Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume�) tại Thanh Hóa

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume�) tại Thanh Hóa: 36 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Chè vằng có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài (Oleaceae), còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, [1,4,5]� Chè vằng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, vào kinh tâm, kinh tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ [1,3,4]� Hiện nay, nhu cầu sử dụng chè vằng rất lớn, có nhiều công ty dược phẩm đã quan tâm chiết xuất cao lá chè vằng như công ty Tuệ Linh, Ánh Ngọc, Hồng Lam Hương Tuy nhiên, chè vằng chưa được sản xuất lớn, mới chỉ trồng TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume). Các biện pháp kỹ thuật tốt nhất được xác định: thời vụ giâm cành là 15/1 – 15/2 và 15/8 – 15/9; loại hom sử dụng hom gốc và hom giữa; chiều dài hom từ 15 – 17 cm; cắt hom xong nhúng vào chất điều tiết sinh...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume�) tại Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Chè vằng có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài (Oleaceae), còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, [1,4,5]� Chè vằng có vị hơi đắng, chát, tính ấm, vào kinh tâm, kinh tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, trừ mủ [1,3,4]� Hiện nay, nhu cầu sử dụng chè vằng rất lớn, có nhiều công ty dược phẩm đã quan tâm chiết xuất cao lá chè vằng như công ty Tuệ Linh, Ánh Ngọc, Hồng Lam Hương Tuy nhiên, chè vằng chưa được sản xuất lớn, mới chỉ trồng TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume). Các biện pháp kỹ thuật tốt nhất được xác định: thời vụ giâm cành là 15/1 – 15/2 và 15/8 – 15/9; loại hom sử dụng hom gốc và hom giữa; chiều dài hom từ 15 – 17 cm; cắt hom xong nhúng vào chất điều tiết sinh trưởng Fitomix (pha với nồng độ 10 ml/16 lít nước) hoặc STC- ROOTVI- MIX (pha với nồng độ 20 ml/16 lít nước) trong thời gian 1 giờ; nền giá thể giâm tốt nhất là nền đất thịt nhẹ hoặc đất + cát + phân vi sinh với tỷ lệ 4:4:2. Cây giống có tỷ lệ xuất vườn đạt trên 70%. Từ khóa: Chè vằng, nhân giống, thời vụ, hom cành, giá thể, chất kích thích ra rễ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume�) TẠI THANH HÓA PhạM Thị Lý1, Lê hùng Tiến1, hoàng Thị Sáu1, Trần Trung nghĩa1, hoàng Thị Lệ Thu2 1Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ – Viện Dược Liệu; 2Trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ phân tán ở các hộ gia đình để làm hàng rào, ở các vườn thuốc của trạm y tế, bệnh viện, trường học hay ở các cơ quan nghiên cứu để làm thuốc, phương pháp nhân giống chủ yếu bằng cách tách chồi từ những bụi chè vằng và trồng [4]� Chè vằng có thể nhân giống hữu tính bằng gieo hạt và nhân giống vô tính bằng giâm cành� Tuy nhiên, chưa có quy trình nhân giống chè vằng� Vấn đề đặt ra là nghiên cứu xây dựng thành công kỹ thuật nhân giống chè vằng để tạo được nguồn giống tốt cung cấp cho nhu cầu mở rộng vùng trồng của các công ty� Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu Nhận bài ngày 01/12/2017, Phản biện xong ngày 15/12/2017, Duyệt đăng ngày 15/12/2017 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 37 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP một số biện pháp nhân giống vô tính cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume�) tại Thanh Hóa”� 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu • Vật liệu khởi đầu thu từ vườn bảo tồn của Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung bộ� • Phân vi sinh Sông Gianh, đất cát sông, đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, chất