Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần tại Quảng Nam: 1
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
THUẦN TẠI QUẢNG NAM
Nguyễn Thị Trường1
Nguyễn Lê Hạnh Nguyên2Trần Văn Thuận3
Tóm tắt: Giống lúa thuần được sử dụng phổ biến trong sản xuất và phù hợp với khả
năng đầu tư của tất cả người dân miền Trung, để xác định được giống lúa thuần có
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, một số giống lúa (TL115,
ĐT37, LDA1, KC111, TBR27, SHPT1, P15, TDVH1 và giống đối chứng là KDđb)
được tiến hành khảo nghiệm trong vụ Hè Thu 2016 tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam. Kết quả cho thấy, các giống lúa thí nghiệm đều là giống trung ngày có thời gian
sinh trưởng từ 98 - 107 ngày. Về năng suất, có 4 giống lúa có năng suất bình quân
vượt trội so vớigiống đối chứng KDđb (58,77 tạ/ha) là giống KC111 (71,37 tạ/ha),
ĐT37 (70,20 tạ/ha), P15 (69,70 tạ/ha) và TL116 (68,10 tạ/ha). Bốn giống lúa thuần
này được khuyến cáo để thử nghiệm trên diện tích rộng hơn ở nhiều địa phương khác
...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần tại Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
THUẦN TẠI QUẢNG NAM
Nguyễn Thị Trường1
Nguyễn Lê Hạnh Nguyên2Trần Văn Thuận3
Tóm tắt: Giống lúa thuần được sử dụng phổ biến trong sản xuất và phù hợp với khả
năng đầu tư của tất cả người dân miền Trung, để xác định được giống lúa thuần có
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, một số giống lúa (TL115,
ĐT37, LDA1, KC111, TBR27, SHPT1, P15, TDVH1 và giống đối chứng là KDđb)
được tiến hành khảo nghiệm trong vụ Hè Thu 2016 tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam. Kết quả cho thấy, các giống lúa thí nghiệm đều là giống trung ngày có thời gian
sinh trưởng từ 98 - 107 ngày. Về năng suất, có 4 giống lúa có năng suất bình quân
vượt trội so vớigiống đối chứng KDđb (58,77 tạ/ha) là giống KC111 (71,37 tạ/ha),
ĐT37 (70,20 tạ/ha), P15 (69,70 tạ/ha) và TL116 (68,10 tạ/ha). Bốn giống lúa thuần
này được khuyến cáo để thử nghiệm trên diện tích rộng hơn ở nhiều địa phương khác
tại Quảng Nam.
Từ khóa: Lúa thuần, giống lúa, năng suất lúa.
1. Mở đầu
Cây lúa là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế
giới, khoảng 40% dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm lương
thực chính, 25% sử dụng lúa gạo làm một nửa khẩu phần thức ăn hàng ngày ( Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Việt Nam là nước có diện tích trồng lúa gạo lớn và sản lượng xuất khẩu hàng năm luôn
đứng trong top đầu của thế giới. Hiện nay, dân số ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh,
việc đáp ứng đủ lương thực cho con người trên thế giới là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Để tiếp tục tăng sản lượng lương thực và xuất khẩu
gạo trong những năm tới có nhiều vấn đề chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu.
Trong đó, việc chọn lọc và xác định các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt,
1 . ThS. Khoa Lý-Hóa-Sinh, trường Đại học Quảng Nam
2 . SV, trường Đại học Quảng Nam
3 . Trại giống cây trồng Nam Phước
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
2
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với điều kiện sinh thái của các vùng
sản xuất nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
Với diện tích trồng lúa nước là 86.673ha/năm (Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam,
2016), tỉnh Quảng Nam có điều kiện khí hậu, đất đai, hệ thống thủy lợi tương đối phù
hợp cho sản xuất lúa và cây có vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp tỉnh. Do đó,
để góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lúa tại Quảng Nam, chúng tôi tiến
hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 9 giống lúa thuần ở
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhằm chọn được giống tốt để đưa vào hệ thống
cơ cấu giống địa phương.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 9 giống lúa thuần, trong đó giống KDđb làm giống đối chứng
Bảng 1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa thí nghiệm
STT Tên giống Nguồn gốc
1 TL115 Công ty CP Đại Thành
2 ĐT37 Công ty CP GCT Quảng Ninh
3 LDA1 Công ty CP GCT vật nuôi Thừa Thiên Huế
4 KC111 Trung tâm nghiên cứu GCT Miền Nam
5 TBR27 Công ty CP GCT Thái Bình
6 SHPT1 Công ty CP GCT vật nuôi TT Huế
7 P15 Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang
8 TDVH1 Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa
9 KDđb Đối chứng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Thí nghiệm gồm 9 công thức được sắp xếp theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD) với 3 lần nhắc lại, tổng cộng 27 ô thí nghiệm cơ sở. Diện tích mỗi ô thí nghiệm
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
3
10m2 (5m x 2m), xung quanh ruộng có các hàng lúa bảo vệ. Khoảng cách giữa các ô
trong cùng lần nhắc lại là 10 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm.
