Nghiên cứu khu hệ cá rạn vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Võ Điều

Tài liệu Nghiên cứu khu hệ cá rạn vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Võ Điều: 85 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ RẠN VÙNG BIỂN VEN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Võ Điều, Trần Xuân Giàu, Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển) có thành phần cá rạn phong phú. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ, trong đó họ cá Bàng chài (Labridae) chiếm ưu thế với 21 loài. Cùng với phong phú về thành phần loài, chỉ số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, H' = 1,46 0,5247. Với chỉ số đa dạng loài như trên, khu vực biển ven đảo Lý Sơn có chỉ số đa dạng loài cá cao hơn vùng biển Hạ Long, Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau,... Từ khóa: cá rạn, đa dạng sinh học đảo Lý Sơn. 1. Đặt vấn đề Biển Việt Nam là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao, với khoảng 11000 loài sinh vật sinh sống. Trong đó, cá rạn là một trong những nhóm có giá ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khu hệ cá rạn vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Võ Điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ RẠN VÙNG BIỂN VEN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Võ Điều, Trần Xuân Giàu, Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển) có thành phần cá rạn phong phú. Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ, trong đó họ cá Bàng chài (Labridae) chiếm ưu thế với 21 loài. Cùng với phong phú về thành phần loài, chỉ số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, H' = 1,46 0,5247. Với chỉ số đa dạng loài như trên, khu vực biển ven đảo Lý Sơn có chỉ số đa dạng loài cá cao hơn vùng biển Hạ Long, Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau,... Từ khóa: cá rạn, đa dạng sinh học đảo Lý Sơn. 1. Đặt vấn đề Biển Việt Nam là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao, với khoảng 11000 loài sinh vật sinh sống. Trong đó, cá rạn là một trong những nhóm có giá trị kinh tế, khoa học đã và đang được nhiều nhà khoa học, quản lý quan tâm. Nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản nói chung và rạn san hô nói riêng, ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các khu bảo tồn biển sẽ thiết lập giai đoạn 2010 - 2015, trong đó có khu vực biển ven đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Khu vực biển ven đảo Lý Sơn là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao và đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là cá rạn. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và cá rạn nói riêng ở khu vực này còn rất hạn chế. Do vậy, nghiên cứu đa dạng thành phần loài cá rạn, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác thiết lập khu bảo tồn biển khu vực ven đảo Lý Sơn là vấn đề cần được thực hiện. 2. Đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Các loài cá sống ở rạn san hô, rạn đá khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. 86 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). - Thời gian: Từ tháng 01/2011 - 7/2011. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài cá sinh sống ở rạn san hô, đá tại khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển, thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Đánh giá chỉ số đa dạng về loài ở khu vực điều tra, khảo sát. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Mật độ cá rạn san hô được ghi nhận trên 30 mặt cắt trong phạm vi tầm nhìn 5 m theo phương pháp nghiên cứu Nguồn lợi biển nhiệt đới (English et al. 1997). Thời gian nghiên cứu trên mỗi mặt cắt trung bình từ 30 – 35 phút. Thành phần loài cá rạn được ghi nhận trực tiếp bằng phương pháp quan sát trên các mặt cắt như phương pháp xác định mật độ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tham gia thu mẫu trực tiếp cùng với ngư dân. Mẫu cá thu được định hình trong formol 10%, cố định trong formol 4% và đem lưu giữ tại phòng thí nghiệm Bộ môn Quản lý môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Định loại các loài cá theo phương pháp so sánh