Tài liệu Nghiên cứu mô tả giải phẫu ống cổ chân trên xác ướp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 217
NGHIÊN CỨU MÔ TẢ GIẢI PHẪU ỐNG CỔ CHÂN TRÊN XÁC ƯỚP
Trương Trí Hữu*, Vũ Văn Thức*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng ống cổ chân là do chèn ép thần kinh chày sau trong ống cổ chân. Nghiên cứu trong nước
về vần đề này còn hạn chế và các nghiên cứu về giải phẫu mô tả ống cổ chân chưa có nhiều. Nghiên cứu mô tả chi
tiết về giải phẫu ống cổ chân sẽ được thực hiện trên đề tài này. Nghiên cứu này để hiểu biết về giải phẫu vùng ống
cổ chân giúp chẩn đoán và điều trị chèn ép các nhánh thần kinh trong ống này mà còn giúp trong phẫu thuật kết
hợp xương, cắt xương sửa trục và phong bế vô cảm theo rễ thần kinh.
Mục tiêu nghiên cứu: phẫu tích trên xác để mô tả chi tiết giải phẫu ống cổ chân
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả giải phẫu của ống cổ chân trên xác. Chúng tôi quan sát bóc
tách thần kinh chày và bó mạch chày sau trong ống cổ chân. Xác định hướng thần kinh chày so với trục xươn...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mô tả giải phẫu ống cổ chân trên xác ướp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 217
NGHIÊN CỨU MÔ TẢ GIẢI PHẪU ỐNG CỔ CHÂN TRÊN XÁC ƯỚP
Trương Trí Hữu*, Vũ Văn Thức*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng ống cổ chân là do chèn ép thần kinh chày sau trong ống cổ chân. Nghiên cứu trong nước
về vần đề này còn hạn chế và các nghiên cứu về giải phẫu mô tả ống cổ chân chưa có nhiều. Nghiên cứu mô tả chi
tiết về giải phẫu ống cổ chân sẽ được thực hiện trên đề tài này. Nghiên cứu này để hiểu biết về giải phẫu vùng ống
cổ chân giúp chẩn đoán và điều trị chèn ép các nhánh thần kinh trong ống này mà còn giúp trong phẫu thuật kết
hợp xương, cắt xương sửa trục và phong bế vô cảm theo rễ thần kinh.
Mục tiêu nghiên cứu: phẫu tích trên xác để mô tả chi tiết giải phẫu ống cổ chân
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả giải phẫu của ống cổ chân trên xác. Chúng tôi quan sát bóc
tách thần kinh chày và bó mạch chày sau trong ống cổ chân. Xác định hướng thần kinh chày so với trục xương
đỉnh mắt cá trong và lồi củ xương gót.
Kết quả: từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2016 chúng tôi phẫu tích 30 xác ướp cổ chân (bên phải 15; bên trái
15). Bó mạch thần kinh nằm khoang riêng dưới mạc giữ gân gấp. Vách lưới từ mặt trong xương gót đến mạc sâu
gân duỗi ngón cái dài tách thần kinh chày chia ra hai nhánh là gan chân trong và ngoài. Các nhánh này chia
nhánh vào mạc sâu gan bàn chân. Bó mạch thần kinh nằm tách riêng ra khỏi gân gấp ngón cái dài bởi một vách
xơ. Phân nhánh thần kinh chày liên quan ống cổ chân ở vị trí đoạn gần ống cổ chân 5 ca (16,67%); trong ống cổ
chân 22 ca (73,33 %), xa ống cổ chân 3 ca (10%). Khoảng cách trung bình từ thần kinh gan chân trong đến đỉnh
mắt cá trong là 26,90 ± 3,49 mm. Khoảng cách trung bình từ thần kinh gan chân ngoài đến lồi củ trong xương
gót là 30,52 ± 3,17mm.
Kết luận: Ống cổ chân nằm phía mắt cá trong dưới mạc sâu gân gấp. Trong ống cổ chân là một khoang chứa
bó mạch thần kinh chày sau. Thần kinh chày sau thường phân nhánh đoạn gần nơi áp sát động mạch chày sau.
Từ khóa: Ống cổ chân, thần kinh chày, thần kinh gan chân trong (ngoài).
