Tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh - Trần Nguyễn Minh Đoan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 483
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA LACTOBACILLUS SPP. PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM LÊN MEN
VÀ THỰC PHẨM BỔ SUNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Nguyễn Minh Đoan*,**, Lê Thị Hiên*, Ngô Thanh Phong*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lactobacillus spp. là loại vi khuẩn “thân thiện” sống trong cơ thể người nhưng không gây
bệnh. Chúng còn được tìm thấy trong các thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số kết quả
nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về khả năng đề kháng kháng sinh của giống lợi khuẩn Lactobacillus spp. đang
được sử dụng trong thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của giống Lactobacillus spp. đã
được phân lập từ thưc phẩm lên men và thực phẩm bổ sung.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimum Inhibitory concentration)
của kháng sinh erythromycin, tetra...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh - Trần Nguyễn Minh Đoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 483
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHÁNG SINH
CỦA LACTOBACILLUS SPP. PHÂN LẬP TỪ THỰC PHẨM LÊN MEN
VÀ THỰC PHẨM BỔ SUNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Nguyễn Minh Đoan*,**, Lê Thị Hiên*, Ngô Thanh Phong*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lactobacillus spp. là loại vi khuẩn “thân thiện” sống trong cơ thể người nhưng không gây
bệnh. Chúng còn được tìm thấy trong các thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, một số kết quả
nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo về khả năng đề kháng kháng sinh của giống lợi khuẩn Lactobacillus spp. đang
được sử dụng trong thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của giống Lactobacillus spp. đã
được phân lập từ thưc phẩm lên men và thực phẩm bổ sung.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimum Inhibitory concentration)
của kháng sinh erythromycin, tetracycline và chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn Lactobacillus bằng
phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch và xác định kiểu gen kháng kháng sinh bằng phương pháp
khuếch đại chuỗi polymerase (PCR).
Kết quả: Tỷ lệ các chủng Lactobacillus spp. kháng cao với tetracycline (148/164, 90,2%) và chloramphenicol
(100/164, 61%), trong đó các chủng phân lập từ sữa chua cho tỷ lệ kháng tetracycline (28/30, 93,3%) và
chloramphenicol (30/30, 100%) là cao nhất. Tuy nhiên, 100% các chủng phân lập từ sữa chua vẫn còn nhạy cảm
với erythromycin. Thêm vào đó, 5/79 (6,3%) các chủng mang gen tetM được phân lập từ rau quả muối chua và
4/9 (44,4%) các chủng mang gen ermB được phân lập chủ yếu từ thực phẩm bổ sung. Mặt khác, không có chủng
Lactobacillus spp. mang gen cat liên quan đến kiểu hình kháng chloramphenicol.
Kết luận: Các vi khuẩn Lactobacillus spp. phân lập được từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung có tỷ
lệ kháng cao với kháng sinh tetracycline (> 80%) và chloramphenicol (>40%). Điều đó đưa ra cảnh báo về việc sử
dụng hai loại kháng sinh này trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng hiện nay.
Từ khóa: kháng kháng sinh
ABSTRACT
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF LACTOBACILLUS SPP. ISOLATED FROM FERMENTED FOODS
AND SUPPLEMENT FOOD SUPERVISION AT HOCHIMINH CITY
Tran Nguyen Minh Doan, Le Thi Hien, Ngo Thanh Phong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 483 – 489
Background: Lactobacillus spp. is a kind of friendly bacteria that live in our digestive system without
causing disease. They are also found in some fermented foods and supplement food supervision. However,
recently, some research results have given a warning about antibiotic resistance of Lactobacillus spp. is being used
in fermented and functional foods.
Objectives: To identify phenotypic and genotypic antimicrobial resistance of Lactobacillus spp. isolated from
fermented foods and supplement food supervision.
*Trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực phía Nam – Viện Y tế công cộng TP. HCM
**Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Mnh.
Tác giả liên lạc: ThS.Trần Nguyễn Minh Đoan ĐT: 0935901760 Email: sandytran1410@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 484
Methods: To determine the minimum inhibitory concentration (MIC – Minimum Inhibiotry concentration)
of erythromycin, tetracycline and chloramphenicol for those strains and identify genotypic antibiotic resistance for
those strains by PCR.
