Tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa yếu tố lượng mưa và sự gia tăng trực khuẩn đường ruột (fecal coliform) ở một số hồ kinh thành Huế - Nguyễn Minh Kỳ: 69TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Ban Biên tập nhận bài: 12/05/2019 Ngày phản biện xong: 20/06/2019 Ngày đăng bài: 25/07/2019
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ LƯỢNG
MƯA VÀ SỰ GIA TĂNG TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
(FECAL COLIFORM) Ở MỘT SỐ HỒ KINH THÀNH HUẾ
Nguyễn Minh Kỳ1, Nguyễn Tri Quang Hưng1,
Đoàn Thị Quỳnh Trâm1, Bạch Quang Dũng2
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ tác động của yếu tố lượng mưa
đến sự nhiễm bẩn Fecal coliform một số hồ Kinh thành Huế. Nghiên cứu lựa chọn địa điểm lấy mẫu
và quan trắc chỉ số Fecal coliform tại các hồ Tịnh Tâm, Cây Mưng, Tân Miếu và Hộ Vệ. Mức độ
nhiễm bẩn hàm lượng Fecal coliform trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Điều này được lý giải
bởi nguy cơ nhiễm bẩn vi sinh cao vào mùa mưa thông qua quá trình chảy tràn đô thị. Tương quan
giữa lượng mưa với hàm lượng Fecal coliform được thể hiện qua hệ số Pearson với R = 0,626
(p<0,01). Phương trình liên hệ giữa yếu tố hàm lượng Fecal colif...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa yếu tố lượng mưa và sự gia tăng trực khuẩn đường ruột (fecal coliform) ở một số hồ kinh thành Huế - Nguyễn Minh Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Ban Biên tập nhận bài: 12/05/2019 Ngày phản biện xong: 20/06/2019 Ngày đăng bài: 25/07/2019
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA YẾU TỐ LƯỢNG
MƯA VÀ SỰ GIA TĂNG TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
(FECAL COLIFORM) Ở MỘT SỐ HỒ KINH THÀNH HUẾ
Nguyễn Minh Kỳ1, Nguyễn Tri Quang Hưng1,
Đoàn Thị Quỳnh Trâm1, Bạch Quang Dũng2
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ tác động của yếu tố lượng mưa
đến sự nhiễm bẩn Fecal coliform một số hồ Kinh thành Huế. Nghiên cứu lựa chọn địa điểm lấy mẫu
và quan trắc chỉ số Fecal coliform tại các hồ Tịnh Tâm, Cây Mưng, Tân Miếu và Hộ Vệ. Mức độ
nhiễm bẩn hàm lượng Fecal coliform trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô. Điều này được lý giải
bởi nguy cơ nhiễm bẩn vi sinh cao vào mùa mưa thông qua quá trình chảy tràn đô thị. Tương quan
giữa lượng mưa với hàm lượng Fecal coliform được thể hiện qua hệ số Pearson với R = 0,626
(p<0,01). Phương trình liên hệ giữa yếu tố hàm lượng Fecal coliform và lượng mưa: Fecal col-
iform = 33,840 + 4,108*Lượng mưa (R2 =0,392; F =19,372; p<0,01). Hệ thống các hồ Kinh thành
Huế đã và đang chịu tác động bởi khu dân cư liền kề thải các chất có thể gây ô nhiễm các hồ có ý
nghĩa về mặt di tích lịch sử, văn hóa. Vì vậy cần có những giải pháp thiết thực ngăn chặn khả năng
gia tăng ô nhiễm và có thể gây mất cân bằng sinh thái cho các hồ này.
Từ khóa: Fecal coliform, hồ, Kinh thành Huế, lượng mưa, tương quan.
1. Đặt vấn đề
Với mật độ dày đặc ao hồ lớn nhỏ khác nhau,
các hồ Kinh thành Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế)
vốn được biết là hệ thống khá khép kín [1]. Quá
trình khảo sát cho thấy, bên cạnh việc tiếp nhận
lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý từ các
hộ dân cư, hệ thống các hồ Kinh thành Huế chỉ
tiếp nhận lượng nước bổ cấp từ các trận mưa
trong năm. Chính việc tiếp nhận một lượng lớn
nước mưa chảy tràn đô thị, kéo theo nhiều chất
ô nhiễm nhất trong đó có vi sinh như trực khuẩn
đường ruột (Fecal coliform). Fecal coliform
thường được dùng làm chỉ thị sự ô nhiễm phân
người hoặc động vật máu nóng trong môi trường
[2]. Fecal coliform là nhóm vi khuẩn được sử
dụng chỉ thị nhiễm bẩn phân trong hệ sinh thái
thủy sinh, đánh giá chất lượng nguồn nước cũng
như dự báo mức độ gia tăng hàm lượng liên quan
đến yếu tố như lũ lụt, sự biến động lượng mưa
[3]. Do đó, chúng có vai trò quan trọng trong
hoạt động quan trắc, đánh giá chỉ thị vi sinh
trong môi trường nhằm xem xét khả năng rủi ro
sức khỏe với các vấn đề ô nhiễm phân [4]. Việc
sử dụng Fecal coliform chỉ thị nhiễm bẩn phân
dựa trên các căn cứ như sự có mặt phổ biến của
chúng trong môi trường nước; mức độ phổ biến
trong phân người và động vật; phương pháp phát
hiện nhanh chóng, chính xác, dễ thực hiện [5].
