Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất hoa cắt cành cho các giống hoa cúc c05.1, c05.3 và hoa đồng tiền g04.6, g04.7

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất hoa cắt cành cho các giống hoa cúc c05.1, c05.3 và hoa đồng tiền g04.6, g04.7: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 798 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT HOA CẮT CÀNH CHO CÁC GIỐNG HOA CÚC C05.1, C05.3 VÀ HOA ĐỒNG TIỀN G04.6, G04.7 ThS. Nguyễn Thế Nhuận Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam SUMMARY The improvement of the propagation and cultivation techniques for Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and Gerbera cultivars ‘C05.3’ and ‘G04.6’ and ‘G04.7’ as cut flowers Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’ and Gerbera cultivars ‘G04.6’ and ‘G04.7’ were crossed and selected by the Potato, Vegetable & Flower Research Center belonging to the Institute of Agricultural Science for Southern of Vietnam in 2005 and then tested during the years of 2006 and 2007. In 2008, those cultivars were officially admitted as new flower cultivars and released to farmers for trial production by the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) with 324/QD-TT-CLT Decision issued on 16/12/2008. For that reason, MARD continued to...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất hoa cắt cành cho các giống hoa cúc c05.1, c05.3 và hoa đồng tiền g04.6, g04.7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 798 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT HOA CẮT CÀNH CHO CÁC GIỐNG HOA CÚC C05.1, C05.3 VÀ HOA ĐỒNG TIỀN G04.6, G04.7 ThS. Nguyễn Thế Nhuận Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam SUMMARY The improvement of the propagation and cultivation techniques for Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and Gerbera cultivars ‘C05.3’ and ‘G04.6’ and ‘G04.7’ as cut flowers Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’ and Gerbera cultivars ‘G04.6’ and ‘G04.7’ were crossed and selected by the Potato, Vegetable & Flower Research Center belonging to the Institute of Agricultural Science for Southern of Vietnam in 2005 and then tested during the years of 2006 and 2007. In 2008, those cultivars were officially admitted as new flower cultivars and released to farmers for trial production by the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) with 324/QD-TT-CLT Decision issued on 16/12/2008. For that reason, MARD continued to fund to conduct the project ‘Improvement of the propagation techniques for Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’ and Gerbera cultivars ‘G04.6’ and ‘G04.7’ as cut flowers’. The project lasted from 10/2010 to 10/2012, and gained the following results: For the in vitro production of Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’, media of MS + 0.3 mg /l BAP + 0.1 mg/L IAA was the best for regeneration ability. The media of MS + 0.6 mg/L BAP + coal was very good for elongation of plantlets and creation of clump. The media of 1/2MS + 0.2 mg/L IBA was good for root