Results: The results showed that the ratio high resistance of Lactobacillus spp. strains with tetracycline
(148/164, 90.2%) and chloramphenicol (100/164, 61%), in which the strains had percentage of high tetracycline
resistance (28/30, 93.3%) and chloramphenicol resistance (30/30, 100%), were isolated from yogurt. However,
100% of strains were isolated from yogurt still sensitive to erythromycin. In addition, 5/79 (6.3%) strains carried
tetM gene were isolated from pickled vegetables and 4/9 (44.4%) strains carried ermB gene were isolated mainly
from supplement food supervision. In the other hands, there was no Lactobacillus spp. carring cat gen related to
chloramphenicol resistance phenotype.
Conclusion: Lactobacillus spp. were isolated from fermented foods and supplement food supervision with
high resistance to tetracycline antibiotics (> 80%) and chloramphenicol (> 40%). The results give a warning
about the usage of these two antibiotics in the treatment of infections.
Keywords: antibiotic resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lactobacillus spp. thường sống trong cơ thể
người nhưng không gây bệnh. Ngoài ra, chúng
còn được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, hệ bài tiết
và hệ sinh dục. Các chủng lợi khuẩn này cũng
được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men
như sữa chua, kim chi, rau quả muối và thực
phẩm bổ sung như probiotic. Lactobacillus spp.
có tác động giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa
nhiều loại bệnh và triệu chứng bệnh như tiêu
chảy, nhiễm trùng, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo
đường, các vấn đề về da và một số bệnh liên
quan đến hệ thống tiêu hóa.
Trong hơn một thế kỷ qua, các trường hợp
nhiễm khuẩn do Lactobacillus spp. xảy ra ở một
tỷ lệ rất thấp trong dân số khỏe mạnh, ước tính
khoảng 1/10 triệu người(2). Ngoài ra, một số
nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy,
Lactobacillus spp. là nguồn chứa gen kháng
kháng sinh – một trong những yếu tố nguy cơ
cao đối với sức khỏe cộng đồng nếu xuất hiện
quá trình chuyển gen ngang giữa các chủng vi
khuẩn có lợi sang các chủng vi khuẩn thường trú
tại ruột người, trong đó có vi khuẩn gây bệnh.
Tại Việt Nam, thực phẩm lên men và thực
phẩm bổ sung đã được sử dụng từ lâu đời vì lợi
ích mà nó mang tới, tuy nhiên, các nghiên cứu về
khả năng kháng kháng sinh của giống
Lactobacillus spp. trong các sản phẩm này vẫn
còn rất hạn chế.
Để có được số liệu về khả năng đề kháng
kháng sinh của giống lợi khuẩn Lactobacillus spp,
chúng tôi thực hiện khảo sát mức độ đề kháng
kháng sinh và các gen đề kháng kháng sinh của
các chủng này trong thực phẩm lên men và thực
phẩm bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
kháng sinh erythromycin, tetracycline và
chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn
Lactobacillus spp.
Xác định kiểu gen kháng kháng sinh của các
giống Lactobacillus spp. có kiểu hình kháng với
erythromycin, tetracycline và chloramphenicol
bằng phương pháp PCR
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
164 chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. được
phân lập năm 2016 từ rau quả muối chua (n=88)
(bao gồm: dưa cải muối chua, kim chi), sữa chua
(n=30) (bao gồm: Vinamilk, sữa chua uống
Yakult và sữa chua tự làm) và thực phẩm bổ
sung (n=46) (bao gồm: men tiêu hóa đông khô có
bổ sung men giống Lactobacillus spp. được nghi
trên bao bì sản xuất).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 485
Chứng dương bao gồm các chủng
Lactobacillus spp., L. pentosus, L. acidophilus, L.
fermentum, L. plantarum, L. bulgaricus, L.
rhamnosus, L. sakei, L. casei và các trình tự tổng
hợp tetO, tetM, tetW, ermB, ermC và cat.
Phương pháp nghiên cứu
Tách chiết DNA vi khuẩn bằng phương pháp
đun sôi
Dịch nuôi cấy vi khuẩn được tăng sinh qua
đêm trong môi trường canh thang MRS. Hút
1mL dịch nuôi cấy tăng sinh vi khuẩn cho vào
tube 1,5mL, ly tâm ở 10,000g/ 5 phút/ 20 – 250C.
