Tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số tế bào máu ngoại vi của người hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 467
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI
CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Phạm Hải Yến*, Nguyễn Ngọc Dũng*, Vũ Thị Hồng Phúc*, Trần Thái Hùng*, Nguyễn Thị Mai*,
Bùi Thị Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các chỉ tế bào máu ngoại vi của người hiến máu tình nguyện (HMTN) góp phần cung cấp
thông tin về người hiến máu cũng như tạo cơ sở xây dựng giá trị khoảng tham chiếu phòng xét nghiệm.
Mục tiêu: Nghiên cứu một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở người HMTN tại viện Huyết học - Truyền máu
trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 3650 người HMTN tại Viện Huyết học - Truyền
máu trung ương , từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, đạt các tiêu chuẩn quy định theo Thông tư 26/2013/TT-
BYT và loại trừ các trường hợp nghi ngờ thalassemia.
Kết quả: Giá trị trung bình của RBC, Hgb, HCTcủa nam cao hơn có ý nghĩa ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số tế bào máu ngoại vi của người hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học-Truyền máu trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 467
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI
CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Phạm Hải Yến*, Nguyễn Ngọc Dũng*, Vũ Thị Hồng Phúc*, Trần Thái Hùng*, Nguyễn Thị Mai*,
Bùi Thị Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Các chỉ tế bào máu ngoại vi của người hiến máu tình nguyện (HMTN) góp phần cung cấp
thông tin về người hiến máu cũng như tạo cơ sở xây dựng giá trị khoảng tham chiếu phòng xét nghiệm.
Mục tiêu: Nghiên cứu một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở người HMTN tại viện Huyết học - Truyền máu
trung ương.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 3650 người HMTN tại Viện Huyết học - Truyền
máu trung ương , từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, đạt các tiêu chuẩn quy định theo Thông tư 26/2013/TT-
BYT và loại trừ các trường hợp nghi ngờ thalassemia.
Kết quả: Giá trị trung bình của RBC, Hgb, HCTcủa nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (5,03
T/L so với 4,39T/L; 150,27 g/l so với 130,69 g/L; 0,45 L/L so với 0,4 L/L). Giá trị trung bình của các chỉ số
MCV (90,06fl), MCH (29,87pg), MCHC (331,69g/l), RDW (13,14%), không có sự khác biệt giữa nam và
nữ. Số lượng bạch cầu trung bình là 6,47 G/L. Tỷ lệ % trung bình các loại bạch cầu: NEUT 58,2%, LYM
31,27%, MONO 7,04%, EO 2,84%, BASO 0,65%. Có sự khác biệt về tỷ lệ các loại bạch cầu giữa nam và
nữ với p <0,001. Số lượng tiểu cầu trung bình ở nữ giới (257,85G/L), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nam giới (247,91 G/L) với p <0,001.
Kết luận: Các chỉ số ghi nhận được ở cả nam và nữ giới đều nằm trong giới hạn bình thường và tương
đương so các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường, thế kỷ 20.
Từ khóa: chỉ tế bào máu ngoại vi, người hiến máu tình nguyện
ABSTRACT
RESEARCH SOME PERIPHERAL BLOOD CELL PARAMETERS OF THE VOLUNTARY BLOOD
DONORS IN NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION
Pham Hai Yen, Nguyen Ngoc Dung, Vu Thi Hong Phuc, Tran Thai Hung, Nguyen Thi Mai,
Bui Thi Thu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 467 – 472
Background: Complete blood count of the voluntary blood donors contribute to providing information about
blood donors as well as creating a basis for setting reference intervals for laboratory.
Objective: to assess of complete blood count of the voluntary blood donors at National Institute of
Hematology - Blood Transfusion.
Methods: descriptive study of 3650 cases who must have full standards in circular 26/2013/TT-BYT and
without suspected thalassemia, from 11/2018 to 1/2019.
