Tài liệu Nghiên cứu mật độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp đối với cây lúa khang dân 18 trên đất xám bạc màu Hiệp Hòa Bắc Giang: 13
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP
ĐỐI VỚI CÂY LÚA KHANG DÂN 18 TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU HIỆP HÒA BẮC GIANG
Đàm Thế Chiến1, Trần Thị Thu Trang1,
Hồ Quang Đức2, Nguyễn Xuân Lai2, Nguyễn Tuấn Điệp3
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Khang dân 18 (KD18) trên vùng
đất xám bạc màu được thực hiện với hai thí nghiệm riêng rẽ trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014 và 2015 tại huyện Hiệp
Hoà, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại với 5 công thức mật độ và
5 công thức phân bón. Kết quả thí nghiệm xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa KD18 là 30 khóm/m2 trong cả
hai vụ Xuân và Mùa. Mặc dù số bông/m2 ở mật độ 30 - 40 khóm/m2 thấp hơn so với mật độ 50, 60 khóm/m2, nhưng số
hạt chắc trên bông và khối lượng 1.000 hạt cao hơn, nên năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê, đạt 70,1 - 72,8 tạ/ha
vụ Xuân và...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mật độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp đối với cây lúa khang dân 18 trên đất xám bạc màu Hiệp Hòa Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ CẤY VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN THÍCH HỢP
ĐỐI VỚI CÂY LÚA KHANG DÂN 18 TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU HIỆP HÒA BẮC GIANG
Đàm Thế Chiến1, Trần Thị Thu Trang1,
Hồ Quang Đức2, Nguyễn Xuân Lai2, Nguyễn Tuấn Điệp3
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định mật độ cấy và liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Khang dân 18 (KD18) trên vùng
đất xám bạc màu được thực hiện với hai thí nghiệm riêng rẽ trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2014 và 2015 tại huyện Hiệp
Hoà, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại với 5 công thức mật độ và
5 công thức phân bón. Kết quả thí nghiệm xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa KD18 là 30 khóm/m2 trong cả
hai vụ Xuân và Mùa. Mặc dù số bông/m2 ở mật độ 30 - 40 khóm/m2 thấp hơn so với mật độ 50, 60 khóm/m2, nhưng số
hạt chắc trên bông và khối lượng 1.000 hạt cao hơn, nên năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê, đạt 70,1 - 72,8 tạ/ha
vụ Xuân và 62,1 - 64,7 tạ/ha vụ Mùa. Nghiên cứu cũng khẳng định với giống lúa KD18 trên đất xám bạc màu ở công
thức 2 với lượng bón cao nhất (vụ Xuân bón 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O; vụ Mùa bón 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O)
cho năng suất đạt cao nhất (65,9 tạ/ha ở vụ Xuân và 57,5 tạ/ha ở vụ Mùa); tuy nhiên ở mức bón giảm 10% và 20%,
năng suất tuy giảm nhưng sự sai khác vẫn nằm trong sai số thí nghiệm.
Từ khóa: Giống lúa KD18, mật độ, Hiệp Hoà, đất xám bạc màu
1 Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du
2 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 3 Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệp Hòa là huyện thuần nông, trong đó lúa là
cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp và
phần lớn là canh tác trên đất xám bạc màu. Trong
nhiều năm qua, người dân Hiệp Hòa, Bắc Giang
chủ yếu sử dụng giống lúa Khang dân 18 trong sản
xuất. Đây là giống lúa thuần cho năng suất cao và ổn
định, chất lượng gạo phù hợp nhu cầu của người tiêu
dùng; giá giống rẻ, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại, thời
gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu mùa vụ
Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng suất lúa KD18
trên địa bàn huyện Hiệp Hòa năm 2012 và 2013
(Niên giám thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2012;
2013) chỉ đạt từ 51,2 - 53,6 tạ/ha ở vụ Xuân và 45,3 -
47,6 tạ/ha ở vụ Mùa (thấp hơn rất nhiều so với tiềm
năng năng suất của giống). Nguyên nhân là do mật
độ cấy không hợp lý. Đối với cây lúa nếu cấy với mật
độ quá thưa thì năng suất lúa giảm, cấy với mật độ
quá dày thì không phát huy được khả năng đẻ nhánh
của giống, ảnh hưởng tới năng suất. Mặt khác, cấy
quá dày sẽ lãng phí giống, tốn công lao động, ruộng
lúa kém thông thoáng là điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh xuất hiện dẫn đến phải phun thuốc bảo vệ thực
vật nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái, hiệu quả sản xuất lúa giảm (Hoàng Văn
Phụ và ctv., 2012). Cùng với mật độ cấy thì liều lượng
phân bón cân đối và hợp lý là yếu tố quyết định để
nâng cao năng suất cây lúa. Theo Yoshida (1981),
liều lượng và cách bón phù hợp góp phần làm tăng
năng suất lúa và tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Nhưng hiện nay đa phần người dân sử dụng phân
bón chưa hợp lý nên năng suất chưa thực sự đáp ứng
được kì vọng. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn mật
độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp với điều kiện
canh tác của vùng là rất cần thiết trong sản xuất lúa
Xuân và lúa Mùa.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống lúa: Khang Dân 18 (là giống đang phổ
biến trên địa bàn nghiên cứu).
