Nghiên cứu lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học quân sự

Tài liệu Nghiên cứu lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học quân sự: 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi dịch Việt-Anh, người dịch phải quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó có danh ngữ, vì giữa hai ngôn ngữ này có rất nhiều điểm khác biệt về mặt cấu trúc, trật tự từ, tiền tố, chính tố và phụ tố, văn hóa, ... Do vậy, bài báo này sẽ bàn đến một số lỗi điển hình mà học viên cấp phân đội Học viện Khoa học Quân sự thường gặp khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng như những nguyên nhân chính của vấn đề này. TRẦN LÊ DUYẾN*; TRẦN TUẤN ANH** *Học viện Khoa học Quân sự,  duyenletran@gmail.com **Học viện Khoa học Quân sự,  tuananh801706@gmail.com Ngày nhận bài: 18/7/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019 NGHIÊN CỨU LỖI DỊCH DANH NGỮ TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ 2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT BẢN DỊCH Lý thuyết dịch nói chung, tiêu chí đánh giá chất lượng của một bản dịch nói riêng vốn đã được bàn...

pdf17 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi dịch Việt-Anh, người dịch phải quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó có danh ngữ, vì giữa hai ngôn ngữ này có rất nhiều điểm khác biệt về mặt cấu trúc, trật tự từ, tiền tố, chính tố và phụ tố, văn hóa, ... Do vậy, bài báo này sẽ bàn đến một số lỗi điển hình mà học viên cấp phân đội Học viện Khoa học Quân sự thường gặp khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng như những nguyên nhân chính của vấn đề này. TRẦN LÊ DUYẾN*; TRẦN TUẤN ANH** *Học viện Khoa học Quân sự,  duyenletran@gmail.com **Học viện Khoa học Quân sự,  tuananh801706@gmail.com Ngày nhận bài: 18/7/2019; ngày sửa chữa: 19/8/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019 NGHIÊN CỨU LỖI DỊCH DANH NGỮ TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ 2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT BẢN DỊCH Lý thuyết dịch nói chung, tiêu chí đánh giá chất lượng của một bản dịch nói riêng vốn đã được bàn đến và nghiên cứu ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Phạm Thị Tố Thy (2012) đã nhận định rằng, ở Phương Đông, tiêu chí “tín, đạt, nhã” được dịch giả Nghiêm Phục đề xuất vào nửa cuối thế kỉ XIX tại Trung Quốc. Sau khi du nhập vào Việt Nam, quan niệm này có sự ảnh hưởng khá lớn đến các TÓM TẮT Dịch thuật nói chung, Việt-Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Việt-Anh đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để có được một bản dịch Việt-Anh theo đúng ba tiêu chí “tín, đạt, nhã”, đòi hỏi người dịch phải hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một văn bản dịch Việt-Anh, bao gồm kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, diễn ngôn, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, đối chiếu ngôn ngữ, văn hoá, khả năng tư duy, tổng hợp, kiến thức xã hội, vốn sống; trong đó có danh ngữ bởi hai ngôn ngữ này có khá nhiều điểm khác biệt. Do vậy, bài báo này chỉ ra 16 lỗi điển hình của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh và 6 nhóm nguyên nhân chính của việc mắc những lỗi điển hình này thông qua việc chọn ngẫu nhiên 50 bài thi dịch giữa kỳ của 8 lớp học dịch, điều tra 168 và phỏng vấn 15 học viên. Từ khóa: dịch Việt-Anh, lỗi dịch danh ngữ, ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ đích, tiêu chí, chất lượng 44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật thế hệ dịch giả Việt Nam và trở thành chuẩn mực để đánh giá một văn bản dịch. Những tiêu chí này giúp người dịch đảm bảo tính chính xác toàn diện của văn bản trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của nguyên tác. Tuy nhiên, trong quá trình dịch, dịch giả khó có thể đạt được tính thống nhất toàn diện từ nội dung, ngữ nghĩa đến phong cách diễn đạt với nguyên tác như dịch giả nổi tiếng Cao Xuân Hạo (2006, tr.1) đã từng nhận định: “Khó lòng có thể nói rằng, phàm là một bản dịch thì nhất thiết phải có cái văn phong được gọi là 'nhã'. Nếu nguyên bản không 'nhã', mà lại gồ ghề thô lỗ, thì bản dịch 'nhã' chắc chắn là sẽ không thực hiện được chữ 'tín', và sẽ nảy sinh một mâu thuẫn đối kháng ngay trong nội bộ của tiêu chuẩn được đề ra”; hay “Ngay cả chữ 'đạt' cũng có một nội dung rất khó hiểu, khiến ta phải tìm xem những người lấy chữ 'đạt' làm tiêu chuẩn, họ hiểu chữ 'tín' như thế nào” hay “dịch sát từng chữ là cách tốt nhất để dịch sai hoàn toàn”. Hơn nữa, các tác giả Cao Xuân Hạo (1991) và Nguyễn Thiện Giáp (1999) (trích trong Triệu Thu Hằng, 2017) nhận định rằng dịch thuật còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh như xã hội, thái độ, giá trị và niềm tin của người tham gia giao tiếp, mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp. Ở phương Tây, nhiều tác giả cho ra đời nhiều tác phẩm liên quan đến dịch thuật và các tiêu chí đánh giá chất lượng một văn bản dịch. Massoud (1988) đặt ra các tiêu chí cho một bản dịch tốt gồm: (1) dễ hiểu; (2) gãy gọn và lưu loát; (3) có sử dụng các cụm từ phổ biến hoặc thành ngữ; (4) truyền đạt được sự tinh tế của văn bản gốc; (5) phân biệt được ngôn ngữ ẩn dụ và ngôn ngữ văn chương; (6) tái hiện lại bối cảnh văn hóa/lịch sử của văn bản gốc; (7) đạt được tiêu chí dịch ở những chữ viết tắt, các từ, cụm từ phiếm chỉ, có vần điệu rõ ràng và (8) truyền tải được ý nghĩa của văn bản gốc. Chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ Shafey (1985) lại đưa ra các tiêu chí khác cho một bản dịch tốt, bao gồm ba nguyên tắc chính: (1) Đảm bảo kiến thức về ngữ pháp, từ vựng của ngôn ngữ nguồn, hiểu biết sâu sắc về văn bản dịch; (2) Thể hiện được năng lực của người dịch trong việc chuyển thể văn bản ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích và (3) Giữ nguyên được phong cách hoặc văn phong của văn bản gốc và truyền tải được thông điệp của văn bản dịch. Từ một quan điểm khác, Menoufy (1982) tập trung vào sự khác biệt giữa các loại dịch khác nhau. Ông chỉ ra rằng có tám cách đánh giá: dịch chính xác từng từ và từng cụm từ một, dịch sát nghĩa, dịch trung thực, dịch ngữ nghĩa, dịch bản địa hóa, dịch tự do, dịch thành ngữ, dịch