Nhìn chung, nguồn nước chảy tràn đô thị là
nguồn thải có khả năng nhiễm bẩn cao hàm
lượng Fecal coliform [6]. Sự tiếp xúc trực tiếp
với các nguồn nước bị nhiễm bẩn Fecal coliform
có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức
khỏe của cộng đồng cũng như đối với môi
trường. Nguồn nước có sự hiện diện của Fecal
coliform sẽ không an toàn cho các mục đích sử
dụng để ăn uống, sinh hoạt [7]. Đặc biệt đối với
các nguồn nước có chất lượng kém, ít lưu thông
với bên ngoài và lại thường xuyên tiếp nhận
lượng nước thải từ các hộ sinh hoạt, chảy tràn thì
nguy cơ nhiễm bẩn trực khuẩn đường ruột càng
cao. Việc nghiên cứu đánh giá hàm lượng trực
1Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
2Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Email: nmky@hcmuaf.edu.vn
70 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
khuẩn đường ruột trong môi trường nước có vai
trò quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm
[8]. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ở hệ
thống các hồ Kinh thành Huế chủ yếu tập trung
quan trắc đánh giá chất lượng nước dựa trên Quy
chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước mặt [9], chỉ số
phú dưỡng hồ [10, 11]. Do đó, rất cần những
nghiên cứu mới đánh giá mối liên hệ giữa các
yếu tố tiềm ẩn tác động đến hàm lượng trực
khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu trước đây cho
thấy mối liên hệ giữa sự nhiễm bẩn trực khuẩn
đường ruột với yếu tố khí hậu như lượng mưa
[12, 13]. Với việc sử dụng phương pháp phân
tích thống kê tương quan Pearson và hồi quy
tuyến tính đã cho thấy những mối liên hệ rõ rệt
[12, 14]. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành
đánh giá và xác định mối liên hệ giữa yếu tố vi
sinh và biến độc lập quan trọng như lượng mưa.
Mục đích nghiên cứu này nhằm xác định mối
liên hệ tác động của yếu tố lượng mưa thông qua
chảy tràn đô thị đến sự nhiễm bẩn trực khuẩn
đường ruột, nghiên cứu điển hình ở một số hồ
Kinh thành Huế.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Vị trí nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên yếu tố khí hậu
lượng mưa và thông số vi sinh trực khuẩn đường
ruột các hồ Tịnh Tâm, Cây Mưng, Tân Miếu và
Hộ Vệ tại Kinh thành Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 1. Thông tin vị trí các hồ quan trắc Fecal coliform
Nằm ở phía Bắc sông Hương thành phố Huế,
có tổng diện tích xấp xỉ 520ha, Kinh thành Huế
được được xây dựng trong giai đoạn 1803-1832
dưới triều đại nhà Nguyễn [15]. Nơi đây là một
trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan
trọng và được UNESCO (1993) công nhận di
sản văn hóa thế giới. Về đặc điểm khí hậu, Kinh
thành Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
khí hậu mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến
nội chí tuyến gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa
khô thời tiết nóng và oi bức, thường được bắt
đầu từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ cao điểm
lên tới 40°C. Từ giữa cuối tháng 8, đầu tháng 9
bắt đầu mùa mưa và kết thúc vào cuối tháng 2
năm sau. Vào những tháng mùa mưa thường
xuyên xảy ra các trận mưa lớn và nhiệt độ trung
bình ở mức 20°C [16]. Trong quá khứ, Kinh
thành Huế có vai trò chiến lược quan trọng, là
trung tâm hành chính của triều Nguyễn. Kinh
thành Huế ngày nay vẫn là nơi quần tụ đông đúc
của hàng ngàn hộ dân cư sinh sống.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu
Quá trình khảo sát thực địa được thực hiện tại
xung quanh các hồ trong Kinh thành Huế. Cấu
trúc bảng hỏi dùng trong quá trình phỏng vấn
bao gồm thông tin cá nhân đối tượng được hỏi và
thực trạng nuôi nhốt vật nuôi hoặc thú cưng các
hộ dân xung quanh các hồ. Nội dung chính
phỏng vấn tập trung vào những vấn đề liên quan
đến như các loại thú cưng, vật nuôi; thói quen
nuôi nhốt cũng như mức độ thả rong, v.v.. Với
phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên, quy mô cỡ
mẫu phỏng vấn 120 phiếu và tương ứng 30 phiếu
Hình 1. Khu vực nghiên cứu và vị trí lấy mẫu
Hồ Ký hiệu Diện tích (m2) Vị trí quan trắc Vĩ độ Kinh độ
Tịnh Tâm L1 105.220 P. Thuận Lộc và Thuận Thành, TP. Huế 16047’809”N 107057’711”E
Cây Mưng L2 10.710 P. Thuận Lộc, TP. Huế 16047’877”N 107058’104”E
Tân Miếu L3 13.650 P. Thuận Hòa, TP. Huế 16046’986”N 107057’178”E
Hộ Vệ L4 9.363 P. Thuận Hòa, TP. Huế 16046’493”N 107057’341”E
71TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
mỗi một khu vực hồ nghiên cứu.
