Tài liệu Nghiên cứu kích thước bình thường của động mạch chủ ngực ở người Việt Nam: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
1
NGHIÊN CỨU KÍCH THƯỚC BÌNH THƯỜNG
CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Tuấn Vũ*, Phan Thanh Hải**, Đặng Vạn Phước*
TÓM TẮT
Khảo sát kích thước bình thường của động mạch chủ (ĐMC) ngực giữ vai trò quan trọng trong việc đưa
ra các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị nhất là đối với bệnh phình ĐMC ngực tại Việt Nam.
Tiến hành đo đạc đường kính ngang của ĐMC ngực trên 948 bệnh nhân từ 18 đến 80 tuổi cho kết quả :
Đường kính ngang trung bình của ĐMC ngực ở người Việt Nam trưởng thành trên siêu âm tim qua
thành ngực (TE), siêu âm tim qua thực quản (TEE) và trên chụp cắt lớp xoắn ốc (HCT) lần lượt là :
TE: ĐMC ngực lên (Asc Ao=27mm), Quai ĐMC (Arch=24mm), ĐMC ngực xuống (Desc Ao=22mm).
TEE: Asc Ao=27mm, Arch=23mm, Desc Ao=21mm.
HCT: Asc Ao=32mm, Arch=25mm, Desc Ao=24mm.
Kết quả...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu kích thước bình thường của động mạch chủ ngực ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
1
NGHIÊN CỨU KÍCH THƯỚC BÌNH THƯỜNG
CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Tuấn Vũ*, Phan Thanh Hải**, Đặng Vạn Phước*
TÓM TẮT
Khảo sát kích thước bình thường của động mạch chủ (ĐMC) ngực giữ vai trò quan trọng trong việc đưa
ra các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị nhất là đối với bệnh phình ĐMC ngực tại Việt Nam.
Tiến hành đo đạc đường kính ngang của ĐMC ngực trên 948 bệnh nhân từ 18 đến 80 tuổi cho kết quả :
Đường kính ngang trung bình của ĐMC ngực ở người Việt Nam trưởng thành trên siêu âm tim qua
thành ngực (TE), siêu âm tim qua thực quản (TEE) và trên chụp cắt lớp xoắn ốc (HCT) lần lượt là :
TE: ĐMC ngực lên (Asc Ao=27mm), Quai ĐMC (Arch=24mm), ĐMC ngực xuống (Desc Ao=22mm).
TEE: Asc Ao=27mm, Arch=23mm, Desc Ao=21mm.
HCT: Asc Ao=32mm, Arch=25mm, Desc Ao=24mm.
Kết quả trên bước đầu đóng góp vào việc nghiên cứu hình thái học và bệnh lý ĐMC tại Việt Nam.
SUMMARY
STUDY OF THE NORMAL AXIAL DIAMETERS OF THE THORACIC AORTA
IN VIETNAMESE POPULATION
Nguyen Tuan Vu, Phan Thanh Hai, Dang Van Phươc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 6 - No 1 - 2002: 31 - 36
Study of the thoracic aortic diameters is very important to find the diagnostic criteria and the optimized
treatment of aortic diseases, especially aneurysms of the Thoracic Aorta in Viet Nam.
The axial diameters of the Thoracic Aorta are measured on a population of 948 patients from 18 to 80
ages. The study demonstrates:
By TE : Asc Ao=27mm, Arch=24mm, Desc Ao=22mm.
By TEE : Asc Ao= 27mm, Arch=23mm, Desc Ao=21mm.
By HCT: Asc Ao=32mm, Arch=25mm, Desc Ao=24mm.
The result of study is basic for other morphological and pathological studies of the Thoracic Aorta in
Vietnamese population.
MỞ ĐẦU
Khảo sát kích thước và đặc điểm của động
mạch chủ (ĐMC) đã được thực hiện từ rất lâu bởi
các nhà giải phẫu học như Antoine de Saporta sau
đó là André Vesale vào khoảng 1550.