điều tiết sinh trưởng Fitomix, STC- ROOTVIMIX-2� 2.2. Nội dung nghiên cứu ■ Nội dung 1: Nghiên cứu về thời vụ giâm cành� Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời vụ giâm ảnh hưởng đến khả năng bật mầm và sinh trưởng của cành giâm� Các công thức thí nghiệm được giâm cùng một vị trí hom cành, cùng một chất điều tiết sinh trưởng trong thời gian 1 giờ và cùng một nền giá thể giâm� Các biện pháp chăm sóc là như nhau� ■ Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom cành� Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom cành đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giống� • CT1: Nhân từ đoạn hom gốc� • CT2: Nhân từ đoạn hom giữa� • CT3: Nhân từ đoạn hom ngọn� Các công thức đều thực hiện trên cùng một thời vụ giâm hom, một nền giá thể và cùng 1 cách xử lý hom giống� TV1: Giâm hom ngày 15/1 TV4: Giâm hom ngày 15/8 TV2: Giâm hom ngày 15/2 TV5: Giâm hom ngày 15/9 TV3: Giâm hom ngày 15/3 TV6: Giâm hom ngày 15/10 ■ Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng� Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng ra rễ và sinh trưởng phát triển của cành giâm� • CT1: Không xử lý chất kích thích bật mầm� • CT2: Xử lý chất điều tiết sinh trưởng Fitomix pha 10 ml/16 lít nước trong thời gian 1 giờ� • CT3: Xử lý chất điều tiết sinh trưởng STC-ROOTVIMIX-2 20 ml/16 lít nước trong thời gian 1 giờ� Các công thức cùng giâm trên một nền giá thể, một thời vụ trồng, một vị trí hom cành� ■ Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm� Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giá thể giâm đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của cành giâm� • CT1: Giâm trên cát sông� • CT2: Giâm trên đất thịt nhẹ giầu dinh dưỡng� • CT3: Giâm trên đất + cát + phân vi sinh (tỷ lệ 4:4:2)� Các công thức cùng được bố trí trên cùng một thời vụ giâm, cùng một ví trí hom cành, cùng xử lý một chất điều tiết sinh trưởng trong thời gian 1 giờ� Các biện pháp chăm sóc là như nhau� 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiêm Các thí nghiệm nêu trên đều được bố trí một nhân tố, theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)� Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm là 2 m2, mỗi lần nhắc lại giâm 100 hom� Khi giâm hom cần sạch thành rãnh, mỗi rãnh cách nhau một khoảng cách khoảng 5–7 cm, đặt hom cách hom 2–3 cm để hom giống sinh trưởng, 38 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP phát triển� Giâm hom ngập vào đất 1–2 mắt ngủ� Đặt hom nghiêng so với mặt đất 1 góc 450, giâm xong cần nén chặt phần đất ở gốc hom và tưới nước ngay� Các biện pháp chăm sóc là như nhau� 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu 2 năm, từ tháng 1/2016 – tháng 12/2017 tại Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ� 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ hom ra rễ (%), tỷ lệ hom bật mầm (%), tỷ lệ hom xuất vườn (%), chiều cao cây (cm), số lá/hom (cặp lá), số rễ cái /hom (rễ), chiều dài rễ (cm), thời gian từ khi giâm cành đến khi ra ngôi (ngày)� 2.6. Xử lý số liệu Theo chương trình IRRISTAT 5�0 và phần mềm Excel� 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành đến sinh trưởng của cành giâm Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy rằng: Các thời vụ giâm cành khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ bật mầm và tỷ lệ cây xuất vườn� Khi giâm ở thời vụ 15/2 và 15/9 thì tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ bật mầm và tỷ lệ cây xuất vườn cao hơn khi giâm ở thời vụ 15/3 và 15/10 ở mức có ý nghĩa 95% ở cả 2 năm theo dõi� Tỷ lệ bật mầm: tỷ lệ ra rễ của các công thức dao động từ 