- Phân bón: Urê, supe lân và kali clorua.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa
Khang dân 18
Thí nghiệm xác định mật độ cấy thích hợp cho
giống lúa KD18 được thực hiện trong vụ Xuân và vụ
Mùa năm 2014 tại xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc
Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn toàn, 3 lần nhắc, gồm 5 mật độ: 20, 30, 40, 50
và 60 khóm/m2 trên nền phân bón 10 tấn P/C + 90 N
+ 90 P2O5 + 120 K2O kg/ha. Diện tích ô thí nghiệm
là 30 m2.
Chỉ tiêu theo dõi bao gồm, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất. Xử lý số liệu trên Excel và
phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.
2.2.2. Lựa chọn liều lượng phân bón hợp lý
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Lương Phong,
Hiệp Hòa, Bắc Giang. Thí nghiệm gồm 5 công thức
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần
nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 30 m2. Mật độ cấy
30 khóm/m2.
14
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân và vụ Mùa năm
2015.
5 công thức phân bón bao gồm: CT1: bón theo
khuyến cáo địa phương; CT2: bón phân cho năng
suất tối đa; CT3: giảm xấp xỉ 10% NPK so CT2; CT4:
giảm xấp xỉ 20% NPK so CT2; CT5: giảm xấp xỉ 30%
NPK so với CT2.
Mức phân bón ứng với các công thức
Công
thức
Vụ Xuân Vụ Mùa (giảm 10% so vụ Xuân)
P/C
(tấn)
N
(kg)
P2O5
(kg)
K2O
(kg)
P/C
(tấn)
N
(kg)
P2O5
(kg)
K2O
(kg)
CT1 10 90 90 120 10 90 90 120
CT2 10 110 80 120 10 100 70 110
CT3 10 100 70 110 10 90 65 100
CT4 10 90 60 100 10 80 60 90
CT5 10 80 50 90 10 70 50 80
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là
30 m2, mật độ cấy là 30 khóm/m2 với khoảng cách:
hàng ˟ hàng = 20 cm; cây ˟ cây = 16,7 cm.
- Chỉ tiêu theo dõi bao gồm các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất thực thu.
- Xử lý số liệu trên Excel và phân tích thống kê
bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện năm 2014 và 2015 tại
xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu xác định mật độ cấy phù hợp cho
giống lúa KD18
3.1.1. Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của
giống lúa KD18 trong thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy trong vụ
Xuân năm 2014, sau cấy 10 ngày, lúa ở tất cả các công
thức nghiên cứu đã bắt đầu đẻ nhánh. Sau cấy 30 - 40
ngày, số nhánh trên khóm đạt tối đa và cao nhất ở
công thức cấy 20 khóm/m2 (12,9 nhánh/khóm). Khi
cấy với mật độ thưa dần thì số nhánh/khóm cũng có
xu hướng giảm dần và thấp nhất ở công thức mật độ
60 khóm/m2 (chỉ đạt 4,9 nhánh/khóm). Từ thời điểm
sau cấy 40 ngày, các nhánh lúa đẻ sau đã bắt đầu tàn
lụi. Quan sát ở thời điểm 70 ngày sau cấy cho thấy,
số nhánh tàn lụi ít nhất là ở công thức cấy với mật độ
20 - 30 khóm/m2 (2,0 - 2,1 nhánh/khóm) và nhiều
hơn ở công thức cấy với mật độ 40 - 60 khóm/m2
(2,9 - 3,4 nhánh/khóm). Số nhánh hữu hiệu tỉ lệ
nghịch với mật độ cấy, cao nhất ở mật độ 20 khóm/m2
và thấp nhất ở mật độ 60 khóm/m2. Quy luật này cũng
đúng với các nghiên của các tác giả trước đây (Trần
Thị Bích Lan và ctv., 2014; Phạm Thị Vân, 2011).