hình thái của Vương Dĩ Khang (1962), Nguyễn Nhật Thi (2004), Nguyễn Hữu Phụng (1996, 1997, 2001), Randall J.E. et al. (1990), Myers, R.F (1991),... Hệ thống phân loại được xếp theo T.S. Rass và G.U. Lindberg (1971) và tài liệu chuẩn hóa của FAO (1998). Đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài cá thông qua chỉ số đa dạng loài được tính theo công thức H' Shannon Weaver (Krebs, 2001): Trong đó: ni: số lần bắt gặp loài i tại khu vực khảo sát. N: là tổng số bắt gặp của tất cả các loài tại khu vực khảo sát. 87 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thành phần khu hệ cá rạn khu vực biển ven đảo Lý Sơn Qua khảo sát tại vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển Lý Sơn), nhóm nghiên cứu đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ. Trong đó, họ cá Bàng chài (Labridae) có số lượng loài lớn nhất, với 21 loài chiếm 19,96% tổng số loài được phát hiện. Kết quả này đã bổ sung thêm 74 loài và 6 họ cho kết quả nghiên cứu thành phần loài cá vùng biển Lý Sơn của Đào Duy Thu năm 2007. Bảng 1. Các họ cá chủ yếu trong cấu trúc khu hệ cá rạn san hô khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi STT Họ Số loài Số giống Tỷ lệ % trên tổng số loài 1 Chaetodontidae 10 3 6,17 2 Pomacentridae 9 4 5,56 3 Pomacanthidae 2 2 1,23 4 Lutjanidae 6 1 3,70 5 Acanthuridae 9 3 5,56 6 Labridae 21 13 12,96 7 Zanclidae 1 1 0,62 8 Scaridae 4 4 2,47 9 Mullidae 6 2 3,70 10 Kyphosidae 1 1 0,62 11 Gerreidae 1 1 0,62 12 Teraponidae 1 1 0,62 13 Siganidae 5 1 3,09 14 Caesionidae 4 2 2,47 15 Lethrinidae 5 1 3,09 16 Serranidae 6 2 3,70 17 Nemipteridae 3 1 1,85 18 Pempheridae 1 1 0,62 19 Apogonidae 6 4 3,70 20 Blenniidae 1 1 0,62 21 Carangidae 1 1 0,62 88 22 Pricanthidae 2 2 1,23 23 Họ cá Nhồng Sphyraenidae 1 1 0,62 24 Haemulidae 2 1 1,23 25 Callionymidae 1 1 0,62 26 Echeneidae 1 1 0,62 27 Cirrhitidae 1 1 0,62 28 Pseudochromidae 2 1 1,23 29 Uranoscopidae 1 1 0,62 30 Bramidae 1 1 0,62 31 Holocentridae 4 2 2,47 32 Platycephalidae 1 1 0,62 33 Dactylopteridae 1 1 0,62 34 Diodontidae 1 1 0,62 35 Tetraodontidae 2 1 1,23 36 Ostraciidae 2 2 1,23 37 Balistidae 6 4 3,70 38 Monocanthidae 8 6 4,94 39 Synodontidae 3 2 1,85 40 Scorpaenidae 4 3 2,47 41 Aulostomidae 1 1 0,62 42 Fustularidae 2 1 1,23 43 Clupeidae 1 1 0,62 44 Engraulidae 1 1 0,62 45 Muraenidae 7 2 4,32 46 Atherinidae 1 1 0,62 47 Syngnathidae 1 1 0,62 48 Mugilidae 1 1 0,62 Tổng 162 92 100 Qua kết quả bảng trên cho thấy, thành phần loài cá rạn khu vực biển ven đảo Lý Sơn khá phong phú và cao hơn một số vùng biển khác, cụ thể được trình bày ở bảng 2. 89 Bảng 2. So sánh sự đa dạng về số lượng loài cá rạn san hô ở một số rạn san hô biển Việt Nam TT Rạn san hô Số họ Số giống Số loài 1 Hạ Long (Quảng Ninh) 41 71 1111 2 Cồn Cỏ (Quảng Trị) 25 - 875 3 Hải Vân - Sơn Trà (T.T. Huế) 58 111 1976 4 Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) 65 111 1644 5 Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 31 77 1872 6 Cù Lao Cau 35 87 2112 7 Nha Trang (Khánh Hoà) 41 200 2562 8 Phú Quốc (Kiên Giang) 31 71 1523 9 An Thới (Phú Quốc) 25 60 1352 10 Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu) 27 68 1602 11 QĐTS (Bình Thuận) 49 131 3321 12 Lý Sơn (Quảng Ngãi) 48 92 162 (Ghi chú: 1 Nguyễn Văn Quân, 2003; 2 Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1991; 3 Nguyễn Xuân Niệm, 2007; 4 Đinh Thị Phương Anh, Phan Thị Hoa, 2009;5 Đào Duy Thu, 2007; 6 Võ Điều, Nguyễn Đức Thành và Trần Thị Thuý Hằng, 2010). Với 162 loài cá rạn đã được xác định, thành phần loài cá ở khu vực ven biển Lý Sơn phong phú hơn khu vực biển ven đảo Cồn Cỏ (87 loài), Hạ Long (111 loài), An Thới (135 loài), nhưng thấp hơn Cù Lao Chàm (187 loài), Hải Vân - Sơn Trà (197 loài), Cù Lao Cau - (211 loài), vịnh Nha Trang (256 loài) và quần đảo Trường Sa (332 loài). 