Tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi, giới, HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
56
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, GIỚI, HbA1C,
MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH VÀ NỒNG ĐỘ ACR
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trần Thị Thu Hương*, Hoàng Thu Hà**, Uông Thị Thu Hương**, Vương Tuyết Mai***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi, giới,
HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Xanh
Pôn.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộbệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2
đồng ý thực hiện xét nghiệm microalbumin niệu trong thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú
tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số liệu thu thập từ tháng 8/2015 đến tháng 03/2017.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 295 bệnh nhân trong đó nam chiếm chỉ lệ 40,7% (n=120), nữ chiến
tỉ lệ 59,3% (n=175). Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 66,7±8,5 tuổi, người có tuổi thấp
nh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi, giới, HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
56
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, GIỚI, HbA1C,
MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH VÀ NỒNG ĐỘ ACR
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trần Thị Thu Hương*, Hoàng Thu Hà**, Uông Thị Thu Hương**, Vương Tuyết Mai***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi, giới,
HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Xanh
Pôn.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộbệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2
đồng ý thực hiện xét nghiệm microalbumin niệu trong thời gian nghiên cứu. Bệnh nhân được điều trị ngoại trú
tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, số liệu thu thập từ tháng 8/2015 đến tháng 03/2017.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 295 bệnh nhân trong đó nam chiếm chỉ lệ 40,7% (n=120), nữ chiến
tỉ lệ 59,3% (n=175). Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 66,7±8,5 tuổi, người có tuổi thấp
nhất là 38 tuổi, cao nhất là 88 tuổi. Nồng độ ACR trung bình của nam có xu hướng cao hơn của nữ tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nồng độ ACR không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các
nhóm tuổi và giới (p>0,05). Nhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR âm tính là 60% cao hơn nhóm HbA1C ≥7% là
39,4% và ngược lạinhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR dương tính là 44% thấp hơn nhóm HbA1C ≥7% là 56,0%
(p=0,04). Nồng độ ACR máu có tăng khi mức lọc cầu thận giảm, nhóm bệnh nhân có MLCT dưới 60
ml/phút/1,73m2 có 15,2% có ACR âm tính nhưng nhóm MLCT trên ml/phút/1,73m2 thì có 84,8% ACR âm tính,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).
Kết luận: Nhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR âm tính là 60% cao hơn nhóm HbA1C ≥7 mmol/L là 39,4% và
ngược lạinhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR dương tính là 44% thấp hơn nhóm HbA1C ≥7% là 56,0% (p=0,04).
Nhóm bệnh nhân có MLCT<60 ml/phút/1,73m2 có 15,2% có ACR âm tính thấp hơn nhóm MLCT trên 60
ml/phút/1,73m2 thì có 84,8% ACR âm tính (p<0,0001).
Từ khoá: Tỷ lệ Albumin/Creatinin (ACR), Đái tháo đường
ABSTRACT
THE ASSOCIATION OF AGE, GENDER, HBA1C LEVELS, EGRF WITH THE ACR IN DIABETIC
NEPHROPATHY PATIENTS
Tran Thi Thu Huong, Hoang Thu Ha, Uong Thị Thu Huong, Vuong Tuyet Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 56 – 61
Objectives: We conducted this study with the aim was to find out the association of age, gender, HbA1c
levels, eGFR with the ACR in the diabetic patients in Saint Paul Hospital, Hanoi, Vietnam.
Methods: The study was performed on all patients diagnosed with type 2 diabetes who agreed to perform a
microalbuminuria test during the study period. The patient was treated at the outpatient Department, Saint Paul
Hospital, data collected from August 2015 to March 2017.7.
* Bộ môn Nội-Y học hiện đại, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
** Khoa Sinh Hóa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn *** Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
57
Results: The study was included 295 patients, of whom male accounted for 40.7% (n=120), female was
59.3% (n=175). The mean age of the study population was 66.7±8.5 years, the youngest patient was 38 years old,
the oldest was 88 years old. Mean male ACR tended to be higher than that of females, but the difference was not
statistically significant (p> 0.05). ACR levels did not differ significantly between age groups and gender (p> 0.05).