ABSTRACT
ANATOMICAL DESCRIPTIVE STUDY OF TARSAL TUNNEL IN THE CADAVERS
Truong Tri Huu, Vu Van Thuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 217 - 222
Introduction: Tarsal Tunnel Syndrome results from entrapment of tibial nerve in the tarsal tunnel.
Research of Tarsal Tunnel Syndrome in Vietnam is not known and anatomic detailed description of tarsal tunnel
is not performed. This prompted us to undertake an anatomical detailed study of Tarsal Tunnel in the cadavers
available in this topic. Detailed knowledge of anatomy of tarsal tunnel is not only important from the point of view
of entrapment of tibial nerve and its branches but it may also serve to establish an anatomical guide for diagnosis
and therapy of diseases of tarsal region including fractures requiring osteosyntheses, ankle osteotomies and nerve
blocks in region anesthesia.
Purpose: to undertake a detailed descriptive study of Tarsal Tunnel in the cadavers available in
formaldehyde.
Method: descriptive study of detailed anatomy of tarsal tunnel in the cadavers. We observe the tibial nerve
and posterior tibial vessels within the Tarsal Tunnel. Confirmation of tibial nerve in relation to medio- malleo-
* Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu ĐT 0918591576 Email: truongtrihuu08@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 218
calcaneal tubercle axis was noted.
Results: From 11/2015 to 05/2016 we have dissected medial aspect of 30 cadaveric ankles (right: 15; left: 15).
Neurovascular bundle occupied a separate compartment deep to flexor retinaculum. Retinaculum septum was
from medial side of the calcaneus bone to deep fascia of longus abductor halluces tendon splited the tibial nerve
into parts of medial and lateral plantar nerves. Its superior and inferior borders and it merged with deep fascia of
foot. The neurovascular bundle that enclosed in a separate fibrous tunnel was separated from longus abductor
halluces tendons by fibrous septae. Tibial nerve bifurcated proximal to the tarsal tunnel in 5 cases (16.67%),
whereas 22 cases (73.33 %) the bifurcation of posterior tibial artery was at the middle of this tunnel and 3
cases(10%) was at the far end of tunnel. The average distance of medial plantar nerve from the medial malleolus
pole was 26.90 ± 3.49 mm. Lateral plantar nerve was placed at a distance of 30.52 ± 3.17mm from the medial
tubercle of calcaneus.
Conclusion: Tarsal tunnel is situated medial to the ankle lying deep to the flexor retinaculum, there is an
independent compartment (tarsal tunnel) which lodges the neurovascular bundle. Bifurcation of tibial nerve is
usually at a higher level (proximal) to that of posterior tibial artery
Keywords: Tarsal Tunnel, Tibial Nerve, medial (lateral) plantar nerve.
MỞ ĐẦU
Ống cổ chân là một ống sợi xương ở sau
dưới mắt cá trong. Thần kinh chày và các nhánh
khi đi qua ống cổ chân có thể bị chèn ép tạo nên
hội chứng ống cổ chân. Dấu hiệu lâm sàng của
hội chứng bao gồm đau ở mắt cá trong lan
xuống lòng bàn chân, vùng gót..., dị cảm, rối
loạn cảm giác ở vùng chi phối mặt lòng bàn chân
của thần kinh chày. Triệu chứng này thường
xuất hiện vào ban đêm, đau tăng khi đi lại và
gấp lòng bàn chân, yếu cơ gấp ngón cái... Nếu
hội chứng ống cổ chân được chẩn đoán xác định
thì phẫu thuật giải ép là phương thức điều trị
hiệu quả hội chứng ống cổ chân. Một số nghiên
cứu cho thấy kết quả tốt bằng phẫu thuật giải ép
ống cổ chân từ 79- 95%(1,2). Không giống như ống
cổ tay, ống cổ chân phức tạp hơn với phần giới
hạn trên và dưới của ống cổ chân khó xác định
chính xác. Hội chứng ống cổ chân được
Heimkes(6) phân thành hội chứng ống cổ chân
gần và hội chứng ống cổ chân xa. Trong đó hội
chứng ống cổ chân gần gây ra bởi chèn ép toàn
bộ thần kinh chày và hội chứng ống cổ chân xa
gây ra bởi chèn ép một hay nhiều nhánh tận của
thần kinh chày. Những biến thể dựa trên vị trí
giải phẫu này có thể gây ra triệu chứng
lâm sàng riêng.
