Tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa HS-CRP máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người có hội chứng chuyển hóa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
17
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA HS-CRP MÁU VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Trần Quang Huy*, Trần Quốc Việt**, Lương Cao Đồng**, Phạm Văn Trân**
TÓM TẮT
Mục tiêu:Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người có
hội chứng chuyển hóa (HCCH).
Đối tượng: 110 người chia 2 nhóm: Nhóm bệnh gồm 65 bệnh nhân có hội chứng HCCH và nhóm chứng
gồm 45 người bình thường khỏe mạnh, có độ tuổi và giới tính tương đương với nhóm bệnh.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng. Bệnh nhân được khám lâm sàng, khai thác tiền
sử, bệnh sử, lấy máu tĩnh mạch lúc đói định lượng nồng độ hs-CRP, glucose, cholesterol toàn phần, LDL-C,
HDL-C và triglycerid. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III.
Kết quả: Nồng độ trung bình hs-CRP máu (mg/l) của nhóm bệnh và nhóm chứng lần lượt là 4,65 ± 3,73 so
với 1,63 ± 0,55 (p < 0,0001). Bện...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa HS-CRP máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người có hội chứng chuyển hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
17
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA HS-CRP MÁU VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Trần Quang Huy*, Trần Quốc Việt**, Lương Cao Đồng**, Phạm Văn Trân**
TÓM TẮT
Mục tiêu:Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người có
hội chứng chuyển hóa (HCCH).
Đối tượng: 110 người chia 2 nhóm: Nhóm bệnh gồm 65 bệnh nhân có hội chứng HCCH và nhóm chứng
gồm 45 người bình thường khỏe mạnh, có độ tuổi và giới tính tương đương với nhóm bệnh.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng. Bệnh nhân được khám lâm sàng, khai thác tiền
sử, bệnh sử, lấy máu tĩnh mạch lúc đói định lượng nồng độ hs-CRP, glucose, cholesterol toàn phần, LDL-C,
HDL-C và triglycerid. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III.
Kết quả: Nồng độ trung bình hs-CRP máu (mg/l) của nhóm bệnh và nhóm chứng lần lượt là 4,65 ± 3,73 so
với 1,63 ± 0,55 (p < 0,0001). Bệnh nhân có nồng độ hs-CRP ở các mức độ nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đối
với bệnh tim mạch rất phổ biến (93,8%). Trong đó, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân ở các mức cao, mức trung bình và
mức thấp lần lượt là 52,3; 41,5 và 6,2. Nồng độ hs-CRP máu tương quan thuận mức độ nhẹ với độ tuổi (r = 0,25,
p < 0,05). Không có sự liên quan của nồng độ hs-CRP máu với các yếu tố NCTM khác ở người có HCCH như
thừa cân, béo phì, ĐTĐ, giới tính, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp (THA).
Kết luận: Nồng độ trung bình hs-CRP máu của người có HCCH cao hơn người không có HCCH. Ở người
có HCCH, nồng độ hs-CRP máu tương quan thuận mức độ nhẹ với độ tuổi và không có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như giới tính, nồng độ glucose máu, rối loạn lipid máu và THA.
Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, hs CRP.
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN BLOOD HS-CRP LEVEL AND SOME CARDIOVASCULAR RISK
FACTORS IN METABOLIC SYNDROME PATIENTS
Tran Quang Huy, Tran Quoc Viet, Luong Cao Dong, Pham Van Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 17 – 22
Objective: To examine the correlation between blood hs-CRP levels and some cardiovascular risk factors in
metabolic syndrome patients.
Subjects: 110 people divided into two groups: group of 65 metabolic syndrome patients and group of 45
healthy people (control group) having age and gender equivalent to the patient group.
Methods: A cross-sectional descriptive study. Patients underwent clinical examination, history abstraction,
intravenous blood were measured levels of hs-CRP, glucose, total cholesterol, LDL-C, HDL-C and triglyceride.
Diagnose metabolic syndrome according to NCEP ATP III standards.