giao tiếp. Hai tác giả trên quan tâm đến tín, đạt và nhã, chưa nói rõ đến tiêu chí văn hóa trong dịch thuật bởi lẽ một bản dịch tốt phải truyền tải được các ý tưởng của văn bản gốc cũng như các đặc điểm cấu trúc và văn hóa của văn bản gốc. Với quan điểm này, Massoud (1988) đặt ra các tiêu chí cho một bản dịch có chất lượng: ngôn ngữ phải dễ hiểu, gãy gọn, lưu loát, truyền tải được sự tinh tế của văn bản gốc, phong cách ngôn ngữ, có khả năng tái tạo lại bối cảnh văn hóa, lịch sử của văn bản gốc, truyền tải đầy đủ nội dung những từ viết tắt, và các từ, cụm từ phiếm chỉ, vần điệu và truyền tải được đầy đủ nghĩa của văn bản gốc. Như vậy, Massoud đã đề cập đến nhiều tiêu chí hơn, đặc biệt là ông quan tâm đến yếu tố văn hóa, lịch sử. Tác giả Toury (1995) nhận định rằng, chất lượng bản dịch được thể hiện thông qua hình thức và chức năng bên trong hệ thống văn bản và văn hoá của ngôn ngữ đích. Toury tập trung phân tích, đánh giá bản dịch và hệ thống ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, ông chưa nhận thấy rõ vai trò của cả văn bản nguồn lẫn văn bản dịch. Nhà nghiên cứu dịch thuật House (2015) lại đưa ra những tiêu chí đánh giá văn bản dịch dựa trên chức năng dụng học thông qua đánh giá việc mô tả về ngôn ngữ, văn bản và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học như từ vựng, cú pháp, phương tiện liên kết văn bản, thể loại văn bản, cảnh huống, văn hóa. Như vậy, các tiêu chí đánh giá văn bản dịch của House cho thấy tính ưu việt hơn so với các tác giả trước đây, vì việc đánh giá văn bản dịch được tiến hành trên phương diện ngôn ngữ, yếu tố văn bản và văn hóa. 45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu dịch thuật đều quan tâm đến các tiêu chí chính mà một bản dịch cần đạt được đó là: tín, đạt, nhã và sự tái tạo ngôn ngữ và văn hóa. Vậy nên, ngay tại Học viện Khoa học Quân sự, việc đánh giá tiêu chí một văn bản dịch đều dựa trên các tiêu chí tín đạt nhã của phương Đông và House (2015) để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch Việt-Anh và Anh-Việt. 3. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG DỊCH VIỆT-ANH 3.1. Định nghĩa lỗi dịch Zeini (1994) đưa ra một danh sách về định nghĩa lỗi có thể gặp trong dịch thuật: Lỗi dịch là sự bất hợp lý trong dịch gây ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa của văn bản gốc. Chúng được chia nhỏ thành nhiều loại như ngược nghĩa, sai nghĩa, không có nghĩa, mất nghĩa, thêm, bớt, chưa giải quyết được những mối tương quan ngôn ngữ và những biến đổi về mặt ngôn ngữ chưa hợp lý về lối hành văn, phong cách,.... Hơn nữa, lỗi về dịch còn là sự bất hợp lý trong dịch, gây ảnh hưởng đến cách diễn đạt ở ngôn ngữ nguồn như chính tả, ngữ pháp, từ vựng, chủ đề, và phong cách. Tóm lại, những lỗi trong dịch là sự bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến sự truyền tải của cả chức năng chính và chức năng thứ yếu của văn bản nguồn. 3.2. Một số lỗi trong dịch Việt-Anh Newmark (1981) đơn thuần chia các lỗi thường gặp trong dịch thành hai loại: lỗi quy chiếu và lỗi ngôn ngữ. Lỗi quy chiếu bao gồm toàn bộ các lỗi liên quan đến thực tế và thông tin trong thế giới hiện thực. Mặt khác, lỗi ngôn ngữ lại bắt nguồn từ sự không hoàn thiện trong ngôn ngữ nguồn và bao gồm các lỗi trong lựa chọn từ, kết hợp ngữ và đặc ngữ. Trong khi đó, Hiệp hội Dịch thuật Hoa Kỳ (ATA) (2013) được trích trong Hoàng Anh Nguyện (2015) đưa ra 22 loại lỗi có thể được sử dụng như những tiêu chí đánh giá chất lượng bản dịch của các dịch giả chuyên nghiệp như: (1) Bài dịch chưa hoàn chỉnh; (2) Chữ viết không đọc được; (3) Hiểu sai nghĩa văn bản gốc; (4) Dịch sai sang văn bản gốc; (5) Thêm hoặc bớt thông tin; (6) Dịch sai thuật ngữ; (7) Lối hành văn không rõ ràng; (8) Dịch quá tự do; (9) Dịch quá bám sát nguyên văn, dịch từng từ một; (10) Chọn từ sai; (11) Không nhất quán trong cách chọn từ; (12) Không dựa vào chuỗi diễn ngôn; (13) Diễn đạt ý, câu tối nghĩa; (14) Ngữ pháp không chính xác; (15) Cú pháp không chính xác; (16) Dấu câu không phù hợp; (17) Sai lỗi chính tả; (18) Sử dụng sai dấu trọng âm và các dấu phụ khác; (19) Sử dụng sai phong cách; (20) Sử dụng sai dạng của từ; (21) Sai cách tiếp cận và (22) Không tiếp cận đúng đối tượng người đọc. Tuy nhiên, những lỗi này dường như chỉ tập trung vào khía cạnh ngôn ngữ của dịch và tập trung nhiều hơn đến những lỗi ở cấp độ câu thay vì cấp độ toàn bộ văn bản. Các tác giả Dương Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Cẩm Xuyên (2010), Lê Phương Lan (2006), Nguyễn Văn Tuấn (2006), Hoàng Văn Vân (2001), Nguyễn Hồng Cổn (2001), Nguyễn Hải Hà, Chu Thị Huyền Mi, Trần Thị Bích Ngọc (2015) và Hoàng Anh Nguyện (2015) đã chỉ ra những lỗi cơ bản trong dịch Việt-Anh đó là lỗi ngôn ngữ, lỗi lĩnh hội và lỗi truyền tải, lỗi chuyển di tiêu cực của tiếng Việt, trật tự từ, lựa chọn từ, nghĩa của từ, thì, thể, thức, dạng, văn cảnh bất tương xứng từ cấp độ hình vị đến diễn ngôn, giới từ, văn hóa. Những tác giả này đã nghiên cứu khá đầy đủ về những lỗi cơ bản trong dịch Việt-Anh nói chung ở nhiều đối tượng khác nhau. Ở một nghiên cứu khảo sát lỗi dịch biển báo của các tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Diệu Hồng và Trần Thị Long (2017) chỉ ra những lỗi bản dịch theo các vấn đề như: chính tả, ngữ pháp, dấu câu, cách trình bày ngôn ngữ, dạng thức từ, lựa chọn từ vựng, cấu trúc không thống nhất trong cùng ngôn bản, cấu trúc không rõ nghĩa, nội dung dịch như dịch thiếu, dịch lặp hoặc dịch thừa thông tin, ngữ dụng và phong cách ngôn ngữ và chưa truyền tải hết mọi lớp nghĩa trong tiếng Việt. Các tác giả này có thiên hướng chú trọng nhiều vào việc phân tích nội dung văn bản và có chú ý đến phong cách ngôn ngữ, nhưng vẫn chưa quan tâm nhiều đến yếu tố văn hóa. 46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Như vậy, các tác giả trên đây đã nghiên cứu khá sâu về lỗi dịch phổ biến trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu những lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh ở đối tượng học viên cấp phân đội của Học viện Khoa học Quân sự vẫn chưa được tiến hành. Vì vậy, cần phải nhận dạng bức tranh tổng thể về lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà đối tượng người học thường gặp và tìm ra những nguyên nhân chính của vấn đề này. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự và những nguyên nhân chính của những lỗi đó. Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: (1) Học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường gặp những lỗi điển hình nào khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh? (2) Những nguyên nhân chính của những lỗi đó là gì? 5. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, 168 học viên ở 8 lớp học viên cấp phân đội chuyên ngành tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự được lựa chọn cho điều tra. Học viên đào tạo cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự đến từ nhiều vùng miền của cả nước, có tuổi đời từ 18 đến 24. Một số học viên đã trải qua hai năm nghĩa vụ quân sự. Tất cả học viên đều học chuyên ngành biên-phiên dịch ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, theo điều lệnh, điều lệ của Quân đội Nhân dân Việt Nam, học viên quân sự phải thực hiện đầy đủ 11 chế độ trong ngày, tất cả các hoạt động của học viên hoàn toàn gắn liền với doanh trại quân đội, không được ra ngoài và không được tự ý tiếp xúc với người nước ngoài, ngoại trừ các đợt giao lưu với các đoàn học viên quốc tế như Ấn Độ, Mỹ, ASEAN và Úc trong mấy năm gần đây. Vì vậy, học viên cấp phân đội vẫn chưa thực sự hiểu rõ mục đích việc học của mình, động cơ học tập chưa cao, chưa thực sự tự tin và chủ động trong học tập, phần nào ảnh hưởng đến kết quả học dịch của họ. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Ở nghiên cứu này, cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đều được sử dụng để tiến hành thu thập dữ liệu. Ba công cụ nghiên cứu được sử dụng đó là: (1) Phiếu điều tra gồm 55 câu hỏi, được thiết kế dựa trên thiết kế mẫu khảo sát của Likert (1932). Mỗi câu hỏi được chia thành năm mức: A. Hoàn toàn đúng, B. Đúng, C. Không hoàn toàn đúng, D. Sai, E. Hoàn toàn sai. Phiếu điều tra được phát cho 168 học viên ở 8 lớp. Nội dung của 55 câu hỏi được chia làm 3 phần, cụ thể như sau: Phần 1: Thông tin khái quát. Ở phần này đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn câu trả lời cho các câu hỏi từ 1 đến 4 với các nội dung lần lượt về lý do chọn học chuyên ngành tiếng Anh, nhận thức của bản thân về vai trò của việc học dịch Việt-Anh, tự đánh giá về năng lực học Việt-Anh và cảm nhận của bản thân về giờ học dịch Việt-Anh. Phần 2: Những lỗi thường gặp khi dịch danh ngữ Việt-Anh. Phần này gồm 26 câu hỏi: từ câu số 5 đến câu số 30 với nội dung hướng đến những lỗi mà học viên cấp phân đội thường gặp khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Phần 3: Nguyên nhân của những lỗi thường gặp. Phần này có 25 câu hỏi: từ câu 31 đến câu số 55, chứa các thông tin về nguyên nhân chính mà học viên cấp phân đội thường mắc lỗi khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự. (Xem thêm Phụ lục I). (2) 50 bài kiểm tra giữa kỳ của học viên cấp phân đội chuyên ngành tiếng Anh trong hai năm gần đây được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm tìm ra những lỗi điển hình của đối tượng này. Tất cả những bài kiểm tra giữa kỳ đều đã được 02 giảng 47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v viên khác nhau chấm theo tiêu chí chấm điểm cụ thể của môn học. (3) Phỏng vấn: 10 học viên được chọn ngẫu nhiên ở 8 lớp đang học dịch và 5 học viên đã tốt nghiệp khoa tiếng Anh - Học viện Khoa học Quân sự, hiện nay đang làm việc liên quan đến dịch thuật nhằm kiểm chứng những lỗi thường gặp và nguyên nhân mắc lỗi của họ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 7. NHỮNG LỖI DỊCH DANH NGỮ TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Sau khi phân tích 50 bài kiểm tra giữa kỳ của học viên theo mô hình của House (2015): phân tích theo chức năng ngôn ngữ, chức năng văn bản trong cảnh huống cả của ngôn ngữ nguồn lẫn ngôn ngữ đích, những lỗi điển hình về dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự được bộc lộ như sau: Trong tổng số 50 bài dịch, có 13 bài dịch tương đối tốt và chỉ mắc một số lỗi nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các bài dịch đã bộc lộ hầu hết những lỗi phổ biến như sau: (Biểu đồ 1) Từ biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ học viên mắc lỗi về mạo từ chiếm tỷ lệ cao nhất (176 lỗi/50 bài), tương ứng với 3.52 lỗi/bài. Vị trí thứ hai thuộc về trật tự từ, với 168 lỗi. Số lượng lỗi về sử dụng đúng dạng từ cũng cao xấp xỉ lỗi về trật tự từ, ở mức 164. Những lỗi về diễn đạt tối nghĩa, chọn từ, hiểu sai văn bản gốc, dịch sai văn bản gốc đều chiếm trên 100 lỗi. Ba vị trí tiếp theo: sử dụng sai mệnh đề tính ngữ rút gọn, danh từ ghép, chính tố, liên kết từ cũng chiếm tỷ lệ trung bình chung dao động từ 1.48 đến 1.74 lỗi/bài. Như vậy, tất cả 12 lỗi ở biểu bảng này đều là những lỗi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số 24 lỗi thu thập được. Kết quả điều tra cũng phần nào kiểm chứng được kết quả phân tích lỗi trên đây. Thực vậy, người tham gia nghiên cứu đã lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” cao ở các câu hỏi số 5 (dịch sai trật tự từ): 69 và 73; câu hỏi 6 (chọn sai từ): 81 và 72; câu hỏi 7 (diễn đạt sai): 112 và 53; câu hỏi 16 (sử dụng sai dạng của từ): 92 và 45; câu hỏi 17 (sử dụng sai chính tố hoặc không xác định được chính tố): 131 và 35; câu hỏi 19 (dịch sai văn bản nguồn): 103 và 51; câu hỏi 20 (dịch sai tiền tố): 64 và 38; câu hỏi 22 (dịch sai mạo từ): 124 và 18; câu hỏi 26 (dịch sai mệnh đề tính ngữ rút gọn): 74 và 53. Điều đang chú ý ở kết quả phỏng vấn là ở ba câu hỏi số 29 (dịch sai liên kết từ), câu hỏi 14 (hiểu sai nghĩa của văn bản nguồn) và câu hỏi 30 (dịch sai danh từ ghép), số lượng người tham gia nghiên cứu lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” thấp hơn so với kết quả phân tích lỗi khá nhiều khi so sánh với kết quả của các câu hỏi còn lại trong phiếu điều tra về những lỗi mà học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường gặp: 47 và 33; 29 và 63; 22 và 46. Tuy nhiên, về mặt tổng thể, kết quả của câu hỏi điều tra khá trùng với kết quả của phân tích lỗi, khi tổng số người tham gia nghiên cứu lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” rất cao. (xem Biểu đồ 2)Biểu đồ 1. 