Tại Việt Nam gần đây cũng có những công
trình đo đạc kích thước ĐMC bình thường:
Nghiên cứu các dạng và dị dạng của động
mạch ở người Việt Nam của tác giả Lê Văn
Cường (1991).
Khảo sát đường kính ngang ĐMC bụng dưới
thận ở người Việt Nam của các tác giả Cao Văn
Thịnh, Lê Văn Cường, Văn Tần (2000).
Các công trình khoa học đó đã giúp đưa ra
những số đo bình thường của ĐMC làm nền tảng
cho việc đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý.
ĐMC ngực nằm sâu trong lồng ngực ở trung
thất sau nên có những hạn chế nhất định cho thăm
khám lâm sàng, chụp X quang qui ước, thậm chí
siêu âm tim qua thành ngực trong việc khảo sát
đặc điểm giải phẫu.
* Bộ Môn Nội Tổng Quát ĐHYD TP. HCM
** TT chẩn đoán Y Khoa MEDIC TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002 Nghiên cứu Y học
2
Trước đây ĐMC ngực chủ yếu được đo đạc
trên xác chết. Hiện nay với sự phát triển của khoa
học chúng tôi cố gắng vận dụng các phương tiện
chẩn đoán kỹ thuật cao sẵn có như siêu âm tim
qua thực quản (TEE), chụp cắt lớp điện toán xoắn
ốc (HCT) để đo đạc kích thước ĐMC ngực trên
người sống nhằm góp phần vào việc xác định kích
thước bình thường của ĐMC ngực ở người Việt
Nam.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân vào khám bệnh tại khoa
chẩn đoán hình ảnh Trung Tâm Chẩn Đoán Y
Khoa TP HCM trong thời gian một năm (1/ 2001
– 1/ 2002).
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân trẻ em dưới 18 tuổi,
bệnh nhân đến khám trong khung cảnh các
bệnh lý liên quan đến:
cao huyết áp,
xơ vữa mạch như đau thắt ngực,
nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não hoặc
các bệnh lý hay chấn thương liên quan
mạch máu.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang, mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
Siêu âm tim qua thành ngực (TE)
Máy KONTRON SIGMA IRIS đầu dò 2.8
MHz
Khảo sát mặt cắt cạnh ức trục dọc để đo ĐMC
ngực lên và mặt cắt trên ức để đo quai và ĐMC
ngực xuống.
Siêu âm tim qua thực quản (TEE)
Máy TOSHIBA SSH 140 A đầu dò biplane
5MHz
Mặt cắt dọc theo ĐMC ngực lên, mặt cắt
hướng ra sau đo ĐMC xuống, mặt cắt ngang quai
ĐMC.
Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc (HCT)
Máy TOSHIBA X VISSION-GX, kỹ thuật
chụp xoắn ốc, bề dầy lát cắt từ 5mm- 10mm, tiêm
cản quang tĩnh mạch (Telebrix, Ultravist)
Đo đường kính ĐMC ngực trên các lát cắt
theo trục ngang
Xử lý số liệu
Phần mềm thống kê SPSS 10.0 được sử dụng
để tính trung bình, độ lệch chuẩn số đo kích thước
ĐMC ở từng phương pháp
So sánh trị số trung bình giữa các phương
pháp đo.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu có 948 bệnh nhân, tuổi từ 18
– 80, nam/nữ =0,59
Siêu âm tim qua thành ngực : 682 bệnh nhân
Siêu âm tim qua thực quản : 135 bệnh nhân
Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc: 131 trường
hợp.
Bảng 1:
Số lượng Tuổi trung bình Nam/ nữ
TE 682 44 0.52
TEE 135 43 0.66
HCT 131 55 0.93
Tổng số 948 46 0.59
Đường kính ngang của ĐMC ngực trên siêu âm
tim qua thành ngực
Khảo sát trên 233 bệnh nhân nam: ĐMC ngực
lên (Asc Ao): X = 28mm; S = 2,65mm
Quai ĐMC (Arch): X = 25mm, S = 2,56 mm.