Results: blood hs-CRP (mg/l) in the patient and control groups were 4.65 ± 3.73 compared to 1.63 ± 0.55 (p
<0.0001). Patients with high levels of hs-CRP at high and average risk for heart disease were 93.8%. In which, the
percentage of patients at high, medium and low levels were 52.3; 41.5 and 6.2 respectively. Blood hs-CRP levels
were moderately correlated with age (r = 0.25, p <0.05). There was no correlation between blood hs-CRP with
*: Viện y học cổ truyền quân đội **: Học viện Quân y
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Trân ĐT: 0944030928 Email:
phamvantran@yahoo.fr
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
18
other risk factors as overweight, obesity, diabetes, sex, dyslipidemia, hypertension.
Conclusions: The blood hs-CRP levels in metabolic syndrome patients were higher than control group. In
metabolic syndrome patients, blood hs-CRP levels were moderately correlated with age and were not significantly
associated with other cardiovascular risk factors such as sex, blood glucose levels, dyslipidemia and hypertension.
Keywords: Metabolic syndrome, hsCRP.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là vấn đề sức khoẻ được
quan tâm hàng đầu do tỷ lệ tử vong và tàn
phế đứng hàng đầu trên thế giới. Yếu tố nguy
cơ của các bệnh tim mạch thường liên quan
đến quá trình hình thành và phát triển của xơ
vữa động mạch (VXĐM). Mỗi người đều có
thể mắc bệnh tim mạch, đặc biệt khi trên 40
tuổi. Do vậy, việc đánh giá nguy cơ bị bệnh
tim mạch là rất quan trọng.
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là
một nhóm các rối loạn chuyển hóa. Trong đó,
mỗi yếu tố nguy cơ riêng biệt có tầm quan trọng
riêng, sự kết hợp của chúng như béo bụng, rối
loạn chuyển hóa glucose, rối loạn lipid máu và
tăng huyết áp gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Protein C phản ứng độ nhậy cao (hs-CRP)là
một dấu ấn sinh học hữu ích cho viêm mạch
máu liên quan với VXĐM, trong các yếu tố nguy
cơ mới đối với bệnh tim mạchhs-CRP được xem
là có triển vọng nhất. Nhiều nghiên cứu dịch tễ
học đã chứng minh tiềm năng hs-CRP là một
yếu tố dự báo có giá trị của bệnh tim mạch trong
tương lai, hs-CRP có giá trị tiên lượng ngoài các
điểm nguy cơ của Framingham.Nhiều nghiên
cứu nhóm độc lập đã xác nhận rằng hs-CRP cho
biết thêm thông tin tiên lượng trong HCCH và
trong dự báo bệnh tiểu đường type 2.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
nhằm mục đích khảo sát mối liên quan của hs-
CRP máu với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở
người có hội chứng chuyển hóa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu gồm 110 người được
chia làm 2 nhóm: Nhóm bệnh gồm 65 BN có
HCCH (theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III áp
dụng cho người châu Á).Nhóm chứng gồm 45
người bình thường khỏe mạnh, không có
HCCH, có độ tuổi và giới tương đương với
nhóm bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.
Bệnh nhân được khám lâm sàng, khai thác tiền
sử, bệnh sử, đo huyết áp và đo nhân trắc.
Máu tĩnh mạch được lấy vào buổi sáng sau
nhịn ăn qua đêm (10-12 giờ) chống đông bằng
lithium heparin. Thực hiện các xét nghiệm hóa
sinh gồm: hs-CRP, glucose, cholesterol toàn
phần, LDL-C, HDL-C và triglycerid theo phương
pháp đo quang trên hệ thống Au 5800 của hãng
Beckman Coulter.
Chẩn đoán HCCH: Theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của NCEP ATP III (áp dụng cho người
Châu Á).
Đánh giá chỉ số BMI: Theo tiêu chuẩn của
WPRO (2007) áp dụng trên người Châu Á
trưởng thành.
* Yếu tố nguy cơ tim mạch được khảo sát:
+ Nam > 55 tuổi; nữ > 65 tuổi.
+ Cholesterol > 6,1 mmol/l và/hoặc
LDL-C > 4 mmo/l.
+ HDL-C < 1 mmo/l ở nam và < 1,3 mmol/l
ở nữ.
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật
toán thống kê trên máy vi tính bằng phần mềm
SPSS 20.0 dùng cho hệ điều hành Window.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi bệnh nhân trong khoảng từ 42 đến 86,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
19
trong đó tuổi trung bình của nhóm bệnh và
nhóm chứng tương đương nhau. Tuổi trung
bình của nữ nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so
với tuổi trung bình của nữ nhóm chứng (p <
0,01).
