Nghiên cứu hoàn thiện sản xuất mẫu hồng cầu theo tiêu chuẩn iso 17043:2010 ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện sản xuất mẫu hồng cầu theo tiêu chuẩn iso 17043:2010 ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 226 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN SẢN XUẤT MẪU HỒNG CẦU THEO TIÊU CHUẨN ISO 17043:2010 ỨNG DỤNG TRONG NGOẠI KIỂM CÁC XÉT NGHIỆM TRUYỀN MÁU Vũ Quang Huy*,**,***, Hà Mạnh Tuấn*,**, Bùi Quang Sang***, Nguyễn Thị Kim Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng quy trình sản xuất mẫu hồng cầu đảm bảo tính đồng nhất và ổn định ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 17043:2010. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, nguyên liệu là máu toàn phần của người hiến máu tình nguyện, được cung cấp từ Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Hoàn thiện quy trình sản xuất mẫu hồng cầu đủ tiêu chuẩn, cung cấp cho chương trình ngoại kiểm truyền máu. Trong đó, mẫu hồng cầu nghiên cứu trên 4 nhóm máu hệ ABO đạt độ đồng nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu và FDA Hoa Kỳ. Bộ mẫu đạt độ ổn định tốt trong 35 ngày và vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn thực ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện sản xuất mẫu hồng cầu theo tiêu chuẩn iso 17043:2010 ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 226 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN SẢN XUẤT MẪU HỒNG CẦU THEO TIÊU CHUẨN ISO 17043:2010 ỨNG DỤNG TRONG NGOẠI KIỂM CÁC XÉT NGHIỆM TRUYỀN MÁU Vũ Quang Huy*,**,***, Hà Mạnh Tuấn*,**, Bùi Quang Sang***, Nguyễn Thị Kim Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng quy trình sản xuất mẫu hồng cầu đảm bảo tính đồng nhất và ổn định ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 17043:2010. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm, nguyên liệu là máu toàn phần của người hiến máu tình nguyện, được cung cấp từ Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Hoàn thiện quy trình sản xuất mẫu hồng cầu đủ tiêu chuẩn, cung cấp cho chương trình ngoại kiểm truyền máu. Trong đó, mẫu hồng cầu nghiên cứu trên 4 nhóm máu hệ ABO đạt độ đồng nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu và FDA Hoa Kỳ. Bộ mẫu đạt độ ổn định tốt trong 35 ngày và vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành lâm sàng cho đến ngày 49, chất lượng mẫu được đảm bảo trong toàn bộ thời gian diễn ra chương trình ngoại kiểm truyền máu. Kết luận: Quy trình sản xuất mẫu hồng cầu theo tiêu chuẩn ISO 17043:2010 ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm an toàn truyền máu được hoàn thiện. Sản xuất mẫu hồng cầu cung cấp cho các đơn vị tham gia ngoại kiểm truyền máu. Từ khóa: ngoại kiểm, ngoại kiểm truyền máu ABSTRACT RESEARCH TO COMPLETE THE PRODUCTION OF RED BLOOD CELL SAMPLING BY ISO 17043:2010 APPLICATION IN EXTERNAL EXAMINATION OF BLOOD TRANSFER SAFETY TESTS Vu Quang Huy, Ha Manh Tuan, Bui Quang Sang, Nguyen Thi Kim Van * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 226 - 231 Objective: Establishment a red blood sample production process ensures uniformity and stability of external application of blood transfusion tests that meet ISO 17043: 2011 standards. Methods: Experimental research, raw materials are the whole blood of voluntary blood donors, provided from the Blood Transfusion Center of Cho Ray Hospital. Results: Complete the standard red