ĐMC ngực xuống (Desc Ao): X = 23mm, S =
2,73mm
Khảo sát trên 449 bệnh nhân nữ: ĐMC ngực
lên: X = 27mm; S = 2,38mm
Quai ĐMC: X = 24 mm, S = 2,69mm. ĐMC
ngực xuống: X = 22 mm, S = 2,56mm
Khảo sát 682 bệnh nhân không phân biệt giới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
3
tính: ĐMC ngực lên : X = 27mm, S = 2,58mm
Quai ĐMC: X = 24mm, S = 2,69mm. ĐMC
ngực xuống : X = 22mm; S = 2,67mm
Bảng 2: Tóm tắt kết quả đường kính ngang của ĐMC
ngực trên siêu âm tim qua thành ngực:
Nam Nữ Cả nhóm
Asc Ao 28mm 27mm 27mm
Arch 25mm 24mm 24mm
Desc Ao 23mm 22mm 22mm
Bảng 3: Đường kính ĐMC ngực theo chia theo lớp
tuổi
Đường kính ngang của ĐMC ngực trên siêu âm
tim qua thực quản
Khảo sát trên 54 bệnh nhân nam: ĐMC ngực
lên: X = 28mm, S = 2,08mm
Quai ĐMC: X = 24 mm, S = 2,28mm. ĐMC
ngực xuống: X = 22mm, S = 2,53mm
Khảo sát trên 81 bệnh nhân nữ: ĐMC ngực
lên: X = 26mm, S = 2,3mm
Quai ĐMC: X = 23mm, S = 2,41mm. ĐMC
ngực xuống : X = 21mm, S = 2,22mm
Khảo sát cả 135 bệnh nhân không phân biệt
giới tính: ĐMC ngực lên: X =27mm, S = 2,33mm
Quai ĐMC: X = 23mm, S = 2,44mm. ĐMC
ngực xuống : X = 21mm, S = 2,44mm
Bảng 4: Tóm tắt kết quả đường kính ngang của ĐMC
ngực trên siêu âm tim qua thực quản
Nam Nữ Cả nhóm
Asc Ao 28mm 26mm 27mm
Arch 24mm 23mm 23mm
Desc Ao 22mm 21mm 21mm
Bảng 5: Đường kính ĐMC ngực theo lớp tuổi
18-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80
Asc Ao 25mm 26mm 27mm 29mm 28mm 27mm
Arch 21mm 23mm 23mm 25mm 24mm 24mm
Desc Ao 20mm 21mm 21mm 23mm 22mm 21mm
18-30 31-40 41-50 51-60 60-70 71-80
Asc Ao 25mm 27mm 28mm 29mm 28mm 27mm
Arch 22mm 23mm 25mm 26mm 26mm 25mm
Desc
Ao
20mm 21mm 23mm 24mm 24mm 23mm
Hình 1: Đo ĐMC ngực lên
Hình 2: Đo quai và ĐMC ngực xuống
Hình 3: Đo ĐMC ngực lên
Hình 5: Đo ĐMC ngực xuống
Hình 4: Đo quai ĐMC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002 Nghiên cứu Y học
4
Đường kính ngang của ĐMC ngực trên chụp
cắt lớp điện toán xoắn ốc
Khảo sát 63 bệnh nhân nam: ĐMC ngực lên:
X = 32mm, S = 5,57mm
Quai ĐMC ngực: X = 26mm, S = 4,16mm.
