Tài liệu Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm trichoderma với phytophthora gây bệnh tiêu chết nhanh: 136
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM
TRICHODERMA VỚI PHYTOPHTHORA
GÂY BỆNH TIÊU CHẾT NHANH
Trần Ngọc Hùng*, Lê Thành Đạt*, Lê Văn Thường*,
Nguyễn Trần Ái Nhung*, Trương Thị Hường*, Lư Thị Thu Thảo*
TÓM TẮT
Từ các mẫu tiêu bị bệnh chết nhanh thu thập ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương, chúng
tôi đã phân lập được 2 chủng Phytophthora sp.. Trên môi trường PGA, các chủng Phytophthora
có khuẩn ty màu trắng, dạng bông xốp, bào tử hậu hình cầu xuất hiện sau khoảng 3 ngày nuôi cấy.
Bào tử túi hình cầu hoặc hình quả chanh, chỉ hình thành trong điều kiện ngập nước sau 2-3 ngày.
Trong số 10 chủng Trichoderma dùng trong nghiên cứu, trên môi trường thạch đĩa, hầu hết các
chủng Trichoderma đều có khả năng đối kháng tốt với 2 chủng Phytophthora. Trong điều kiện ngập
nước, dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T13 ức chế sự hình thành bào tử túi của Phytophthora BD1
ở nồng độ 100%. Dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T15 ức chế sự hình thành bào tử hậu v...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm trichoderma với phytophthora gây bệnh tiêu chết nhanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
136
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM
TRICHODERMA VỚI PHYTOPHTHORA
GÂY BỆNH TIÊU CHẾT NHANH
Trần Ngọc Hùng*, Lê Thành Đạt*, Lê Văn Thường*,
Nguyễn Trần Ái Nhung*, Trương Thị Hường*, Lư Thị Thu Thảo*
TÓM TẮT
Từ các mẫu tiêu bị bệnh chết nhanh thu thập ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương, chúng
tôi đã phân lập được 2 chủng Phytophthora sp.. Trên môi trường PGA, các chủng Phytophthora
có khuẩn ty màu trắng, dạng bông xốp, bào tử hậu hình cầu xuất hiện sau khoảng 3 ngày nuôi cấy.
Bào tử túi hình cầu hoặc hình quả chanh, chỉ hình thành trong điều kiện ngập nước sau 2-3 ngày.
Trong số 10 chủng Trichoderma dùng trong nghiên cứu, trên môi trường thạch đĩa, hầu hết các
chủng Trichoderma đều có khả năng đối kháng tốt với 2 chủng Phytophthora. Trong điều kiện ngập
nước, dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T13 ức chế sự hình thành bào tử túi của Phytophthora BD1
ở nồng độ 100%. Dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T15 ức chế sự hình thành bào tử hậu và bào tử
túi của cả hai chủng Phytophthora ở nồng độ 50%. Kết quả này là cơ sở cho những nghiên cứu sâu
hơn nhằm kiểm soát sự lây lan của nấm Phytophthora trong mùa mưa.
Từ khóa: Trichoderma, đối kháng Phytophthora, ức chế hình thành bào tử túi
A STUDY ON CAPABLE OF ANTAGONISM OF TRICHODERMA
AGAINST PHYTOPHTHORA SP. THAT CAUSE QUICK DEATH
DISEAE ON BLACK PEPPER
ABTRACT
We isolated two strains Phytophthora sp. that cause the quick death diseae from two
specimen of pepper diseae in Ba Ria – Vung Tau and Binh Duong Province. On PGA medium,
mylecium of Phytophthora strains are white, like-cotton. Chlamydospore which are spherical, are
formed after the cultivation about three day. Their oothecae are spherical or like-lemon shape. They
just appear in water medium after 2-3 days. On PGA medium, all ten strains of Trichoderma sp.
have a capable of antagonism against two Phytophthora strains. The Trichoderma T13-free medium
inhibits the forming of oothecae of Phytophthora BD1 at the concentration of 100 percent. Whereas,
the Trichoderma T15-free medium is capable of preventing the forming both chlamydospore and
ootheae of Phytophthora BD1 and Phytophthora BR1 at concentration of 50 percent. This result is
basal to conduce the further study that control the spread of Phytophthora in rainy season.
Key word: Trichoderma, antagonism Phytophthora, inhibiting forming ootheae
* GV. Khoa Khoa học tự nhiên, trường Đại học Thủ Dầu Một
137
Nghiên cứu khả năng . . .