Bảng 1. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa KD18
CT Mật độ (khóm/m2)
Số nhánh đẻ sau cấy
10
ngày
20
ngày
30
ngày
40
ngày
50
ngày
60
ngày
70
ngày
Nhánh hữu
hiệu
Vụ Xuân
1 20 4,2 8,6 12,5 13,9 12,2 11,2 10,8 9,6
2 30 4,3 7,7 9,3 10,1 9,7 8,5 8,1 7,1
3 40 4,0 7,5 8,9 9,7 8,8 7,6 6,8 5,7
4 50 4,3 7,3 8,7 9,4 8,3 6,9 6,1 5,0
5 60 4,1 7,1 7,8 8,3 7,9 6,6 4,9 4,9
CV (%) 5,7 4,6 5,3 5,1 4,4 4,9 5,6 5,5
LSD0,05 0,58 0,56 0,38 0,38 0,30 0,45 0,59 0,28
Vụ Mùa
1 20 7,3 18,8 20,6 16,3 13,7 10,1
2 30 7,3 18,4 18,0 13,4 10,8 7,5
3 40 6,7 16,4 15,7 9,7 7,6 6,3
4 50 6,4 14,9 14,6 8,7 7,0 5,9
5 60 6,4 14,9 14,3 7,9 6,3 5,4
CV (%) 3,4 4,7 5,1 4,9 3,9 4,5
LSD0,05 1,28 3,56 4,2 2,54 1,99 0,52
15
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của giống
lúa KD18 ở 5 mật độ cấy khác nhau trong vụ Mùa
cũng cho thấy: Sau cấy 10 ngày, ở tất cả các mật độ
cấy lúa đã bắt đầu đẻ nhánh rộ. Cấy ở mật độ càng
thưa thì số nhánh đẻ trên khóm càng nhiều và đạt
cao nhất ở mật độ 20 khóm/m2 (đạt 20,6 nhánh/
khóm ở thời điểm sau cấy 30 ngày) và thấp nhất ở
mật độ 60 khóm/m2 (đạt 14,9 nhánh/khóm ở thời
điểm sau cấy 20 ngày). Cấy thưa nhất (20 khóm/m2)
đạt số nhánh/khóm cao nhất ở thời điểm sau cấy 30
ngày, sau đó dần tàn lụi. Với tất cả các mật độ cấy
còn lại, số nhánh đạt tối đa ở thời điểm sau cấy 20
ngày và tàn lụi những giai đoạn tiếp theo. Như vậy,
khi cấy với mật độ quá thưa (20 khóm/m2) cây lúa sẽ
kéo dài thời gian đẻ nhánh so với cấy dày hơn.
Như vậy, đối với cây lúa KD18 ở cả vụ Xuân và
vụ Mùa việc cấy với mật độ dày sẽ không phát huy
được khả năng đẻ nhánh của giống KD18. Cấy thưa
sẽ phát huy tối đa khả năng đẻ nhánh của giống,
nhưng nếu cấy quá thưa thì số bông/m2 sẽ không đạt
ở mức tối ưu và sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của
cây sau này.
3.1.2. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KD18
Các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa chịu
tác động của nhiều yếu tố, trong đó có mật độ cấy.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
Ở chỉ tiêu số bông/m2 khi cấy với mật độ càng cao
số bông/m2 càng lớn và ngược lại, cụ thể: Với mật độ
cấy 60 khóm/m2 cho số bông/m2 đạt cao nhất (292,0
bông/m2 ở vụ Xuân và 290,7 bông/m2 ở vụ Mùa)
còn ở mật độ cấy 20 khóm/m2 số bông/m2 đạt thấp
nhất (193,3 bông/m2 ở vụ Xuân và 192,6 bông/m2
ở vụ Mùa).
Tuy nhiên, chỉ tiêu số hạt chắc/bông lại theo chiều
hướng ngược lại, đó là cấy với mật độ 20 khóm/m2
cho số hạt chắc đạt cao nhất (134,2 - 149,8 hạt
chắc/bông) và đạt thấp nhất ở mật độ 60 khóm/m2
(91,2 - 100,2 hạt chắc/bông). Như vậy có thể thấy, tỉ
lệ hạt chắc/bông có quan hệ nghịch với mật độ cấy;
số bông/m2 quan hệ thuận với mật độ cấy.