12 lỗi dịch danh ngữ điển hình nhất 48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Đối với biểu đồ 2, lỗi liên quan đến phong cách đứng ở vị trí cao nhất, với 69 lỗi. 88 là số lỗi dịch phân từ chủ động. Điều đáng chú ý ở đây là với hai cặp lỗi: thêm hoặc bớt thông tin và đại từ chỉ số lượng; chính tả và đại từ quan hệ trùng nhau khi cặp thứ nhất có 65 lỗi và cặp thứ hai có 59 lỗi. Vị trí cuối cùng của nhóm này thuộc về lỗi dịch phân từ bị động. Tóm lại, bảy lỗi này vẫn có tỷ lệ trung bình chung từ 1.14 đến 1.38. Kết quả câu hỏi điều tra ở nhóm này lại khá mâu thuẫn với kết quả phân tích lỗi khi số lượng học viên lựa chọn các câu trả lời “không hoàn toàn đúng”, “sai” và “hoàn toàn sai” khá cao ở các câu hỏi liên quan đến phong cách, đại từ chỉ số lượng, phân từ hiện tại “ing” và phân từ quá khứ “ed”. Cụ thể là, số lựa chọn lần lượt ở các câu hỏi này là 48, 23, 14; 76, 2, 9 và 51, 8, 9. Đặc biệt, với lỗi chính tả, có đến 141 học viên lựa chọn ba câu trả lời này. Trong khi đó, khi phân tích lỗi của 50 bài kiểm tra, lỗi chính tả chỉ đứng ở vị trí thứ năm trong nhóm này (59 lỗi). Hơn nữa, với câu hỏi số 12 (lỗi bỏ Từ biểu đồ 3 cho thấy, tỷ lệ học viên mắc năm loại lỗi này đều ở mức thấp, trung bình chung của tất cả các lỗi này đều ở dưới mức 0.98. Có sự trùng hợp đáng kể giữa tỷ lệ trung bình chung phân tích lỗi và kết quả của câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” ở ba câu hỏi điều tra liên quan đến các lỗi Biểu đồ 2. 07 lỗi dịch danh ngữ ở mức trung bình Biểu đồ 3. 05 lỗi dịch danh ngữ có mức thấp nhất thông tin), số lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” lại cao nhất trong nhóm này: 143 và 25, không có một học viên nào lựa chọn ba đáp án còn lại. Tuy nhiên, ở câu hỏi 13 (lỗi thêm thông tin), vẫn có 27 người tham gia nghiên cứu lựa chọn ba đáp án “Không hoàn toàn đúng” (20), “sai” (7) và “Hoàn toàn sai” (0). Như vậy, lỗi về thêm và bớt thông tin khi dịch là loại lỗi khá phổ biến, trong khi đó kết quả phân tích lỗi cho thấy hai loại lỗi này chỉ ở mức trung bình. Sự mâu thuẫn này cũng có thể lý giải bằng số lượng mẫu bài kiểm tra giữa kỹ được lựa chọn ngẫu nhiên và số mẫu điều tra chênh lệch nhau khá nhiều. Đối với các câu hỏi còn lại của nhóm này, kết quả phân tích lỗi và kết quả điều tra khá trùng hợp. (xem biểu đồ 3) 49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v hậu tố: (0.54 và 60), chữ viết (0.8 và 26) và danh từ số ít, số nhiều (0.54 và 100). Điểm nổi bật ở đây là trong số 50 bài kiểm tra giữa kỳ, chỉ có 27 bài có tính chất chuyên ngành quân sự ở hai học phần Dịch Quân sự 1 và 2. Do vậy, con số 49 lỗi về dịch sai thuật ngữ được phát hiện vẫn chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Điều này cũng được chứng minh qua kết quả của câu hỏi điều tra khi có tới 132/168 học viên chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng” cho câu hỏi số 18 (sử dụng sai nghĩa của thuật ngữ): 98 và 34. Bên cạnh đó, lỗi về văn hóa cũng chưa thể khẳng định được rõ nét khi số bài có nội dung liên quan đến yếu tố này được chọn ngẫu nhiên cũng rất thấp (8 bài). Như vậy, thoạt nhìn, biểu bảng này cho thấy tỷ số lỗi về văn hóa và thuật ngữ đều ở mức thấp, dưới 50 nhưng nếu được xét về mối tương quan về tỷ lệ bài có yếu tố chuyên ngành và văn hóa và số lượng bài có nội dung này thì tỷ lệ này khá cao. Tương tự, ở câu hỏi 11 (lỗi về dịch từ mang yếu tố văn hóa), chỉ có 19 người tham gia nghiên cứu lựa chọn đáp án “Không hoàn toàn đúng (12)”, “Sai (2)”, “Hoàn toàn sai (5)”. Tựu chung lại, tỷ lệ măc lỗi của phân tích lỗi và kết quả điều tra khá giống nhau, tuy nhiên do số lượng bài kiểm tra có ít thuật ngữ và yếu tố văn hóa nên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa hai công cụ nghiên cứu này. Tóm lại, thông qua kết quả phân tích lỗi và câu hỏi điều tra, có thể kết luận rằng, cả hai công cụ nghiên cứu khá trùng hợp với nhau về 19 lỗi mà học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường gặp. Đây là một nghiên cứu mang tính chuyên sâu khá cao, tuy nhiên, các câu trả lời phỏng vấn của người tham gia nghiên cứu chỉ đưa ra vẫn rất chung chung, không phản ánh được nhiều cho kết quả phân tích lỗi điển hình này; do vậy, công cụ nghiên cứu phỏng vấn không giúp nhiều cho việc kiểm chứng những lỗi điển hình mà học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường gặp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng đối tượng học viên này thường 16 lỗi điển hình nhất. 8. Nguyên nhân chính khiến học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường mắc lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh Qua khảo sát và phỏng vấn, có thể nhận định rằng việc mắc lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự được cắt nghĩa theo sáu nhóm sau đây: (1) Thiếu kiến thức nền Một trong những nguyên nhân chính khiến học viên mắc lỗi dịch danh ngữ là họ thiếu kiến thức nền về chủ đề dịch cũng như các yếu tố ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Việc thiếu thông tin về chủ đề này chủ yếu là do người học không chịu cập nhật thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay các thông tin thời sự chung. Vì vậy, hầu hết các chủ đề dịch đều gây trở ngại cho nhiều học viên khi dịch. Thực vậy, khi được hỏi “Khi học dịch danh ngữ Việt - Anh, đồng chí thường gặp những khó khăn gì? Theo đồng chí, nguyên nhân những khó khăn đó là gì?”, nhiều học viên đã khẳng định rằng họ thiếu kiến thức nền; đặc biệt là thiếu thông tin về chuyên ngành quân sự như học thuyết, lý luận quân sự và tiếng Anh thương mại (S1, S2, S3, S4, S9, S13, S13-Q2). Tương tự, ở câu hỏi 38: “Đồng chí không có kiến thức nền về chủ đề cần dịch”, có tới 121/168 học viên lựa chọn “hoàn toàn đúng” và “đúng” như ở biểu đồ 4 sau: Biểu đồ 4. Thiếu kiến thức nền về chủ đề dịch 50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Song song với yếu tố kiến thức về chủ đề dịch, việc thiếu kiến thức về ngôn ngữ cũng là một rào cản đối với học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự. Điều này được chứng minh rõ nhất thông qua kết quả của 10 câu hỏi điều tra liên quan đến yếu tố ngôn ngữ ở bảng 1. Bảng 1. Thiếu kiến thức nền về ngôn ngữ Câu hỏi Nội dung Kết quả Tỷ lệ phần trăm tương ứng Hoàn toàn đúng Đúng Không hoàn toàn đúng Sai Hoàn toàn sai Hoàn toàn đúng Đúng Không hoàn toàn đúng Sai Hoàn toàn sai 39 kiến thức cơ bản về ngữ pháp, đặc biệt là danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt còn hạn chế. 44 28 74 17 5 26,2 16,6 44 6,6 0 40 lượng từ vựng, đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành còn khiêm tốn. 63 56 38 11 0 37,5 33,3 22,7 6,5 0 43 chưa trau dồi đầy đủ kiến thức về danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. 