1. MỞ ĐẦU
Từ năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước
đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu với sản lượng
bình quân ước đạt 95.000 tấn mỗi năm. Diện
tích tiêu trồng mới trong giai đoạn 2011-2013
đạt khoảng 2.500 ha/năm, nhiều nhất là tại các
tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đến năm
2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt 60.000 ha,
vượt 17% theo quy hoạch đến năm 2020 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn[1,2].
Với giá tiêu cao như thời điểm hiện nay,
việc người dân đang chuyển sang trồng tiêu
một cách đại trà mà chưa quan tâm đầy đủ
đến các biện pháp kỹ thuật đã tạo điều kiện
cho một số dịch hại phát triển. Gây thiệt hại
nặng cho hồ tiêu phải kể đến bệnh chết nhanh
do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Bệnh
phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt
độ không khí thấp và độ ẩm cao. Hiện nay
việc phòng trừ bệnh tiêu chết nhanh chủ yếu
là sử dụng thuốc hóa học. Biện pháp này làm
thay đổi các điều kiện sinh thái và môi trường
sống theo hướng tiêu cực. Trong khi đó, việc
sử dụng nấm đối kháng Trichoderma sp. là
biện pháp an toàn và hiệu quả, thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong
những năm gần đây. Nghiên cứu cho thấy
Trichoderma sp. đối kháng với nhiều loại
nấm gây bệnh trên thực vật khác nhau như:
Rhizoctonia, Sclerotonium, Phytophthora,
Fusarium, Colletotrichum... Bên cạnh đó,
Trichoderma còn sinh trưởng và phát triển
mạnh trên các phế phụ liệu nông nghiệp như:
rơm rạ, bã mía, xác bã thực vật..., nấm tồn
tại lâu trong đất nhờ khả năng hình thành bào
tử và phát triển nhanh. Những năm gần đây,
nhiều đề tài đã nghiên cứu và sản xuất thành
công phế phẩm chứa Trichoderma nhưng
chưa được áp dụng rộng rãi do hiệu quả mang
lại chưa cao, phế phẩm chỉ phù hợp với phổ
nhưỡng và khí hậu của từng vùng và tập quán
canh tác của người dân. Bên cạnh đó, việc
Phytophthora phát tán bào tử mạnh trong điều
kiện ngập nước, còn Trichoderma lại phát
triển tốt ở môi trường cạn cũng là một trở ngại
cho sự thành công của chế phẩm. Từ thực tế
trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với
Phytophthora gây bệnh tiêu chết nhanh”.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp phân lập nấm bệnh[4,5]
Cho khoảng 100 ml nước vào cốc thủy
tinh có sẵn 50g đất có khả năng chứa nấm
bệnh. Đặt lên trên bề mặt nước cốc một lá tiêu
trưởng thành. Quan sát vết bệnh phát triển
trên lá tiêu sau 2–5 ngày. Mô bệnh trên lá
được cắt thành từng miếng kích thước khoảng
0,5 x 0,5 cm, cho vào đĩa petri có chứa môi
trường PGA. Ủ ở nhiệt độ phòng cho đến khi
tơ nấm phát triển. Làm thuần trên môi trường
PGA. Chọn lọc các chủng có đặc điểm tơ nấm
và bào tử giống Phytophthora.
2.2. Phương pháp kích thích bào tử
nang các chủng Phytophthora sp.[5,6]
Cắt một miếng thạch 1×1 cm chứa nấm
Phytophthora trên môi trường PGA đặt vào
một đĩa petri, đổ nước cất ngập mặt thạch và
tiến hành sốc ở nhiệt độ 40oC trong 10 phút.
Quan sát sự hình thành bào tử túi sau các
khoảng thời gian từ 1 – 5 ngày ở độ phân giải
1000 lần.
2.3. Phương pháp xác định hiệu quả đối
kháng của Trichoderma với nấm bệnh trên
môi trường PGA[3]
Cắt những miếng thạch có diện tích bằng
nhau (0,5 x 0,5cm) có chứa nấm bệnh và
Trichoderma trên các đĩa giống trung gian. Đặt
các khối thạch lên đĩa petri có chứa môi trường
PGA để tiến hành đối kháng. Hằng ngày, xác
định hiệu quả đối kháng Colletotrichum của
138
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
các chủng Trichoderma. Hiệu quả đối kháng
được tính theo công thức: H = (Dđc – Dtt)/
Dđc x 100 (%). Với Dđc là bán kính khuẩn lạc
nấm bệnh trên đĩa đối chứng; Dtt là bán kính
khuẩn lạc nấm bệnh trên đĩa thử thật.