Trên thực tiễn lâm sàng bệnh cảnh đau vùng
xương gót rất hay gặp và dễ bỏ quên chẩn đoán
nguyên nhân gây đau gót do hội chứng ống cổ
chân, dẫn đến không hiệu quả trong điều trị.
Vấn đề nghiên cứu giải phẫu định khu vùng ống
cổ chân sẽ giúp bổ sung chẩn đoán nguyên nhân
đau vùng gót do chèn ép ống cổ chân. Ngoài ra
các trường hợp phẫu thuật kết hợp xương để
điều trị gãy xương gót ít xâm nhập hay xuyên
đinh cố định ngoài vùng gót thường được thực
hiện trên lâm sàng sao cho an toàn, tránh tổn
thương nhánh thần kinh cảm giác vùng gót cũng
đặt ra vấn đề nghiên cứu giải phẫu về sự phân
bố thần kinh đi ra từ ống cổ chân. Gần đây hơn
các phẫu thuật nội soi khớp hỗ trợ điều trị bệnh
lý khớp dưới sên, cân gan chân đã đặt ra vấn đề
nghiên cứu giải phẫu về sự phân bố thần kinh
cùng các cấu trúc giải phẫu quanh gót. Ở Việt
Nam, việc nghiên cứu về giải phẫu thần kinh
chày và các nhánh của thần kinh chày trong ống
cổ chân làm nền tảng cho ứng dụng lâm sàng
còn bỏ ngõ. Từ thực tế này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu giải phẫu thần kinh chày và các
nhánh của thần kinh chày trong ống cổ chân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 219
Mục tiêu nghiên cứu
Phẫu tích trên xác mặt trong cổ chân mô tả
chi tiết giải phẫu ống cổ chân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: 30 chân (15 trái, 15
phải) của xác ướp formol người Việt Nam
trưởng thành tại bộ môn Giải Phẫu - Đại Học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Các bước tiến hành.
Dụng cụ thực hiện
Dụng cụ phẫu thuật thông thường, Thước đo
kĩ thuật số tính đến mm được sử dụng để đo
lường thông số (sai số 0,01mm). Mỗi số đo được
thực hiện 4 lần và tính trung bình các lần đo.
kính lúp 3.5X, máy chụp hình.
Phẫu tích.
Cố định xác: tư thế nằm ngửa, bàn chân
trung tính, xoay ngoài, để trên bàn phẳng.
Đường rạch da: một đường rạch da dọc,
khởi đầu trên mắt cá trong 15cm, đi xuống
cạnh mắt cá trong, tiếp tục đi xuống đến bề
mặt gan chân. Hai đường rạch ngang ở mỗi
đầu của đường rạch da dọc.
Bộc lộ mởống cổ chân: qua kính lúp bóc tách
da và mô dưới da cho tới khi thấy rõ thần kinh
chày và các nhánh của nó. Bóc tách tối thiểu để
thấy đường đi của bó mạch thần kinh và các
phân nhánh của nó.
Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới
của ống cổ chân, vách sợi phân cách ống gan
chân trong và ống gan chân ngoài. Mạc nông
và sâu cẳng chân được loại bỏ cùng với mạc
giữ gân gấp và mạc nông của cơ dạng ngón
cái. Bó mạch thần kinh được bao bọc trong bao
riêng của nó. Rạch tách riêng cấu trúc thần
kinh, mạch máu. Sau đó bộc lộ các phần cụ thể
của thần kinh chày ở phía trước, bên trong,
sau ống cố chân. Để thuận tiện quan sát các
nhánh tận. Cơ dạng ngón cái được cắt bỏ từ
nơi nguyên ủy ở xương gót, duy trì mạc sâu
của nó. Dùng kim xác định vị trí đỉnh mắt cá
trong và củ trong xương gót. Chọn một đường
tham chiếu (trục mắt cá trong - xương gót) từ
đỉnh mắt cá trong đến củ trong xương gót theo
mô tả của Dellon và Mackinnon(3).