20 65 29 37 17 11,9 38,7 17,27 22.3 10.1 44 chưa hiểu rõ bản chất của tiền tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 22 59 34 26 27 13,1 35,2 20,2 15,5 16 45 chưa hiểu rõ bản chất của hậu tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 29 36 57 23 23 17,3 21,4 33,9 13.7 13,7 46 chưa hiểu rõ bản chất của mệnh đề quan hệ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 37 18 64 38 11 22 10,7 38,1 22,6 6,6 47 chưa hiểu rõ bản chất của danh từ ghép trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 14 38 59 51 6 8,3 22,6 35,1 30,4 3,6 48 chưa hiểu rõ bản chất của mạo từ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 78 25 34 16 15 46,5 14,9 20,2 9,5 8,9 49 chưa hiểu rõ bản chất của chính tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 24 32 71 35 6 14,1 19 42,3 20,6 4 50 chưa hiểu rõ bản chất của trật tự từ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 129 32 2 5 0 76,8 19 1,3 2,9 0 Từ những thông số của bảng 1, có thể nhận định rằng việc người học không hiểu rõ bản chất của các thành tố ngôn ngữ như tiền bổ ngữ, chính tố, và hậu bổ ngữ của danh ngữ đều ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài dịch của họ. Thực vậy, có đến 76,8% số người tham gia nghiên cứu chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” cho câu hỏi cho rằng việc chưa hiểu rõ bản chất của trật tự từ là nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi dịch danh ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Điều này có thể được cắt nghĩa từ những yêu cầu khắt khe về trật tự từ trong danh ngữ của tiếng Anh. Vị trí cao thứ hai của sự lựa chọn đáp án “hoàn toàn đúng” thuộc về mạo từ, với 46,5%. Kết quả này cũng có thể được lý giải bằng sự phức tạp của mạo từ trong tiếng Anh. 37,5% là tỷ lệ của câu trả lời “hoàn toàn đúng” cho câu hỏi số 40 liên quan đến sự hạn chế về từ vựng, đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành do đây là lĩnh vực khó. Hơn nữa, chỉ có 16% học viên khẳng định rằng họ hiểu rõ bản chất của tiền tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm của số học viên lựa chọn các câu trả lời “chưa hoàn toàn đúng”, “sai” và “hoàn toàn sai” ở các câu hỏi còn lại như hậu 51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v tố, chính tố, mệnh đề quan hệ, danh từ ghép của danh ngữ dao động từ 0 đến 44. Điều này chứng tỏ rằng những nhân tố này cũng là những nguyên nhân khiến người học mắc lỗi khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Như vậy, học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường mắc lỗi dịch danh ngữ do thiếu kiến thức về chủ đề dịch cũng như chưa làm chủ được kiến thức về mặt ngôn ngữ. (2) Kiến thức trong giáo trình quá tải Nguyên nhân thứ hai cần đề cập đến đó là sự quá tải về kiến thức trong giáo trình. Thực vậy, khi được hỏi “Khi học dịch danh ngữ Việt - Anh, đồng chí thường gặp những khó khăn gì? Theo đồng chí, nguyên nhân những khó khăn đó là gì?”, nhiều học viên nhận định rằng phần dịch Việt-Anh trong các giáo trình, đặc biệt là giáo trình Dịch Quân sự rất bổ ích song khá thách thức vì tính hàn lâm quá cao; thậm chí rất khó vì kiến thức quá trừu tượng, nội dung quá tải (S1, S2, S3, S5, S9, S10-Q2). Những nhận định này còn được tái khẳng định bằng các câu hỏi điều tra khi có 143 sự lựa chọn đáp án “hoàn toàn đúng” ở câu hỏi “Kiến thức trong giáo trình quá tải” như biểu đồ 5 sau: (3) Áp lực thời gian Để giúp người học dịch tốt một văn bản dịch nói chung, dịch Việt-Anh nói riêng, giảng viên thường phải thực hiện nhiều công đoạn dẫn nhập bài giảng như nghiên cứu phân tích văn bản gốc, tìm tương đương của văn bản gốc ở văn bản nguồn, xác lập các cấu trúc ngôn ngữ, lựa chọn phương án tối ưu về mặt ngôn ngữ, văn hóa và văn bản sau đó chuyển tải ý sang văn bản nguồn nhưng vẫn phải đạt được cả ba yếu tố tín, đạt, nhã đối chiếu. Để thực hiện được những bước này, đòi hỏi phải có đủ thời gian để người học tiếp nhận, nắm được tinh thần của văn bản gốc; đồng thời, người học còn phải cần có thời gian để thực hiện các hoạt động sau dịch để ghi nhớ kiến thức và tạo thành kỹ năng, kỹ xảo. Tuy vậy, thời gian dành cho các bài giảng dịch thường không đủ để giúp người dạy và người học hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đơn cử giáo trình Dịch tiếng Anh Quân sự, thời lượng của hầu hết các bài rất dài (8-10 trang) nhưng chủ yếu chỉ được giảng dạy trong tám tiết. Điều này cũng là một rào cản cho cả người dạy và người học. Thật vậy, ở câu hỏi số 2 trong bài phỏng vấn, có ba câu trả lời liên quan đến không đủ thời gian: “thiếu thời gian mà lượng bài thì nhiều” (S2-Q2), “thiếu thời gian” (S4-Q2) và “thời gian cho mỗi bài quá ít” (S12-Q2). Song song với đó là kết quả của câu hỏi số 33 liên quan đến việc thiếu thời gian luyện dịch ở trên lớp, có 120/168 học viên lựa chọn “hoàn toàn đúng” và “đúng”. Như vậy, con số này cũng chiếm tỷ lệ phần trăm khá cao. Tóm lại, áp lực về mặt thời gian cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự. (4) Thiếu tự tin Một lý do nữa khiến học viên thường mắc lỗi khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh là thiếu tự tin. Số liệu thống kê ở biểu đồ 6 cho thấy có tới 39,2% số người tham gia nghiên cứu “hoàn toàn đồng ý” và “đồng ý” với câu hỏi điều tra “Đồng chí cảm thấy nản chí và xấu hổ khi bị giảng viên nhắc nhở và sửa lỗi trong quá trình học dịch” và chỉ có 13,6% số người tham gia nghiên cứu lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn sai” cho câu hỏi “Đồng chí biết mình mắc lỗi khi dịch nhưng không muốn sửa lỗi” như biểu đồ 6: Biểu đồ 5. Kết quả của câu hỏi 31 52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Hơn