blood cell production process, provided for blood transfusion program. In particular, red blood cell samples studied on 4 blood groups ABO reached uniformity according to European standards and US FDA. The set of samples reached a good stability for 35 days and still maintained clinical practice standards until the 49th day, sample quality was ensured throughout the entire blood transfusion program. Concluctions: The production process of red blood cell samples according to ISO 17043:2010 application in the external test blood transfusion safety tests are completed. Production of red blood cells samples provided to units participating in blood transfusion. Key words: external quality control, blood tranfusion external quality control *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng Y học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Vũ Quang Huy ĐT: 0913586389 Email: drvuquanghuy@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 227 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội; ngành y tế đang được xã hội quan tâm. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được chú trọng với những yêu cầu cao hơn. Theo quyết định số 316/TTg về việc Phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025(1). Với mục tiêu nâng cao chất lượng xét nghiệm, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời; làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế. Chương trình Ngoại kiểm đã được triển khai rộng rãi. Trong đó, ngoại kiểm truyền máu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các xét nghiệm trước truyền máu góp phần chọn một đơn vị máu phù hợp và an toàn cho người nhận máu. Các xét nghiệm có thể xảy ra sai sót ở bất kỳ quá trình nào từ lúc thu thập máu từ người hiến, xử lý, phân phối, xét nghiệm máu người cho và người nhận,... sự sai sót ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Vì vậy, ngoại kiểm chất lượng truyền máu nhằm nâng cao chất lượng truyền máu, đánh giá, kiểm tra một cách khách quan, phát hiện các thiếu sót, sự không tuân thủ các quy trình, các chính sách tại các ngân hàng máu và các phòng xét nghiệm có thực hiện các xét nghiệm truyền máu. Để triển khai chương trình ngoại kiểm truyền máu, đòi hỏi phải có một mẫu tiêu chuẩn, mẫu này được gửi đến tất cả các đơn vị tham gia ngoại kiểm. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có đơn vị nào tự sản xuất, phần lớn mẫu được nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, nguồn mẫu không ổn định, gây trở ngại lớn về mặt tài chính cho các đơn vị đang tham gia và mong muốn tham gia ngoại kiểm. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện sản xuất mẫu hồng cầu theo tiêu chuẩn ISO 17043:2010 ứng dụng trong ngoại kiểm các xét nghiệm truyền máu”. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng quy trình sản xuất mẫu hồng cầu (HC) ứng dụng trong chương trình ngoại kiểm truyền máu đạt tiêu chuẩn ISO 17043:2010(2). Sản xuất mẫu đạt độ đồng nhất (4) và ổn định(4) trong suốt thời gian một chương trình ngoại kiểm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu Mẫu máu toàn phần của người hiến máu tình nguyện ở Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chuẩn chọn mẫu Mẫu máu toàn phần (250 - 450mL) chống đông CDPA âm tính với HIV, HBV, HCV; Coombs trực tiếp và gián tiếp âm tính; Mẫu máu không bị tán huyết và không vón cục và được sản xuất không quá 07 ngày(7). Các đơn vị tham gia Đơn