2.4. Phương pháp xác định hiệu quả đối
kháng bằng dịch chiết của Trichoderma với
Phytophthora.
Cấy các chủng Trichoderma được nuôi
cấy lắc trong các erlen chứa môi trường
PGA. Sau 7 ngày, thu dịch lọc và bổ sung
vào các đĩa petri có đặt sẳn các miếng thạch
chứa Phytophthora. Quan sát sự hình thành
bào tử túi sau các khoảng thời gian từ 1 – 5
ngày ở độ phân giải 1000 lần.
3. KẾT QUẢ
3.1. Phân lập nấm bệnh Phytophthora
Bằng phương pháp bẫy trên lá tiêu, chúng
tôi đã phân lập được 2 chủng Phytophthora
sp. Hình thái cấu tạo và đặc điểm phát triển
được mô tả trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm các chủng Phytophthora sp. gây bệnh tiêu chết nhanh phân lập được
Nguồn lấy
mẫu tiêu
bệnh
Kí hiệu chủng Đặc điểm hệ sợi
Đặc điểm bào tử,
túi bào tử
Bà Rịa -
Vũng Tàu
Phytophthora
BR1
Tơ màu trắng, dạng bông xốp, đường
kính vòng tăng trưởng khoảng 4,5 cm
sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường
PGA. Khuẩn ty không có vách ngăn, ít
phân nhánh.
Bào tử hậu hình cầu. Bào
tử túi hình quả lê, có núm,
chỉ hình thành trong điều
kiện ngập nước sau 3 ngày.
Bình
Dương
Phytophthora
BD1
Tơ màu trắng, dạng bông xốp, phát triển
chậm, đường kính vòng tăng trưởng
khoảng 1,5 cm sau 3 ngày nuôi cấy trên
môi trường PGA. Khuẩn ty không có
vách ngăn, ít phân nhánh.
Bào tử hậu hình cầu. Bào
tử túi hình trứng, hình cầu
hoặc hình quả lê, có núm,
chỉ hình thành trong điều
kiện ngập nước sau 2 ngày.
Hình 1. Khuẩn lạc Phytophthora BR1 trên môi
trường PGA sau 5 ngày nuôi cấy
Hình 2. Bào tử túi của nấm Phytophthora
BD1 trong môi điều kiện ngập nước
3.2. Hiệu quả đối kháng của Trichoderma
và Phytophthora sp.
3.2.1. Đối kháng trên môi trường thạch đĩa
Cắt những miếng thạch có kích thước
bằng nhau có chứa nấm bệnh và Trichoderma
sp. trên các đĩa petri trung gian. Đặt hai khối
thạch vừa cắt lên đĩa petri có chứa môi trường
PGA để tiến hành đối kháng. Vị trí đặt thạch
cách mép đĩa khoảng 1cm và hai khối thạch
phải đối xứng qua tâm đĩa. Sau 3 và 5 ngày,
xác định hiệu quả đối kháng. kết quả được thể
hiện trong bảng 1:
139
Nghiên cứu khả năng . . .
Bảng 1. Hiệu quả đối kháng của Trichoderma với Phytophthora sp.
Chủng
Trichoderma sp.
Hiệu quả đối kháng (%)
Phytophthora BR1 Phytophthora BD1
3 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày
T7.2 74.2 ± 1.4 66.7 ± 0.6 22.1 ± 1,4 65 ± 1.5
T8.1 60.7 ± 1.5 75.2 ± 3.8 22.1 ± 1.4 55.9 ± 1
T8.2 56.7 ± 1.5 74.5 ± 0.7 31.3 ± 1.6 100 ± 1
T9 76.3 ± 1.4 71.0 ± 0.8 20 ± 1.6 93.3 ± 1.5
T10 44.4 ± 1.5 73.3 ± 1.8 55.1 ± 1 100 ± 1.5
T11 55.3 ± 1.4 74.3 ± 0.8 29.2 ± 1 100 ± 1.4
T12 35.5 ± 1.9 61.0 ± 1 15.1 ± 0.8 57.7 ± 1.4
T13 51.9 ± 1.9 81.8 ± 1 21.2 ± 1.4 95.9 ± 1.5
T14 50.0 ± 1.9 81.3 ± 1 22.1 ± 1.4 90.8 ± 1
T15 36.4 ± 1.5 84.5 ± 0.7 20 ± 1.5 100 ± 1
Biểu đồ 1. Hiệu quả đối kháng của các chủng nấm Trichoderma sp. với Phytophthora BR1
Biểu đồ 2. Hiệu quả đối kháng của các chủng nấm Trichoderma sp. với Phytophthora BD1
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 2. Khả năng đối kháng giữa các chủng Trichoderma sp. với chủng Phytophthora
BR1 sau 5 ngày. a) Trichoderma T11; b) Trichoderma T14; c) Trichoderma T8.1.
d.) Trichoderma T8.2; e) Trichoderma T9. f) Trichoderma T12.