Về tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt, kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy đối với giống KD18 ở mật
độ 20 và 30 khóm/m2 tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng
nghìn hạt có chiều hướng cao hơn các mật độ khác,
tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.
Xét về năng suất của giống lúa KD 18 khi cấy với
mật độ khác nhau kết quả cho thấy: Cấy với mật độ
30 khóm/m2 cho năng suất đạt cao nhất (vụ Xuân
đạt 63,7 tạ /ha và vụ Mùa đạt 56,8 tạ/ha), còn ở mật
độ 20 và 60 khóm/m2 năng suất đều đạt thấp nhất
(năng suất thực thu đạt tương ứng ở vụ Xuân là 58,5
- 58,8 tạ/ha và vụ Mùa là 52,0 - 53,2 tạ/ha). Ở các
công thức còn lại sự sai khác đều nằm trong sai số
thí nghiệm.
Tổng hợp các mối quan hệ trên mật độ cấy của
giống KD18 trên đất xám bạc màu cho thấy mật độ
cấy hợp lí 30 khóm/m2 cho năng suất lúa cao nhất và
điều này thể hiện rõ ở cả vụ Xuân và vụ Mùa).
Bảng 2. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KD18 năm 2014
Mật độ
(khóm/
m2)
Tỉ lệ
hạt chắc
(%)
P1000
hạt
(gam)
Số
bông/
m2
Số hạt
chắc/
bông
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân
20 89,8 21,2 193,3 149,8 58,8
30 89,1 21,2 214,0 145,7 63,7
40 90,5 20,8 229,3 132,2 61,2
50 87,8 20,9 250,0 119,3 60,1
60 87,0 20,8 292,0 100,2 58,5
CV (%) 4,3 2,7 4,9 5,5 2,9
LSD0,05 3,36 0,2 22,14 18,52 3,3
Vụ Mùa
20 90,1 21,0 192,6 134,2 53,2
30 89,2 21,1 210,5 129,6 56,8
40 90,0 20,8 230,6 111,7 54,2
50 85,1 20,2 256,8 106,2 53,9
60 83,2 20,0 290,7 91,2 52,0
CV (%) 3,4 2,6 4,3 3,8 3,4
LSD0,05 1,33 0,22 26,99 11,1 2,84
3.2. Xác định lượng phân hóa học thích hợp bón
cho lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng trên
đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang
3.2.1. Quan hệ giữa phân bón với yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KD18 năm 2015
Ở vụ Xuân năm 2015, liều lượng phân bón có
ảnh hưởng rất rõ đến các yếu tố cấu thành năng suất
cũng như năng suất thực thu của cây lúa KD18, cụ
thể như sau:
- Về các yếu tố cấu thành năng suất: Công thức 2
có tỉ lệ số hạt chắc trên bông và số bông trên m2 cao
nhất (tương ứng 92,7% và 226,0 bông/m2).
- Về năng suất thực thu: kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy công thức 2 với lượng bón cao nhất cho
năng suất đạt cao nhất (65,9 tạ/ha), năng suất các
công thức 1, 3, 4 có giảm so với công thức 2 nhưng
sự sai khác không có ý nghĩa.
16
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Khi giảm 10% và 20% NPK thì năng suất giảm
0,8 - 1,6 tạ/ha, nhưng sự khác biệt này chỉ nằm trong
sai số. Tuy nhiên, nếu giảm 30% NPK thì năng suất
giảm rất rõ (4,4 tạ/ha) và chỉ đạt 61,6 tạ/ha.