Xác định
Khoảng cách từ vị trí phân nhánh thần kinh
chày thành thần kinh gan chân trong và thần
kinh gan chân ngoài đến trục mắt cá trong -
xương gót. Nguyên ủy của thần kinh gót trong.
Số lượng thần kinh gót trong. Khoảng cách từ vị
trí phân nhánh thần kinh gót trong đến trục mắt
cá trong - xương gót.Nguyên ủy của thần kinh
gót dưới. Số lượng thần kinh gót dưới. Đo
khoảng cách từ vị trí phân nhánh thần kinh gót
dưới đến trục mắt cá trong - xương gót; khoảng
cách từ thần kinh gan chân trong đến đỉnh mắt
cá trong dọc theo trục mắt cá trong - xương gót;
khoảng cách từ thần kinh gan chân ngoài đến củ
trong xương gót dọc theo trục mắt cá trong -
xương gót.
KẾT QUẢ
Từ tháng 11/2005 đến tháng 05/2016, tại Bộ
môn Giải phẫu Đại học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Trong 30 mẫu cổ chân của xác ướp formol
được phẫu tích.
Tuổi trung bình: 73,4 (56 -103) tuổi
Giới: nam: nữ = 60%: 40%.
Cổ chân được phẫu tích: Chân trái: chân phải
= 50%: 50%
Giới hạn mạc giữ gân gấp
Giới hạn mạc giữ gân gấp rất khó xác định.
Mạc giữ gân gấp liên tục bởi giới hạn trên của nó
với mạc sâu của cẳng chân và giới hạn dưới của
nó với các sợi nguồn gốc từ cơ dạng ngón cái và
cân gan chân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 220
Vách ngăn cách giữa thần kinh gan chân
trong và thần kinh gan chân ngoài.
Hình 1. Phân nhánh thần kinh chày trong ống cổ
chân.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy ở
khu vực cơ dạng ngón cái có một vách sợi liên
kết phân cắt thần kinh gan chân trong và thần
kinh gan chân ngoài. Vách sợi này bắt nguồn
từ mặt trong xương gót và gắn vào mạc sâu
của cơ dạng ngón cái,tạo thành cầu giữa cho
hai ống mô liên kết nơi có hai thần kinh gan
chân trong và thần kinh gan chân ngoài đi
qua. Mỗi ống có thể gây tình trạng chèn ép
riêng, điều này giải thích các triệu chứng khác
biệt trong hội chứng ống cổ chân.
Kết quả phân nhánh thần kinh chày liên
quan ống cổ chân ở vị trí đoạn gần ống cổ
chân 5 ca (16,67%); trong ống cổ chân 22 ca
(73,33 %), xa ống cổ chân 3 ca (10%). Phân
nhánh thần kinh chày theo Type I là 19 ca
(63,3%), Type II là 3 ca (10%), Type III là 3ca
(10%), Type IV là 5 ca (16,67%).
Thần kinh gót trong: số lượng nhánh thần
kinh gót trong là 1 có 14 ca (46,67%), 2 có 11 ca
(36,67%), 3 có 3 ca(10%), 4 có 2 ca (6,66%).
Phân nhánh thần kinh gót trong dựa theo
nguồn gốc xuất phát từ thần kinh chày có 26 ca
(86,68%), từ thần kinh gan chân ngoài 2 ca
(6,66%), từ thần kinh chày và thần kinh gan chân
trong 2 (6,66%).