Group with HbA1C level <7% had a negative ACR of 60%, higher than HbA1C ≥7% was 39.4%, and HbA1C
<7% had a positive ACR rate of 44%, lower than HbA1C ≥7% was 56.0 % (p=0.04). The ACR levels increased in
the patients have lower eGFR. Patients with eGFR below 60 ml/min/1.73 m2 was 15.2% with negative ACR but
patients with eGFR ≥ 60 ml/min/1.73 m2 had 84 8%the negative ACR, this difference was statistically significant
(p <0.0001).
Conclusions: Our resultssuggested thatgroup with HbA1C level <7% had a negative ACR of 60%,
higher than HbA1C ≥7% was 39.4%, and HbA1C <7% had a positive ACR rate of 44%, lower than HbA1C ≥7%
was 56.0 % (p=0.04). The positive ACR was higher in the patients have lower eGFR. Patients with eGFR below
60 ml/min/1.73 m2 was 15.2% with negative ACR but patients with eGFR ≥ 60 ml/min/1.73 m2 had 84 8%the
negative ACR, this difference was statistically significant (p <0.0001).
Keywords: Albumin Creatinin Ratio (ACR), Diabetic Nephropathy
MỞ ĐẦU
Biến chứng thận do đái tháo đường còn gọi
là bệnh thận đái tháo đường thuộc nhóm biến
chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng thận là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy
thận mạn và suy thận giai đoạn cuối trên thế
giới. Bệnh thận đái tháo đường chiếm tỉ lệ 40%
số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối ở Mỹ.
Bệnh thận đái tháo đường là một trong những
biến chứng rất quan trọng bởi không những làm
tổn thương thận dẫn tới tàn phế và tử vong mà
còn ảnh hưởng rất xấutới sự xuất hiện và tiến
triển của các biến chứng mạn tính khác như tăng
huyết áp,bệnh lý mạch máu lớn, nhiễm toan,
bệnh lý võng mạc mắt.
Can thiệp vào giai đoạn bệnh thận đái tháo
đường ở giai đoạn sớm chưa có tiến triển đến
bệnh thận giai đoạn cuối là chìa khóa giúp làm
chậm, thậm chí ngăn tiến triển bệnh từ đó giúp
tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân bệnh thận đái tháo đường. Ở những bệnh
nhân này, bên cạnh kiểm soát tốt đường huyết là
theo dõi albumin niệu và mức lọc cầu thận
(MLCT) định kỳ, đây là những là dấu ấn quan
trọng giúp tiên lượng và đưa ra quyết định điều
trị cho từng bệnh nhân bệnh thận đái tháo
đường. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm mục tiêu nghiên cứu mối liên quan giữa
tuổi, giới, HbA1C, mức lọc cầu thận ước tính và
nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường tại
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường
type 2 theo hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y Tế
2015, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
của WHO; IDF – 2012. Đái tháo đường được
chẩn đoán khi có một trong các tiêu chí sau:
+ Mức glucose huyết tương lúc đói
≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc:
+ Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l
(200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc:
+ HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên
đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tế-IFCC). Hoặc:
+ Có các triệu chứng của đái tháo đường
(lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
(Với tiêu chí glucose huyết tương lúc đói
và/hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày
khác nhau)
Tiêu chuẩn loại trừ:
Loại trừ khi tình trạng sinh lý hay bệnh lý
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
58
ảnh hưởng đến tình trạng microalbumin niệu
như đái máu vi đại thể hoặc đại thể; suy gan, suy
thận, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu; có
thai
Tiêu chuẩn đánh giá xác định có
microalbumin niệu dương tính (MAU+):
Xác định tỷ số ACR = microalbumin
(mg/L)/creatinin niệu (g/L)
ACR (-) hoặc bình thường: <30mg/g. ACR
(+): 30-300mg/g
Xác định có microalbumin niệu dương tính
khi ACR có giá trị 30-300mg/g, nếu ACR >
300mg/g: macroalbumin
Công thức tính mức lọc cầu thận là công
thức MDRD (1).
MLCT ước tính = 186×(SCr(mg/dl)-
1,154)×(tuổi(năm)-0,203)×(0,742 nếu là nữ)
Xử lý số liệu:
Test Pearson Chi-square và/hoặc test Fisher’s
Exact được sử dụng cho so sánh tỷ lệ phần trăm
tùy thuộc là so sánh hai hay nhiều tỷ lệ với nhau.