Bảng 3. Quan hệ giữa phân bón
với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống KD18 vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015
CT
Tỉ lệ
hạt chắc
(%)
P1000
hạt
(gam)
Số
bông/
m2
Số hạt
chắc/
bông
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân
1 91,9 20,2 218,0 153,5 64,8
2 92,7 20,1 226,0 157,2 65,9
3 90,9 20,2 222,0 155,6 65,1
4 91,8 20,4 224,0 149,5 64,3
5 91,7 20,3 216,0 146,9 61,6
CV (%) 3,4 4,5 5,6 4,1 4,3
LSD0,05 1,95 0,34 34,68 16,35 2,97
Vụ Mùa
1 81,5 18,9 266,0 128,3 56,1
2 80,2 19,0 268,0 130,9 57,5
3 81,5 18,9 270,0 127,0 56,7
4 81,7 18,8 264,0 126,0 55,9
5 80,4 18,7 250,0 124,5 53,4
CV (%) 2,9 3,8 3,3 5,2 5,7
LSD0,05 2,8 0,33 19,18 12,58 2,82
Cũng như vụ Xuân, ảnh hưởng của các mức phân
bón đối với giống KD18 ở vụ Mùa cũng cho kết quả
tương tự, đó là năng suất thực thu và năng suất lý
thuyết đạt cao nhất ở công thức 2 (57,5 tạ/ha) và cao
hơn so với công thức khuyến cáo của địa phương
(56,1 tạ/ha) là 1,4 tạ/ha, tuy nhiên sự sai khác này
nằm trong sai số thí nghiệm.
- Các mức phân bón nghiên cứu cho thấy không
có sự sai khác rõ ở tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000
hạt. Tuy nhiên, số bông/m2 và số hạt chắc/bông có
xu hướng tương đương khi mức phân bón giảm.
So với CT1 thì năng suất ở CT2 đạt cao hơn (57,5
tạ/ha) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống
kê. Khi giảm lần lượt 10% và 20% NPK so với CT2
(CT3 và CT4) thì năng suất có chiều hướng giảm,
tuy nhiên sự sai khác chỉ nằm trong sai số thống kê
cho phép. Khi giảm 30% NPK thì năng suất giảm 4,1
tạ/ha, thấp hơn so với các công thức còn lại.
Như vậy, khi canh tác lúa KD18 trên nền bón 10
tấn phân chuồng + 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O cho 1 ha
ở vụ Xuân và 10 tấn phân chuồng + 99 N + 92 P2O5
+ 108 K2O cho 1 ha ở vụ Mùa, ta có thể giảm
10 - 20% NPK mà không ảnh hưởng đến năng suất.
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của đầu tư phân bón đối với
lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của đầu tư phân bón
đối với lúa KD18 trên đất xám bạc mạu, kết quả thể
hiện qua số liệu tại bảng 4.
Qua Bảng 4 cho thấy: Trong 4 công thức nghiên
cứu, công thức 1 (bón theo mức khuyến cáo tại địa
phương) cho lợi nhuận ở cả vụ Xuân và vụ Mùa thấp
nhất (tương ứng 20,636 triệu đồng và 15,970 triệu
đồng/ha).
Đối với giống lúa KD18 ở cả vụ Xuân và vụ Mùa,
công thức 2 có mức đầu tư phân bón tương đương
với CT1 (theo khuyến cáo của địa phương) nhưng
lợi nhuận cao hơn 481.000 - 661.000 đồng. Ở CT3
và CT4, khi giảm đầu tư phân vô cơ lần lượt 10% và
20% so CT2 thì lợi nhuận không giảm mặc dù tổng
thu thấp hơn nhưng vẫn cao hơn so với đầu tư theo
khuyến cáo địa phương. Tuy nhiên, khi giảm đầu
tư 30% NPK thì lợi nhuận giảm rất rõ so với CT1
(từ 398.000 - 426.000 đồng).
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của phân hóa học đối với giống lúa KD18 trên nền 10 tấn phân chuồng
Đơn vị: nghìn đồng/ha
Công thức
Vụ Xuân Vụ Mùa
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Tăng so với Đ/c Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Tăng so
với Đ/c
1 (Đ/c) 38,880 13,010 25,870 - 33,660 12,252 21,408 -
2 39,540 13,189 26,351 481 34,500 12,431 22,069 661
3 39,060 12,631 26,429 559 34,045 11,979 22,065 658
4 38,580 12,073 26,506 636 33,540 11,527 22,012 604
5 36,960 11,515 25,444 – 426 31,980 10,970 21,010 – 398
Ghi chú: Tổng thu: giá thóc bán: 6.000 đồng/kg. Tổng chi: giống 540.000 đồng/ha; đạm 9.000 đồng/kg; lân 3.500
đồng/kg; kali 9.000 đồng/kg; phân chuồng 400 đồng/kg; thuốc bảo vệ thực vật: 3.000.000 đồng/ha.
17
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Như vậy có thể thấy rằng việc giảm phân hóa học
đối với giống lúa KD18 là phù hợp để góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế trên đất xám bạc màu.