vị chính Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2. Phương pháp Quá trình chuẩn bị mẫu ngoại kiểm Các túi máu toàn phần thuộc các nhóm máu A, B, O, AB được quay ly tâm 2 lần để tách huyết cầu và huyết tương với vận tốc 2000 vòng/phút/5 phút. Tách lấy huyết cầu và đem rửa với nước muối sinh lý 2 đến 3 lần, quay ly tâm 2000 vòng/phút/5 phút sau mỗi lần rửa để loại bỏ huyết tương và lớp buffy coat (Bạch cầu, Tiểu cầu). Sau đó, pha huyền dịch HC 5% treo trong dung dịch bảo quản HC, trộn đều và phân phối vào các ống nghiệm nhựa vô trùng (2mL/ống) đậy kín nắp và bảo quản ở 20C – 60C(7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 228 Thời gian theo dõi mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được đánh giá để đảm bảo tính đồng nhất giữa các mẫu trong các lô mẫu. Mẫu ngoại kiểm được theo dõi tính ổn định trong suốt thời gian diễn ra chương trình ngoại kiểm qua các mốc: 0 ngày, 7 ngày, 35 ngày, 42 ngày và 49 ngày(7). Đánh giá độ đồng nhất của các mẫu Lấy ngẫu nhiên 10 mẫu theo từng lô và đánh giá lại kết quả đảm bảo độ đồng nhất: Độ đồng nhất được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu và FDA Hoa Kỳ, với độ biến thiên giữa các mẫu CV< 3,0% được xem là đồng nhất. Mức độ tiêu huyết được chia làm 4 cấp độ: Mức 0: không tiêu huyết (FHb < 500 mg/L); Mức 1: tiêu huyết nhẹ (500 mg/L ≤ FHb < 1000 mg/L); Mức 2: tiêu huyết trung bình (1000 mg/L ≤ FHb < 2000 mg/L); Mức 3: tiêu huyết nghiêm trọng (FHb ≥ 2000 mg/L)(7). Bên cạnh đó, một số chỉ số khác cũng được theo dõi độ đồng nhất mẫu như: thể tích, Hct, Hb, Na+, K+, Lactate, LDH. Đánh giá độ ổn định Đánh giá độ ổn định của mẫu trong điều kiện ngắn hạn và dài hạn theo hướng dẫn của ISO 17043:2010. Đánh giá ngắn hạn: Theo dõi mẫu từ ngày sản xuất (ngày 0) đến ngày 07 đặt trong điều kiện 20C - 60C tại phòng thí nghiệm, và mẫu được đặt trong điều kiện vận chuyển đến các đơn vị tham gia ngoại kiểm (nhiệt độ được duy trì trong khoảng từ 20C - 100C). Đánh giá dài hạn: Theo dõi mẫu từ ngày sản xuất (ngày 0) đến ngày thứ 49 đặt trong điều kiện 20C - 60C tại phòng thí nghiệm. Mẫu đánh giá độ ổn định được chọn ngẫu nhiên 03 mẫu từ mỗi lô mẫu, được phân tích các thông số: Antigen, RBC, Hct, Hb, Na+, K+, Lactate, LDH, Antibody vào các ngày 7, 35, 42 và 49. Phương pháp đo: Hct, Hb, Na+, K+, Lactate, LDH, FHb RBC, Hct và Hb được đo bằng máy huyết học tự động theo phương pháp tổng trở và laser. Nồng độ Na+, K+, Lactate, LDH được đo bằng hệ thống máy sinh hóa tự động tại Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Free Hemoglobin (FHb) được đo bằng Human free haemoglobin (f-Hb) ELISA Kit. Tất cả các thông số này được nội kiểm và ngoại kiểm đạt chất lượng theo quy định, các trang thiết bị máy móc được bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ. Phương pháp đo độ nhạy và đặc hiệu của kháng nguyên Cho mẫu HC 5% phản ứng với Huyết thanh mẫu. Ngưng kết 4+ (12 điểm); Ngưng kết 3+ (10 điểm; Ngưng kết 2+ (8 điểm); Ngưng kết 1+ (5 điểm); Ngưng kết ± (3 điểm); Không ngưng kết (0 điểm). Xử lý số liệu Số liệu được được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, biểu diễn dưới dạng chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn và độ biến thiên. Kiểm định t-testi được sử dụng để đánh giá độ ổn định của mẫu. KẾT QUẢ Kết quả đánh giá độ đồng nhất cho thấy, tất cả các giá trị của mẫu có độ biến thiên thấp. Nhóm A: A antigen CV% là 0, các thông