: Săn sóc; Sp4: loài chưa xác định được tên; Tr: Trâm; Ng: Ngát; Qt: Quế trèn; Sdl: Sóc dưới láng; C: Côm; Clk: Các loài khác; RH: Re hương. So sánh với công thức tổ thành cây tầng cao có thể nhận thấy tổ thành cây gỗ tái sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây mẹ, điều này cho thấy trong những năm vừa qua công tác bảo tồn tại VQG Bạch Mã đã có tác dụng rất lớn. Cây mẹ trong các lâm phần có khả năng gieo giống tốt và là tiền đề cho sự xuất hiện lớp cây tái sinh có tổ thành tương tự như tổ thành cây tầng cao. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, tổ thành cây gỗ tái sinh ở các trạng thái rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim... Với số lượng cây tái sinh rất ít (chỉ có 7 cây trong tổng số ô dạng bản điều tra được của cả 4 trạng thái rừng), cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành. Trên thực tế, các cây Re hương tái sinh từ hạt phân bố khá xa cây mẹ. Trong các ô tiêu chuẩn, tuy số lượng cây Re hương tầng cao không nhiều nhưng cũng biến động từ 1-4 cây, trong đó có nhiều cây đã trưởng thành, nhưng số lượng cây tái sinh rất ít, lại chủ yếu là tái sinh chồi (nếu tính số chồi trên một gốc thì số lượng lại rất lớn). Điều này chứng tỏ rằng khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt của loài cây này rất kém và chúng rất khó có thể cạnh tranh nổi với các loài cây khác. Chính vì vậy, cần có kế hoạch thu hái hạt của loài này về gieo ươm thử nghiệm. Mặt khác, việc nhân giống loài cây này nên tập trung vào hoạt động nhân giống sinh dưỡng từ chồi (chủ yếu là giâm hom). 3.3. Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh Mật độ, phẩm chất, nguồn gốc là những chỉ tiêu đánh giá năng lực tái sinh của cây rừng. Thông thường, phẩm chất cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình thái và tuổi cây tái sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên cứu này phẩm chất cây tái sinh được đánh giá qua hình thái cây, bao gồm hình thái thân, hình dạng tán, và mật độ lá trên cây. Bảng 3. Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh của lâm phần có Re hương phân bố TTR N N/ha Phẩm chất Nguồn gốc Tốt % TB % Xấu % C % H % IIB 172 6.880 132 76,7 29 16,9 11 6,4 37 21,5 135 78,5 IIIA1 155 6.200 115 74,2 32 20,6 8 5,2 14 9,0 155 91,0 IIIA2 158 6.320 129 81,6 24 15,2 5 3,2 21 13,3 137 86,7 IIIA3 198 7.920 163 82,3 27 13,6 8 4,1 21 10,6 177 79,4 Ghi chú: N/ha: số cây gỗ tái sinh trên 1ha; TB: Trung bình; C: Chồi; H: Hạt. 38 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy số lượng cây gỗ tái sinh trong tất cả các trạng thái rừng rất lớn, dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, điều này chứng tỏ năng lực tái sinh của cây rừng tại địa bàn nghiên cứu rất mạnh. Đa phần các cây tái sinh có phẩm chất tốt (từ 74,2%-82,3%) và có nguồn gốc chủ yếu từ hạt (từ 78,5%-91,2%). Nhìn chung, toàn lâm phần cây tái sinh có ngoại hình đẹp, có khả năng phát triển thành cây tầng cao trong tương lai. Để thấy được đặc điểm tái sinh của loài Re hương, chúng tôi thống kê riêng mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của loài này ở bảng 4. Bảng 4. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh Re hương TTR N N/ha Phẩm chất Nguồn gốc Tốt % TB % Xấu % C % H % IIB 2 80 2 100 0 0 0 0 1 50 1 50 IIIA 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 IIIA 2 3 120 3 75 1 25 0 0 3 75 1 25 IIIA 3 1 40 1 100 0 0 0 0 0 0 1 100 Ghi chú: Mỗi gốc cây Re hương có tái sinh chồi chúng tôi chỉ chọn một chồi cao nhất để đưa vào kết quả nghiên cứu. Số lượng cây tái sinh Re hương điều tra được ở mỗi trạng thái rất ít, chỉ có tổng số 7 cây trên 40 ô dạng bản có diện tích mỗi ô 25m2. Như vậy, số lượng cây tái sinh Re hương ước tính trên 1 ha cao nhất ở trạng thái rừng IIIA2 (120 cây/ha); tiếp theo đó là trạng thái rừng IIB (80 cây/ha); trạng thái rừng IIIA3 (40 cây/ha); trạng thái rừng IIIA1 không bắt gặp Re hương tái sinh. Trung bình số lượng cây tái sinh trên 1ha tại khu vực nghiên cứu là 60 cây/ha. Trong tổng số 7 cây Re hương tái sinh điều tra được có 4 cây có nguồn gốc từ chồi và 3 cây có nguồn gốc từ hạt. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng chồi cây Re hương từ một gốc cây mẹ rất nhiều, điều này chứng tỏ năng lực tái sinh chồi của loài này rất mạnh. Hầu hết các cây Re hương điều tra được đều có phẩm chất tốt, chỉ có 1 cây từ hạt có phẩm chất trung bình. Tuy nhiên, số lượng cây tái sinh của loài Re hương trong các trạng thái rừng là rất thấp, thậm chí trạng thái rừng IIIA1 còn không bắt gặp cây Re hương tái sinh. Đây là đặc điểm rất bất lợi cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên của loài. Nếu như không có sự can thiệp của con người, thì nguy cơ loài bị tuyệt chủng có thể sẽ rất cao. 39 3.4. Chiều cao cây tái sinh Chiều cao cây tái sinh là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá triển vọng của cây tái sinh (cây triển vọng là cây có H>2m). Kết quả nghiên cứu chiều cao cây tái sinh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5. Chiều cao cây gỗ tái sinh tại các lâm phần có Re hương phân bố TTR NCC/ha Tái sinh chung Re hương > 2m 2m < 2m N % N % N % N % IIB 342 44 25,6 128 74,4 - - 2 100% IIIA1 464 30 19,4 125 81,6 - - - - IIIA2 416 24 15,2 134 84,8 - - 4 100% IIIA3 404 25 12,6 173 87,4 - - 1 100% Ghi chú: NCC/ha: số cây gỗ tầng cao/ha; N: số cây tái sinh. Số lượng cây tái sinh chung có chiều cao > 2m (cây tái sinh có triển vọng) chiếm khoảng từ 12,6 đến 25,6%, hay nói cách khác có khoảng 1.000 - 1.760 cây tái sinh có triển vọng trên 1 ha. So với nghiên cứu về mật độ tầng cây cao (từ 342 đến 404 cây/ha) thì số lượng cây tái sinh triển vọng này sẽ đảm bảo cho sự phát triển của rừng trong tương lai. Kết hợp với việc đánh giá chất lượng cây tái sinh, thì hầu như các cây tái sinh đều có phẩm chất, chất lượng tốt, có khả năng đảm bảo cho thế hệ tầng cây cao. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo cho cây tái sinh phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ tương lai. Riêng đối với Re hương ta thấy chiều cao của các cây tái sinh đều < 2m, chứng tỏ các cây tái sinh của loài này vẫn chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọng. Tuy nhiên, hầu hết các cây tái sinh Re hương đều có chiều cao biến động từ 1,3 đến 1,6m; với phẩm chất các cây đa phần là tốt, do đó cây tái sinh Re hương vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương trong tương lai. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận - Tại các lâm phân có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng, biến động từ 21 - 39 loài. Re hương chỉ tham gia vào công thức tổ thành của ô tiêu chuẩn số 1 (trạng thái rừng IIB) và ô tiêu chuẩn số 8 (trạng thái rừng IIIA3). - Tổ thành tầng cây gỗ tái sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây mẹ, tuy nhiên Re hương không tham gia vào công thức tổ thành. 40 - Mật độ các loài cây gỗ tái sinh biến động từ 6.200 - 7.920 cây/ha; phần lớn các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và có phẩm chất tốt. Số lượng cây tái sinh Re hương trung bình toàn khu vực nghiên cứu là 60 cây/ha, chủ yếu là cây tái sinh từ chồi. - Số lượng cây gỗ tái sinh có triển vọng chiếm khoảng từ 12,6 đến 25,6%; Re hương chưa nằm trong nhóm cây tái sinh có triển vọng nhưng có khả năng đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương trong tương lai. 4.2. Kiến nghị - Do số lượng cây tái sinh Re hương tại các lâm phần còn rất ít nên cần có kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại các vùng phân bố tự nhiên của chúng. - Trong tự nhiên khả năng tái sinh chồi của loài rất mạnh, vì vậy cần có các nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom. - Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống bằng hạt. - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh nhân tạo của loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huỳnh Văn Kéo, Ngô Viết Nhơn. Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ 1 + 2, (2006), 127 – 129. [2]. Le Trong Trai, Nguyen Huy Dung, Nguyen Cu, Le Van Cham, Eames, J. C., and Chicoine, G.. An investment plan for Ke Go Nature Reserve, Ha Tinh province, Vietnam: a contribution to the management plan. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute, 1999. [3]. MOSTE,. Red Data Book of Vietnam, Part II: Plants. Science and Technique Publishing House, Hanoi, (1996), 484. [4]. Nguyễn Nghĩa Thìn. Cẩm nang đa dạng sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, (1997), 224. 41 RESEARCHING ON REGENERATION CHARACTERISTICS OF Cinnamomum parthenoxylon IN BACH MA NATIONAL PARK Le Thi Dien, Pham Minh Toai, Le Phu Anh College of Agriculture and Forestry, Hue University Le Doan Anh Bach Ma National Park SUMMARY Cinnamomum parthenocylon is a valuable and multi-purpose species. Due to its high economic value, this species has been exploited exhaustively. Additionally, the number of regenerated individuals is limited, hence conservation of this species is necessary. By using study methods in forest tree species composition and forest regeneration, we found that in the forest states where Cinnamomum parthenocylon is distributed, the tree species are very diverse (from 21-39 species). The tree species compositions of generations are mainly light-demanding species such as Castanopsis sp., Cupressus torulosa, Schefflera octophylla etc with their densities varying from 6,200 – 7,920 species/ha; seeds are the main source of regenerated species and most of them show good growth quality. With only 7 individuals per 40 25 square- meter sub-plots, regenerated individuals of Cinnamomum parthnocylon are not included in species composition. However, the number of coppiced trees per each stump is considerable. Most of regenerated individuals of Cinnamomum parthenocylon show good growth quality; hence even though they are not included in species composition at the moment, these individuals can still satisfy future requirements of generation if they were cared for and protected. It is necessary to create seedlings from seeds to use for forest restoration through protection and promoted regeneration together with additional planting of Cinnamomum parthenocylon species at its natural distribution regions.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_4_8992_1754_2117814.pdf
Tài liệu liên quan