ĐMC ngực xuống : X = 26mm, S = 3,73mm
Khảo sát trên 68 bệnh nhân nữ: ĐMC ngực
lên : X = 31mm, S = 5mm
Quai ĐMC: X = 24mm, S = 4mm. ĐMC
ngực xuống: X = 23mm, S = 3.7mm
Khảo sát 131 bệnh nhân không phân biệt giới
tính : ĐMC ngực lên: X = 32mm, S = 5,31mm
Quai ĐMC: X = 25mm, S = 4,15mm. ĐMC
ngực xuống : X = 24mm, S = 4mm
Bảng 7: Tóm tắt kết quả đường kính ngang của ĐMC
ngực trên chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc:
Nam Nữ Cả nhóm
Asc Ao 32mm 31mm 32mm
Arch 26mm 24mm 25mm
Desc Ao 26mm 23mm 24mm
Bảng 8: Kích thước ĐMC ngực theo lớp tuổi
18-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80
Asc Ao 27mm 28mm 30mm 31mm 34mm 34mm
Arch 20mm 22mm 24mm 25mm 27mm 27mm
Desc Ao 21mm 23mm 24mm 24mm 26mm 28mm
So sánh sự khác biệt giữa các phương pháp đo
So sánh giữa siêu âm tim qua thành ngực và
qua thực quản: ĐMC ngực lên không khác nhau
giữa 2 phương pháp đo. Quai ĐMC và ĐMC ngực
xuống khác nhau giữa 2 phương pháp đo với độ
tin cậy 95%.
So sánh giữa siêu âm tim qua thành ngực và
chụp cắt lớp xoắn ốc: cả 3 số trung bình của ĐMC
ngực lên, quai và ĐMC ngực xuống đều khác
nhau ở ngưởng 95%.
So sánh giữa siêu âm tim qua thực quản và
chụp cắt lớp xoắn ốc: quai ĐMC không khác nhau
giữa 2 phương pháp đo. ĐMC ngực lên và xuống
khác nhau giữa 2 phương pháp đo ở độ tin cậy
95%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về kích thước của ĐMC ngực
Đường kính ngang của ĐMC ngực trong
nghiên cứu của chúng tôi
Siêu âm tim qua thành ngực: Asc Ao =
27mm, Arch = 24mm, Desc Ao = 22mm.
Siêu âm tim qua thực quản : Asc Ao = 27mm,
Arch = 23mm, Desc Ao= 21mm
Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc: Asc Ao =
32mm, Arch = 25mm, Desc Ao = 24mm.
So sánh với một số tác giả trong và ngoài
Hình 6: Đo ĐMC ngực lên và
xuống
Hình 7: Đo quai ĐMC ngực
Hình 5: Đo ĐMC ngực xuống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002
5
nước:
Aronberg D.J.đo trên chụp cắt lớp: Asc Ao
=35mm, Desc Ao = 24mm - 26mm
(2)
Elizabeth A. Drucker: Asc Ao = 27mm -
37mm, Desc Ao = 21mm - 29mm
(1)
Ferrane J. đo trên chụp cắt lớp: Asc Ao =
25mm - 38mm, Desc Ao = 17mm - 28mm
(2)
Fernandoz R. Gutierrez: Asc Ao = 26mm -
28mm, Arch = 20mm - 25mm và có thể đến
35mm ở 60 tuổi
(3)
Raymond Raudaut đo trên siêu âm: Asc Ao =
25mm - 38mm, Arch = 24 - 32mm
(6)
Torsten B. Moeller đo trên chụp cắt lớp: Asc
Ao = 32 ± 5mm, Arch = 15± 12mm, Desc Ao = 25
± 4mm
(5)
Lê Văn Cường đo trên xác ướp formol : Asc
Ao = 21,73mm, Arch = 19,1mm, Desc Ao =
15,76mm
(4)
.
Như vậy so sánh với các tác giả ngoài nước đo
trên người sống thì các chỉ số của chúng tôi cũng
nằm trong giới hạn đó nhưng có vẻ lệch về phía
giới hạn dưới hơn, có thể do tầm vóc của người
Việt Nam bé hơn.
Các chỉ số của chúng tôi lớn hơn của tác giả
Lê Văn Cường do tính chất xác ướp formol đã làm
thay đổi sức căng bề mặt và làm mạch máu co lại.