development. For ex vitro, plantlets grew well with the use of coconut fiber (50%) + Humus coal (50%) in combination with spraying ‘Purple’ fertilizer, with the plantlet survival rate of over 90%. Stock gardens of Chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’ can be harvested during 6 months with the applying of plants density of 44 plantlets/m2 and fertilizer of 300kgN, 120kgP2O5 and 200kg K2O/ha and some floral fertilizers; For commercial production, chrysanthemum cultivars ‘C05.1’ and ‘C05.3’ should be grown with a density of about 45,000 plants/ha with providing light for about 5 hours/night for about 20 days (after planting). Fertilizer was applied with 200kgN-150kg-200kg P2O5 K2O/ha. For in vitro germination of seed Gerbera cultivars ‘G04.6’ and ‘G04.7’, media of MS + 0.6 mg/L TDZ + 0.5 mg/L BAP + 0.6 mg /L NAA was suitable for each stage and create an advanced plantlet. For ex vitro, using coconut fiber (50%) + Humus coal (50%) in combination with spraying ‘Purple’ fertilizer, with the plantlet survival rate of over 80%. For commercial production, Gerbera cultivars ‘G04.6’ and ‘G04.7’ should be grown on high beds (40cm in height), using drip irrigation. The density was about 38,000-40,000 plants /ha and fertilizer application was 250kgN, P2O5 150kg and 200kg K2O/hectare for the first 6 months after growing. Keywords: Propagation, cultivation techniques, Chrysanthemum cultivars, Gerbera cultivars. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* Chọn tạo giống hoa cúc và đồng tiền để tạo ra các giống hoa mới phù hợp với thị hiếu, thị trường tiêu thụ là định hướng đúng đắn và cần thiết trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Giống hoa mới tạo ra trong nước sẽ thích ứng tốt với điều kiện sản xuất của địa phương đồng thời sẽ giảm nhẹ chi phí đóng góp bản quyền tác giả khi tham gia thị trường xuất khẩu. Các giống hoa Người phản biện: TS. Nguyễn Công Thành. đồng tiền G04.6 và G04.7, giống hoa cúc C05.1 và C05.3 được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa lai tạo và chọn lọc năm 2004 - 2005. Qua các năm nghiên cứu, trồng khảo sát, khảo nghiệm đã cho thấy các giống hoa này sinh trưởng, phát triển rất tốt, kháng một số loại sâu bệnh hại chính tốt, có tiềm năng năng suất cao và ổn định. Các giống hoa này đã được đưa ra khảo nghiệm sản xuất, được người sản xuất đánh giá khá tốt và có triển vọng đưa vào sản xuất rộng rãi, được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận cho sản xuất thử T12/2008. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 799 Tuy nhiên các quy trình nhân giống và sản xuất hoa thương phẩm đang áp dụng đối với các giống hoa mới trên còn chưa thật hoàn chỉnh, chưa thể chuyển giao và áp dụng rộng rãi trên diện rộng, Do vậy, cần phải hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, các thông số kỹ thuật, ổn định về chất lượng sản phẩm... để chuyển giao giống vào sản xuất rộng rãi. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Các giống hoa cúc C05.1, C05.3, giống hoa đồng tiền G04.6, G04.7 sử dụng cây giống invtro trong phòng thí nghiệm, cây giống ra rễ exvitro, cây giống nhân vô tính từ vườn cây mẹ. Môi trường cơ bản nhân giống thực vật in vitro Murashige-Skoog (1962), các loại chất kích thích sinh trưởng NAA, IBA. Các loại giá thể sử dụng gồm than mùn, xơ dừa và đất thịt; bổ sung các loại phân bón lá gồm Grow-more, phân tím và phân tinh cá (Melspray). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm giống, phân bón được bố trí theo đúng quy phạm khảo nghiệm giống hoa cúc, đồng tiền của Bộ Nông nghiệp và PTNT 10TCN 310-98 (Ban hành theo Quyết định số 32-1998/QĐ-BNN-KHCN, ngày 24 tháng 2 năm 1998). Các biện pháp kỹ thuật canh được áp dụng theo các quy trình sản xuất cây giống hoa thương phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa. Thí nghiệm 1: Xác định mật độ trồng và nền phân bón thích hợp cho vườn cây mẹ sản xuất giống hoa cúc C05.1 và C05.3. Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô chính - lô phụ (splip - plot), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 5m2. Các yếu tố thí nghiệm gồm: Yếu tố A: Nền phân bón vô cơ (quy ra kg/ha): A1 = 200 N - 120 P2O5 - 200 K2O; A2 = 250 N - 120 P2O5 - 200 K2O; A3 = 300 N - 120 P2O5 - 200 K2O Yếu tố B: Mật độ cây mẹ /m2 mặt luống: B1 = 25 cây/m2 (20cm  20cm); B2 = 33 cây/m2 (20cm  15cm); B3 = 44 cây/m2 (10cm  15cm). Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây chết sau trồng (%); Thời gian bấm ngọn đầu (ngày sau trồng); Chiều cao cây tại thời điểm bấm ngọn sau trồng (cm); Một số chỉ tiêu sâu bệnh hại chính; Năng suất (số lượng ngọn khai thác/m2/tháng). Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ BAP tối ưu trong môi trường MS cho nhân nhanh cụm chồi in vitro các giống đồng tiền G04.6, G04.7. Thí nghiệm được coi là 1 yếu tố bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), 4lần lặp lại. Công thức thí nghiệm gồm: NT1 = MS + 0,0 mg/Lít BAP; NT2 = MS + 0,1 mg/Lít BAP; NT3 = MS + 0,3 mg/Lít BAP; NT4 = MS + 0,5 mg/Lít BAP; NT5 = MS + 0,7 mg/Lít BAP. Chỉ tiêu theo dõi: Chỉ tiêu theo dõi sau cấy 30 ngày gồm: Số chồi/cụm chồi; Trọng lượng cụm chồi (mg). Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ NAA tối ưu trong quá trình tạo rễ của cây đồng tiền G04.6, G04.7 in vitro. Thí nghiệm được coi là 1 yếu tố bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), 4 lần lặp lại. Công thức thí nghiệm gồm: NT1 = MS + 0,0 NAA + 0,2 mg/Lít AC; NT2 = MS + 0,2 NAA + 0,2 mg/Lít AC; NT3 = MS + 0,4 NAA + 0,2 mg/Lít AC; NT4 = MS + 0,6 NAA + 0,2 mg/Lít AC; NT 5= MS + 0,8 NAA + 0,2 mg/Lít AC; NT6 = MS + 1,0 NAA + 0,2 mg/Lít AC. Chỉ tiêu theo dõi sau cấy 15 ngày gồm: Số lượng rễ/cây và chiều dài trung bình rễ (cm). Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lá đến sinh trưởng cây đồng tiền (ex vitro) ngoài nhà lưới. Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô chính - lô phụ, 3 lần nhắc lại, mỗi lần trồng 100 cây. Các yếu tố thí nghiệm gồm: Yếu tố A (giá thể):A1 = 100% than mùn; A2 = 50% than mùn + 30% xơ dừa + 20% đất thịt nhẹ; A3 = 50% than mùn + 50% xơ dừa. Yếu tố B (phân bón lá): B1 = Grow-more; B2 = phun tinh phân cá (Melspray) B3 = phun NPK tím của Công ty Bayer. Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ cây sống (%); Số lá trung bình cây; Đường kính lá (cm); Chiều cao cây (cm) (tính từ gốc đến chóp lá cao nhất). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 800 Thí nghiệm 5: Xác định liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa cúc C05.1, C05.3. Thí nghiệm 2 yếu tố, bố trí kiểu lô chính - lô phụ (split -plots), lặp lại 4 lần, ô thí nghiệm 5m2. Yếu tố A (giống) gồm: A1 = C05.1; A2 = C05.3. Yếu tố B (phân đạm, kg N/ha), gồm: B1= 150; B2 = 200; B3 = 250. Chỉ tiêu theo dõi: Sức sinh trưởng (1-9 điểm); Chiều cao cây tại thời điểm ra hoa đầu (cm); Một số loại bệnh hại chính (gỉ sắt, phấn trắng, ruồi); Mức độ nở hoa (1-9 điểm); Đường kính cành hoa (mm); Đường kính hoa đầu (cm). Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nền phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa đồng tiền G04.6, G04.7. Thí nghiệm được bố trí theo RCBD, 4 lần lặp lại, ô thí nghiệm 10m2, nghiệm thức thí nghiệm gồm: NT1 = 200 N - 150 P2O5 - 200 K2O; NT2 = 250 N - 150 P2O5 - 200 K2O; NT3 = 300 N - 150 P2O5 - 200 K2O. Các nghiệm thức phân bón áp dụng cho thời gian sinh trưởng 6 tháng (thu hoạch 3-3,5 tháng): Bón lót ¼ lượng tổng số, lượng còn lại chia đều bón 20-21 ngày một lần qua nước tưới nhỏ giọt. Nền phân bón chung: 10m3 phân chuồng/1000m2. Phần phân hóa học chia đều bón theo định kỳ 15 ngày/1 lần. Chỉ tiêu theo dõi: Sức sinh trưởng (1-9 điểm); Chiều cao cành hoa (cm); Đường kính cành hoa; Độ cứng cành hoa (1-5 điểm). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hoàn thiện quy trình nhân giống trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn ươm 3.1.1. Đối với hoa cúc Thí nghiệm 1: Xác định mật độ trồng và nền phân bón vườn cây mẹ giống C05.1, C05.3 Kết quả cho thấy: Tỷ lệ cây chết sau trồng ở các nghiệm thức là không đáng kể, không có sự chênh lệch lớn giữa các nền phân bón, tỷ lệ cây chết ở giống C05.1 dao động từ 0,1 - 1,3%, giống C05.3 cao hơn dao động ở mức 0,3 - 3,7%, ở cả hai giống tỷ lệ cây chết cao hơn ở các nghiệm thức có mật độ trồng cao hơn (bảng 1) Thời gian bấm ngọn đầu của giống C05.1 sau khi trồng từ 20 – 27 ngày, các nghiệm thức trồng ở mật độ thấp (B1) cho thời gian bấm ngọn sớm nhất 20 ngày sau trồng, nghiệm thức A1B3 và A2B3, muộn nhất 27 ngày sau trồng, các nghiệm thức còn lại dao động từ 23 - 25 ngày sau trồng. Đối với giống C05.3, thời gian bấm ngọn đầu dài hơn so với giống C05.1, thời gian dao động từ 26- 32 ở các nghiệm thức, nghiệm thức cho thời gian bấm ngọn sớm nhất là A3B1 (23 ngày sau trồng), nghiệm thức muộn nhất là A1B3 (32 ngày sau trồng). Chiều cao cây ở các nghiệm thức có xu thế cao hơn ở các nghiệm thức trồng mật độ thấp, tuy nhiên cùng một giống không có sự chênh lệch nhiều, ở giống C05.1 chiều cao cây tại thời điểm bấm ngọn đầu từ 14,5-17,5cm, ở giống C05.3 thấp hơn, dao động từ 12,5 - 15cm (bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ cây chết, thời gian bấm ngọn đầu và chiều cao cây tại thời điểm bấm ngọn đầu của giống cúc C05.1 khi trồng ở nền phân bón và mật