Chúng tôi đã sử dụng 10 chủng nấm
Trichoderma sp. do Phòng thí nghiệm Sinh
học trường đại học Thủ Dầu Một cung
cấp để tiến hành đối kháng với các chủng
Phytophthora sp. phân lập được. Tất cả các
chủng Trichoderma đều có khả năng đối
kháng với nấm Phytophthora. Sau 3 ngày khả
năng đối kháng của các chủng Trichoderma
đối với Phytophthora tương đối thấp (20 -
56,7%), riêng các chủng Trichoderma T9,
Trichoderma T7.2 và Trichoderma T8.1 có
khả năng đối kháng cao hơn, đạt từ 60,7 đến
76,3%. Sau 5 ngày, hiệu quả đối kháng của
các chủng Trichoderma T13, Trichoderma
T14 và Trichoderma T15 lại tăng lên từ
81,3% đến 84,5%. Trong khi đó, hiệu quả
đối kháng của cac chủng Trichoderma còn
lại tương đối thấp (61 – 75%). Khả năng đối
kháng của Trichoderma với Phytophthora
BD1 tốt hơn. Sau 5 ngày, có 5 chủng đạt hiệu
quả đối kháng từ 95 – 100% (Trichoderma
T8.2; Trichoderma T10; Trichoderma T11;
Trichoderma T13; Trichoderma T15). Kết
quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Thị Lan Hương, (2011) khi đánh giá khả
năng đối kháng của chủng nấm Trichoderma
sp. với nấm Phytophthora sp. đã chỉ ra rằng
hầu hết các chủng Trichoderma sp. nghiên
cứu đều đối kháng tốt với nấm bệnh sau
4 ngày[3]. Do đó, chúng tôi chọn các chủng
Trichoderma T13 và Trichoderma T15 để làm
các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. Đối kháng trên môi trường lỏng
Từ các chủng Trichoderma đã chọn ở các
thí nghiệm trước, cấy vào môi trường lỏng
thu được dịch nuôi cấy, cho vào đĩa petri
đã chứa nấm Phytophthora. Sau 7 ngày,
chúng tôi quan sát sự hình thành bào tử
Phytophthora. Kết quả thí nghiệm được thể
hiện qua bảng 2:
141
Nghiên cứu khả năng . . .
Bảng 2. Hiệu quả đối kháng dịch nuôi cấy Trichoderma đối với Phytophthora
Chủng
Trichoderma sp.
Nồng độ
dịch nuôi
cấy (%)
Khả năng hình thành bào tử
Phytophthora BR1
Khả năng hình thành bào tử
Phytophthora BD1
Bào tử hậu Túi bào tử Bào tử hậu Túi bào tử
Đối chứng 0 + + + +
T13 100 ++ + ++ -
50 + + ++ +
T15 100 - - - -
50 - - - -
Ghi chú: +: có xuất hiện bào tử; ++: xuất hiện nhiều bào tử; -: không xuất hiện bào tử.
Hình 3. Khả năng đối kháng dịch nuôi cấy Trichoderma với Phytophthora. a). Phytophthora BR1 tạo
bào tử hậu và bào tử túi trên môi trường chứa dịch nuôi cấy Trichoderma T13. b). Phytophthora BD1
tạo bào tử hậu trên môi trường chứa dịch nuôi cấy Trichoderma T13. c). Phytophthora BD1 không tạo
bào tử trong môi trường chứa dịch nuôi cấy Trichoderma T15.
c
Qua thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy dịch
nuôi cấy của các chủng Trichoderma có khả
năng ức chế sự hình thành bào tử của chủng
Phytophthora với các mức độ khác nhau.
Chủng Trichoderma T13 không có khả năng
ức chế sự hình thành bào tử túi và bào tử hậu.