So sánh trị số trung bình giữa các phương pháp
đo
Trị số trung bình của ĐMC ngực lên bằng
nhau trên siêu âm tim qua thành ngực vì cả 2
phương pháp đều trình bày rõ đoạn lên của ĐMC.
Siêu âm tim qua thành ngực có hạn chế nhất định
với khảo sát quai và ĐMC ngực xuống nên cho sự
khác biệt với siêu âm tim qua thực quản về các số
đo này.
Trị số trung bình của ĐMC ngực đo trên chụp
cắt lớp khác và lớn hơn so với siêu âm có thể do
trong nhóm chụp cắt lớp bệnh nhân có tuổi trung
bình và tỉ lệ nam/nữ lớn hơn trong các nhóm siêu
âm. Cần khảo sát thêm với số lượng bệnh nhân
lớn hơn trước khi đưa ra nhận xét chính xác.
Nhận xét sự thay đổi về kích thước ĐMC ngực
theo lớp tuổi
Các kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy
ĐMC ngực có đường kính ngang nhỏ nhất trong
khoảng 18 - 30 tuổi sau đó tăng dần và đạt cực đại
ở khoảng 50 - 60 tuổi, điều này cũng phù hợp với
quá trình thoái hoá của thành mạch theo tuổi làm
giảm tính đàn hồi thành mạch.
KẾT LUẬN
Khảo sát đường kính ngang trung bình của
ĐMC ngực ở người Việt Nam là một nhu cầu cần
thiết và có ý nghĩa ứng dụng cho những nghiên
cứu về bệnh lý ĐMC ngực.
Kết quả đo trên 984 người lớn nam và nữ
được chia làm 3 nhóm với các cách đo qua siêu
âm tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản
và chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc cho thấy :
Ở người Việt Nam trưởng thành có đường
kính ĐMC ngực là: đoạn lên 27mm, quai 24mm,
đoạn xuống 22mm trên siêu âm tim qua thành
ngực. Các số đo này lần lượt là 27mm, 23mm,
21mm cho siêu âm tim qua thực quản và 32mm,
25mm 24mm cho chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc.
Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các
phương pháp do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Cần
khảo sát thêm với số lượng lớn hơn để tránh các
sai biệt về số lượng và tuổi giữa các nhóm nghiên
cứu.
Kết quả này phần nào giúp ích cho các
nghiên cứu khác về hình thái học của ĐMC ở
người Việt Nam, nhất là trong việc xác định giới
hạn kích thước để chẩn đoán xác định phình ĐMC
ngực và chỉ định phẫu thuật chuơng trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. DRUCKER EA. (1988). Acquired diseases of the Thoracic
Aorta. In: Miller DD: Clinical Cardiac Imaging, pp 591. Mac
GrawHill, Inc. NewYork.
2. FEBVRE B. (1988). Mesuration de l’Aorte normale. Dans:
Repères et mesuration en tomodensitométrie et IRM, pp140-
143. Sauramp Medical. Montpellier.
3. GUTIERREZ FR. (1999). Normal Thoracic Aorta. In: Slore
RM: Thoracic Imaging, pp139 Mc GrawHill, Inc. NewYork.
4. LÊ VĂN CƯỜNG (1991). Các dạng và dị dạng của động mạch
ở người Việt Nam. Tóm tắt luận án phó tiến sỹ y học, p 16.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 6* Số 1* 2002 Nghiên cứu Y học
6
5. MOELLER TB., REIF E (2000). CT: Chest. In: Normal
Findings in CT and MRI, pp33. Thieme. NewYork.
6. ROUDAUT R (1994). Maladie de l’ Aorte. In: Raffoul H.,
Abergel E.: Encyclopédie d’ échodoppler cardiaque, chap. XII
- fiche N 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kich_thuoc_binh_thuong_cua_dong_mach_chu_nguc_o_n.pdf