65,3–76,3% trong đó công thức giâm 15/2 cho tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất ở cả 2 năm theo dõi� Tỷ lệ cây xuất vườn: ở 3 công thức giâm 15/1; 15/2 và 15/9 thì tỷ lệ cây xuất vườn không có sự sai khác nhiều và dao động từ 74,0–75,6% ở cả 2 năm theo dõi (Bảng 3.2)� Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ cây xuất vườn của cành giâm Thời vụ Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) 15/1 78,3 75,6 75,3 76,6 74,5 74,0 15/2 78,6 76,3 75,6 77,3 75,6 75,3 15/3 68,6 65,3 63,3 61,3 60,5 60,6 15/8 71,3 70,6 69,3 73,5 72,6 71,6 15/9 79,6 75,6 75,3 78,6 75,6 75,6 15/10 70,3 68,6 65,3 66,6 65,3 64,5 LSD0,05 3,4 4,3 4,3 4,3 3,8 3,8 CV(%) 2,6 3,4 3,5 3,4 3,1 3,1 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành giâm trước khi xuất vườn Thời vụ 2016 2017 Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) 15/1 25,4±1,6 15,6±0,7 5,5 ±0,3 5,6±0,08 26,4±1,5 14,6±0,7 5,1 ±0,3 6,5±0,30 15/2 27,3±1,1 14,6±0,7 6,8 ±0,4 6,1±0,27 27,3±1,7 15,6±0,9 6,5 ±0,4 5,9±0,27 15/3 26,3±0,9 12,5±0,8 4,1 ±0,4 5,5±0,38 23,6±1,1 13,4±0,7 4,0 ±0,3 4,9±0,27 15/8 27,6±1,7 15,6±0,8 7,2 ±0,4 6,6±0,24 26,7±1,3 13,6±0,8 6,8 ±0,4 5,3±0,31 15/9 26,8±0,7 16,6±0,5 5,6 ±0,5 6,1±0,27 27,6±1,2 17,6±1,3 5,4 ±0,3 5,8±0,25 15/10 24,6±0,9 16,6±1,0 3,2 ±0,3 5,1±0,27 21,8±1,0 15,8±0,9 3,5 ±0,3 4,2±0,17 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 39 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Chiều cao cây: thời vụ giâm cành khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây giống trước khi xuất vườn� Số lá/cây: ở các công thức số lá trên cây trước khi xuất vườn là 12,5–16,6 cặp lá (2016) và từ 13,4–17,6 cặp lá (năm 2017)� Trong đó, chúng tôi nhận thấy ở các công thức giâm 15/2; giâm 15/9; giâm 15/10 thì số lá cao hơn các công thức còn lại� Số rễ chính/cây: ở 2 công thức giâm 15/2 (6,5–6,8 cái rễ) và 15/8 (6,8–7,2 cái rễ) cao hơn các công thức còn lại ở cả 2 năm theo dõi� Chiều dài rễ chính: các công thức thời vụ khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu chiều dài rễ chính trước khi xuất vườn� Như vậy, đối với các công thức giâm ở thời vụ khác nhau thì có thể giâm vào các thời vụ 15/1 – 15/2 và 15/9 – 15/10 thì cho tỷ lệ bật mầm, tỷ lệ cây xuất vườn và các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các công thức còn lại� 3.2. Ảnh hưởng của vị trí hom cành đến sinh trưởng của hom giâm Tỷ lệ ra rễ: công thức giâm bằng hom giữa đều cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 70,6% – 72,6%� Trong khi đó, tỷ lệ thấp nhất là ở công thức giâm bằng đoạn hom ngọn, chỉ đạt 42,6% – 45,6% (Bảng 3.3)� Tỷ lệ bật mầm: ở công thức giâm bằng đoạn hom giữa cao hơn có ý nghĩa so với 2 công thức còn lại (đạt 68,3% – 71,6%)� Trong khi đó thấp nhất vẫn là công thức giâm bằng đoạn hom ngọn chỉ đạt 40,3% – 42,0%� Tỷ lệ cây giống khi xuất vườn: tỷ lệ cây xuất vườn của công thức giâm bằng hom gốc và hom giữa đạt 68,3% – 71,0%; thấp nhất là công thức giâm bằng đoạn hom ngọn chỉ đạt 38,6% – 41,6% (Bảng 3.4)� Chiều cao cây: các vị trí hom giâm khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây giống trước khi xuất vườn� Chiều cao cây giống trước khi xuất vườn đạt 22,6–26,9 cm� Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vị trí hom cành đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ cây xuất vườn của cành giâm Công thức Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) CT1 65,3 63,6 60,6 68,6 67,6 67,6 CT2 70,6 68,3 68,0 72,6 71,6 71,0 CT3 45,6 40,3 38,6 42,6 42,0 41,6 LSD0.05 4,3 5,2 5,1 3,8 2,9 2,4 CV(%) 3,6 4,6 4,6 3,1 2,5 2,1 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của