Ở cả hai nồng độ 50% và 100%, Phytophthora
tạo bào tử hậu và bào tử túi nhiều hơn cả đĩa
đối chứng. Nguyên nhân có thể là do chủng
Trichoderma T13 không có khả năng ức chế,
kết hợp với môi trường trong dịch nuôi cấy
chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với môi
trường nước. Ở nồng độ dịch nuôi cấy 100%,
chủng Trichoderma T13 có khả năng ức chế
hình thành bào tử túi, nhưng không ức chế
khả năng hình thành bào tử hậu đối với chủng
Phytophthora BD1. Ở nồng độ dịch nuôi cấy
50%, chủng Trichoderma T15 có khả năng ức
chế sự hình thành cả hai bào tử túi và bào tử
hậu của cả 2 chủng Phytophthora nghiên cứu.
Chúng tôi nhận thấy chủng Trichoderma
T15 có tiềm năng đối kháng tốt trên môi trường
thạch, dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T15
có chứa những hoạt chất có khả năng ức chế
khả năng hình thành bào tử túi và bào tử hậu
của các chủng Phytophthora ngay cả trong
điều kiện môi trường giàu chất dinh dưỡng.
Trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu điều
kiện tích lũy các hoạt chất này nhiều hơn, tiến
tới cô lập và sử dụng hoạt chất này để kiểm
soát sự lây lan của nấm Phytophthora gây
bệnh chết nhanh trên cây tiêu.
142
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Sử dụng phương pháp bẫy lá tiêu, chúng
tôi đã phân lập được hai chủng nấm bệnh
Phytophthora sp. trên mẫu tiêu bệnh chết
nhanh thu nhận ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình
Dương. Sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường
PGA, đường kính vòng tăng trưởng chủng
Phytophthora BR1 đạt khoảng 4,5 cm, chủng
Phytophthora BD1 có đường kính vòng tăng
trưởng khoảng 1,5 cm. Nấm có hệ sợi màu
trắng, dạng bông, viền không đều. Bào tử hậu
hình cầu, bào tử túi hình cầu hoặc hình quả
chanh. Trong môi trường nước, bào tử túi
được hình thành sau 2 - 3 ngày.
Trong số 10 chủng Trichoderma dùng
trong nghiên cứu. Trên môi trường thạch đĩa,
sau 5 ngày nuôi cấy, các chủng Trichoderma
T13, Trichoderma T14 và Trichoderma T15
có khả năng đối kháng tốt với Phytophthora
BR1, đạt hiệu quả từ 81,3 - 84,5%. Các chủng
Trichoderma T8.2, T10, T11, T13 và T15 đối
kháng tốt với Phytophthora BD1, hiệu quả đối
kháng từ 95 – 100%. Trong điều kiện ngập
nước, dịch nuôi cấy chủng Trichoderma T15
có khả năng ức chế hình thành cả bào tử hậu
lẫn bào tử túi của các chủng Phytophthora.
4.2. Kiến nghị
Phân lập thêm nhiều chủng Phytophthora
gây bệnh tiêu chết nhanh ở các địa phương khác.
Xác định hoạt chất chính trong dịch nuôi
cấy có khả năng ức chế sự hình thành bào tử
của nấm Phytophthora sp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Phòng trừ một số bệnh gây hại trên cây tiêu.
2. Thái Bình (2012), Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma asperellum trong phòng trừ nấm
Phytophthora spp. gây hại trên cây cao su, Trang thông tin điện tử UBND Thị xã Bình Long.
3. Nguyễn Thị Lan Hương, (2011), Nghiên cứu tạo chế phẩm Trichoderma đối kháng với một số chủng
nấm bệnh Phytophthora gây bệnh trên cây tiêu, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng.
4. Lester W. Burgess,Timothy E. Knight, Len Tesoriero. Phan Thuy Hien (2009), Cẩm nang chuẩn
đoán cây bệnh ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Ustralia.
5. Nguyễn Vĩnh Tường (2008), Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối gốc
rễ hồ tiêu ở trong đất, Tạp chí BVTV số 4.
6. Tô Thị Nhã Trầm (2007), Khảo sát ảnh hưởng của dịch nấm Phytophthora capsici và các tác nhân
hóa lý đến sự sinh trưởng và khả năng tạo đột biến của cây tiêu (Piper nigrum L.) nuôi cấy mô,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Nông Lâm TP.HCM.
7. Nguyễn Vĩnh Trường, Edward C.Y. Liew và Lester W. Burgess (2006). Hình thức sinh sản hữu tính
của Phtophthora capsici Leonian, tác nhân gây bệnh chết héo hồ tiêu. Tạp chí BVTV, Số 3, Tr. 14-18.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_5623_2121813.pdf