Thí nghiệm thực hiện trong vụ Hè Thu 2016 tại Trại Giống cây trồng Nam Phước, thị
trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; gieo mạ ngày 27/5/2016, cấy
ngày 15/6/2016 với mật độ cấy 50 cây/m2 (cấy 1 dảnh/khóm)
Kỹ thuật bón phân:Lượng phân bón sử dụng cho 1 ha là 5 tấnphân chuồng + 100 kg N
+ 60 kg P2O5 + 60 kg K2O.Trong đó, bón lót 100% phân chuồng + 100%P2O5 + 30%
N + 20% K2O; bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh gồm 40%N + 20%K2O; bón
thúclần 2 sau lần một 10 - 15 ngày gồm 20%N +30%K2O; bón thúc lần 3 vào lúc trước
trổ 17 - 22 ngàyvới 10%N + 30%K2O.
Tất cả các biện pháp chăm sóc đồng đều giữa các ô thí nghiệm (phun thuốc Bảo vệ
thực vật khi cần thiết) và áp dụng quy trình cây lúa của tỉnh Quảng Nam.
- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển (Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai
đoạn, động thái tăng trưởng chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, ); năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất (số bông/khóm, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, khối lượng
1000 hạt (P1000)) được xác định dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55 : 2011 /BNNPTNT ).
Diễn biến tình hình sâu bệnh hại được theo dõi dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về phương pháp phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).
- Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Statistix 10.0 và chương
trình Excel 2013.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm
3.1.1 . Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền của
giống.Các yếu tố sinh thái và kỹ thuật canh tác cũng đồng thời ảnh hưởng không nhỏ
tới thời gian sinh trưởng của từng giống. Các giống lúa thuần khảo nghiệm có thời
gian sinh trưởng trong vụ Hè Thu dao động từ 98 - 107 ngày, trong đó giống lúa SHPT1
có thời gian sinh trưởng cao nhất; giống lúa KDđb và TBR27 thời gian sinh trưởng
thấp nhất (Bảng 2).
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
4
Bảng 2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các
giống lúa thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2016
Đơn vị tính: ngày
Giống
Thời gian trải qua các giai đoạn
Gieo-
Cấy
Cấy -
BRHX
BRHX-
BĐĐN
BĐĐN -
KTĐN
KTĐN
- BĐT
BĐT -
KTT
KTT -
CHT TTGST
TL115 19 5 2 24 22 3 25 100
ĐT37 19 5 3 26 20 3 26 102
LDA1 19 6 2 26 20 3 26 102
KC111 19 6 3 26 21 3 26 104
TBR27 19 5 2 23 22 3 24 98
SHPT1 19 6 3 26 24 3 26 107
P15 19 6 3 26 23 3 26 106
TDVH1 19 5 2 24 22 3 25 100
KDđb 19 6 1 23 22 3 24 98
Ghi chú: BRHX: Bén rễ hồi xanh; BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thúc đẻ
nhánh
BĐT: Bắt đầu trổ; KTT: Kết thúc trổ; CHT: Chín hoàn toàn; TTGST: Tổng thời gian
sinh trưởng
Như vậy các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm giống trung ngày, hoàn toàn phù hợp
với định hướng chung của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây và thời gian đến.
3.1.2 . Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm
Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong
đó cao nhất là giống P15 (126,8cm), thấp nhất là giống TBR27 (97,50cm) (Bảng 3).