số còn lại CV% dao động từ 0,015-0,078 (< 3%). Nhóm B: B Antigen có CV% là 0, các thông số còn lại CV% dao động từ 0,016-0,222 (< 3%). Nhóm AB: AB antigen CV% là 0, các thông số còn lại CV% dao động từ 0,016-0,14 (< 3%). Nhóm O: CV% dao động từ 0,014-0,111 (< 3%). Trong đó, có thể nhận ra, lô mẫu nhóm O là đồng nhất hơn mẫu ở các nhóm còn lại với độ biến thiên CV% của RBC (0,014), Hct (0,016), Hb (0,034) thấp hơn các nhóm B, AB và O (Bảng 1). Kết quả đánh giá độ ổn định ngắn hạn “1” mẫu ở nhiệt độ 20C - 60C, “2” mẫu ở nhiệt độ và môi trường vận chuyển 20C - 100C. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa mẫu được bảo quản ở 20C – 60C và mẫu được đặt trong điều kiện vận chuyển giả định 20C – 100C (7 ngày). Nhóm A có CV% dao động từ 0 – 0,122 (< 3%), nhóm B có CV% dao động từ 0- 0,044 (< 3%). Nhóm AB có CV% dao động từ 0- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 229 0,042 (< 3%). Nhóm O có CV% dao động từ 0 - 0,044 (< 3%) (Bảng 2). Bảng 1. Kết quả đánh giá độ đồng nhất của mẫu NHÓM MÁU Nhóm A Nhóm B Nhóm AB Nhóm O N =10 MEAN CV% MEAN CV% MEAN CV% MEAN CV% Antigen (Score) 12 0 12 0 12 0 0 0 RBC (10^3/uL) 502 0,018 492 0,025 499 0,022 496 0,014 Hct (%) 4,9 0,016 4,83 0,017 4,89 0,018 4,87 0,016 Hb (g/dL) 1,48 0,041 1,43 0,063 1,46 0,048 1,45 0,034 Na+ (mmol/L) 145 0,008 143,4 0,018 147,6 0,016 145,6 0,012 K+ (mmol/L) 4,01 0,042 4,89 0,027 4 0,045 3,99 0,04 LDH (U/L) 209 0,015 209 0,016 209,4 0,02 209,5 0,012 Lactate (mg/dL) 6,16 0,049 6,08 0,018 6,24 0,051 6,16 0,049 Free hemoglobin (n=3) 0,0077 0,078 0,002 0,222 0,0043 0,14 0,0009 0,111 Bảng 2. Kết quả độ ổn định ngắn hạn của mẫu HC NHÓM Nhóm A Nhóm B Nhóm AB Nhóm O N=3 Mean CV% Mean CV% Mean CV% Mean CV% Antigen (Score) 1 12 0 12 0 12 0 0 0 2 12 0 12 0 12 0 0 0 RBC (10^3/uL) 1 493 0,031 483 0,012 493 0,012 492 0,06 2 484 0,007 478 0,016 486 0,012 489 0,01 Hct (%) 1 4,8 0,013 4,77 0,013 4,83 0,012 4,9 0 2 4,77 0,122 4,7 0,021 4,83 0,012 4,9 0 Hb (g/dL) 1 1,43 0,042 1,36 0,044 1,43 0,042 1,4 0 2 1,47 0,039 1,4 0 1,43 0,042 1,37 0,044 Kết quả đánh giá độ ổn định dài hạn Qua kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy, tất cả mẫu ở 4 nhóm đều giữ được độ ổn định ở các đặc tính quan trọng có thể kiểm soát: Antigen, RBC, Hct, Hb và nồng độ Na+, K+, Lactate, LDH. A - antigen trong mẫu từ ngày 0 đến ngày 49 đạt độ ổn định tốt duy trì ở mức 12 điểm. Dùng kiểm định ttesti với p>0,05 để kiểm tra độ ổn định của mẫu qua các giai đoạn, số lượng HC có sự biến động, theo kiểm định này số lượng HC ổn định 35 ngày (p>0,05), đến ngày 49 số lượng HC giảm khoảng 10% so với ngày 0. Tương tự, nồng độ Hct và Hb cũng duy trì ổn định từ ngày 0 đến ngày 35, đến ngày 49 mẫu không còn đạt độ ổn định. Nồng độ ion natri giảm xuống theo thời gian bảo quản từ ngày 0 đến ngày 49 (145 mmol/L – 118,67 mmo/L). Nồng độ ion kali tăng từ 4,01 mmol/L – 7,7 mmol/L. Nồng độ LDH tăng từ 209 mmol/L – 290 mmol/L. Nông độ lactate cũng tăng cao từ 6,16 mmol/L-10,4 mmol/L. Bảng 3. Kết quả độ ổn định dài hạn của mẫu HC Ngày NHÓM A NHÓM B NHÓM AB NHÓM O Antigen (Score) 0 12 ±0 12 ±0 12 ±0 0 7 12 ±0 12 ±0 12 ±0 0 35 12 ±0 12 ±0 12 ±0 0 42 12 ±0 12 ±0 12 ±0 0 49 12 ±0 12 ±0 12 ±0 0 RBC (10^3/uL) 0 502 ±9,19 492 ±12,3 499 ±11 496 ±7 7 493 ±15,3 483 ±5,8 493 ±5,77 492 ±2,89 35 493 ±15,3 482 ±2,9 486 ±1,73 487 ±2,52 42 457 ±5,8 457 ±5,8 450 ±10 428 ±8,02 49 453 ±5,8 453 ±5,8 416 ±5,77 403 ±6,08 Hct (%) 0 4,9 ±0,08 4,83 ±0,08 4,89 ±0,09 4,87 ±0,08 7 4,8 ±0,06 4,77 ±0,06 4,83 ±0,06 4,9 ±0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 230 Ngày NHÓM A NHÓM B NHÓM AB NHÓM O 35 4,8 ±0,06 4,77 ±0,06 4,77 ±0,06 4,8 ±0 42 4,6 ±0,06 4,63 ±0,06 4,6 ±0,1 4,3 ±0,1 49 4,6 ±0 4,6 ±0 4,03 ±0,06 4 ±0 Hb (g/dL) 0 1,48 ±0,06 1,43 ±0,09 1,46 ±0,07 1,45 ±0,05 7 1,43 ±0,06 1,36 ±0,06 1,43 ±0,06 1,4 ±0 35 1,43 ±0,06 1,36 ±0,06 1,33 ±0,06 1,33 ±0,06 42 1,2 ±0 1,2 ±0 1,23 ±0,06 1,23 ±0,06 49 1,2 ±0 1,2 ±0 1,2 ±0 1,13 ±0,06 Na+ (mmol/L) 0 145 ±1,2 143 ±2,6 148 ±2,4 146 ±1,7 7 140 ±0,6 139 ±1,5 134 ±5,1 139 ±1,7 35 134 ±1,2 134 ±1,2 134 ±2,1 133 ±2,9 42 128 ±2,5 127 ±2,9 124 ±1,7 126 ±2,3 49 119 ±3,2 118 ±3,1 116 ±2,5 115 ±3,1 K+ (mmol/L) 0 4,01 ±0,2 4,89 ±0,1 4 ±0,2 3,99 ±0,16 7 4,57 ±0,12 4,53 ±0,06 4,57 ±0,12 5,13 ±0,06 35 5,03 ±0,15 5,03 ±0,15 4,87 ±0,12 5 ±0,06 42 6,43 ±0,51 6,33 ±0,15 6,13 ±0,15 6,17 ±0,31 49 7,7 ±0,26 7,83 ±0,3 7,93 ±0,06 7,7 ±0,36 LDH (U/L) 0 209 ±3,22 209 ±3,4 209 ±4,12 209 ±2,45 7 218 ±2,89 219 ±3,51 221 ±2,65 230 ±2,52 35 254 ±4,04 254 ±4,04 260 ±1,53 245 ±5,03 42 264 ±4,04 265 ±4,51 267 ±2,65 261 ±4,58 49 290 ±10,5 286 ±6,08 290 ±1,53 282 ±5,29 Lactate (mg/dL) 0 6,16 ±0,3 6,08 ±0,11 6,24 ±0,32 6,16 ±0,3 7 7,17 ±0,2 7,23 ±0,23 8,77 ±0,25 7,37 ±0,23 35 8,47 ±0,12 8,33 ±0,15 11,67 ±0,35 7,83 ±0,15 42 8,97 ±0,15 9 ±0,1 12,83 ±0,25 8,73 ±0,25 49 10,4 ±0,53 10,8 ±0,25 13,43 ±0,4 10 ±0,5 BÀN LUẬN Ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng, với mục đích giám sát và nâng cao chất lượng các xét nghiệm, phát hiện các sai sót, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Để đảm bảo chương trình ngoại kiểm được triển khai có hiệu quả, chất lượng mẫu ngoại kiểm là mối quan tâm hàng đầu. Mẫu ngoại kiểm phải đảm bảo được 2 đặc tính quan trọng nhất là: đồng nhất và ổn định(5,6). Độ đồng nhất sẽ đảm bảo các đơn vị nhận được các mẫu như nhau để tiến hành phân tích và đưa ra các kết quả xét nghiệm khách quan. Đơn vị triển khai chương trình ngoại kiểm sẽ dựa vào giá trị đồng thuận giữa các phòng xét nghiệm tham gia thông qua so sánh liên phòng để đưa ra giá trị ấn định chung cho các kết quả xét nghiệm, làm cơ sở để đánh giá kết quả của các đơn vị tham gia ngoại kiểm và hiệu quả của chương trình ngoại kiểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu đạt được độ đồng nhất và ổn định trong suốt 35 ngày, khi đến ngày 42 có sự biến đổi lớn về các đặc tính của mẫu, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn của một mẫu thực hành lâm sàng đến ngày 49: kháng nguyên (12 điểm), số lượng HC 3% - 5%. Các nhóm mẫu được sản xuất với nguyên liệu đầu vào ở các túi máu không giống nhau. HC được rửa 3 lần với nước muối sinh lý. Mục đích của việc rửa HC là để loại bỏ các kháng thể dư thừa, bộc lộ các vị trí kháng nguyên trên bề mặt HC. Bên cạnh đó, việc rửa HC còn giúp loại bỏ sự ngưng kết protein, bạch cầu, tiểu cầu và HC bị thoái hóa. Việc rửa HC còn giúp hạn chế sự tích trữ acid lactic trên bề mặt HC, giúp cho sự bảo quản HC được tốt hơn. HC được treo trong dung dịch bảo quản với các thành phần nhằm duy trì khả năng sống còn và chức năng của HC. Citric acid giảm pH của dung dịch; trisodium citrate- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 231 di-hydrate cố định ion Canxi, ngăn ngừa một số giai đoạn trong quá trình hoạt hóa đông máu, làm chậm quá trình tiêu đường; Dextrose duy trì ATP và nuôi dưỡng