Results: The average value of RBC, Hgb, HCT of male is higher than that of female (5.03T/L vs 4.39T/L;
150.27g/l vs 130.69g/L; 0.45 L/L vs 0.4L/L, p<0,001). Average values of MCV (90.06fl), MCH (29,87pg),
*Viện Huyết học – Truyền máu trung ương
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Hải Yến ĐT: 0987805254 Email: haiyenbmhh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 468
MCHC (331.69g/l), RDW (13.14%), no difference between male and female. The average WBC is 6.47G/L,
không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Percentage of average leukocytes: NEUT 58.2%, LYM 31.27%, MONO
7.04%, EO 2.84%, BASO 0.65%. There are differences in the ratio of different types of white blood cells between
men and women with p <0.001. The average platelet count in female (257.85G/L) is significantly higher than that
of male (247.91 G/L).
Conclussion: Some peripheral blood cell parameters in both men and women are within the normal limits
and equivalent to the values of normal Vietnamese biology, the 19th century.
Key words: complete blood count, voluntary blood donors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một phần thiết yếu của y học
hiện đại. Tuyên truyền và xây dựng nguồn
người hiến máu tình nguyện chất lượng, thường
xuyên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tất cả
các ngân hàng máu. Trong đó, đánh giá một số
chỉ số máu ngoại vi của người HMTN trước khi
hiến máu góp phần cung cấp thông tin về chất
lượng nguồn người hiến máu cũng như chế
phẩm máu. Người đủ tiêu chuẩn hiến máu đã
được sàng lọc các tiêu chuẩn về lâm sàng và một
số xét nghiệm. Do đó, các chỉ số tế bào máu của
người HMTN cũng là cơ sở giúp phòng xét
nghiệm xây dựng giá trị khoảng tham chiếu(3) ở
người khỏe mạnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số chỉ số tế bào
máu ngoại vi ở người hiến máu tình nguyện tại
Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 3650 người
HMTN tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương, từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, đạt các
tiêu chuẩn quy định theo Thông tư 26/2013/TT-
BYT(2). Cụ thể:
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tiêu chuẩn về thời gian hiến máu
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên
tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu
bằng gạn tách là 12 tuần, hiến huyết tương hoặc
hiến tiểu cầu bằng gạn tách là 02 tuần, hiến bạch
cầu trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn
tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong
07 ngày.
Tiêu chuẩn lâm sàng
Tuổi: Nam từ 18 - 60 tuổi, nữ từ 18 - 55 tuổi.
Cân nặng: nữ ≥42kg và nam ≥45kg.
Tiền sử: khỏe mạnh, sức khỏe ổn định trong
thời gian 4 tuần trước HMTN, không mắc các
bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm
thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan
mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ
thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng;
không mang thai vào thời điểm đăng ký HMTN
(đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến,
ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma
tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và
khuyết tật đặc biệt nặng, không mắc bệnh lây
truyền qua đường máu, bệnh lây truyền qua
đường tình dục tại thời điểm đăng ký HMTN.
Tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhịp tim đều, tần số 60-
90 lần/phút.
Huyết áp tâm thu: 100 - 160 mmHg; Huyết
áp tâm trương: 60 mmHg -100 mmHg.
Tiêu chuẩn cận lâm sàng
Đối với người hiến máu toàn phần và hiến
các thành phần máu bằng gạn tách: hemoglobin
(Hgb) ≥120 g/L; nếu hiến máu toàn phần ≥350 ml
thì Hgb ≥125g/L.
Đối với người hiến huyết tương bằng gạn
tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần
≥60g/L và được xét nghiệm trong thời gian
không quá 01 tháng.
Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế
bào gốc bằng gạn tách: Số lượng tiểu cầu (PLT)
≥150G/l.
Các test HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét
âm tính.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 469
Tiêu chuẩn loại trừ
Người HMTN không đáp ứng được đầy đủ
các tiêu chuẩn theo thông tư 26/2013/TT-BYT.
Trường hợp nghi ngờ mang gen
Thalassemia(4):
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) <80fL.
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
(MCH) <27 pg.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
(MCHC) <320 g/l.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Phương pháp thực hiện
Bao gồm các bước:
Thu thập mẫu: Máu ngoại vi của người
HMTN tại thời điểm trước khi hiến máu, số
lượng 2ml, chống đông EDTA.
Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào
máu ngoại vi trên máy đếm tế bào tự động
Advia 2120i, DXH 800, DXH 600.
Thu thập các số liệu nghiên cứu gồm:
+ Hồng cầu: Số lượng hồng cầu (RBC), Hgb,
hematocrit (HCT), MCV, MCH, MCHC, dải
phân bố kích thước hồng cầu (RDW).