Đối với số liệu khí tượng thủy văn về lượng
mưa trung bình tháng được thu thập từ Trạm Khí
tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế.
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
phòng thí nghiệm
Nghiên cứu lấy mẫu và quan trắc hàm lượng
Fecal coliform tại 4 hồ Tịnh Tâm, Cây Mưng,
Tân Miếu và Hộ Vệ với tần suất định kỳ 3
tháng/lần trong giai đoạn 2014-2015 và cụ thể
vào các tháng I, IV, VIII, XII.
Quy cách lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển:
Mẫu được lấy ở độ sâu 10-30 cm so với mặt nước,
cách bờ 3-5 m và trong điều kiện thời tiết nắng
nhẹ. Nghiên cứu lấy mẫu theo quy định của Tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN 6663-1:2011 Chất lượng
nước- Lấy mẫu [17]. Mẫu được bảo quản và vận
chuyển theo TCVN 6663-3:2008 [18]. Fecal col-
iform được xác định bằng phương pháp MPN và
tuân theo tiêu chuẩn SMEWW 9221E [19].
2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích
thống kê
Các số liệu được tính toán tần suất (f), giá trị
trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD), sai số
chuẩn (SE), trị số nhỏ nhất (min) và lớn nhất
(max). Để xác định mối liên hệ tác động của yếu
tố khí hậu lượng mưa với chỉ số vi sinh Fecal co-
liform, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích thống kê tương quan Pearson và hồi quy
tuyến tính. Mô hình dự báo giữa biến phụ thuộc
với các biến độc lập có đơn vị tính lần lượt cụ
thể: Fecal coliform (MNP/100ml); lượng mưa
(mm), thời gian (tháng) và địa điểm (khu vực)
được mã hóa theo 4 cấp độ. Các dữ liệu nghiên
cứu được xử lý và phân tích bằng bằng phần
mềm thống kê SPSS 13.0 cho Windows (IBM,
Hoa Kỳ) với mức ý nghĩa α = 0,05.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả quan trắc hàm lượng vi sinh
các hồ Kinh thành Huế
Bảng 1 trình bày tổng hợp kết quả quan trắc
thực trạng nhiễm bẩn Fecal coliform các hồ Kinh
thành Huế. Kết quả quan trắc hàm lượng trực
khuẩn đường ruột lần lượt ở các hồ dao động
trong khoảng giá trị 350 đến 1.400 MNP/100ml
(hồ Tịnh Tâm), 90 đến 1.100 MNP/100ml (hồ
Cây Mưng), 50 đến 4.050 MNP/100ml (hồ Tân
Miếu) và 50 đến 3.100 MNP/100ml (hồ Hộ Vệ).
Thông thường, sự có mặt hàm lượng trực khuẩn
đường ruột trong các nguồn nước tự nhiên sẽ chỉ
thị sự nhiễm bẩn có nguồn gốc từ phân [20]. Kết
quả ở trên có thể cho thấy tác động của con
người là nguyên nhân khiến nhiễm bẩn vi sinh ở
các thủy vực nghiên cứu. Quá trình khảo sát thực
địa các hồ xác định nguồn thải được mô tả ở
Bảng 3. Điều này cũng giải thích phần nào về sự
khác nhau hàm lượng Fecal coliform giữa các hồ
thuộc trong khu vực nghiên cứu.