tế bào; Adenin giúp HC tổng hợp ATP làm cải thiện chức năng của HC; sodium chlorid duy trì tính đẳng trương của dung dịch. Kháng sinh Neomycin sulphate và Chloramphenicol được bổ sung vào mẫu HC để ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác. Trong suốt quá trình theo dõi mẫu, nồng độ kháng nguyên đạt ổn định bền vững từ ngày 0 đến ngày 49, đây là một yếu số quan trọng đối với mẫu ngoại kiểm truyền máu. Số lượng HC ở cả 4 nhóm giảm theo thời gian, tuy nhiên đến ngày 49, số lượng giảm ở mức dưới 20% so với ban đầu, và hematocrit vẫn duy trì trong giới hạn thực hành 3% - 5%. Nồng độ ion natri và kali ban đầu khá lý tưởng, nhưng sau thời gian bảo quản, nồng độ ion natri giảm xuống, ion kali tăng lên khá cao; điều này có thể lý giải bởi HC bị phá hủy giải phóng ion kali, trao đổi với natri; ion natri đi vào trong tế bào, giảm ở dịch nổi; kali được giải phóng ra ngoài tế bào nên kali tăng. Nồng độ Lactate acid dehydrogenase (LDH) và Lactate tăng theo thời gian. LDH là một enzym giúp tạo năng lượng, nồng độ sẽ tăng đáp ứng với tổn thương tế bào; Lactate là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tế bào, tùy thuộc vào pH đôi khi xuất hiện dưới dạng acid lactic, tuy nhiên, với độ pH trung tính của dung dịch bảo quản, phần lớn sẽ có mặt trong máu dưới dạng lactate. Nồng độ LDH tăng chứng tỏ có sự phá hủy tế bào HC, lactate tăng chứng tỏ các tế bào HC đã sản xuất lactate quá mức do không đủ oxy hoặc khi con đường ban đầu trong sản xuất năng lượng của HC bị đứt đoạn. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi gần tương đồng với nghiên cứu mẫu nội kiểm truyền máu của Trung Quốc. KẾT LUẬN Mẫu ngoại kiểm truyền máu được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo được tính đồng nhất giữa các mẫu. Đồng thời, mẫu HC ổn định trong thời gian từ ngày 0 đến ngày 49, đảm bảo cho việc thực hành lâm sàng các xét nghiệm truyền máu. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu, chúng tôi đề nghị tiếp tục sản xuất và theo dõi mẫu trong các lần sản xuất tiếp theo, nhằm giám sát chất lượng của bộ mẫu ngoại kiểm truyền máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 316/TTg (2016). Phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016 – 2025. 2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17043 (2011). Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành thạo. Nhà xuất bản Hà Nội, pp.9 – 10. 3. Hoàng Thị Hà Anh (2014). Xây dựng quy trình sản xuất mẫu ngoại kiểm đánh giá chất lượng phòng thí nghiệm huyết thanh học HIV, pp.48 – 53. 4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7366:2011 (ISO GUIDE 34:2009) (2011). Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn, , tr 17 – 18. 5. Deom A, El Aouad R, Heuck CC, Kumari S, Lewis SM, Uldall A & World Health Organization (1999). Requirements and guidance for external quality assessment schemes for health laboratories. 6. World Health Organization (WHO) (2004). External quality assessment of transfusion laboratory practice. Guidelines on establishing an EQA scheme in blood group serology. Geneva, pp.27 – 33. 7. Yu Y, Ma C, Feng Q, Chen X, et al (2013). Establishment and performance assessment of preparation technology of internal quality control products for blood transfusion compatibility testing, pp.3-6. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hoan_thien_san_xuat_mau_hong_cau_theo_tieu_chuan.pdf
Tài liệu liên quan