Mann-Whitney hoặc Kruskal-Wallis tests được
sử dụng khi so sánh các mức độ khác nhau. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê sử dụng theo
p<0,05 hoặc tính theo khoảng tin cậy 95% (95%
CI). Các phân tích được thực hiện bằng SPSS
statistics 17.0 software.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu bao gồm295 bệnh nhân
trong đó nam chiếm chỉ lệ 40,7% (n=120), nữ
chiến tỉ lệ 59,3% (n=175). Tuổi trung bình của
bệnh nhân nghiên cứu là 66,7±8,5 tuổi, người
có tuổi thấp nhất là 38 tuổi, cao nhất là
88 tuổi.
Bảng 1. Nồng độ ACR máu theo giới
Chung Nam Nữ p
Nồng độ ACR (mg/g)
±SD (min-max) 14,00E2±4,45E2 (0,00-4036) 16,5E2±3,74E2 (0,00-2925) 12,00E2±4,96E2 (0,00-4036)
>0,05
25
th
-75
th
5,00-1,2500 4,00-2,2550 5,00-1,0500
Phân loại ACR n(%)
<30 mg/g 178 (60,3) 66 (55,0) 112 (64,0)
0,11 30-300 mg/g 75 (25,4) 31 (25,8) 44 (25,1)
>300 mg/g 42 (14,2) 23 (19,2) 19 (10,9)
Tổng 295 (100) 120 (100) 175 (100)
Nhận xét: Nồng độ ACR trung bình của nam
có xu hướng cao hơn của nữ tuy nhiên sự khác
biệt giữa nồng độ acid uric của nam và của nữ
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỉ lệ phân
loại ACR ở các nhóm bệnh nhân khác nhau tuy
nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ tăng acid
uric máu giữa nam và nữ (p>0,05).
Nồng độ ACR không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi và giữa nam
và nữ (Bảng 2).
Tỉ lệ phân nhóm ACR theo nồng độ ở các
nhóm tuổi, giữa nam và nữ khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (Bảng 3).
Bảng 2. Nồng độ ACR theo nhóm tuổi và giới
Nhóm tuổi
Chung Nam Nữ
p
±SD (min-max) ±SD (min-max) ±SD (min-max)
0,05
55-64 2,39E2±6,60E2 (0-4036) 2,43E2±5,30E2 (0-2925) 2,34E2±7,66E2 (0-4036) >0,05
65-79 1,24E2±2,39E2 (0-1284) 1,42E2±2,49E2 (0-1000) 1,15E2±2,33E2 (0-1284) >0,05
≥80 1,24E2±1,68E2 (3-647) 1,12E2±2,49E2 (0-394) 1,29E2±1,85E2 (4-647) >0,05
P >0,05 >0,05 >0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
59
Bảng 3. Phân loại ACR theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
ACR 300mg/g
N Tỷ lệ % N Tỷ lệ % N Tỷ lệ %
<55 18 10,1% 3 4,0% 5 11,9%
55-64 57 32,0% 19 25,3% 14 33,3%
65-79 95 53,4% 43 57,3% 20 47,6%
≥80 8 4,5% 10 13,3% 3 7,1%
Tổng số 178 100% 75 100% 42 100%
Bảng 4. Nồng độ ACR theo HbA1C
HbA1c
Chung Nam Nữ
p
±SD (min-max) ±SD (min-max) ±SD (min-max)
0,05
≥7% 1,78E2±4,23E2 (0-4036) 1,92E2±2,78E2 (0-1000) 1,68E2±5,01E2 (0-4036) >0,05
P >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: Nồng độ ACR trung bình của
HbA1C<7% là 1,67±4,75 mg/g, thấp hơn nồng
độ ACR trung bình của nhóm HbA1C≥7% là
1,78±4,23 mg/g,tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.Nồng độ ACR
trung bình trong nhóm HbA1C không khác
biệt giữa nam và nữ.
Bảng 5. Phân loại ACR theo HbA1C.