Bảng 2. Tổng hợp hàm lượng Fecal coliform ở các hồ Kinh thành Huế
Hồ N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Tịnh Tâm 8 680 370 130 350 1.400
Cây Mưng 8 820 330 120 90 1.100
Tân Miếu 8 1.180 1.270 450 50 4.050
Hộ Vệ 8 880 1.050 370 50 3.100
Bảng 3. Đặc điểm nguồn tiếp nhận khu vực các hồ
Khu vực Tuyến đường Tác động Đặc điểm
Tịnh Tâm Đinh Tiên Hoàng, Tịnh Tâm, Tạ Quang Bửu, Tô Ngọc Vân Khu dân cư Nước thải sinh hoạt
Cây Mưng Tịnh Tâm, Ngô Đức Kế, Nhật Lệ Khu dân cư Nước thải sinh hoạt
Tân Miếu Thạch Hãn, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu Khu dân cư, hoạt động kinh doanh Nước thải đô thị
Hộ Vệ Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãn Khu dân cư, hoạt động kinh doanh Nước thải đô thị
ồ
Chú thích: Nước thải sinh hoạt là nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt ở khu dân cư; Nước
thải đô thị là nguồn nước thải trộn lẫn của nước thải sinh hoạt, từ các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ và nước mưa
chảy tràn.
72 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Tham chiếu hướng dẫn của WHO [21] hàm
lượng Fecal coliform nước tưới tiêu giới hạn
mức 1000 vi khuẩn/100ml. Tuy nhiên, giới hạn
nghiêm ngặt hơn khi sử dụng tưới cỏ nơi công
cộng với ngưỡng 200 vi khuẩn/100ml. Tương tự,
so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dùng cho tưới tiêu (QCVN
39:2011/BTNMT) cho thấy hàm lượng Fecal co-
liform các hồ vượt quá giá trị giới hạn các thông
số chất lượng nước dùng cho tưới tiêu (200 vi
khuẩn/100ml). Điều này đồng nghĩa với việc dẫn
sẽ đến các nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe nếu
như tùy tiện sử dụng cho mục đích nước tưới rau
hay các thực vật ăn tươi sống. Nước nhiễm bẩn
tiềm chứa rủi ro về mặt sức khỏe cho đời sống
thủy sinh, làm mất giá các giá trị mỹ quan, ảnh
hưởng đến hoạt du lịch, giải trí [22]. Đối với hồ
Tân Miếu tiếp giáp lần lượt với các đường Thạch
Hãn, Nguyễn Trãi và Yết Kiêu. Xung quanh là
các hộ dân và các cơ sở kinh doanh. Kết quả
quan trắc cho thấy trung bình hàm lượng fecal
colifom ở hồ Tân Miếu cao nhất (Trung bình
=1.180; Độ lệch chuẩn =1.270).
Mức độ nhiễm bẩn hàm lượng Fecal coliform
trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô (Bảng
4). Quá trình khảo sát thực địa Hồ Cây Mưng
tiếp giáp với các đường giao thông Tịnh Tâm
(phía Bắc), đường Ngô Đức Kế (phía Đông Bắc)
và hẻm đường Nhật Lệ (phía Đông Nam và Tây
Nam) có nhiều hộ dân sinh sống chung quanh.
Hồ Hộ Vệ nằm giữa khu dân cư, được bao quanh
là các đường giao thông theo các hướng Tây
Nam (đường Trần Nguyên Đán), phía Đông
Nam (Trường Trung học Đặng Trần Côn), phía
Tây Bắc (đường Trần Nguyên Hãn) và phía
Đông Bắc giáp với hồ Thành Hoàng. Do sự tập
trung và phát triển các cơ sở kinh doanh cũng
như hoạt động xả thải nước thải sinh hoạt từ khu
dân cư kéo theo dòng chảy tràn ô nhiễm, làm gia
tăng áp lực lên nguồn tài nguyên nước. Sự gia
tăng vi sinh có thể chỉ thị quá trình ô nhiễm hữu
cơ và sự suy giảm chất lượng nước [23]. Như
vậy, quá trình xuất hiện của yếu tố vi khuẩn
trong nguồn nước sẽ gây ra những mối nguy về
sức khỏe và bệnh tật [24].