Nhìn chung, chiều cao cây của các giống tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và
đạtcao nhất ở giai đoạn kết thúc trổ (54 ngày sau cấy). Chiều cao cây tăng mạnh vào
lúc đẻ nhánh (5 - 33 ngày sau cấy) sau đó chậmdần đến giai đoạn làm đòng.Bước vào
giai đoạn trổ bông cây lúa lại tiếp tục tăng nhanh về chiều cao do có sự vươn cao của
lóng trên cùngđể đẩy bông ra khỏi bẹ lá đòng, chiều cao cây tăng mạnh đến khi lúa trổ
thoát. Kết quả này phùhợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng chiều cao cây là một
chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúathể hiện đặc trưng đặc tính của mỗi giống. Ngoài ra, nó
còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoạicảnh, kỹ thuật canh tác đặc biệt là chế độ bón
phân cho lúa trong đó phân đạm tác động lớn đếnchiều cao cây (Đào Thế Tuấn, 1980).
Bảng 3 . Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
5
Đơn vị tính: cm
Giống
Số ngày theo dõi sau cấy
5 12 19 26 33 40 47 54 61 68 75
TL115 28,80b 40,00bc 55,10
a 75,47a 83,78ab 87,38
a 98,42b 117,37c 117,37c 117,37c 117,37c
ĐT37 28,47b 39,96bc 56,68a 74,22ab 81,83abc 87,22a 97,27b 108,90d 108,90d 108,90d 108,90d
LDA1 30,47ab 43,10ab 55,73a 72,50abc 80,27bcd 86,83ab 96,55bc 109,70d 109,70d 109,70d 109,70d
KC111 31,97a 44,77a 54,97a 74,68ab 84,12ab 90,70a 99,47b 110,93d 110,93d 110,93d 110,93d
KDđb 30,45ab 39,58c 52,12b 69,77c 76,13de 81,30c 91,13d 103,57e 103,57e 103,57e 103,57e
TBR27 26,23c 36,98c 48,48c 64,43d 72,85e 78,72c 89,50d 97,50f 97,50f 97,50f 97,50f
SHPT1 29,22b 43,75a 54,25ab 76,13a 85,85a 89,60a 108,83a 122,83b 122,83b 122,83b 122,83b
P15 29,73b 40,02bc 54,17ab 75,62a 86,60a 91,58a 111,63a 126,80a 126,80a 126,80a 126,80a
TDVH1 30,15ab 43,78a 55,85a 70,92bc 78,35cd 82,20bc 92,60cd 104,60e 104,60e 104,60e 104,60e
LSD0,05 2,19 3,41 2,79 4,09 5,03 4,75 4,03 3,84 3,84 3,84 3 , 84
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê ở mức P< 0,05
3.1.3 . Động thái và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống,
tùy thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại
cảnh. Cây lúa càng nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao thì cho năng suất càng cao.
Bảng 4 . Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm Đơn vị tính:
Nhánh/khóm
Giống
Số ngày theo dõi sau cấy
5 12 19 26 33 40 47
TL115 1,73b 3,90b 11,07bc 12,13bc 12,67b 9,97bc 5,13bc
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
6
ĐT37 1,80b 3,47b 8,83cd 10,20d 9,57d 8,23cd 5,23abc
LDA1 1,60b 3,67b 9,47bcd 10,17d 10,27cd 8,33cd 5,57ab
KC111 1,67b 4,03b 11,10bc 13,80b 14,37ab 11,27b 5,37abc
KDđb 1,57b 4,10b 11,70b 13,40b 13,00b 10,80b 5,37abc
TBR27 2,47a 5,57a 14,70a 15,23a 16,60a 13,67a 5,93a
SHPT1 1,60b 3,53b 8,67cd 10,40cd 9,53d 8,30cd 4,30d
P15 1,57b 3,13b 8,07d 8,67d 8,80d 7,97d 4,70cd
TDVH1 1,70b 3,37b 11,77b 12,53b 12,40bc 10,73b 5,87a
LSD 0,05 0,58 1,01 2,47 1,86 2,36 1,82 0 , 72
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê ở mức P< 0,05
Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đạt số nhánh tối đa sau 33 ngày gieo cấy. Các giống
khác nhau số nhánh tối đa có sự sai khác có ý nghĩa thống kêở mức P<0,05 và dao
động từ 8,80 đến 16,60 nhánh/khóm (Bảng 4). Có 2 giống TBR27 (16,60 nhánh/ khóm)
và KC111 (14,37 nhánh/khóm) số nhánh tối đa cao hơn so với giống đối chứng KDđb
(13,00 nhánh/khóm).