Sau khi ly tâm, đổ bỏ dịch nổi và rửa sinh khối
trong 1mL NaCl 0,9%. Vortex hỗn dịch và ly tâm
ở 10,000g/ 10 phút/ 20 – 250C. Loại bỏ dịch nổi và
huyền phù sinh khối trong 0,5mL TE 1X. Đun sôi
950C/15 phút, đặt ống trong đá 5 phút. Ly tâm
10,000g/ 5 phút/ 20 – 250C. Chuyển 400µL dịch
nổi chứa DNA vi khuẩn sang tube 1,5mL mới.
DNA vi khuẩn sau khi tách chiết được bảo quản
ở -200C.
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC –
Minimum Inhibitory concentration) của
kháng sinh erythromycin, tetracycline và
chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn
Lactobacillus spp.
Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho
thấy Lactobacillus spp. thường kháng với
erythromycin, chloramphenicol và tetracycline
và đặc biệt gen mã hóa cho tính kháng thường
nằm trên plasmid và transposon(3,4,11,16,17,18). Vì thế,
trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào
việc xác định MIC của các giống Lactobacillus
spp. đối với ba loại kháng sinh này.
Kiểu hình kháng kháng sinh của các giống
Lactobacillus spp. được thử nghiệm dựa trên
phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu
của kháng sinh (MIC) bằng phương pháp pha
loãng kháng sinh trong thạch như sau:
Môi trường thạch CAMHA (Cation-
adjusted Mueller Hinton Agar – BD, Mỹ) bổ
sung thêm 3% máu cừu và dung dịch kháng
sinh từ stock 10X.
Vi khuẩn được cấy thuần trên môi trường
thạch MRS (De Man, Rogosa and Sharpe agar –
Biokar, Pháp) qua 24h được hòa vào 3mL dung
dịch đệm và đo độ đục bằng ống Mc Farland 0,5.
Tiếp tục pha loãng để có đậm độ vi khuẩn trong
khoảng 1,0 x 106 CFU/ml. Hút 2µL huyền dịch
(106 CFU/ml) cho vào mỗi ô, theo sơ đồ các
chủng đã ghi sẵn trên hộp. Sau khi cho huyền
dịch lên đĩa thạch, chờ cho đĩa thạch khô (các
giọt nước tại các chân đường cấy thấm vào
thạch, khoảng 15 – 20 phút), sau đó các đĩa thạch
được ủ kị khí ở 370C/24 – 48h.
Kết quả MIC của các chủng được biện luận
theo tiêu chuẩn của EUCAST (2019)(8) và CLSI
M45-A2 (2016)(5). Tiêu chuẩn kháng với
erythromycin là ≥ 8µg/ml (theo CLSI 2016), và
tetracycline và chloramphenicol là ≥ 8µg/ml
(EUCAST 2019).
Xác định kiểu gen kháng kháng sinh của các vi
khuẩn thuộc giống Lactobacillus spp. kháng
bằng phương pháp PCR
Sử dụng các cặp mồi đặc hiệu để phát hiện
sự hiện diện của 3 nhóm gen kháng đã biết có
liên quan đến 3 loại kháng sinh erythromycin
(ermA, ermB và ermC), chloramphenicol (cat) và
tetracycline (tetK, tetL, tetM, tetO, tetS và tetW).
Thành phần phản ứng PCR (20 µL) bao
gồm 1 µL mồi xuôi và ngược (0,5 µM), 10 µL
2X G2 Green Go Taq buffer (Promega, Mỹ) và
1µL DNA vi khuẩn (30 – 50ng). Sản phẩm PCR
được điện di trên gel agarose 2%, chạy ở điện
thế 100V trong 35 phút; cuối cùng, gel được
nhuộm với thuốc nhuộm Diamond Nucleic
Acid Dye (Promega, Mỹ) và quan sát dưới đèn
UV (Bảng 1).