+ Bạch cầu: Số lượng bạch cầu (WBC), Bạch
cầu đoạn trung tính (NEU), bạch cầu lympho
(LYM), bạch cầu mono (MONO), bạch cầu ưa
acid (EO), bạch cầu ưa bazơ (BASO).
+ Tiểu cầu: số lượng tiểu cầu (PLT).
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với các
thuật toán tìm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
T-Test.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 11/2018 đến tháng 1/2019,
chúng tôi thu thập được 3650 mẫu máu ngoại vi
của người HMTN. Trong đó, nam chiếm 60,9%,
nữ chiếm 39,1% với tuổi trung bình là 28,8, thấp
nhất là 18 tuổi, cao nhất 60 tuổi.
Bảng 1. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của người HMTN
Chỉ số Chung ( ±SD) Nam ( ±SD ) Nữ ( ±SD) p
RBC(T/L) 4,78±0,44 5,03±0,33 4,39±0,28 <0,001
HGB (g/L) 142,61±12,51 150,27±8,74 130,69±6,90 <0,001
HCT(L/L) 0,43±0,04 0,45±0,03 0,40±0,02 <0,001
MCV(fL) 90,06±3,36 89,98±3.37 90,19±3,35 >0,05
MCH(pg) 29.87±1,22 29,90±1,24 29,82±1,20 >0,05
MCHC(g/L) 331,69±7,08 332,29±7,06 330,76±7,0 <0,05
RDW (%) 13.14±0,64 13,14±0,6 13,14±0,7 >0,05
Bảng 2. Đặc điểm các chỉ số bạch cầu của người HMTN
Chỉ số Chung ( ±SD) Nam ( ±SD ) Nữ ( ±SD) p
WBC (G/L) 6,47±1,54 6,41±1,51 6,55±1,58 <0,05
NEUT (%) 58,20±8,21 57,31±8,20 59,58±8,05 <0,001
LYM (%) 31,27±7,17 31,66±7,22 30,68±7,06 <0,001
MONO (%) 7,04±1,82 7,30±1,81 6,63±1,76 <0,001
EO (%) 2,84±2,54 3,08±2,74 2,47±2,16 <0,001
BASO (%) 0,65±0,34 0,65±0,32 0,64±0,37 >0,05
NEUT (G/L) 3,81±1,26 3,72±1.22 3,96±1,29 <0,001
LYM (G/L) 1,98±0,52 1,99±0,52 1,96±0,50 >0,05
MONO (G/L) 0,45±0,15 0,46±0,15 0,43±0,14 <0,001
EO (G/L) 0,18±0,18 0,20±0,20 0,16±0,15 <0,001
BASO (G/L) 0,04±0,03 0,04±0,03 0,04±0,03 >0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 470
Bảng 3. Đặc điểm chỉ số tiểu cầu của người HMTN
Chỉ số ±SD p
PLT (G/L)
Nam 247,91±48,66
<0,001
Nữ 257,85±51,33
Chung 251,80±49,95
BÀN LUẬN
Dựa trên kết quả tổng phân tích tế bào
máu ngoại vi của 3650 người HMTN, chúng
tôi nhận thấy:
Độ tuổi mẫu nghiên cứu trung bình là 28,8
tuổi, cao hơn so tác giả Phạm Văn Hiệu là 21,6
tuổi(5). Trong đó, độ tuổi thấp nhất là 18 và cao
nhất là 60. Đây là độ tuổi thường xuyên tham gia
hiến máu tình nguyện. Trong đó, độ tuổi 18-25
chiếm tỷ lệ cao nhất 42,93%. Tương tự tác giả
Phạm Văn Hiệu, nghiên cứu của chúng tôi cũng
nhận thấy, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, nam :
nữ là 1,56. Nguyên nhân có thể nữ giới mỗi
tháng đều có chu kỳ kinh nguyệt, chế độ ăn
kiêng nên ảnh hưởng đến chỉ số hồng cầu. Mặt
khác, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con
bú <12 tháng thì sẽ không đủ điều kiện để tham
gia HMTN.