Tuy nhiên, số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu mới là chỉ tiêu quan trọng trong
việc đánh giá năng suất lúa.
Số nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 4,30 nhánh/ khóm
(SHPT1)đến 5,93 nhánh/khóm (TBR27). Các giống TBR 27 (5,93 nhánh/khóm),
TDVH1 (5,87 nhánh/khóm), LDA1 (5,57 nhánh/khóm) có số nhánh hữu hiệu cao hơn
so với giống đối chứng KDđb (5,37 nhánh/khóm).
Trong các giống lúa, giống P15, LDA1, ĐT37 mặc dù số nhánh tối đa không cao nhưng
tỷ lệ nhánh hữu hiệu lại cao tương ứng với 53,41%; 54,22% và 51,31%. (Bảng 5).
Bảng 5 . Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu
Đơn vị tính: Nhánh/khóm
Giống Số nhánh tối đa Số nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu
(%)
TL115 12,67b 5,13bc 40 , 53
ĐT37 9,57d 5,23abc 51 , 31
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
7
LDA1 10,27cd 5,57ab 54 , 22
KC111 14,37ab 5,37abc 37 , 35
KDđb 13,00b 5,37abc 40 , 05
TBR27 16,60a 5,93a 34 , 43
SHPT1 9,53d 4,30d 41 , 35
P15 8,80d 4,70cd 53 , 41
TDVH1 12,40bc 5,87a 46 , 81
LSD0,05 2,36 0,72 -
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê ở mức P< 0,05
Nhìn chung, số nhánh tối đa của các giống lúa thí nghiệm cao nhưng tỷ lệ nhánh hữu
hiệu vần còn thấp, cần tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động để tăng tỷ
lệ nhánh hữu hiệu để góp phần tăng năng suất cuối vụ.
3.2 . Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm
Năng suất lúa được tạo thành bởi 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên
bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Đây là mục
tiêu và kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất và cũng là một chỉ tiêu đánh giátoàn
diện và đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.Kết quả nghiên cứu
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm được trình
bày ở Bảng 6.
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suấtvà năng suất của các giống lúa thí nghiệm
Giống
Số bông/
m2
(bông)
Số hạt/
bông
(hạt)
Số hạt
chắc/
bông
(hạt)
Tỷ lệ
hạt
chắc
(%)
P1000
hạt
(gam)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
TL115 258,33 189,47a 163,66a 86,36 20,2e 85,35ab 68,10a
ĐT37 261,67 190,22a 170,88a 89,88 19,7f 87,85a 70,20a
LDA1 278,33 195,42a 151,92b 77,80 19,3f 81,58bc 65,27bc
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
8
KC111 268,33 191,61a 145,96bc 76,18 22,8c 89,19a 71,37a
KDđb 268,33 159,33c 141,81bc 89,05 19,3f 73,15e 58,77de
TBR27 296,67 161,44c 135,14cd 83,70 18,2g 72,58e 58,03e
SHPT1 215,00 175,45b 138,78cd 79,13 26,0b 77,64cd 62,00cd
P15 235,00 160,99c 129,11de 80,20 28,8a 87,16a 69,70a
TDVH1 293,33 162,23c 123,57e 76,22 20,8d 74,95de 60,00de
LSD0,05 12,27 11,38 0,49 4,47 3 , 81
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
thống kê ở mức P< 0,05
Số bông/m2 dao động từ 215,00bông (SHPT1) đến 296,67 bông (TBR27). Các giống
TL115 (258,33 bông), LDA1 (278,33 bông), TBR27 (296,67 bông) và TDVH1
(293,33 bông) có số bông/m2 cao hơn so với đối chứng KDđb (268,33 bông). Tổng số
hạt trên bông của các giống lúa thí nghiệm hầu hết cao hơn so với đối chứng và biến
động từ 159,33 hạt/bông (KDđb) đến 195,42 (LDA1) hạt/bông. Trong đó 4 giống
TL115 (189,47 hạt/bông), DDT37 (190,22 hạt/bông), LDA1 (195,42 hạt/bông) và
KC111 (191,61 hạt/bông) có số hạt/bông cao vượt trội so với các giống còn lại. Số hạt
chắc/bông là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thực
thu của từng giống. Giống DT37 có số hạt chắc/bông cao nhất 170,88 hạt/bông đạt tỷ
lệ hạt chắc là 89,88%; thấp nhất là giống TDVH1 123,57 hạt/bông chỉ đạt tỷ lệ hạt
chắc là 76,22%.