Bảng 1: Trình tự nucleotide một số cặp mồi gen kháng kháng sinh
Primer Trình tự Nucleotide 5’ – 3’ Sản phẩm PCR (bp) Nhiệt độ bắt cặp (
0
C) Tham khảo
ermA_F AAGCGGTAAACCCCTCTGA
190 57
0
C
19
ermA_R TTCGCAAATCCCTTCTCAAC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 486
Primer Trình tự Nucleotide 5’ – 3’ Sản phẩm PCR (bp) Nhiệt độ bắt cặp (
0
C) Tham khảo
ermB_F TTTTGAAAGCCGTGCGTCT
202
14
ermB_R CTGTGGTATGGCGGGTAAGTT
ermC_F AATCGTCAATTCCTGCATGT
299
19
ermC_R TAATCGTGGAATACGGGTTTG
tetK_F CAATACCTACGATATCTA
352
55
0
C
14
tetK_R TTGAGCTGTCTTGGTTCA
tetL_R TGGTCCTATCTTCTACTCATTC
385
20
tetL_R TTCCGATTTCGGCAGTAC
tetM_F GGTGAACATCATAGACACGC
401
20
tetM_R CTTGTTCGAGTTCCAATGC
tetO_F AACTTAGGCATTCTGGCTCAC
515
9
tetO_R TCCCACTGTTCCATATCGTCA
tetS_F ATCAAGATATTAAGGAC
573
10
TetS_R TTCTCTATGTGGTAATC
tetW_F GAGAGCCTGCTATATGCCAGC
168
13
tetW_R GGGCGTATCCACAATGTTAAC
cat_F GGATATGAAATTTATCCCTC 486 50
0
C
1
cat_R CAATCATCTACCCTATGAAT
KẾT QUẢ
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
kháng sinh erythromycin, tetracycline và
chloramphenicol đối với các chủng vi khuẩn
Lactobacillus spp.
Chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm xác định
MIC của 3 loại kháng sinh đối với 164 chủng vi
khuẩn Lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm
lên men và thực phẩm bổ sung, kết quả khảo sát
được thể hiện ở Hình 1.
Kết quả ở Hình 1 cho thấy trong 164 chủng
Lactobacillus spp. phân lập từ 3 nền mẫu khác
nhau, tỷ lệ các chủng kháng cao với tetracycline
(>80%) và chloramphenicol (>40%). Trong đó,
các chủng phân lập từ sữa chua có tỷ lệ kháng cao
với tetracycline và chloramphenicol lần lượt là
28/30 (93,3%) và 30/30 (100%). Ngược lại, tỷ lệ các
chủng phân lập từ 3 nền mẫu có tỷ lệ kháng thấp
với erythromycin (<20%), đặc biệt 100% chủng
Lactobacillus spp. phân lập từ sữa chua còn nhạy
cảm với erythromycin. Mặt khác, kết quả khảo sát
MIC của 3 loại kháng sinh đưa vào nghiên cứu cho
thấy, có 7/164 (4,3%) các chủng kháng với
erythromycin ở nồng độ > 64 µg/ml, các chủng có
tỷ lệ kháng với tetracycline ở nồng độ 64 µg/ml là
105/164 (64%), và có 17/164 (10,4%) các chủng
kháng chloramphenicol ở nồng độ 16 µg/ml. Đặc
biệt, trong 164 chủng Lactobacillus spp. có 152
(92,7%) chủng vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh
erythromycin.
Hình 1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phát hiện kiểu hình kháng kháng sinh của 164 chủng Lactobacillus spp. phân lập từ
3 nền mẫu thực phẩm khác nhau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 487
Xác định kiểu gen kháng kháng sinh của các
chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. kháng với
erythromycin, tetracycline và chloramphenicol
Chúng tôi thực hiện thử nghiệm xác định
kiểu gen kháng kháng sinh của các chủng
Lactobacillus spp. kháng với 3 loại kháng sinh
trên bằng phương pháp khuếch đại PCR các gen
liên quan đến kháng với chloramphenicol (cat –
gen Chloramphenicol Acetytransferase),
erythromycin (ermA, ermB, ermC) và tetracycline
(tetM, tetO, tetS, tetW – gen mã hóa protein bảo
vệ ribosome và tetK, tetL – gen mã hóa protein
bơm thải). Kết quả phân tích khảo sát kiểu gen
đề kháng được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2: Tần suất và tỷ lệ các kiểu gen kháng của các
chủng có kiểu hình kháng với 3 loại kháng sinh
Loại
kháng sinh
Tần suất (Tỷ lệ)
Rau, quả
muối
chua
Sữa chua
Thực
phẩm
bổ sung
Tetracycline
tetK 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
tetL 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
tetM 5 (6,3%) 1 (3,6%) 3 (7,3%)
tetO 1 (1,3%) 0 (0%) 0 (0%)
tetS 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
tetW 1 (1,3%) 0 (0%) 0 (0%)
ND 72(91,1%) 27(96,4%) 38 (92,7%)
Tổng 79 28 41
Erythromycin
ermA 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
ermB 1 (33,3%) 0 (0%) 4 (44,4%)
ermC 2 (66,7%) 0 (0%) 1 (11,2%)
ND 0 (0%) 0 (0%) 4 (44,4%)
Tổng 3 0 9
Chloramphenicol
cat 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
ND 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 38 30 32
ND: không phát hiện
Theo kết quả Bảng 2 cho thấy có 7/79 (8,9%)
các chủng kháng với tetracycline phân lập từ rau
quả muối chua có mang gen kháng với
tetracycline, trong đó tần suất xuất hiện gen
kháng tetM phổ biến nhất là 5/79 (6,3%), tiếp
theo là 1/79 (1,3%) mang gen tetO và 1/79 (1,3%)
mang gen tetW. Mặt khác, các chủng có mang
gen tetM phân lập từ sữa chua và thực phẩm bổ
sung có tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 1/27 (3,6%) và
3/41 (7,3%). Tuy nhiên, các gen kháng
tetracycline còn lại đều không được phát hiện
trong nghiên cứu này.