Bảng 4. Hàm lượng Fecal coliform theo mùa ở các hồ Kinh thành Huế
Hồ Tịnh Tâm Cây Mưng Tân Miếu Hộ Vệ
Mùa Trung bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mùa khô 570 150 730 440 470 370 575 600
Mùa mưa 790 500 910 220 1890 1510 1175 1400
Bảng 5. Kết quả điều tra tình trạng sở hữu động vật nuôi của người dân
Khu vực Số hộ Tình trạng vật nuôi (n, %) Chó Mèo Gà Vịt Chim Khác
Tịnh Tâm 30 21 (70,0) 13 (43,3) 6 (20,0) 1 (3,3) 9 (30,0) 2 (6,7)
Cây Mưng 30 18 (60,0) 15 (50,0) 7 (23,3) 3 (10,0) 10 (33,3) 1 (3,3)
Tân Miếu 30 24 (80,0) 10 (33,3) 9 (30,0) 2 (6,7) 15 (50,0) 0 (0,0)
Hộ Vệ 30 25 (83,3) 14 (46,7) 11 (36,7) 9 (30,0) 5 (16,7) 4 (13,3)
Tổng cộng 120 88 (73,3) 52 (43,3) 33 (27,5) 15 (12,5) 39 (32,5) 7 (5,8)
Nhìn chung, cộng đồng dân cư sinh sống
chung quanh khu vực các hồ Kinh thành huế có
thói quen và xu hướng sở hữu vật nuôi trong gia
đình. Trong đó, chó và mèo là thú cưng được lựa
chọn nuôi nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 73,3%
(88 hộ) và 43,3% (52 hộ). Kết quả khảo sát cho
thấy tỷ lệ thả rong vật nuôi do thói quen lần lượt
tương ứng 54% (Tịnh Tâm), 62% (Cây Mưng),
41% (Tân Miếu) và 58% (Hộ Vệ). Các hoạt động
nuôi động vật như chó, mèo, các loại gia cầm,
v.v.. không kiểm soát chặt chẽ gián tiếp góp phần
sự nhiễm bẩn vi sinh nguồn nước trong mùa
mưa. Các loại mầm bệnh trong nước do nhiều
nguồn khác nhau từ rò rĩ hầm chất thải, cống
73TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Hình 2. Mối liên hệ giữa lượng mưa và Fecal coliform tại các hồ Kinh thành Huế
Theo nghiên cứu [29] cho biết vấn đề chảy
tràn đô thị là nguyên nhân chính gây nhiễm bẩn
phân. Các hiện tượng cụ thể cực đoan thời tiết
như lũ lụt hay hạn hán dưới tác động của biến
đổi khí hậu cũng gây ra sự thay đổi về chất lượng
nước [30]. Trong khoảng thời gian các tháng
mùa mưa (tháng 8-12) Fecal coliform có khuynh
hướng vượt trội và tăng dần (Hình 2). Đặc biệt,
tồn tại mối liên hệ chặt chẽ được thể hiện qua hệ
số tương quan giữa hàm lượng vi sinh với lượng
mưa (Bảng 6). Hệ số tương quan Pearson giữa
lượng mưa và yếu tố vi sinh ở hồ Tân Miếu
tương ứng 0,774 (p<0,05). Đối với các hồ Cây
Mưng, Hộ Vệ kết quả phân tích tương quan lần
lượt với hệ số 0,643 và 0,644. Liên quan đến
tương quan tổng quát giữa lượng mưa với hàm
lượng Fecal coliform được thể hiện qua hệ số
Pearson R =0,626 (p<0,01). So sánh với kết quả
nghiên cứu [31] cho thấy sự tương quan chặt chẽ
về mối liên hệ giữa lượng mưa và nồng độ thành
phần vi sinh. Sử dụng phương pháp hồi quy đơn
biến có phương trình liên hệ giữa yếu tố hàm
lượng Fecal coliform và lượng mưa như sau:
Fecal coliform = 33,840 + 4,108* Lượng mưa
(R =0,626; R2 =0,392; F =19,372; p<0,01).
nước thải cho tới các nguồn chảy tràn đô thị và
các hoạt động xả thải của con người [25, 26].
3.2. Phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa
lượng mưa với hàm lượng Fecal coliform
Nước mưa chảy tràn được chỉ thị là nguồn
đóng góp sự nhiễm bẩn thành phần vi sinh vào
môi trường nước [27, 28]. Mối liên hệ tác động
giữa lượng mưa với thông số Fecal coliform ở
các hồ Kinh thành Huế được biểu diễn ở các
Hình 2 và 3. Xu hướng tương đồng giữa yếu tố
lượng mưa và hàm lượng Fecal coliform ở hồ
Tịnh Tâm chỉ thị qua biểu đồ tương quan tăng
dần theo các tháng trong năm với hệ số R =
0,921 (p<0,01). Ở hồ Cây Mưng, hàm lượng vi
sinh thay đổi đột biến và có trị số thấp nhất vào
đợt quan trắc tháng 4.