nữa, khi được hỏi: “Nếu đồng chí được học dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh một lần nữa, đồng chí sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn đó?”, có hai học viên nhấn mạnh đến vai trò của sự tự tin “.. em sẽ cố gắng tự tin hơn và học hành tích cực hơn..” (S6-Q5) và “tự tin rất quan trọng trong học tập, tính em hơi rụt rè nên em sẽ cố gắng để tự tin hơn” (S9-Q5). Như vậy, yếu tố thiếu tự tin cũng dẫn đến việc giảm chất lượng bài dịch, đặc biệt là dịch danh ngữ Việt-Anh. (5) Tư duy bằng tiếng Việt Tư duy bằng tiếng Việt là thói quen của khá nhiều học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự. Do thiếu kiến thức nền cũng như vốn từ vựng khiêm tốn và tư duy bằng tiếng Việt nên khi được giao bài dịch, họ thường dịch theo phương pháp dịch từng từ từng từ một. Một số học viên cũng thừa nhận rằng họ thường tư duy bằng tiếng Việt trước khi dịch sang tiếng Anh “.tư duy bằng tiếng Việt” (S3-Q2); “Có nhiều cụm từ mới, cụm danh từ riêng, thỉnh thoảng em lại dịch từng từ từng từ một, tư duy theo tiếng Việt.” (S10-Q2). Mặc dù số học viên lựa chọn câu trả lời “hoàn toàn đúng” cho câu hỏi 35 chỉ chiếm 42 trong tổng số 168 người tham gia nghiên cứu, nhưng kết quả của câu hỏi số 42 lại kiểm chứng sự ảnh hưởng của lối chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh bằng một con số khá ấn tượng: chỉ có 8 sự lựa chọn cho đáp án “không hoàn toàn đúng” và không có một học viên nào nhận kết quả “sai” và “hoàn toàn sai”. Như vậy, những thói quen này gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phản xạ trong khi dịch của các em cũng như làm gián đoạn quá trình dịch vì họ phải mất nhiều thời gian nghĩ, tra từ và thường làm mất đi nghĩa chính của văn bản gốc. (6) Động cơ và thái độ học tập chưa tốt Nguyên nhân này mang tính chi phối, quyết định tất cả các nguyên nhân ở trên. Trong khi nhiều sinh viên có mục đích học dịch rõ ràng, vẫn có một tỉ lệ không nhỏ học viên chưa có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy rằng mặc dù các môn dịch là môn chuyên ngành của tất cả học viên đang theo học tại Khoa tiếng Anh - Học viện Khoa học Quân sự, nhưng vẫn còn 22/168 người tham gia nghiên cứu chọn câu trả lời “Không quan trọng lắm” cho câu hỏi: “Theo đồng chí, dịch Việt-Anh vai trò”. Tương tự, ở câu hỏi “Động cơ học tập của đồng chí chưa thực sự cao”, vẫn còn 48 câu trả lời “hoàn toàn đúng” và “đúng”. Ngoài ra, ở cả câu hỏi 34 và 35, vẫn còn tồn tại câu trả lời “đúng’ và “hoàn toàn đúng” mặc dù tỷ lệ không cao. Điều này chứng tỏ rằng, động cơ học tập của học viên vẫn chưa thực sự cao. Biểu đồ 6. Kết quả câu hỏi 34 và 36 Biểu đồ 7. Kết quả câu hỏi 32, 34 và 35 Tóm lại, sau khi phân tích kết quả điều tra và phỏng vấn, có thể nhận định rằng có sáu nhóm nguyên nhân chính khiến học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường mắc lỗi khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v KẾT LUẬN Sau khi tiến hành điều tra 168 học viên, phỏng vấn 15 học viên và phân tích lỗi từ 50 bài kiểm tra giữa kỳ được lựa chọn ngẫu nhiên trong hai năm gần đây, có thể rút ra kết luận rằng học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự thường gặp 16 lỗi điển hình khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngoài ra còn có 7 lỗi ở tần suất trung bình và thấp. Cho dù kết quả phân tích lỗi và điều tra vẫn còn một số điểm mâu thuẫn nhưng xét về mặt tổng thể, các công cụ nghiên cứu đã hỗ trợ và kiểm chứng lẫn nhau khá lôgic. Đồng thời, sự không trùng khớp giữa các kết quả nghiên cứu này cũng được lý giải từ việc chênh lệch về số lượng lựa chọn mẫu bài kiểm tra giữa kỳ và câu hỏi điều tra. Tuy vậy, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được 6 nguyên nhân chính của việc học viên mắc 16 lỗi điển hình trên. Kết quả nghiên cứu này sẽ gợi mở cho nghiên cứu khác liên quan đến việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học dịch danh ngữ Việt-Anh cho học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự./. Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt Nguyễn Hồng Cổn. (2001). Về vấn đề tương đương trong dịch thuật. Tạp chí Ngôn ngữ, 11, 18-23. Nguyễn Hải Hà, Chu Thị Huyền Mi và Trần Thị Bích Ngọc. (2015). Các lỗi thường gặp trong bài dịch của sinh viên: nghiên cứu trường hợp tại Khoa Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 7 (237), 52-58. Cao Xuân Hạo. (2006). “Suy nghĩ về Dịch thuật”. Truy cập ngày 12/3/2019 tại php?Fl=archives/cxhaotranslationdo. Triệu Thu Hằng. (2017). Mô hình đánh giá chất lượng bản dịch và đề xuất đối với đánh giá dịch Anh - Việt. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 33(5), 37-46. Hoàng Anh Nguyện. (2015). Đề tài nghiên cứu khoa học: Những lỗi ngữ pháp và từ vựng thường gặp trong dịch Việt-Anh của học viên, sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự. Hà Nội: Học viện Khoa học Quân sự. Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Diệu Hồng, Trần Thị Long. (2017). Khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Anh trong các biển hướng dẫn du lịch tại một số điểm du lịch ở Miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu Nước ngoài, 33(2), 90-104. Lê Hùng Tiến. (2010). “Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh-Việt”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 26, 141-150. Phạm Thị Tố Thy. (2012). Quan niệm “Tín, Đạt, Nhã” và vấn đề dịch văn học chữ Hán trong nhà trường. Tạp chí Đại học Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012, 1-2. Hoàng Văn Vân. (2001). Về dịch thuật: Bình diện lịch sử. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 1, 1-3. Tiếng Anh Duong, T. T. H. and Nguyen, T. C. X. (2010). Common mistakes in learning translation subject by the second-year English majors at Dong Thap University - Unpublished thesis.. Dong Thap University. House, J. (2015). Translation Quality Assessment. Past and Present. New York: Routledge. Le, P. L. (2006). Unnaturalness in English-Vietnamese translation: causes and cures. Hanoi: Vietnam. Likert, R. A. (1932). A technique for the measurement of attitudes, Archives of Psychology, No. 22(140), 5-55. 54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Massoud M. (1988). Criteria of Good Translation. Oxford: Oxford University Press. Menoufy, E. A. (1982). A Communicative Approach to Translation: Discourse Analysis: Theory and Application. Cairo: CDELT. Newmark, P. (1981). Approaches to Translation. Oxford: Pergamon Press. Nguyen, T. H. A. (2002). Cultural effects on learning and teaching English in Vietnam. The Language Teacher, 26(1), 1-3. Available at Nguyen, V. T. (2006). Translation 1 and 2. Hue: Hue University. Shafey, E. (1985). Compounding in English and Arabic, Implications for Translation Methodology. M.A Thesis of Faculty of Arts, Cairo University. Toury, G. (1995). Descriptive Translation Studies and Beyond. Amsterdam & Philadelphia: John Benjamins Publishing. Tudor, I. (1987). Using translation in ESP. ELT Journal 41(4), 268-273. Tytler, A. F. (1978). Essay on the principles of translation. Amsterdam: Benjamins. Vo, L. T., & Nguyen, H. T. M. (2010). Critical Friends Group for EFL Teacher Professional Development. ELT Journal, 64(2), 205-213. Zeini, E. (1994). Criteria for the Evaluation of Translation: A Pragma-stylistic approach. PhD. Thesis of Faculty of Arts, Cairo University. A STUDY ON COMMON ERRORS ON TRANSLATING NOUN PHRASES FROM VIETNAMESE INTO ENGLISH COMMITTED BY MILITARY SCIENCE ACADEMY CADETS TRAN LE DUYEN, TRAN TUAN ANH Abstract: Translation in general, Vietnamese-English translation in particular is not only a kind of science and art but also a product of intellectual. Nowadays, Vietnamese-English translation has played a more and more crucial role in the our nation’s global integration. However, in order to satisfy the three key criteria (accuracy, clarity and naturalness) of a translated version from Vietnamese into English, translators should bear in mind that such factors as background knowledge of translation theory, phonology, grammar, semantics, lexicology, pragmatics, discourse analyses, contrastive analyses, culture, mindsets, living and processional experience; especially noun phrases have their role to play. Therefore, this article will portray 16 common errors on translating noun phrases from Vietnamese into English committed by Military Science Academy cadets and 6 typical causes of the mistakes via the employment of analyzing 50 randomly chosen midterm tests, 55 survey questionnaires on 168 respondents and 6 interview questions on 15 cadets. Keywords: Vietnamese-English translation, mistakes on noun phrase translation, source language, target language, criterion, quality Received: 18/7/2019; Revised: 19/8/2019; Accepted: 20/8/2019 55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v PHỤ LỤC I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Các đồng chí học viên, sinh viên thân mến! Được sự nhất trí của cấp trên và các cơ quan chức năng, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số lỗi thường gặp khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của học viên cấp phân đội tại Học viện Khoa học Quân sự” nhằm tìm ra những lỗi thường gặp về danh ngữ trong quá trình dịch Việt-Anh cũng như đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những lỗi thường gặp đó tại HVKHQS. Hiện nay các đồng chí đã hoàn thành tất cả các môn dịch trong chương trình học tập của mình; do vậy, các đồng chí sẽ là những ứng viên khảo sát phù hợp và vô cùng quý giá đối với chúng tôi. Vì vậy, rất mong các đồng chí bớt chút thời gian tái hiện lại thời điểm các đồng chí dịch Việt-Anh, đặc biệt là dịch danh ngữ Việt-Anh, trả lời trung thực và cởi mở các câu hỏi được chúng tôi thiết kế dưới đây. Câu trả lời của các đồng chí là vô cùng quan trọng. Chúng tôi xin đảm bảo rằng, những thông tin cũng như kết quả trả lời của các đồng chí sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Thông tin thu nhận được từ bản khảo sát này sẽ được xử lý và phân tích để giúp chúng tôi tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Phần 1: Thông tin khái quát 1. Đồng chí chọn học chuyên ngành tiếng Anh bởi vì: A. Đây là môn học ưa thích của đồng chí B. Đồng chí mong muốn tìm được công việc với thu nhập tốt sau này C. Xu hướng chung của xã hội là ai cũng cần biết tiếng Anh D. Học để lấy bằng E. Không biết chọn chuyên ngành nào khác 2. Theo đồng chí, dịch Việt-Anh có vai trò: A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Khá quan trọng D. Không quan trọng lắm E. Không cần thiết Tại sao đồng chí lại chọn đáp án trên ? 3. Tự đồng chí đánh giá về khả năng dịch Việt-Anh của mình là: A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Kém E. Rất kém 4. Đồng chí cảm thấy giờ học dịch ở trên lớp thế nào? A. Rất thú vị và thoải mái B. Khá thú vị và thoải mái C. Bình thường D. Không dễ chịu lắm E. Rất áp lực F. Ý kiến khác: 56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật Phần 2: Những lỗi thường gặp trong dịch danh ngữ Việt-Anh 5. Đồng chí thường mắc lỗi về trật tự từ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 6. Đồng chí thường mắc lỗi về chọn từ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 7. Đồng chí thường mắc lỗi về diễn đạt khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 8. Đồng chí thường mắc lỗi về sử dụng mệnh đề quan hệ, hoặc mệnh đề quan hệ rút gọn khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 9. Đồng chí thường mắc lỗi về sử dụng chính tố khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn saii 10. Đồng chí gặp khó khăn trong việc chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 11. Đồng chí thường mắc lỗi về dịch từ mang yếu tố văn hóa khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 12. Đồng chí thường bỏ thông tin khi đồng chí không tìm được tương đương trong dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 13. Đồng chí thường thêm thông tin khi không hiểu nghĩa của văn bản nguồn trong dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 14. Đồng chí thường hiểu sai nghĩa của văn bản nguồn khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn saii 15. Đồng chí thường sử dụng sai phong cách khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 16. Đồng chí thường sử dụng sai dạng của từ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 17. Đồng chí thường sử dụng sai chính tố hoặc