Có 11 biến thể(kiểu mẫu) hiện diện của thần
kinh gót trong: 1 nhánh đơn từ thần kinh chày,
gần ống cổ chân chiếm 7 ca (23,33%), 1 nhánh
đơn từ thần kinh chày, trong ống cổ chân chiếm
5 ca (16,67%), 1 nhánh đơn từ thần kinh gan chân
ngoài, xa ống cổ chân chiếm 2 ca (6,67%), 2
nhánh từ thần kinh chày ở trong ống cổ chân
chiếm 6 ca (20%), 2 nhánh từ thần kinh chày, gần
ống cổ chân chiếm 2 ca (6,67%), 1 nhánh từ thần
kinh chày trong ống cổ chân và 1 nhánh từ thần
kinh chày gần ống cổ chân chiếm 1 ca (3,33%), 1
nhánh từ thần kinh chày gần ống cổ chân và 1
nhánh từ thần kinh gan chân trong trong ống cổ
chân chiếm 1 ca (3,33%), 3 nhánh từ thần kinh
chày, trong ống cổ chân, 3 nhánh từ thần kinh
chày chiếm 2 ca (6,67%), 2 nhánh trong ống cổ
chân và 1 nhánh gần ống cổ chân, 4 nhánh từ
thần kinh chày, gần ống cổ chân chiếm 1ca
(3,33%), 3 nhánh từ thần kinh chày trong ống cổ
chân và 1 nhánh từ thần kinh gan chân trong
trong ống cổ chân chiếm 1ca (3,33%)
Bảng 1. Khoảng cách từ điểm phân nhánh thần kinh
gót trong tới truc mắt cá trong – xương gót.
Thần kinh gót
trong
Số mẫu Khoảng cách trung bình (mm)
Xa ống 2 2,95 ± 1,01
Trong ống 31 11,67 ± 5,06
Gần ống 20 25,79 ± 5,32
Thần kinh gót dưới. Trong tất cả các mẫu
nghiên cứu luôn hiện diện 1 nhánh thần kinh gót
dưới.
Khoảng cách từ thần kinh gan chân trong
đến đỉnh mắt cá trong dọc theo trục mắt cá trong
xương gót trung bình là 26,00 mm
Khoảng cách từ thần kinh gan chân ngoài
đến củ trong xương gót dọc theo trục mắt cá
trong – xương gót trung bình là 30,52mm
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đồng ý với
các tác giả Havel(5), Dellon và Mackinnon(3) rằng
giới hạn mạc giữ gân gấp rất khó xác định. Mạc
giữ gân gấp liên tục bởi giới hạn trên của nó với
mạc sâu của cẳng chân, và bởi giới hạn dưới của
nó với các sợi nguồn gốc từ cơ dạng ngón cái và
cân gan chân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 221
Vấn đề liên quan đến bệnh lý hội chứng ống
cổ chân chi tiết giải phẫu có một vách ngăn giữa
thần kinh gan chân trong và thần kinh gan chân
ngoài tạo thành các ống riêng biệt cho mỗi thần
kinh đi qua. Mỗi ống có thể gây tình trạng chèn
ép riêng điều này giải thích các triệu chứng khác
biệt trong hội chứng ống cổ chân. Đồng thời qua
đó chúng tôi đề nghị: phẫu thuật giải ép ống cổ
chân triệt để bao gồm cắt luôn vách sợi này.
Phân nhánh thần kinh chày thành thần kinh
gan chân trong và thần kinh gan chân ngoài xảy
ra chủ yếu trong mạc giữ gân gấp chiểm tỉ lệ
73,33%. Phát hiện này tương đồng với hầu hết
với nghiên cứu của các tác giả khác(4,7,8,9). Có một
tỉ lệ nhỏ phân nhánh thần kinh chày xảy ra ở
đoạn gần ống cổ chân (16,67%). Sự phân nhánh
và đường đi của các nhánh này liên quan đến
bệnh tích của hội chứng ống cổ chân, do thiết
diện của một vùng mặt cắt ngang ống cổ chân
vùng này lớn hơn chỗ chứa thần kinh và phân
nhánh của nó thì không có chèn ép trong ống cổ
chân. Tần suất thấp của phân nhánh gần có thể
giải thích cho tỉ lệ thấp của hội chứng ống cổ
chân trong dân số chung.
Thần kinh gót trong có nhiều biến thể giải
phẫu: 11 biến thể. Gần 40% trường hợp thần
kinh gót trong xuất phát gần ống cổ chân có
thể ước đoán rằng gần 40% trường hợp hội
chứng ống cổ chân không có triệu chứng vùng
gót do nguồn gốc của thần kinh gót trong gần
với vị trí chèn ép.