74 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Hình 3. Mối tương quan giữa yếu tố lượng mưa và thông số Fecal coliform
Bảng 6. Tương quan giữa hàm lượng Fecal coliform giữa các hồ và lượng mưa
Mật độ vi sinh có tương quan với sự gia tăng
lượng mưa và sự nhiễm bẩn Fecal coliform gắn
liền với nguồn gốc động vật cũng như các hoạt
động của con người [13]. Vào mùa mưa, lượng
nước đô thị chảy tràn tác động tiêu cực đến độ
đục và là nguyên nhân chính khiến gia tăng
thành phần vi sinh như trực khuẩn đường ruột ở
các thủy vực [32]. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến
hành phân tích hồi quy các biến độc lập giữa
hàm lượng Fecal coliform với các yếu tố lượng
mưa, thời gian và địa điểm.
Phương trình chưa chuẩn hóa (3.1): Fecal co-
liform = -251,759 + 2,477* Lượng mưa +
61,583*Thời gian + 95,825* Địa điểm (R
=0,677; R2 =0,445; F =7,439; p< 0,01).
Phương trình chuẩn hóa (3.2): Fecal coliform
= 0,378* Lượng mưa + 0,310* Thời gian +
0,130* Địa điểm.
Phương trình chưa chuẩn hóa (3.1) và chuẩn
hóa (3.2) lần lượt được sử dụng để dự báo và
xem xét mức độ tác động của các biến tiềm ẩn
đến sự gia tăng hàm lượng trực khuẩn đường
ruột. Với giá trị R2 = 0,445 điều này cho thấy các
biến độc lập có thể giải thích được 44,5% biến
thiên gia tăng hàm lượng trực khuẩn đường ruột.
Mặt khác, kết quả ước lượng chuẩn hóa hồi quy
tuyến tính giữa các biến độc lập (lượng mưa, thời
gian, địa điểm) với biến phụ thuộc (hàm lượng
Fecal coliform) cho thấy tác động của yếu tố
lượng mưa tương đối lớn (với hệ số tác động
Hệ số Pearson Tịnh Tâm Cây Mưng Tân Miếu Hộ Vệ Lượng mưa
Tịnh
Tâm
Pearson
Correlation 1 0,571 0,618 0,664 0,921(**)
Sig. (2-tailed) 0,139 0,103 0,072 0,001
Cây
Mưng
Pearson
Correlation 0,571 1 0,528 0,568 0,643
Sig. (2-tailed) 0,139 0,179 0,142 0,085
Tân
Miếu
Pearson
Correlation 0,618 0,528 1 0,852(**) 0,774(*)
Sig. (2-tailed) 0,103 0,179 0,007 0,024
Hộ Vệ
Pearson
Correlation 0,664 0,568 0,852(**) 1 0,644
Sig. (2-tailed) 0,072 0,142 0,007 0,085
Lượng
mưa
Pearson
Correlation 0,921(**) 0,643 0,774(*) 0,644 1
Sig. (2-tailed) 0,001 0,085 0,024 0,085
** Tương quan mức ý nghĩa α =0.01. * Tương quan mức ý nghĩa α =0.05.
75TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
tương đương 0,378 đơn vị). Điều này lý giải tác
động của yếu tố thời tiết (lượng mưa) thông qua
chảy tràn đô thị lên thành phần vi sinh và hệ quả
làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt [33,
34]. Yếu tố thời gian và địa điểm cũng góp phần
vào sự nhiễm bẩn Fecal coliform và có sự đóng
góp lần lượt tương ứng 0,310 và 0,130 đơn vị.
4. Kết luận và kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy xu
hướng biến động trực khuẩn đường ruột các hồ
Kinh thành Huế vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
(QCVN 39:2011/BTNMT). Điều đó chứng tỏ
những dấu hiệu báo động thực trạng nhiễm
khuẩn tới các hồ nước trong Kinh Thành Huế do
việc tiếp nhận các nguồn thông qua nước mưa
chảy tràn qua khu dân cư. Kết quả quan trắc hàm
lượng Fecal coliform lần lượt ở các hồ dao động
trong khoảng giá trị 350 đến 1.400 MNP/100ml
(hồ Tịnh Tâm), 90 đến 1.100 MNP/100ml (hồ
Cây Mưng), 50 đến 4.050 MNP/100ml (hồ Tân
Miếu) và 50 đến 3.100 MNP/100ml (hồ Hộ Vệ)
vượt so với tiêu chuẩn chất lượng nước cho
phép. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tương quan chỉ
ra sự tương đồng về mối liên hệ chặt chẽ giữa
lượng mưa và nồng độ trực khuẩn đường ruột.