độ khác nhau Công thức Tỷ lệ cây bị chết sau trồng Thời gian bấm ngọn đầu Chiều cao cây khi bấm ngọn đầu Tỷ lệ cây bị chết sau trồng Thời gian bấm ngọn đầu Chiều cao cây khi bấm ngọn đầu A1B1 0,1 20 17,5 0,3 26 14,5 A1B2 0,1 23 15,5 0,5 28 13,5 A1B3 0,5 27 15,0 0,7 32 13,5 A2B1 0,3 20 17,0 1,3 27 15,0 A2B2 0,5 25 16,5 2,3 28 13,5 A2B3 0,7 27 16.0 2,3 30 14.5 A3B1 0,5 20 17,5 2,7 23 15,0 A3B2 0,7 23 15,5 3,3 28 14,0 A3B3 1,3 25 14,5 3,7 30 12,5 Mức độ nhiêm các loại sâu bệnh hại chính, gỉ sắt (Puccinia tanaceti), phấn trắng (Didium Chrysanthemi), ruồi (Liriomyza spp.) được quan tâm đánh giá trong suốt vụ trồng. Trên cả hai giống C05.1 và C05.3 mức độ nhiễm các loại sâu bệnh hại này không đáng kể, bệnh gỉ sắt bị nhiễm ở mức độ từ 1,0 - 3,5/9 điểm, bệnh phấn trắng 1,0 - 3,3/9 điểm, nhiễm ruồi ở mức từ 0,1 - 3,0/9 điểm. Mức độ nhiễm các loại bệnh này có xu thế cao hơn ở các nghiệm thức trồng ở mật độ cao hơn (bảng 2). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 801 Bảng 2. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính đối với sản xuất ngọn cúc giống hoa cúc C05.1 và C05.3 khi trồng ở nền phân bón và mật độ khác nhau Giống C05.1 Giống C05.3 Công thức Gỉ sắt (1-9 điểm) Phấn trắng (1-9 điểm) Ruồi (1-9 điểm) Gỉ sắt (1-9 điểm) Phấn trắng (1-9 điểm) Ruồi (1-9 điểm) A1B1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 1,0 A1B2 1,0 1,0 1,0 1,3 1,3 1,3 A1B3 1,5 1,5 1,3 1,5 1,5 1,7 A2B1 1,0 1,5 1,3 1,3 1,7 1,3 A2B2 1,5 2,0 1,7 1,7 2,3 1,7 A2B3 3,0 2,5 2,3 2,3 2,5 2,7 A3B1 1,5 2,3 2,3 1,7 2,7 3,3 A3B2 2,3 3,0 2,7 2,7 3,0 3,7 A3B3 3,5 3,3 3,0 3,3 3,3 3,7 Bảng 3. Tổng số ngọn thu hoạch/tháng, đường kính ngọn và số lượng ngọn/1kg của giống hoa cúc C05.1 và C05.3 khi trồng ở nền phân bón và mật độ khác nhau Giống C05.1 Giống C05.3 Công thức Số ngọn thu hoạch/tháng/ô thí nghiệm Đường kính ngọn (mm) Số lượng ngọn/1kg Số ngọn thu hoạch/tháng/ô thí nghiệm Đường kính ngọn (mm) Số lượng ngọn/1kg A1 632b 2,9c 969a 564b 2,3c 943b A2 673a 3,1b 915b 614a 2,9b 987a A3 678a 3,2a 913b 619a 3,3a 992a Prob * * * * * * B1 598c 3.4a 850c 518c 3.3a 880c B2 658b 3,1b 881b 623b 2,7b 991b B3 741a 2,8c 1066a 689a 2,3c 1096a Prob * * ** * * * A1B1 574g 3.2c 856c 562g 3,0b 886c A1B2 640e 3.0e 890c 617e 2,7e 921c A1B3 732b 2.6f 1161a 689b 2.3f 1191a A2B1 606f 3.5a 850c 585f 3.2a 880c A2B2 682c 3.1de 891c 643c 2,8de 922c A2B3 741a 2.7f 1005b 704a 2,4f 1035b A3B1 615f 3.4b 845c 587f 2,8c 875c A3B2 653d 3.2c 862c 631d 2,8c 892c A3B3 752ª 3.0e 1031b 712a 2,7e 1061b Prob ** * * ** * * CV (%) 5,9 4,9 6,7 6,2 5,8 7,2 Số lượng ngọn giống khai thác trên vườn cây mẹ phụ thuộc nhiều vào mức độ đẻ nhánh của giống, mật độ trồng và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Kết quả thí nghiệm cho thấy, số lượng ngọn có sự sai khác giữa các nghiệm thức bón phân đạm và mật độ trồng khác nhau và cao hơn ở các nghiệm thức bón đạm cao và trồng mật độ cao. Nền phân đạm A3 (300kgN) trên giống cúc C05.1 đạt 678 ngọn/ô thí nghiệm/tháng, trên giống C05.3 đạt 619 ngọn, nghiệm thức A2 (250kgN) trên giống cúc C05.1 đạt 673 ngọn, giống C05.3 đạt 614 ngọn cao hơn so với nghiệm thức A1 (200kgN), trên giống C05.1 đạt 632 ngọn và giống C05.3 đạt 564 ngọn (bảng 3). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 802 Mật độ trồng khác nhau cũng có sự sai khác rõ rệt đối với số ngọn thu được, kết quả ở mật độ B3 (trồng 44 cây/m2), có số ngọn cao hơn so với các mật độ trồng thấp hơn trên cả hai giống. Có sự tương tác giữa yếu tố phân đạm và mật độ trồng đối với số lượng ngọn khai thác được, trên cả hai giống nghiệm thực A2B3 và A3B3 cho số lượng ngọn khai thác cao nhất, hai nghiệm thức này không có sự sai khác (bảng 3). Đường kính ngọn và số lượng ngọn/1kg thể hiện chất lượng ngọn thu được (ngoài các yếu tố sâu, bệnh hại). Kết quả thể hiện, đường kính ngọn lớn hơn ở các nghiệm thức bón phân đạm cao hơn và ngược lại với yếu tố mật độ, có sự tương tác giữa nền phân đạm và mật độ trồng, trên cả hai giống đường kính ngọn cao nhất ở nghiệm thức A2B1 (đạt 3,5mm đối với giống C05.1 và 3,2mm đối với giống C05.3). Số lượng ngọn/1kg không có sự sai khác giữa hai nền phân đạm A2, A3 của cả hai giống cúc, có sự sai khác rõ rệt giữa các nghiệm thức mật độ, mật độ trồng càng cao thì có số lượng ngọn/1kg càng lớn, kết hợp hai yếu tố nền phân đạm và yếu tố mật độ thì số lượng ngọn/1kg cũng có sự sai khác, với xu thế số lượng ngọn/1kg lớn hơn ở các nghiệm thức nền phân đạm thấp và trồng mật độ cao (bảng 3). 3.1.2. Đối với hoa đồng tiền Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ BAP tối ưu trong môi trường MS cho nhân nhanh cụm chồi in vitro các giống đồng tiền G04.6, G04.7. Kết quả cho thấy cả hai giống G04.6 và G04.7, số chồi/cụm chồi và trọng lượng cụm chồi tăng tỷ lệ thuận với nồng độ BAP từ nghiệm thức 1 tới nghiệm thức 4. Nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 cho cây to, khỏe mạnh nhưng hệ số nhân quá thấp không đáp ứng được nhu cầu của thí nghiệm. Nghiệm thức 3 có hệ số nhân là trung bình. Nghiệm thức 4 cho tỷ lệ chồi và trọng lượng cụm chồi là cao nhất. Tới nghiệm thức 5 thì số lượng chồi không tăng so với nghiệm thức 4 và trọng lượng thì bị giảm chứng tỏ ở nồng độ BAP 0,7mg/l cây bắt đầu bị ức chế, cây phát triển, đẻ nhánh chậm và biểu hiện lá bị vàng, cây nhỏ và yếu. Vậy trong thí nghiệm trên nhận thấy ở nghiệm thức 4 (nồng độ BAP 0,5mg/l) cho kết quả đáp ứng nhu cầu của thí nghiệm. Nghiệm thức cho cây khoẻ mạnh, đẻ nhánh nhanh và nhiều, cây mập và xanh. Bảng 4. Số chồi/cụm chồi và trọng lượng trung bình của cụm chồi trong các nghiệm thức với nồng độ BAP khác nhau trên giống hoa đồng tiền G04.6 và G04.7 Giống G04.6 Giống G04.7 TT Nghiệm thức Số chồi/Cụm chồi P cụm chồi (mg) Số chồi/Cụm chồi P cụm chồi (mg) 1 NT1 1,4 d 288,8 d 1,3 d 279,3 d 2 NT2 3,3 c 432,4 c 3,2 c 427,3 c 3 NT3 6,4 b 476,0 b 6,3 b 669,7 a 4 NT4 7,7 a 634,6 a 7,4 a 637,5 a 5 NT5 7,7 a 594,2 ab 7,3 a 594,1 b CV (%) 4,2 3,2 4,9 LSD.05 0,43 32,2 0,4 Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ NAA tối ưu trong quá trình tạo rễ của cây đồng tiền G04.6, G04.7 in vitro. Kết quả cho thấy: Đối với giống hoa đồng tiền G04.6, số lượng rễ trên cây và chiều dài trung bình rễ có sự sai khác ở các nghiệm (nồng độ NAA khác nhau). Trong đó nghiệm thức 4, 5 (ở mức nồng độ NAA là 0,6 và 0,8mg/lít), đạt 2,4 rễ /cây, các nghiệm thức 2, 6 và nghiệm thức đối chứng không có sự sai khác. Chiều dài rễ trung bình của các nghiệm thức so với nghiệm thức đối chứng là có sự sai khác lớn, nghiệm thức đối chứng N1 đạt trung bình 2,6cm, các nghiệm thức còn lại không có sự chệnh lệch nhiều, dao động ở mức 1,2 - 1,3cm. Tương tự trên giống đồng tiền G04.7, số lượng rễ ở các nghiệm thức so với đối chứng có sự sai khác, trong đó nghiệm thức 4 và 5 có số lượng rễ nhiều nhất đạt 3,5 và 3,4 rễ/cây, nghiệm thức 2, 6 và đối chứng có số lượng rễ đạt bằng nhau (1,7 rễ/cây). Chiều dài trung bình rễ của các nghiệm thức cũng thấp hơn nghiệm thức đối chứng, tuy nhiên mức độ chênh lệch của giống G04.7 không lớn bằng giống G04.6, nghiệm thức đối chứng đạt 1,54cm, các nghiệm thức còn lại ở mức 1,15 đến 1,38cm (bảng 5). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 803 Đối với việc ra cây đồng tiền in vitro thì số lượng rễ/cây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, bên cạnh đó với chiều dài bộ rễ ở mức độ vừa phải. Trên cơ sở này, thí nghiệm có thể kết luận: Trên cả hai giống đồng tiền G04.6 và G04.7 thì áp dụng công thức MS + 0,6 NAA + 0,2 mg/l AC cho hiệu quả ở giai đoạn ra rễ tốt nhất. Bảng 5. Số lượng rễ trung bình và chiều dài trung bình rễ/cây ở các nghiệm thức với nồng độ NAA khác nhau trên giống đồng tiền G04.6 và G04.7 Giống G04.6 Giống G04.7 TT Nghiệm thức Số lượng rễ/cây Chiều dài TB rễ (cm) Số lượng rễ/cây Chiều dài TB rễ (cm) 1 NT1 (Đối chứng) 1,7 c 2,6 a 1,7 c 1,54 a 2 NT2 1,7 c 1,3 b 1,7 c 1,38 b 3 NT3 2,1 b 1,2 c 2,0 b 1,15 e 4 NT4 2,4 a 1,2 c 3,5 a 1,28 cd 5 NT5 2.4 a 1.3 b 3,4 a 1,25 d 6 NT6 1.9 b 1.3 b 1,7 c 1,32 c CV (%) 2,44 2,58 2,4 LSD.05 0,12 0,07 0,1 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của giá thể và phân bón lá đến sinh trưởng cây đồng tiền ngoài nhà lưới. * Kết quả trên giống hoa đồng tiền G04.7: Bảng 6. Một số đặc tính nông học của giống đồng tiền G04.7 trồng ở các giá thể và phân bón lá khác nhau Giống G04.7 Giống G04.6 Chỉ tiêu Yếu tố Tỷ lệ cây sống (%) Số lá TB/cây (lá) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Tỷ lệ cây sống (%) Số lá TB/cây (lá) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) A1 95,6 5,3 6,7 4,3 92,6 5,2 b 4,6 2,8 A2 96,6 5,2 7,2 4,4 96,7 6,0 a 4,2 2,8 A3 94,5 5,0 7,1 4,1 89,3 5,6 ab 4,1 2,7 Prob NS NS NS NS NS * NS NS B1 96,0 5,3 7,2 4,2 94,4 5,3 4,3 2,8 B2 97,1 5,1 7,4 4,4 91,8 5,6 4,5 2,9 B3 93,5 5,1 6,5 4,1 93,3 5,6 4,1 2,7 Prob NS NS NS NS NS NS NS NS A1B1 93,3 5,5 a 6,7 bc 4,2 b 90,0 ab 5,5 bc 4,8 2,9 A1B2 96,7 5,1 c 6,7 bc 4,4 ab 94,3 ab 5,0 d 4,0 2,7 A1B3 96,7 5,2 b 6,7 bc 4,0 b 93,3 ab 5,0 d 4,1 2,7 A2B1 98,1 5,1 b 7,1 abc 4,3 b 96,7 a 5,9 ab 4,5 2,8 A2B2 97,8 5,3 ab 8,1 a 5,2 a 96,7 a 6,1 a 4,5 2,7 A2B3 93,9 5,1 b 6,4 c 3,9 c 96,7 a 5,9 ab 4,4 3,0 A3B1 96,7 5,2 b 7,6 ab 4,2 b 96,7 a 5,4 cd 4,5 2,7 A3B2 96,7 5,0 b 7,3 abc 4,1 b 81,3 b 5,5 bc 4,0 2,9 A3B3 90,0 4,9 c 6,4 c 4,1 b 90,0 ab 5,9 ab 4,0 2,8 CV (%) 6,17 