3.2. Đánh giá mức đa dạng loài Qua khảo sát và phân tích cho thấy, chỉ số đa dạng loài (H') của quần xã cá rạn khu vực biển ven đảo Lý Sơn rất cao, H' = 1,46 0,525. Bảng 3. So sánh chỉ số H' của quần xã cá rạn san hô ở một số rạn san hô biển Việt Nam Rạn san hô Chỉ số H' Hạ Long 0,74 1 Cù Lao Chàm 1,231 Cù Lao Cau 1,28 1 90 Đá Tây 2,56 1 Tốc Tan 2,74 1 Sinh Tồn 3,09 1 Đá Nam 2,431 Lý Sơn 1,462 (Ghi chú: 1Nguyễn Văn Quân, 2005; 2 Kết quả nghiên cứu này). Qua bảng trên cho thấy, chỉ số đa dạng loài cá rạn ở khu vực biển ven đảo Lý Sơn cao hơn chỉ số đa dạng loài cá của vùng biển Hạ Long, Cùa Lao Chàm, Cù Lao Cau nhưng thấp hơn chỉ số đa dạng loài cá khu vực biển quần đảo Trường Sa. Tuy chỉ số đa dạng loài của cá rạn ở khu vực biển ven đảo Lý Sơn cao nhưng tần suất bắt gặp nhóm cá có giá trị kinh tế thấp. Phần lớn các loài cá rạn ở đây có kích thước nhỏ và giá trị thực phẩm thấp như họ cá Bàng chài (Labridae), họ cá Thia (Pomacentridae), họ cá Sơn (Apogonidae) và họ cá Bướm (Chaetodontidae). 4. Kết luận Thành phần loài cá rạn vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển) khá phong phú với 162 loài, thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ, trong đó họ cá Bàng chài (Labridae) chiếm ưu thế với 21 loài. Khu bảo tồn biển Lý Sơn có chỉ số đa dạng loài cao, H' = 1,46 0,5247. Với chỉ số này, khu bảo tồn biển Lý Sơn có thể so sánh về độ đa dạng thành phần loài ở các vùng ven biển Việt Nam (như: Hòn Mun - Khánh Hòa, Cù Lao Chàm - Quảng Nam,...). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vương Sĩ Khang, Ngư loại, Nxb. Nông nghiệp, 1962. 2. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long, Thành phần loài, phân bố và nguồn lợi cá rạn san hô ở ven biển Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu đặc sản ven biển KT.03.08, 1994. 3. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long, Một số nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới - Phú Quốc - Kiên Giang, Tuyển tập Nghiên cứu biển. Tập VII. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1996), 84 - 93. 4. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long, Trần Thị Hồng Hoa, Nguồn lợi cá rạn san hô ở vịnh Nha Trang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, tập I , số 2, (2001), 16 - 26. 5. Nguyễn Văn Quân, Thành phần loài và đặc trưng phân bố sinh thái của quần xã cá rạn san hô tại các đảo Đá Tây, Tốc Tan, Sinh Tồn và Đá Nam, quần đảo Trường Sa, Tạp chí Thủy sản, số 11, 2005. 91 6. Nguyễn Văn Quân, Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển Hạ Long - Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, tập 5 , số 2, (2005), 39 - 51. 7. Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Văn Quân, Đa dạng sinh học và tiềm năng nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển quần đảo Trường Sa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 4, số 4, (2004), 47 - 64. 8. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hữu Phụng, Nguồn lợi cá rạn san hô xung quanh đảo Cù Lao Cau - tỉnh Bình Thuận, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghi sinh học biển toàn quốc lần thứ I. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1997), 141 - 151. 9. Đào Duy Thu, Một số đánh giá ban đầu về quần xã cá rạn san hô tại các vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển Việt Nam, Lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản, 2007 . RESEARCH OF CORAL REEF FISH FAUNA AT COASTAL AREA OF LY SON ISLAND, QUANG NGAI PROVINCE Vo Dieu, Tran Xuan Giau, Tran Thi Thuy Hang College Agriculture and Forestry Universty, Hue University Abstract. The coastal zone of Ly Son island, Quang Ngai province where marine protected areas are expected to be established has an abundance of reef fish. Through investigations, the research group has identified 162 reef fish species belonging to 92 genera, 48 families, 12 orders among which the Labridae family dominated over the others with 21 species. Along with the abundance of species composition, the species diversity index in coastal areas of Ly Son Island is quite high, H' = 1,46 0,5247. With the above diversity index, the coastal areas of Ly Son Island have the higher diversity index of fish species than Ha Long Coastal zone, Cu Lao Cham, Cu Lao Cau,... Keywords: Reef fish, the biology diversity of Ly Son island.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf81_0956_6974_2117960.pdf
Tài liệu liên quan