Đồng thời, nghiên cứu còn thể hiện mối tương
quan đồng thời giữa Fecal coliform và các yếu tố
khác như thời gian và địa điểm. Kết quả có ý
nghĩa quan trọng đối với một nghiên cứu thí
điểm về tác nhân liên quan đến sự nhiễm bẩn
trực khuẩn đường ruột ở các hồ. Trong đó, nước
mưa chảy tràn đô thị kéo theo các chất ô nhiễm
từ các nguồn thải làm gia tăng áp lực lên nước hồ
và có thể sẽ tác động đến sinh vật trong các hồ
này. Do đó, cần có chiến lược phòng ngừa và
kiểm soát ô nhiễm nhằm bảo vệ chất lượng nước
các hồ Kinh thành Huế.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đức Anh Sơn, Vũ Hữu Minh (1993), Hồ trong Kinh Thành Huế. Tạp chí Thông tin Khoa
học và Công nghệ, Ban Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, 2, 11-20.
2. Sandra, L.M, Murat, A.E. (2014), Discovering new indicators of fecal pollution. Trends Mi-
crobiol., 22 (12), 697-706.
3. Rochelle-Newall, E., Nguyen, T.M., Le, T.P., Sengtaheuanghoung, O., Ribolzi, O. (2015), A
short review of fecal indicator bacteria in tropical aquatic ecosystems: knowledge gaps and future
directions. Frontiers in microbiology, 6, 308.
4. Ashbolt N.J., Grabow W.O.K., Snozzi M. (2001), Indicators of microbial water quality, Water
Quality: Guidelines, Standards and Health. IWA Publishing, London.
5. Tallon, P., Magajna, B., Lofranco, C., Kam, T.L. (2005), Microbial Indicators of Faecal Con-
tamination in Water: A Current Perspective. Water Air Soil Pollut, 166, 139.
6. Pachepsky Y.A., Shelton D.R. (2011), Escherichia Coli and Fecal Coliforms in Freshwater and
Estuarine Sediments. Critical Reviews in Environmental Science and Technology, 41(12), 1067-
1110.
7. EPA (1998), Environmental impacts of animal feeding operations preliminary data summary.
Washington DC: Feedlots point source category study USEPA office of water.
8. Anna E., Richard M.V., (2005), Predicting fecal coliform bacteria levels in the Charles river,
Massachusetts, USA. Journal of the American Water Resources Association, 41 (5), 1195-1209.
9. Lê Văn Thăng, Nguyễn Quang Hưng (2013), Đánh giá chất lượng môi trường nước của một
số hồ ở khu vực thành phố Huế. Tạp chí Môi trường, 4, 50-53.
10. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Hữu Hoàng, Võ Thị Bích Vân, Thủy
Châu Tờ (2012), Chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng các hồ trong Kinh thành Huế. Tạp chí
Khoa học, Đại học Huế, 73(4), 93-102.
11. Nguyễn Thị Cẩm Yến, Phạm Khắc Liệu (2012), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nước
76 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
một số hồ trong Kinh thành Huế qua các chỉ số dinh dưỡng. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 75 (6),
267-272.
12. Hill D.D., Owens W.E., Tchounwou P.B. (2006), The impact of rainfall on fecal coliform
bacteria in Bayou Dorcheat (North Louisiana). Int J. Environ. Res. Public. Health., 3 (1), 114-117.
13. Shehane S.D., Harwood V.J., Whitlock J.E., Rose, J.B. (2005), The influence of rainfall on
the incidence of microbial faecal indicators and the dominant sources of faecal pollution in a Florida
river. Journal of Applied Microbiology, 98, 1127–1136.
14. Crowther J., Kay D., Wyer M. (2001), Relationships Between Water Quality and Environ-
mental Conditions in Coastal Recreational Waters: The Fylde Coast, United Kingdom. Water Re-
search, 35(17), 4029-4038.
15. Phan Thuận An (2017), Kinh Thành Huế - Tìm hiểu quá trình xây dựng Kinh đô Nhà Nguyễn
- Di sản thế giới của Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
16. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2016. NXB Thống kê, Hà Nội.
17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6663-1:2011 Chất lượng
nước- Lấy mẫu, Hà Nội.
18. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6663-3:2008 Chất lượng
nước- Lấy mẫu- Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu, Hà Nội.
19. APHA, AWWA, WEF (2005), Standard Methods for the Examination of Water and Waste-
water, Washingto. D.C: American Public Health Association.
20. Whitlock J.E., Jones D.T., Harwood V.J., (2002), Identification of the sources of fecal col-
iforms in an urban watershed using antibiotic resistance analysis. Water Res., 36(17), 4273-82.
21. WHO (1989), Health Guidelines for the Use of Wastewater in Agriculture and Aquaculture,
Geneva: Report of a WHO Scientific Group, Technical Report Series No. 778.