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới
Đối
tượng
Nhóm chứng Nhóm HCCH
p
n
n
Nam 24 65,8 ± 12,7 41 63,8 ± 11,9 > 0,05
Nữ 21 57,3 ± 8,0 24 66,6 ± 8,1 < 0,01
Chung 45 61,8 ± 11,5 65 64,8 ± 10,7
> 0,05 Min 40 42
Max 84 86
Bảng 2. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ tim mạch
nhóm HCCH
Yếu tố nguy cơ
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Béo phì 28 43,1
Đái tháo đường 45 69,2
Giảm HDL-C (nam < 1 mmol/l; nữ <
1,3 mmol/l)
44 67,7
Tăng huyết áp 49 75,4
Tăng cholesterol toàn phần (> 6,1
mmol/l) và/hoặc LDL-C (> 4 mmol/l)
15 23,1
Tuổi (nam > 55 tuổi; nữ > 65 tuổi) 43 66,2
Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở
bệnh nhân mắc HCCH gặp với tỷ lệ khác nhau,
trong đó THA chiếm tỷ lệ cao nhất, tăng
cholesterol và/hoặc LDL-C chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Kết quả định lượng hs-CRP
Bảng 3. So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa hai nhóm
nghiên cứu
Chỉ số
NC
Nhóm chứng Nhóm HCCH
n (mg/L) n (mg/L)
hs-CRP
(mg/l)
45 1,63 ± 0,55 65 4,65 ± 3,73
p < 0,0001
Nhận xét:
Nồng độ hs-CRP ở BN mắc HCCH cao hơn
so với nhóm chứng.
Mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP máu
với một sốyếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh
nhân HCCH
Liên quan giữa hs-CRP máu với tuổi, giới
Nồng độ hs-CRP máu có sự tương quan
thuận mức độ thấp (r = 0,25; p < 0,05) với nhóm
tuổi (Bảng 4).
Không có mối liên quan về tỷ lệ tăng nồng
độ hs-CRP máu với giới tính trong nhóm HCCH
(p > 0,05) (Bảng 5).
1Bảng 4. Tương quan nồng độ hs-CRP với nhóm tuổi
Thông số
hs-CRP (mg/l)
Phương trình hồi quy r p
Nhóm tuổi (năm) hs-CRP = 1,435 x Nhóm tuổi + 1,495 0,25 < 0,05
Bảng 5. Liên quan nồng độ hs-CRP máu với giới
hs-CRP (mg/l)
Giới
Không tăng (≤ 2,2) Tăng (> 2,2)
p
n % n %
Nữ (n = 24) 6 25,0 18 75,0 p > 0,05 OR = 0,72
(0,23 – 2,23) Nam (n = 41) 13 31,7 28 68,3
Liên quan giữa hs-CRP với nồng độ glucose
máu
Không có tương quan của nồng độ hs-CRP
máu với nồng độ glucose máu ở nhóm HCCH (p
> 0,05) (Bảng 6).
2Bảng 6. Tương quan nồng độ hs-CRP máu với nồng độ glucose máu
Chỉ số
hs-CRP (mg/l)
Phương trình hồi quy r p
Glucose (mmol/l) hs-CRP = 0,23 x Glucose + 4,43 0,03 > 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
20
Liên quan giữa hs-CRP với nguy cơ về lipid
máu
3Bảng 7. So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa nhóm có
tăng TC (> 6,1 mmol/l) và/hoặc tăng LDL-C (> 4
mmol/l) với nhóm không tăng
Cholesterol, LDL-C
(mmol/l)
hs-CRP (mg/l)
p
n
Có tăng 15 4,81 ± 3,99
> 0,05
Không tăng 50 4,61 ± 3,69
Nhận xét:
Nồng độ trung bình hs-CRP máu ở nhóm có
tăng TC và/hoặc tăng LDL-C so với nhóm không
tăng là tương đương nhau (p > 0,05).