Trong trường hợp gen kháng erythromycin,
tỷ lệ gen ermB và ermC (gen mã hóa cho enzyme
methylase) xuất hiện lần lượt là 1/3 (33,3%) và
2/3 (66,7%) các chủng có kiểu hình kháng với
erythryomycin được phân lập từ rau quả muối
chua. Trong đó, có 2 chủng mang đồng thời gen
ermB và tetM, 1 chủng mang 2 gen ermC và tetO,
và 1 chủng mang đồng thời 2 gen ermC và tetW.
Tuy nhiên, không phát hiện thấy chủng kháng
với erythromycin mang gen ermA.
Ngoài ra, trong nghiên cứu này không tìm
thấy gen cat (mã hóa cho enzyme
acetyltransferase chloramphenicol, chuyển
chloramphenicol thành diacetyl
chloramphenicol bất hoạt) trên 100 chủng kiểu
kháng với chloramphenicol.
BÀN LUẬN
Một số công bố trên thế giới và Việt Nam về
tình hình kháng kháng sinh của giống
Lactobacillus spp. phân lập từ các nguồn mẫu
khác nhau cho biết đã xuất hiện tình trạng kháng
với một hoặc nhiều loại kháng sinh. Theo kết
quả nghiên cứu của Dương Nhật Linh và cộng
sự(7), trên nền mẫu rau quả lên men, sữa chua,
kefir, phân su và sữa mẹ cho thấy 4/19 chủng
phân lập kháng với erythromycin. Năm 2009,
nhóm tác giả D. Zonenschain(21) cũng đã ghi
nhận tính kháng erythromycin của 30/60 (50%)
chủng Lactobacillus spp. phân lập từ xúc xích khô
lên men của Ý. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy có sự tương đồng về tỷ lệ
kháng erythromycin của giống Lactobacillus spp.
với tác giả Dương Nhật Linh nhưng có khác biệt
so với kết quả của tác giả D. Zonenschain. Sự
khác biệt này có thể phụ thuộc vào nền mẫu mà
các chủng vi khuẩn Lactobacillus spp. phân lập
được. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
kháng với chloramphenicol cao hơn so với
nghiên cứu của Anja S. Hummel và cộng sự
(2007)(12) (6,7% các chủng vi khuẩn probiotic và
khởi đầu kháng với chloramphenicol). Theo
nghiên cứu của Nguyễn Phước Hiền(15) báo cáo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 488
có 3/6 (50%) chủng vi khuẩn phân lập từ chế
phẩm sinh học có biểu hiện kháng với
tetracycline ở nồng độ 64 mg/l. Như vậy, có thể
thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự
tương đồng về tỷ lệ phần trăm các chủng kháng
với tetracycline ở nồng độ 64µg/ml. Từ các kết
quả thu được trong nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy có sự gia tăng về tình trạng kháng
tetracycline và chloramphenicol của các vi khuẩn
Lactobacillus phân lập trong các mẫu thực phẩm
lên men và thực phẩm bổ sung, từ đó có thể đưa
ra cảnh báo trong việc sử dụng các thực phẩm
bổ sung nói riêng và sử dụng các thuốc kháng
sinh trên trong điều trị nói chung; tuy nhiên, vẫn
cần thêm các chứng cứ khoa học xác thực hơn để
chứng minh điều này.