HbA1C
ACR <30 mg/g
N Tỷ lệ %
ACR 30-300mg/g
N Tỷ lệ %
ACR >300mg/g
N Tỷ lệ %
p
<7% 106 (60,6) 33 (44,0) 21 (50,0)
0,04
≥7% 69 (39,4) 42 (56,0) 21 (50,0)
Tổng số 175 (100) 75 (100) 42 (100)
Nhận xét: Nhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR
âm tính (<30mg/g) là 60% cao hơn nhóm HbA1C
≥7% là 39,4% và ngược lạinhóm HbA1C <7% có
tỷ lệ ACR dương tính (30-300mg/g) là 44% thấp
hơn nhóm HbA1C ≥7% là 56,0%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p=0,04.
Bảng 6. Nồng độ ACR theo mức lọc cầu thận
M
MLCT
(ml/phút/1,73m
2
)
±SD (min-max)
ACR<30 mg/g
N (%)
30-300 mg/g
N (%)
>300 mg/g
N (%)
<60 41,6±12,98 (9-60) 25 (15,2) 33 (44,0) 29 (69,0)
≥60 76,45±10,10 (61-115) 153 (84,8) 42 (56,0) 13 (31,0)
Chung 65,77±19,66 (9-115) 178 (100) 75 (100) 42 (100)
p <0,05 <0,0001
Nhận xét: Nồng độ ACR máu có tăng khi
mức lọc cầu thận giảm. Khi MLCT dưới 60
ml/phút/1,73m2 có 15,2% có ACR âm tính nhưng
nhóm MLCT trên 60 ml/phút/1,73m2 thì có 84,8%
ACR âm tính, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,0001).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành
ở 295 bệnh nhân trong đó nam chiếm chỉ lệ
40,7% (n=120), nữ chiến tỉ lệ 59,3% (n=175).
Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là
66,7±8,5 tuổi, người có tuổi thấp nhất là 38
tuổi, cao nhất là 88 tuổi. Độ tuổi trung bình của
nhóm bệnh nhân của chúng tôi tương đương với
độ tuổi trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Nga 65,2±6,1(5). Tuy nhiên vẫn cao hơn trong
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị
Diệu Hồng 61,1±9,25, Hồ Xuân Sơn 56,03±4,9(1,7).
Tỉ lệ bệnh nhân nữ của chúng tôi tương đương
với một số nghiên cứu khác đều có tỉ lệ nữ nhiều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
60
hơn nam như nghiên cứu của Lê Thị Phương tỉ
lệ nữ là 55,4% trong 316 bệnh nhân đái tháo
đường type 2(5), của Nguyễn Thị Trang là 57,7%
trong 274 bệnh nhân đái tháođường type 2(8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
ACR trung bình của nam có xu hướng cao hơn
của nữ tuy nhiên sự khác biệt giữa nồng độ acid
uric của nam và của nữ không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Tỉ lệ phân loại ACR ở các nhóm bênh
nhân khác nhau tuy nhiên không có sự khác biệt
về tỉ lệ tăng acid uric máu giữa nam và nữ
(p>0,05). Nồng độ ACR không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi và giữa
nam và nữ.
Nồng độ ACR trung bình của HbA1C<7% là
1,67±4,75 mg/g, thấp hơn nồng độ ACR trung
bình của nhóm HbA1C≥7% là 1,78±4,23 mg/g,
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê.Nồng độ ACR trung bình trong nhóm
HbA1C không khác biệt giữa nam và nữ. Tuy
nhiên,nhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR âm tính
(<30mg/g) là 60% cao hơn nhóm HbA1C ≥7% là
39,4% và ngược lạinhóm HbA1C <7 mmol/L có
tỷ lệ ACR dương tính (30-300mg/g) là 44% thấp
hơn nhóm HbA1C ≥7% là 56,0%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p=0,04. So sánh với nghiên
cứu của Hà Thị Hồng Cẩm (2014), các yếu tố
glucose máu lúc đói > 7,2 mmol/L có nguy cơ
ACR(+) cao gấp 2,1 lần những trường hợp
glucose máu lúc đói ≤ 7.2 mmol/L, bệnh nhân có
HbA1c > 7% có nguy cơ ACR(+) cao gấp 2,7 lần ở
bệnh nhân có HbA1c < 7%(2).