Liên quan giữa hs-CRP với mức độ tăng huyết
áp
4Bảng 8. So sánh nồng độ hs-CRP máu giữa các mức
độ THA
Độ THA
(mmHg)
hs-CRP (mg/l)
F
p
(ANOVA)
n
Không THA
*
16 4,30 ± 3,52
0,095 > 0,05 Độ 1
**
19 4,72 ± 3,82
Độ 2 & 3
***
21 4,80 ± 3,90
(*HA < 140 mmHg; **HA: 140 – 159 mmHg; ***HA ≥ 160
mmHg)
Nhận xét:
Nồng độ trung bình hs-CRP máu của BN ở
các mức độ THA đều cao hơn so với BN không
THA nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 110
bệnh nhân và được chia thành 2 nhóm. Sự lựa
chọn đối tượng tương đồng giữa hai nhóm đảm
bảo tính khách quan trong nghiên cứu so sánh
đối chứng.
Tỷ lệ phân bố theo tuổi ở nhóm HCCH trong
nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với
nghiên cứu của Hoàng Đăng Mịch (2010) (4).
Theo Hoàng Đăng Mịch, nhóm HCCH có tuổi từ
50 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (64,9%) (4).
Các tác giả nước ngoài cũng nhận thấy tỷ lệ
HCCH tăng theo tuổi. Các tác giả Hoa Kỳ nhận
thấy tỷ lệ HCCH gặp cao nhất ở nam giới nhóm
50 - 70 tuổi; ở nữ giới lứa tuổi 60 - 80 tuổi. Nếu
lứa tuổi 50 - 60 tuổi có tỷ lệ HCCH khoảng 40%
thì lứa tuổi > 60 tỷ lệ là 50%(5). Nghiên cứu về mối
liên quan giữa tần suất HCCH và tuổi, các tác giả
Alexander C. M. và cộng sự năm 2003 nhận thấy
ở lứa tuổi 50 - 60, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn
NCEP - ATP III khoảng 43,5%; lứa tuổi 60 - 70 tỷ
lệ > 50%(3). Như vậy các kết quả nghiên cứu trên
đều khẳng định sự gia tăng tuổi gây tăng tỷ lệ
HCCH trong cộng đồng nói chung và ở một số
đối tượng bệnh nói riêng.
Trị số đo HATT và HATTr của nhóm bệnh
đều cao hơn so với nhóm chứng. Điều này hoàn
toàn phù hợp bởi THA là một tiêu chuẩn lựa
chọn đối tượng nghiên cứu của nhóm HCCH.
THA và HCCH có quan hệ với nhau theo 2
chiều thuận nghịch. THA gây tăng nguy cơ xuất
hiện HCCH, trị số huyết áp ≥ 130/85 mmHg là
một trong những tiêu chí chẩn đoán HCCH.
Ngược lại sự xuất hiện của HCCH làm gia tăng
đáng kể tình trạng THA.
Mối liên quan giữa hs-CRP với một số yếu
tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân hội
chứng chuyển hóa.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nồng độ trung bình hs-CRP ở nhóm HCCH cao
hơn so với nhóm không có HCCH. Số BN có
nồng độ hs-CRP máu thuộc nhóm nguy cơ cao
chiếm tỷ lệ chủ yếu, tiếp đến là nhóm BN có
nồng độ hs-CRP máu ở mức nguy cơ trung bình,
còn nhóm BN có nồng độ hs-CRP ở mức ít nguy
cơ bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết
áp, đái tháo đường và tăng LDL là những yếu tố
nguy cơ gây tổn thương nội mạc mạch máu, sự
tổn thương này khởi động quá trình viêm mạch
máu và hậu quả là gây rối loạn chức năng các cơ
quan.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, sự tăng nồng
độ hs-CRP có liên quan ở mức độ lỏng lẻo với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
21
gia tăng độ tuổi ở nhóm HCCH mặc dù tỷ lệ BN
ở các phân vị cao của hs-CRP ở nhóm tuổi có
NCTM cao hơn so với nhóm tuổi không có nguy
cơ tim mạch. Không có sự khác biệt về nồng độ
hs-CRP giữa nam và nữ.
Tất cả các giai đoạn của quá trình xơ vữa có
thể xem là một đáp ứng viêm mà một trong
những khâu quan trọng đầu tiên là sự thực bào
đối với LDL-C đã bị oxy hóa. Có sự liên kết hoặc
cùng tồn tại giữa THA với VXĐM và rối loạn các
thành phần lipid máu mà trong đó quá trình
viêm chính là cầu nối quan trọng nhất. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi ở người có HCCH,
không cho thấy sự khác biệt về nồng độ trung
bình của hs-CRP giữa nhóm có hoặc không có
rối loạn lipid máu.
Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của
Lê Thị Hương Lan và cộng sự (2014) ở bệnh
nhân đau thắt ngực không ổn định và NMCT
cũng đã nhận xét thấy không có mối liên quan
giữa nồng độ hs-CRP với các chỉ số lipid máu(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
glucose máu nhóm HCCH cao hơn so với nhóm
chứng. Tuy nhiên, khi phân tích mối liên quan ở
nhóm HCCH, chúng tôi không thấy sự tương
quan giữa nồng độ hs-CRP với glucose máu (p >
0,05) và cũng không có mối liên quan về tỷ lệ
tăng nồng độ hs-CRP với tình trạng rối loạn
glucose.
Nồng độ hs-CRP ở các nhóm có THA cao
hơn so với nhóm không THA nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không
có sự liên quan giữa tăng nồng độ hs-CRP máu
với mức độ nặng của THA (p > 0,05).
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan
giữa hs-CRP với tỷ lệ mắc cũng như mức độ
nặng của THA. Theo King D.E và cộng sự (2004),
27,4% người tiền THA và 36,3% người THA
không được chẩn đoán có nồng độ hs-CRP máu
> 3 mg/l, trong khi ở người không THA tỷ lệ này
chỉ là 19,8%(1). Theo Sung K.C và cộng sự (2003)
thì cả HATT và HATr tương quan thuận với
nồng độ CRP(6). Nghiên cứu của Lê Thị Thu
Trang (2012) cho thấy nồng độ hs-CRP tăng dần
theo mức tăng của huyết áp(7). Nhận xét của các
nhóm nghiên cứu trên cho thấy, mức độ THA
càng nặng thì biểu hiện mức độ viêm càng rõ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ hs-CRP ở 65 bệnh
nhân hội chứng chuyển hóa, chúng tôi rút ra các
kết luận như sau:
Nồng độ trung bình hs-CRP máu (mg/l) của
người mắc HCCH cao hơn người không mắc
HCCH (4,65 ± 3,73 so với 1,63 ± 0,55; p < 0,0001).
Nồng độ hs-CRP máu tương quan thuận với độ
tuổi mức độ lỏng lẻo (r = 0,25, p < 0,05). Không có
sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ
hs-CRP máu với các yếu tố NCTM khác ở người
có HCCH như giới tính, nồng độ glucose máu,
rối loạn lipid máu, THA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. King D. E., Egan B. M., Mainous A. G., 3rd et al. (2004),
"Elevation of C-reactive protein in people with
prehypertension". J Clin Hypertens (Greenwich),6(10): pp. 562-8.
2. Lê Thị Hương Lan, Dương Hồng Thái, Trần Văn Tuấn (2014),
"Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và một số chỉ số hóa sinh ở
bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim
tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên". Tạp chí Y học
Việt Nam, Số 421 (tháng 8/2014): pp. tr. 29-35.
3. Luc G, Bard JM, Juhan-Vague I et al. (2003), "C-reactive
protein, interleukin-6, and fibrinogen as predictors of coronary
heart disease: the PRIME Study". Arterioscler Thromb Vasc
Biol,23(7): pp. 1255-61.
4. Hoàng Đăng Mịch (2010), "Nghiên cứu HCCH ở nội thành
Hải Phòng". Tạp chí Y học Việt Nam,Số 1 (Tháng 6): pp. tr. 32-
35.
5. Park YW, Zhu S, Palaniappan L et al. (2003), "The metabolic
syndrome: prevalence and associated risk factor findings in
the US population from the Third National Health and
Nutrition Examination Survey, 1988-1994". Arch Intern
Med,163(4): pp. 427-36.
6. Sung KC, Suh JY, Kim BS et al. (2003), "High sensitivity C-
reactive protein as an independent risk factor for essential
hypertension". Am J Hypertens,16(6): pp. 429-433.
7. Lê Thị Thu Trang (2012), "Nghiên cứu sự biến đổi hs-CRP, IL-
6 ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát trước va sau điều
trị băng Irbesartan". Luân án tiến sỹ y học, Học viện quân y.
Ngày nhận bài báo: 07/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_moi_lien_quan_giua_hs_crp_mau_voi_mot_so_yeu_to_n.pdf