22. Trevett, A.F., Carter, R.C., Tyrrel, S.F., (2005), The importance of domestic water quality
management in the context of faecal-oral disease transmission. J. Water Health, 3, 259-270.
23. Brown M. (2017), Macroinvertebrate survey and biological assessment of water quality:
Tributaries of Canadarago Lake; NY: Otsego County. In 49th Ann. Rept. SUNY Oneonta Bio. Fld.
Sta: SUNY Oneonta, 188-197.
24. Teklehaimanot G.Z., Coetzee M.A., Momba M.N. (2014), Faecal pollution loads in the waste-
water effluents and receiving water bodies: a potential threat to the health of Sedibeng and
Soshanguve communities, South Africa. Environ Sci Pollut Res., 21, 9589–9603.
25. Andrew K.L., Byron C.C., and Raleigh R.H. (2018), Assessment of Fecal Indicator Bacteria
and Potential Pathogen Co-Occurrence at a Shellfish Growing Area. Front Microbiol., 9, 384.
26. Aslan-Yilmaz, A., Okus, E., Ovez, S., (2004), Bacteriological indicators of anthropogenic im-
pact prior to and during the recovery of water quality in an extremely polluted estuary, Golden Horn,
Turkey. Mar. Pollut. Bull., 49, 951-958.
27. Haack, S.K., Fogarty, L.R., Wright, C., (2003), Escherichia coli and enterococci at beaches
in the Grand Traverse Bay, Lake Michigan: Sources, characteristics, and environmental pathways.
Environ. Sci. Technol., 37, 3275-3282.
28. István G.H., Alexander K.T.K., Andreas H.F., Péter T., Alois H., (2018), Hotspots and main
drivers of fecal pollution in Neusiedler See, a large shallow lake in Central Europe. Environmental
Science and Pollution Research, 25, 28884–28898.
29. Kelsey, H., Porter D.E., Scott G., Neet M., White D. (2004), Using Geographic Information
Systems and Regression Analysis to Evaluate Relationships Between Land Use and Fecal Coliform
77TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 07 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Bacterial Pollution. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 298, 197-209.
30. Senhorst H.A., Zwolsman J.J. (2005), Climate change and effects on water quality: A first im-
pression. Water Sci Technol., 51 (5), 53-59.
31. Drew A., Stephen B.W. (2003), Relationship between rainfall and beach bacterial concen-
trations on Santa Monica Bay beaches. Journal of Water and Health, 1 (2), 85-89.
32. Mallin, M.A., Williams K.E., Esham E.G., Low R.P., (2000), Effect of Human Development
on Bacteriological Water Quality in Coastal Watersheds. Ecological Applications, 10 (4), 1047-
1056.
33. Ingun, T., Lucy, R., Anne‐Grete, B.B., Markus, L., Thomas, R., Helge, L., (2011), Impact of
rainfall on microbial contamination of surface water. International Journal of Climate Change Strate-
gies and Management, 3 (4), 361-373.
34. Tornevi A., Bergstedt O., Forsberg B., (2014), Precipitation Effects on Microbial Pollution
in a River: Lag Structures and Seasonal Effect Modification. PLoS ONE 9(5), e98546.
STUDY ON THE RELATIONSHIP BETWEEN PRECIPITATION
FACTOR AND FECAL COLIFORM CONTAMINATION
AT LAKES OF HUE CITADEL
Nguyen Minh Ky1, Nguyen Tri Quang Hung1,
Doan Thi Quynh Tram1, Bach Quang Dung2
1Nong Lam University of Ho Chi Minh City, Vietnam
2Viet Nam Meteorological and Hydrometeorological Administration, Ha Noi, Vietnam
Abstract: The aim of this study is to determine the influence of precipitation factors on Fecal co-
liform contamination at lakes of Hue Citadel. The investigation selected and monitored Fecal col-
iform at lakes such as Tinh Tam, Cay Mung, Tan Mieu and Ho Ve. Fecal coliform levels in the rainy
season were higher than the dry season’s results. This is explained by the high risk of microbial con-
tamination through urban runoff in the wet season. The correlation between rainfall and Fecal co-
liform showed by Pearson coefficient with R =0.626 (p<0.01). Linear relationship between Fecal
coliform and rainfall shown as: Fecal coliform = 33.840 + 4.108* Rainfall (R2 =0.392; F =19.372;
p<0.01). Lakes of Hue Citadel has affected by residential areas related to discharging pollutants into
the lake system which is significant in terms of historical and cultural relic aspects. Therefore, it is
necessary to make possibility solutions to prevent the increasing pollution and cause ecological im-
balance for these lakes.
Keywords: Fecal coliform, lake, Hue Citadel, rainfall, correlation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_minh_ky_1358_2178858.pdf