vị trí hom cành cành đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trước khi xuất vườn Công thức 2016 2017 Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) CT1 24,5±1,4 12,6±1,0 5,4±0,34 5,4±0,34 22,6±1,1 11,5±1,1 4,9±0,29 4,2±0,28 CT2 26,9±1,2 16,5±0,9 6,5±0,40 5,6±0,33 25,8±1,3 16,9±0,8 6,8±0,46 5,1±0,17 CT3 26,5±1,3 17,6±0,7 4,5±0,23 4,5±0,27 26,2±1,2 16,8±0,9 4,2±0,35 4,7±0,28 40 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Số lá/cây: công thức giâm bằng đoạn hom giữa và đoạn hom ngọn có số cặp lá/cây đều đạt cao hơn so với công thức giâm bằng đoạn hom gốc� Số rễ/cây: công thức giâm bằng đoạn hom giữa có số rễ chính trước khi xuất vườn đạt cao nhất ở cả 2 năm theo dõi và thấp nhất là công thức giâm bằng đoạn hom ngọn� Chiều dài rễ chính: của các công thức không có sự sai khác nhiều ở các công thức� Như vậy, mặc dù số lá/cây của vị trí hom ngọn cao hơn ở vị trí còn lại nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng khác không có sự sai khác nhiều ở các công thức nên sử dụng hom giữa và hom ngọn để ươm vì tỷ lệ ra rễ, bật mầm và tỷ lệ cây xuất vườn đều cao hơn ở công thức sử dụng hom ngọn� 3.3. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến sinh trưởng của cành giâm Công thức không xử lý chất điều tiết sinh trưởng thì tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ bật mầm và tỷ lệ cây xuất vườn đạt thấp nhất so với hai công thức sử dụng chất điều tiết sinh trưởng� Hai công thức sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ bật mầm và tỷ lệ xuất vườn không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa 95% (Bảng 3.5)� Chiều cao cây: công thức không xử lý chất điều tiết sinh trưởng có chiều cao thấp hơn 2 công thức còn lại� Cao nhất là công thức xử lý bằng chất điều tiết STC-ROOT- VIMIX-2� Số cặp lá: công thức không xử lý chất điều tiết sinh trưởng có số đôi lá trước khi xuất vườn đạt là 12,1–14,1 cặp lá thấp hơn 2 công thức còn lại� Ở cả 2 năm theo dõi thì công thức sử dụng chất điều tiết STC- ROOTVIMIX-2 vẫn có xu hướng số lá cao hơn� Số rễ chính/cây: công thức không sử dụng chất kích thích có số rễ chính trên cây thấp nhất chỉ đạt 4,6–5,2 cái rễ trong khi đó công thức sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng số rễ chính đạt từ 6,6–7,2 cái rễ� Bảng 3.6. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành giâm trước khi xuất vườn Công thức 2016 2017 Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) CT1 21,3±1,1 14,1±0,9 4,6±0,34 4,3±0,29 19,3±0,7 12,1±1,0 5,2±0,30 3,9±0,20 CT2 25,5±1,2 15,5±0,7 6,6±0,47 5,5±0,17 24,6±1,3 14,5±0,9 6,9±0,46 5,9±0,27 CT3 26,5±1,0 16,2±0,7 6,9±0,42 5,9±0,23 27,2±1,1 16,2±1,2 7,2±0,59 5,8±0,26 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ cây xuất vườn của cành giâm Công thức Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) CT1 45,6 45,3 44,6 44,6 43,3 43,3 CT2 75,6 74,6 74,6 73,6 73,6 73,6 CT3 76,3 76,0 76,0 72,3 72,0 72,0 LSD0.05 5,7 5,2 5,2 2,8 3,2 3,2 CV(%) 4,4 4,0 4,0 2,2 2,5 2,5 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 41 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nền giá thể đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành giâm trước khi xuất vườn Công thức 2016 2017 Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (cặp lá) Số rễ chính/ cây (cái) Chiều dài rễ (cm) CT1 19,3±0,6 12,1±0,6 6,6±0,53 5,3±0,14 18,3±0,7 11,1±0,9 6,2±0,47 4,9±0,25 CT2 20,5±1,1 14,5±0,9 4,6±0,41 3,7±0,26 20,6±1,1 12,5±1,2 4,2±0,34 4,1±0,23 CT3 27,5±1,3 18,2±0,8 6,8±0,57 4,9±0,31 27,2±1,4 19,3±1,4 6,9±0,53 5,3±0,26 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nền giá thể giâm đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ cây xuất vườn của cành giâm Công thức Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) CT1 46,6 45,6 45,6 50,6 48,6 48,3 CT2 60,6 58,3 58,3 62,3 60,3 60,3 CT3 61,3 61,3 61,3 64,3 63,6 63,6 LSD0.05 1,9 3,3 3,3 3,3 1,9 3,3 CV(%) 1,8 3,0 3,0 3,0 1,8 3,0 Chiều dài rễ chính: ở công thức không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng chiều dài rễ chính thấp nhất (3,9–4,3 cm)� Hai công thức có sử dụng chất điều tiết sinh trưởng chiều dài rễ chính từ 5,5–5,9 cm� Như vậy, trước khi giâm chúng ta nên sử dụng chất điều tiết sinh trưởng fitomix và STC-ROOTVIMIX-2 để xử lý hom cành� 3.4. Ảnh hưởng của giá thể giâm đến sinh trưởng của cành giâm Ở công thức giâm vào nền đất cát có tỷ lệ ra rễ (46,6 – 50,6%), tỷ lệ bật mầm (45,6 – 48,6%) và tỷ lệ cây xuất vườn (45,6 – 48,3%) thấp hơn 2 công thức còn lại� Công thức giâm trên nền đất và nền giá thể đất + cát + phân vi sinh với tỷ lệ 4 + 4 + 2 cho tỷ lệ ra rễ, ra lá và tỷ lệ cây xuất vườn gần như nhau (Bảng 3.7)� Công thức giâm cành trên nền đất + cát + phân vi sinh thì các chỉ tiêu sinh trưởng của cành giâm đều cao hơn hai công thức còn lại� Công thức giâm cành trên nền cát các chỉ tiêu cao cây, số đôi lá/cây thấp hơn hai công thức còn lại, tuy nhiên chỉ chiều dài rễ lại cao hơn 2 công thức còn lại (Bảng 3.8)� 4. Kết luận • Thời vụ giâm cành: cây chè vằng có thể giâm tốt nhất vào thời gian từ 15/1 – 15/2 và từ 15/8 – 15/9� Giâm vào thời điểm này cho tỷ lệ cây giống xuất vườn đạt >70%� • Vị trí giâm hom tốt nhất là đoạn hom giữa và đoạn hom gốc� • Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng Fitomix hoặc STC-ROOTVIMIX-2 trong thời gian 1h thì tỷ lệ hom bật mầm và hom xuất vườn cao hơn so với không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng� • Giá thể giâm cành tốt nhất là hỗn hợp gồm đất + cát + phân vi sinh (với tỷ lệ 4:4:2)� 42 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP SUMMARY Research on technical methods of asexual multiplication of Jasminum subtriplinerve Blume in thanh hoa PhaM Thi Ly1, Le hung Tien1, hoang Thi Sau1, Tran Trung nghia1, hoang Thi Le Thu2 1National Institute of Medicinal Materials; 2Hung Vuong University The result successfully indicated the procedure of asexual multiplication of Jas-minum subtriplinerve Blume. The best seasonal time for cuttings is 15/1 – 12/2 and 15/8 – 15/9. Use the root trunk and mid-trunk with the length of its from 15 cm to 17 cm when growing, dipping cut trunks into growth regulatory substances Fittomix (mix with the concentration of 10 ml/16 litter of water) or STC-ROOTVIMIX (mix with the concentration of 20 ml/16 litter of water) in one hour. The best base for grow- ing cuttings is in slight fertile soil or soil + sand + microbiological fertilizer with ratio 4+4+2. The rate of seedlings for transplanting from nursery is high, over 70%. Key words: Jasminum subtriplinerve Blume, propagation, seasonal, cuttings of plant, mixed soil, root stimulants. Tài liệu tham khảo [1] Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc việt Nam, NXB Y học, Tập 2, tr�1154–1155� [2] Tống Văn Hoàng, Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, phát triển loài chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blum) tại Vườn quốc gia Bến En, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa� [3] Đỗ Tất Lợi (1997), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật� [4] Viện Dược liệu (2002), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Việt Nam, tập 1, tr�427–429�

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24_3836_2218789.pdf
Tài liệu liên quan