Microalbumin niệu được coi là một dấu hiệu
sớm của tổn thương thận. Albumin có mặt trong
nước tiểu khi khả năng tích điện âm của màng
đáy giảm xuống, albumin có thể đi qua màng
lọc, ống thận không tái hấp thu hết được. Tăng
glucose huyết làm tăng lọc cầu thận và tổn
thương thận. Chỉ một thời gian ngắn sau khi
mắc bệnh đái tháo đường, áp lực lọc ở cầu thận
và lưu lượng máu đến thận đều tăng. Để thích
ứng, thận tất yếu phải tăng cả về trọng lượng và
kích thước. Do hiện tượng tăng lọc nên có thể có
protein niệu thoáng qua.Hiện tượng này sẽ mất
đi sau khi điều chỉnh tốt glucose máu.
Kết quả của chúng tôi có mức lọc cầu thận
ước tính chung của nhóm nghiên cứu là
65,77±19,66 ml/phút/1,73m2 cao hơn mức lọc cầu
thận ước tính lớn hơn nghiên cứu của Joly và
cộng sự (2015) tiến hành trên 986 bệnh nhân có
mức lọc cầu thận ước tính theo MDRD là 40,8±22
ml/phút/1,73m2, có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Sự khác biệt này có thể do trong mẫu nghiên cứu
của Joly và cộng sự (2015)(3), thời gian phát hiện
ĐTĐ trung bình là 15 năm, còn nghiên cứu của
chúng tôi có thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình
là 10,2±4,8 năm(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ
ACR máu có tăng khi mức lọc cầu thận giảm.
Khi MLCT dưới 60 ml/phút/1,73m2 có 15,2% có
ACR âm tính nhưng nhóm MLCT trên 60
ml/phút/1,73m2 thì có 84,8% ACR âm tính, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,0001).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu bao gồm 295 bệnh nhân
trong đó nam chiếm chỉ lệ 40,7% (n=120), nữ
chiến tỉ lệ 59,3% (n=175). Tuổi trung bình của
bệnh nhân nghiên cứu là 66,7±8,5 (38-88)
tuổi. Nồng độ ACR không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở các nhóm tuổi và giới (p>0,05).
Nhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR âm tính là 60%
cao hơn nhóm HbA1C ≥75 là 39,4% và ngược
lạinhóm HbA1C <7% có tỷ lệ ACR dương tính là
44% thấp hơn nhóm HbA1C ≥7% là 56,0%
(p=0,04).Nhóm bệnh nhân có MLCT dưới 60
ml/phút/1,73m2 có 15,2% ACR âm tính nhưng
nhóm MLCT trên ml/phút/1,73m2 thì có 84,8%
ACR âm tính, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,0001).
Lời cám ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sỹ và điều dưỡng Khoa
Sinh hóa, Khoa Khám bệnh, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Bệnh
viện Đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong
quá trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Xuân Sơn (2009). Nghiên cứu tỉ lệ albumin niệu vi thể ở
BN ĐTĐ typ 1 và typ 2. Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại
học Y Dược Huế.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
61
2. Hoàng Thị Hồng Cẩm, Nghiên cứu giá trị của chỉ số
albumin.creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở
bệnh nhân đái tháo đường typ 2. 2009, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Joly D., Choukroun G., Combe C., et al. (2015). Glycemic
control according to glomerular filtration rate in patients with
type 2 diabetes and overt nephropathy: a prospective
observational study. Diabetes Res Clin Pract, 108(1), pp120–127.
4. Levey.S., Bosch. P., Lewis J.B., et al. (1999). A More Accurate
Method To Estimate Glomerular Filtration Rate from Serum
Creatinine: A New Prediction Equation. Ann Intern Med,
130(6), pp. 461–470.
5. Lê Thị Phương (2011). Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở BN
ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Luận văn
thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh (2008). Tỉ lệ và
đặc điểm tổn thương thận ở BN ĐTĐ typ 2 điều trị tại bệnh
viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh. Y học thực hành số
2, 644+645, pp. 105-108.
7. Nguyễn Đức Ngọ, Lê Thị Diệu Hồng (2009). Microalbumin
niệu ở BN đái tháo đường typ 2, mối liên quan với các thành
phần của hội chứng chuyển hóa. Tạp chí y học thực hành, số
2/2009, pp. 1-4.
8. Nguyễn Thị Trang (2010). Đánh giá tình trạng thiếu máu ở
BN ĐTĐ typ 2 ở bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp bác
sỹ y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 07/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_moi_lien_quan_giua_tuoi_gioi_hba1c_muc_loc_cau_th.pdf