IV. KẾT LUẬN
Đối với giống KD18 trên vùng đất xám bạc màu
huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trong cả vụ Xuân
và vụ Mùa, cấy ở mật độ 30 khóm/m2 là thích hợp,
mặc dù số bông/m2 thấp hơn cấy dày, nhưng số hạt
chắc/bông nhiều hơn, khối lượng 1.000 hạt cao hơn
nên đạt năng suất cao hơn.
Trên đất xám bạc màu, bón 10 tấn P/C + 110 kg N
+ 80 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha ở vụ Xuân và 10 tấn
phân chuồng + 99 kg N + 72 kg P2O5 + 108 kg K2O/ha
ở vụ Mùa năng suất lúa KD18 đạt cao nhất. Tuy
nhiên, khi giảm tương ứng 10 - 20% phân khoáng
hiệu quả kinh tế giữa các công thức tương đương
nhau. Như vậy, đối với cây lúa KD18 trên đất xám
bạc màu mức bón 10 tấn P/C + 88kg N + 64 kg P2O5
+ 96 kg K2O/ha ở vụ Xuân và 10 tấn P/C + 79 kg N
+ 58 kg P2O5 + 86 kg K2O/ha ở vụ Mùa là phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Bích Lan, Lê Huy Hàm, Lê Hùng Lĩnh, Vũ
Đình Phượng, Nguyễn Duy Tâm, Lê Duy Hàm và
Nguyễn Thị Thục, 2014. Nghiên cứu tuyển chọn và
các biện pháp canh tác cho giống lúa DT57 năng
suất cao chống chịu bệnh bạc lá ở Bắc Giang. Tuyển
tập kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc Dự án Khoa
học công nghệ nông nghiệp No. 2283-VIE (SF). Nhà
xuất bản Nông nghiệp, tr. 68-75.
Phòng Thống kê huyện Hiệp Hòa, 2012. Niên giám
thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2012.
Phòng Thống kê huyện Hiệp Hòa, 2013. Niên giám
thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2013.
Hoàng Văn Phụ, Trần Thị Thu và Đặng Quý Nhân,
2012. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong
hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI-System of
rice intensification) trên đất không chủ động nước
tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Hội thảo Quốc tế
Định hướng nghiên cứu lúa thích ứng với biến đổi
khí hậu. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, tr. 338-348.
Phạm Thị Vân, 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa
Khẩu nậm xít tại Lào Cai. Tạp chí Khoa học & Công
nghệ, 85(09)/1: 89-92.
Suichi Yoshida, 1985 (Mai Văn Quyền dịch). Những
kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. Hà Nội.
Research on suitable planting density and fertilizer doses for rice variety
Khang dan 18 in grey-impoverished soil in Hiep Hoa, Bac Giang
Dam The Chien, Tran Thi Thu Trang,
Ho Quang Duc, Nguyen Xuân Lai, Nguyen Tuan Diep
Abstract
The study aimed at determining the suitable planting density and fertilizer doses for KD18 rice variety in the degraded
soil. This study was carried out with two separated experiments in Spring and Autumn seasons of 2014 and 2015
in Hiep Hoa district, Bac Giang province. The experiment was designed in RBC with 3 replications, 5 treatments
of densities and 5 treatments of fertilizers doses. The results showed that the most suitable density for KD18 was 30
hills/m2 in both seasons. Despites the number of panicles/m2 at density of 50 - 60 hills/m2 was lower than that of the
density 50 – 60 hills/m2, the number of filled grains/panicle and the weight of 1,000 grains were higher. As a result,
the productivity was significantly higher and reached 70.1 to 72.8 quintals/hectare in Spring season and 62.1 to 64.7
quintals/hectare in Autumn season. The study also indicated that rice variety KD18 grown in degraded soil had the
highest yield [65.9 quintals/ha in the Spring season and 57.5 quintals/ha in the Autumn season when applied the
highest dose of fertilizer (100 N + 80 P2O5 + 120 K2O in Spring season and 110 N + 80 P2O5 + 120 K2O in Autumn
season)]; however, when reduced the fertilizer dose by 10% and 20%, the yield decreased, but the differences were
within the experiment error.
Keywords: KD18 rice variety, planting density, Hiep Hoa, grey soil
Ngày nhận bài: 23/9/2018
Ngày phản biện: 29/10/2018
Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu
Ngày duyệt đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_0605_2209481.pdf