Về các chỉ số dòng hồng cầu, các giá trị RBC,
Hgb, HCT ở nam giới cao hơn nữ giới, sự khác
biệt có ý nghĩa trong thống kê với p< 0,001. Các
giá trị MCV, MCH, RDW đều không có sự khác
biệt giữa nam và nữ. Giá trị trung bình của các
chỉ số này tương tự so với các nghiên cứu của tác
giả Đỗ Trung Phấn(1), Phạm Văn Hiệu (Bảng 4),
Xinzhong Wu(6).
Số lượng bạch cầu trung bình ở nam giới
tương đương nữ giới. Khoảng giá trị từ 3,4-9,4
G/L. Số lượng bạch cầu trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi tương đương với tác giả Phạm
Văn Hiệu(5), nhưng thấp hơn so chỉ số sinh học
người Việt Nam thập kỷ 90 của tác giả Đỗ Trung
Phấn(1). Tỷ lệ % các loại bạch cầu (trừ bạch cầu
bazơ) có sự khác biệt giữa hai giới, nhưng đều
nằm trong giới hạn bình thường ở người trưởng
thành. Tỷ lệ bạch cầu ưa bazơ thay đổi do chiếm
tỷ lệ rất thấp hoặc không có trong máu ngoại vi
nên có thể gây sai số trong các lần đếm. Tỷ lệ %
bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu lympho,
bạch cầu ưa acid trong nghiên cứu tương đương
các số liệu thu được của tác giả Đỗ Trung Phấn.
Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu mono trung bình ở cả
hai giới đều cao hơn (Bảng 5). Điều này có thể do
khả năng phân loại bạch cầu của các máy đếm tế
bào tốt hơn, ngoài ra còn có sự kết hợp của quan
sát tiêu bản nhuộm giemsa khi tỷ lệ bạch cầu
mono cao hơn bình thường nên tỷ lệ % mono
chính xác hơn.
Bảng 4. So sánh các chỉ số hồng cầu với các nghiên cứu khác
Chỉ số Nghiên cứu
Nam Nữ
n ±SD n ±SD
RBC
(T/L)
Đỗ Trung Phấn 4673 5,05 ± 0,38 3035 4,66 ± 0,36
Phạm Văn Hiệu 287 5,1 ± 0,4 113 4,5 ± 0,6
Kết quả nghiên cứu 2222 5,03 ± 0,33 1428 4,39 ± 0,28
Hgb
(g/l)
Đỗ Trung Phấn 4673 151 ± 6 3035 135 ± 5
Phạm Văn Hiệu 287 149,4 ± 9,3 113 129,6 ± 8,4
Kết quả nghiên cứu 2222 150,27 ± 8,74 1428 130,69 ± 6,90
HCT
(l/l)
Đỗ Trung Phấn 4673 0,44 ± 0,03 3035 0,41 ± 0,03
Phạm Văn Hiệu 287 0,44 ± 0,03 113 0,39 ± 0,03
Kết quả nghiên cứu 2222 0,45 ± 0,03 1428 0,4 ± 0,02
MCV
(fl)
Đỗ Trung Phấn 4673 88 ± 4 3035 87 ± 4
Phạm Văn Hiệu 287 86,8 ± 5,7 113 86,3 ± 9,5
Kết quả nghiên cứu 2222 89,98±3.37 1428 90,19±3,35
MCH Đỗ Trung Phấn 4673 30 ± 2 3035 29 ± 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 471
Chỉ số Nghiên cứu
Nam Nữ
n ±SD n ±SD
(pg) Phạm Văn Hiệu 287 29,3 ± 2,3 113 29,2 ± 2
Kết quả nghiên cứu 2222 29,90±1,24 1428 29,82±1,20
MCHC
(g/l)
Đỗ Trung Phấn 4673 339 ± 17 3035 336 ± 15
Phạm Văn Hiệu 287 337,9 ± 11,9 113 334,9 ± 10,3
Kết quả nghiên cứu 2222 332,29±7,06 1428 330,76±7,0
RDW
(%)
Đỗ Trung Phấn
Phạm Văn Hiệu 287 12,5 ± 0,9 113 12,3 ± 0,8
Kết quả nghiên cứu 2222 13,14±0,6 1428 13,14±0,7
Bảng 5. So sánh các chỉ số bạch cầu với các nghiên cứu khác
Chỉ số Nghiên cứu
Nam Nữ
n ±SD n ±SD
WBC
(G/L)
Đỗ Trung Phấn 4945 8 ± 2 3326 8,1 ± 2
Phạm Văn Hiệu 287 6,7±1,5 113 6,4±1,4
Kết quả nghiên cứu 2222 6,41±1,51 1428 6,55±1,58
NEUT (%)
Đỗ Trung Phấn 4945 57,4 ±8,4 3326 57,4±8,1