Thần kinh gót trong xuất phát chủ yếu từ
thần kinh chày chiếm tỉ lệ 86,68%, ngoài ra có thể
xuất phát từ thần kinh gan chân ngoài (6,66%),
xuất phát từ thần kinh chày và thần kinh gan
chân trong (6,66 %) và xuất phát từ thần kinh
gan chân trong (6,66%). Có một nhánh thần kinh
gót trong trong 46,67% trường hợp, hai nhánh
trong 36,67% trường hợp, ba nhánh trong 10%
trường hợp, bốn nhánh trong 6,66% trường hợp.
Khoảng cách từ điểm phân nhánh thần kinh gót
trong đến trục mắt cá trong - xương gót trong
ống cổ chân trung bình là 11,67 mm, gần ống cổ
chân là 25,79 mm, xa trục mắt cá trong – xương
gót là 2,95 mm. Thông tin này về phân nhánh
thần kinh gót trong có thể hữu ích khi thực hiện
block thần kinh gót trong ở nguyên ủy của thần
kinh gót trong trong các trường hợp bệnh lý thần
kinh gót trong hoặc viêm cân gan chân. Thần
kinh gót dưới hiện diện trong 100% trường hợp
với chỉ một nhánh mỗi mẫu cổ chân, chủ yếu
xuất phát từ thần kinh gan chân ngoài (86,67%).
Khoảng cách từ điểm phân nhánh thần kinh gót
dưới đến trục mắt cá trong - xương gót trong
trường hợp gần trục trung bình là 6,65 mm, xa
trục trung bình là 4,93 mm. Kết quả của nghiên
cứu này cho thấy một khu vực xấp xỉ 25mm
dưới sau mắt cá trong và 30 mm trước trên từ củ
trong xương gót dọc đường tham.
KẾT LUẬN
Ống cổ chân nằm phía mắt cá trong dưới
mạc sâu, phần giới hạn trên và dưới của ống cổ
chân khó xác định. Trong ống cổ chân là một
khoang chứa bó mạch thần kinh chày. Thần kinh
chày thường phân nhánh đoạn gần nơi áp sát
động mạch chày sau. Bó mạch thần kinh mạch
máu được phân cách riêng với các bao gân khác
và được bao phủ trong ống riêng của nó. Tùy
vào thể tích khoang ống cổ chân và sự phân
nhánh thần kinh chày có thể dẫn đến hội chứng
ống cổ chân. Khi điều trị giải ép ống cổ chân
cũng phải giải ép theo các phân nhánh của nó thì
kết quả giải ép mới hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baxter DE, Pfeffer GB (1992), Treatment of chronic heel pain
by surgical release of the first branch of the lateral plantar
nerve.Clinical orthopaedics and related research, Vol 279, PP 229-
236.
2. Dellon AL (2008), Technique for determining when plantar
heel pain can be neural in origin.Microsurgery, Vol 28(6), pp
403-406.
3. Dellon AL, Mackinnon SE (1984), Tibial nerve branching in
the tarsal tunnel.Archives of neurology, Vol 41(6), pp 645-646.
4. Ghosh SK, Raheja S, Tuli A (2013), Potential sites of
compression of tibial nerve branches in foot: a cadaveric and
imaging study.Clinical Anatomy, Vol 26(6), pp 768-779.
5. Havel PE, Ebraheim NA, Clark SE, Jackson WT, DiDio L
(1988), Tibial nerve branching in the tarsal tunnel.Foot & Ankle
International, Vol 9(3), pp 117-119.
6. Heimkes B, Posel P, Stotz S, Wolf K (1987), The proximal and
distal tarsal tunnel syndromes.International orthopaedics, Vol
11(3), pp193-196.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 222
7. Joshi SS, Joshi SD, Athavale SA (2006), Anatomy of tarsal
tunnel and its applied significance.J Anat Soc India, Vol 55 (1),
pp52-56.
8. Kim DI, Kim YS, Han SH (2015), Topography of human ankle
joint: focused on posterior tibial artery and tibial
nerve.Anatomy & cell biology, Vol 48(2), pp130-137.
9. Torres AL, Ferreira MC (2012), Study of the anatomy of the
tibial nerve and its branches in the distal medial leg.Acta
ortopedica brasileira, Vol 20(3), pp 157-164.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mo_ta_giai_phau_ong_co_chan_tren_xac_uop.pdf