Theo các nghiên cứu đã được công bố trên
thế giới, đa số kiểu hình kháng tetracycline trên
Lactobacillus chủ yếu được qui định bởi các gen
tetM, tetO, tetS, tetW – gen mã hóa protein bảo vệ
ribosome và tetK, tetL – gen mã hóa protein bơm
thải(2,3). Kết quả phân tích của chúng tôi có tỷ lệ
mang gen kháng tetracycline thấp hơn nghiên
cứu của Marta Dec và cộng sự (2017)(6) là 45%
chủng Lactobacillus spp. phân lập từ gà mang gen
tetW, 26% mang gen tetM và 24% mang gen tetL.
Sự khác biệt này có thể là do số lượng chủng vi
khuẩn được phân lập từ các nền mẫu khác nhau.
Các yếu tố quyết định tính kháng của
erythromycin (ermA, ermB và ermC) trên các vi
khuẩn Lactobacillus cũng đã được nghiên cứu và
công bố(4,5,6). Theo kết quả nghiên cứu của
Zonenschain và cộng sự (2009)(21) gen ermB và
ermC được tìm thấy trên các chủng kháng
erythromycin phân lập từ salami lần lượt là
17/20 và 2/20 chủng, nghiên cứu cũng cho thấy
phát hiện có 27 chủng mang đa gen kháng, 59%
có mặt gen erm và tet. Nghiên cứu của chúng tôi
cho kết quả tương đồng so với nghiên cứu của
nhóm nghiên cứu Anja S. Hummel (2007)(12) về
việc không tìm thấy gen cat liên quan đến kháng
chloramphenicol trong các chủng Lactobacillus
spp. được phân lập từ các loại thực phẩm lên
men và các sản phẩm probiotic thương mại.
Ngoài gen cat mã hóa enzyme acetyltransferase
chloramphenicol thì gen kháng chloramphenicol
còn bao gồm gen cmlA, floR, flexA, cfr và fexB; tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, do chỉ tập
trung vào gen cat, nên khả năng không tìm thấy
gen cat có thể được tìm thấy trên các gen còn lại.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu 164 chủng
Lactobacillus spp. phân lập từ rau quả muối chua,
sữa chua và thực phẩm bổ sung tại TP. HCM,
chúng tôi kết luận rằng:
Kiểu hình đề kháng kháng sinh: tỷ lệ các
chủng kháng cao với tetracycline (> 80%) và
chloramphenicol (> 40%), trong đó các chủng
phân lập từ sữa chua cho tỷ lệ kháng cao nhất (>
90%). Đặc biệt 100% chủng Lactobacillus spp.
phân lập từ sữa chua còn nhạy cảm với
erythromycin. Kết quả nghiên cứu trên cũng đưa
ra cảnh báo về tình trạng sử dụng kháng sinh
tetracycline và chloramphenicol trong các điều
trị nhiễm trùng hiện nay.
Kiểu gen đề kháng kháng sinh: gen tetM và
gen ermB có tần suất phát hiện cao so hơn so với
các gen kháng tetracycline và erythromycin khác
lần lượt là 17,2% và 77,7%. Trong đó, 6,3% các
chủng mang gen tetM chủ yếu được phân lập từ
rau quả muối chua và 44,4% các chủng mang
gen ermB được phân lập chủ yếu từ thực phẩm
bổ sung. Mặt khác, không có chủng Lactobacillus
spp. mang gen cat liên quan đến biểu hiện kháng
với chloramphenicol.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aarestrup FM, Agerso Y, Gerner-Smidt P, Madsen M & Jensen
LB (2000). Comparison of antimicrobial resistance phenotypes
and resistance genes in Enterococcus faecalis and Enterococcus
faecium from humans in the community, broilers, and pigs in
Denmark. Diagn Microbiol Infect Dis, 37:127–137.
2. Bernardeau M, Guguen M & Vernoux JP (2006). Beneficial
lactobacilli in food and feed: Long-term use, biodiversity and
proposals for specific and realistic safety assessments. FEMS
Microbiol Rev, 30:487–513.