Về năng suất, hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết (NSLT) và
năng suất thực thu (NSTT) cao hơn so với giống đối chứng KDđb. Trong đó, năng suất
thực thu của các giống KC111 (71,37 tạ/ha), ĐT37 (70,20 tạ/ha), P15 (69,70 tạ/ ha) và
TL116 (68,10 tạ/ha) vượt trội so với giống đối chứng KDđb (58,77 tạ/ha). Các giống
còn lại có năng suất dao động từ 60,00 - 65,27 tạ/ha. Riêng giống TBR27 có số bông/m2
nhiều nhưng trọng lượng 1000 hạt thấp nên năng suất thấp chỉ đạt 58,03 tạ/ha (thấp
hơn so với giống đối chứng 0,74 tạ/ha).
3.3 . Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 7 cho thấy trên các giống lúa thí nghiệm bị hai đối tượng sâu bệnh gây hại chính
là sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn. Tuy nhiên mức độ gây hại của bệnh khô vằn trên
các giống lúa ở mức độ nhẹ (điểm 1), chỉ có 2 giống SHPT1 và TDVH1 bị nhiễm nặng
hơn nhưng cũng mới ở điểm 3.
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
9
Đối với sâu cuốn lá nhỏ có 2 giống bị gây hại ở mức nhẹ là DDT37 và TBR27 ( điểm
1), các giống còn lại bị gây hại năng hơn điểm 3.
Bảng 7. Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống lúa thí nghiệm trong vụ
Hè Thu 2016
Giống lúa Sâu cuốn lá nhỏ Khô vằn
TL115 3 1
ĐT37 1 1
LDA1 3 1
KC111 3 1
KDđb 3 1
TBR27 1 1
SHPT1 3 3
P15 3 1
TDVH1 3 3
4. Kết luận
- Tất cả 9 giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm giống lúa trung ngày (98 - 107
ngày trong vụ Hè Thu).
- Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao trung bình dao động từ 97,50 cm (TBR
27) đến 126,8 cm (P15).
- Năng suất của các giống lúa thí nghiệm hầu hết đều cao hơn so với giống lúa
đối chứng. Những giống triển vọng có năng suất vượt trội là giống KC111, ĐT37, P15
và TL116.
- Các giống lúa thí nghiệm chỉ bị nhiễm nhẹ bệnh khô vằn và sâu cuốn lá nhỏ (
Điểm 1 - 3).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Thế Tuấn (1980), “Sinh lý và năng suất lúa”. Tuyển tập các nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.
NGUYỄN T. TRƯỜNG - NGUYỄN LÊ HẠNH NGUYÊN - TRẦN VĂN THUẬN
10
[2] Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
[3] Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam (2016),Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp
năm 2016, triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam, tháng 11/2016.
[4] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống
lúa (QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT).
[5] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN
01-38:2010 /BNNPTNT )
Title: EVALUATION OF GROWTH, DEVELOPMENT AND YIELD OF
PURE-LINE RICE VARIETES IN QUANG NAM PROVINCE
NGUYEN THỊ TRUONG
NGUYEN LE HANH NGUYEN
Quang Nam University
TRAN VAN THUAN
Nam Phuoc Farm of Plant Variety
Abstract: Pure-line rice varieties are widely used in production and are suitable for
the investment of all the people in the Central in order to identify the pure-line rice
that has high growth, development and yield. Some rice varieties (TL115, ĐT37,
LDA1, KC111, TBR27, SHPT1, P15, TDVH1 and controlled treatment of KDb
varieties) has beentrial conducted in summer-autumn 2016 in Duy Xuyen district,
Quang Nam province. The results showed that the experimental varieties are
mediumsized varieties with a growth time of 98 - 107 days. In terms of productivity,
there are four rice varieties with an average yield exceeding that of the controlled
varieties of KD (58.77 quintals / ha), namely KC111 (71.37 quintals/ha), DT37 (70.20
quintals / ha) , P15 (69.70 quintals / ha) and TL116 (68.10 quintals/ha). Four 4 pure-
line rice varieties are recommended to be tested on a larger scale in many other areas
in Quang
Nam.
Keywords: Pure-linerice, rice variety yield of rice
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_nghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_6269_2130374.pdf