Kết quả nghiên cứu 2222 57,31±8,20 1428 59,58±8,05
LYM (%)
Đỗ Trung Phấn 4945 35±7,2 3326 35,6±6,4
Kết quả nghiên cứu 2222 31,66±7,22 1428 30,68±7,06
MONO (%)
Đỗ Trung Phấn 4945 3,8±0,5 3326 3,8±0,5
Kết quả nghiên cứu 2222 7,30±1,81 1428 6,63±1,76
EO (%)
Đỗ Trung Phấn 4945 3,2±2,6 3326 2,8±2,1
Kết quả nghiên cứu 2222 3,08±2,74 1428 2,47±2,16
BASO (%)
Đỗ Trung Phấn 4945 3326
Kết quả nghiên cứu 2222 0,65±0,32 1428 0,64±0,37
Bảng 6. So sánh số lượng tiểu cầu với các nghiên cứu khác
Chỉ số Nghiên cứu
Nam Nữ
n ±SD n ±SD
PLT
(G/L)
Đỗ Trung Phấn 4945 263 ± 61 3326 274 ± 63
Phạm Văn Hiệu 287 237.6 ±55.3 113 248.1 ± 55.7
Kết quả nghiên cứu 2222 247,91±48,66 1428 257,85±51,33
Số lượng tiểu cầu trung bình 251,8 G/L, thấp
hơn so tác giả Đỗ Trung Phấn(1). Khoảng giá trị
từ 151,9-351,7 G/L, nằm trong khoảng giới hạn
bình thường của người trưởng thành. Số lượng
tiểu cầu ở nữ giới cao hơn có ý nghĩa thống kê so
nam giới, tương tự nhận định của tác giả Phạm
Văn Hiệu và Đỗ Trung Phấn (Bảng 6).
KẾT LUẬN
Qua phân tích một số chỉ số tế bào máu
ngoại vi của 3650 người HMTN, chúng tôi
nhận thấy: Các chỉ số ghi nhận được ở cả nam
và nữ giới đều nằm trong giới hạn bình
thường và tương đương so với nghiên cứu của
tác giả Đỗ Trung Phấn về các giá trị sinh học
người Việt Nam bình thường, thế kỷ 20. Tuy
nhiên, chỉ số RBC, Hgb, HCT ở nam cao hơn
có ý nghĩa thống kê so nữ giới, trong khi chỉ số
WBC và PLT ở nam giới thấp hơn nữ giới với
p<0,001 và p<0,05. Do đó, các chỉ số tế bào máu
ngoại vi của người hiến máu tình nguyện có
thể làm cơ sở dữ liệu để các phòng xét nghiệm
xây dựng khoảng tham chiếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2004). Các giá trị sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90-thế kỷ XX, Đỗ Trung Phấn, Các giá trị sinh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 472
học về tế bào máu ngoại vi. Nhà xuất bản Y học, pp.74-75.
2. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn hoạt động truyền máu. Thông tư
số 26/2013/TT-BYT.
3. Clinical and Laboratory Standards Institute (2010). C28-A3c,
Defining, establishing, and verifying reference intervals in the
clinical laboratory: approved guideline—third edition,
28(30):8-13.
4. Cappellini MD, Cohen A, Porter J, et al (2014). Guidelines for
the management of transfusion dependent thalassemia: 3th
edition. Thalassaemia International Federation, pp.14-24.
5. Phạm Văn Hiệu (2016). Nghiên cứu đặc điểm người hiến máu
và mô hình tổ chức tiếp nhận máu tại một số bệnh viện trong
quân đội khu vực Hà Nội năm 2015-2016. Luận văn Bác sỹ
chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Wu X, et al (2015). Complete Blood Count Reference Intervals
for Healthy Han Chinese Adults. Plos One, 10(3):e0119669.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/09/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_chi_so_te_bao_mau_ngoai_vi_cua_nguoi_hien.pdf