3. Chopra I & Roberts M (2001). Tetracycline Antibiotics : Mode of
Action , Applications , Molecular Biology , and Epidemiology of
Bacterial Resistance Tetracycline Antibiotics : Mode of Action,
Applications, Molecular Biology, and Epidemiology of Bacterial
Resistance. Microbiol Mol Biol Rev, 65:232–260.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 489
4. Clewell DB, Flannagan SE, Jaworski DD & Clewell DB (1995).
Unconstrained bacterial promiscuity: the Tn916-Tn1545 family
of conjugative transposons. Trends Microbiol, 3:229–236.
5. CLSI (2016). M45-A2. Methods for Antimicrobial Dilution and
Disk Susceptibility Testing of Infrequently Isolated or Fastidious
Bacteria ; Proposed Guideline. Guidelines CLSI, pp.35.
6. Dec M, Urban-Chmiel R, Stȩpień-Pyśniak D & Wernicki A
(2017). Assessment of antibiotic susceptibility in Lactobacillus
isolates from chickens. Gut Pathog, 9:1–16.
7. Dương Nhật Linh, Nguyễn Văn Minh, et al (2011). Phân lập và
sàng lọc một số vi khuẩn Lactic có tiềm năng làm probiotic. Y
Học TP. Hồ Chí Minh, pp.182–188.
8. European Committee on Antimicrobial Susceptibility Testing
(2019). Clinical breakpoints. EUCAST, pp.0–99.
9. Ge B, et al (2007). Identification and Antimicrobial Susceptibility
of Lactic Acid Bacteria from Retail Fermented Foods. J Food Prot,
70:2606–2612.
10. Gevers D, et al (2000). Isolation and identification of tetracycline
resistant lactic acid bacteria from pre-packed sliced meat
products. Syst Appl Microbiol, 23:279–284.
11. Gyles C & Boerlin P (2014). Horizontally Transferred Genetic
Elements and Their Role in Pathogenesis of Bacterial Disease.
Vet Pathol, 51:328–340.
12. Hummel AS, Hertel C, Holzapfel WH & Franz CM (2007).
Antibiotic resistances of starter and probiotic strains of lactic
acid bacteria. Appl Environ Microbiol, 73:730–739.
13. Kastner S, et al (2006). Antibiotic susceptibility patterns and
resistance genes of starter cultures and probiotic bacteria used in
food. Syst Appl Microbiol, 29:145–155.
14. Klare I, et al (2007). Antimicrobial susceptibilities of
Lactobacillus, Pediococcus and Lactococcus human isolates and
cultures intended for probiotic or nutritional use. J Antimicrob
Chemother, 59:900–912.
15. Nguyễn Phước Hiền, Lê Diệp Thúy, et al (2016). Khảo sát khả
năng chống chịu điều kiện pH thấp và kháng thuốc kháng sinh
của hệ vi khuẩn acid lactic phân lập từ sữa dê và chế phẩm sinh
học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, pp.46-51.
16. Perreten V, et al (1997). Antibiotic resistance spread in food.
Nature, 389:801–2.
17. Salih MA, Abdalla AM & Masri MAR (2014). Detection of
Erythromycin Resistance Genes erm(A), erm(B), erm (C) and
msr(A) in Staphylococcus Nasal carriers in Khartoum State. Nat
Sci, 40:159–168.
18. Skurray RA, et al (1988). Structural relationships among
chloramphenicol-resistance plasmids of Staphylococcus aureus.
FEMS Microbiology Letters, 51:205–210.
19. Strommenger B, Kettlitz C & Werner G (2003). Multiplex PCR
assay for simultaneous detection of nine clinically relevant
antibiotic resistance genes in Staphylococcus aureus. J Clin
Microbiol, 41:4089–4094.
20. Werner G, Willems R, Hildebrandt B, Witte W & Klare I (2003).
Influence of Transferable Genetic Determinants on the Outcome
of Typing Methods Commonly Used for Enterococcus faecium
Influence of Transferable Genetic Determinants on the Outcome
of Typing Methods Commonly Used for Enterococcus faecium.
J Clin Microbiol, 41:1499–1506.
21. Zonenschain D, Rebecchi A & Morelli L (2009). Erythromycin-
and tetracycline-resistant lactobacilli in Italian fermented dry
sausages. J Appl Microbiol, 107:1559–1568.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 483_6576_2212129.pdf