không xác định được chính tố khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 18. Đồng chí thường sử dụng sai nghĩa của thuật ngữ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 19. Đồng chí thường dịch sai văn bản nguồn khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 20. Đồng chí thường dịch sai tiền tố khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 21. Đồng chí thường dịch sai hậu tố khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v 22. Đồng chí thường dịch sai mạo từ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 23. Đồng chí thường dịch sai đại từ chỉ số lượng khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 24. Đồng chí thường dịch sai danh từ số ít, số nhiều khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 25. Đồng chí thường dịch sai động từ dạng phân từ hiện tại “ing” hoặc động từ dạng phân từ quá khứ “ed”khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 26. Đồng chí thường dịch sai mệnh đề tính ngữ rút gọn khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 27. Đồng chí thường viết sai chính tả khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 28. Đồng chí thường viết ẩu khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 29. Đồng chí thường sử dụng sai liên kết từ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 30. Đồng chí thường sử dụng sai danh từ ghép khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai Đồng chí còn mắc lỗi nào khác khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh không? Nếu có, làm ơn chỉ rõ những lỗi đó: Phần 3: Nguyên nhân của những khó khăn 31. Kiến thức trong giáo trình dịch quá tải. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 32. Động cơ học tập của đồng chí chưa thực sự cao. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 33. Đồng chí không có đủ thời gian luyện tập dịch ở trên lớp. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 34. Đồng chí cảm thấy nản chí và xấu hổ khi bị giảng viên nhắc nhở và sửa lỗi trong quá trình học dịch. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 35. Đồng chí chủ yếu dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh từng từ từng từ một. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 36. Đồng chí biết mình mắc lỗi khi dịch nhưng không muốn sửa lỗi. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 37. Đồng chí chỉ tập trung dịch một lần duy nhất trên lớp. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v Dịch thuật 38. Đồng chí không có đủ kiến thức nền về chủ đề cần dịch. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 39. Kiến thức cơ bản về ngữ pháp, đặc biệt là danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt của đồng chí còn hạn chế. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 40. Lượng từ vựng, đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành của đồng chí còn khiêm tốn. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 41. Đồng chí không có nguồn tài liệu chính thống và phong phú để tham khảo và nghiên cứu giúp cho việc cải thiện chất lượng của bài dịch của mình. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 42. Đồng chí bị ảnh hưởng của lối chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 43. Đồng chí chưa trau dồi đầy đủ kiến thức về danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 44. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của tiền tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 45. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của hậu tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 46. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của mệnh đề quan hệ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 47. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của danh từ ghép trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 48. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của mạo từ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 49. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của chính tố trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn saii 50. Đồng chí chưa hiểu rõ bản chất của trật tự từ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 51. Lớp học dịch quá đông. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 52. Giảng viên chưa cung cấp đầy đủ kiến thức về danh ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 53. Giảng viên chưa thực sự nghiêm khắc trong việc giao bài tập dịch về nhà và kiểm tra việc hoàn thành bài tập của đồng chí. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 54. Đồng chí thường tận dụng mọi cơ hội ở trên lớp để học dịch, kể cả ngoài giờ học. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai 55. Đồng chí ít khi khi làm bài tập dịch, trừ khi được giảng viên yêu cầu. A. Hoàn toàn đúng B. Đúng C. Không hoàn toàn đúng D. Sai E. Hoàn toàn sai Theo đồng chí có nguyên nhân nào khác không? Nếu có, làm ơn chỉ rõ những nguyên nhân đó: Xin trân trọng cảm ơn! 59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) dịch thuật v PHỤ LỤC II CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỌC VIÊN 1. Là một học viên học tại Khoa tiếng Anh - HVKHQS, đồng chí cảm nhận về việc học dịch Việt-Anh, đặc biệt là dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh? 2. Khi học dịch danh ngữ Việt - Anh, đồng chí thường gặp những khó khăn gì? Theo đồng chí, nguyên nhân những khó khăn đó là gì? 3. Đồng chí thường mắc những lỗi nào khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh? 4. Đồng chí có cảm nhận gì về đội ngũ giảng viên giảng dạy bộ môn Dịch khi truyền đạt những kiến thức liên quan đến danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt? 5. Nếu đồng chí được học dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh một lần nữa, đồng chí sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn đó? 6. Theo đồng chí, đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý giáo dục cần làm gì để giúp học viên cấp phân đội tại HVKHQS đạt hiệu quả cao hơn khi dịch danh ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_loi_dich_danh_ngu_tu_tieng_viet_sang_tieng_anh_cua_hoc_vien_cap_phan_doi_tai_hoc_vien_kho.pdf
Tài liệu liên quan