6,02 9,63 11,42 9,58 5,46 14,93 11,79 Prob NS ** * * * * NS NS Qua bảng 6 cho thấy, cả 3 loại giá thể thí nghiệm đều đạt tỉ lệ sống rất cao trong giai đoạn ra giá thể đạt (94,5-96,6%) và không khác biệt có ý nghĩa. Tương tự, khi phun phân bón, ảnh hưởng của 3 loại phân bón đến tỉ lệ sống cây đồng tiền giống G04.7 không khác biệt có ý nghĩa, tỉ lệ sống đạt (93,5-97,1%). Tương tác giữa yếu tố giá thể và phân bón ở các nghiệm thức B2A1, B2A2, B2A3 có tỉ lệ sống cao nhất đạt 96,7-97.8%. Tuy nhiên, tương tác giữa yếu tố giá thể và phân bón không có khác biệt có ý nghĩa. Số lá trung bình trên cây không khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 yếu tố giá thể và phân bón. Có sự tương tác có ý nghĩa giữa yếu tố giá thể và phân bón: Nghiệm thức A3B3 khác biệt có ý nghĩa VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 804 nghiệm thức A1B1; các nghiệm thức còn lại không khác biệt có ý nghĩa và không khác biêt so với hai nghiệm A3B3 và A1B1 (bảng 6). Chiều cao cây trung bình không khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 yếu tố giá thể và phân bón riêng biệt. Chiều cao cây ở nghiệm thức A2B2 cây rất cao đạt 8,1cm khác biệt rất rõ so với nghiệm thức A3B3 cây chỉ cao 6,4cm (bảng 6). Đường kính lá trung bình không khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 yếu tố giá thể và phân bón riêng biệt. Tương tác giữa yếu tố giá thể và phân bón khác biệt có ý nghĩa. Ở nghiệm thức A2B2 đường kính lá lớn nhất là 5,2cm khác biệt so với 2 nghiệm thúc cùng giá thể bón 2 loại phân còn lại (bảng 6). *Kết quả trên giống đồng tiền G04.6: Cả 3 loại giá thể thí nghiệm đều đạt tỉ lệ sống rất cao trong giai đoạn ra giá thể đạt (93,3- 94,4%) và không khác biệt có ý nghĩa. Tương tự, khi phun phân bón, ảnh hưởng của 3 loại phân bón đến tỉ lệ sống cây đồng tiền giống G04.7 không khác biệt có ý nghĩa, tỉ lệ sống đạt (89,3- 96,7%). Tuy nhiên, tương tác rất có ý nghĩa giữa yếu tố giá thể và phân bón. Ở nghiệm thức: Xơ dừa (50%) + than mùn (50%) kết hợp 3 nghiệm thức phân bón đều cho tỉ lệ sống cao đạt 96,6%. không khác biệt với nghiệm thức: xơ dừa (75%) + than mùn (25%) kết hợp Growmore. Tuy nhiên ở nghiệm thức: xơ dừa (75%) + than mùn (25%) kết hợp Growmore kết hợp với phân tím lại cho tỉ lệ sống thấp nhất 81,3%. Số lá trung bình trên cây không khác biệt có ý nghĩa ở yếu tố giá thể và khác biệt có ý nghĩa ở yếu tố phân bón. Đồng thời, tương tác rất có ý nghĩa giữa yếu tố giá thể và phân bón. Ở nghiệm A2B2 số lá cao nhât 6,1 lá, A1B2 số lá chỉ đạt 5,0 lá. Chiều cao cây và đường kính lá không khác biệt ở tất cả các nghiệm thức. Ở tất cả các nghiệm thức, chiều cao cây là khá tốt đạt 4,0 - 4,8cm và đường kính từ 2,7 - 3,0cm. 3.2. Hoàn thiện quy trình sản xuất hoa thương phẩm 3.2.1. Đối với giống hoa cúc C05.1 và C05.3 Thí nghiệm 5: Xác định liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa cúc C05.1, C05.3. Giống cúc C05.1 có sức sinh trưởng tốt hơn so với giống C05.3, sức sinh trưởng tốt hơn ở các nghiệm thức bón phân đạm cao hơn, có sự tương tác giữa yếu tố giống và phân đạm, tuy vậy sự chênh lệch giữa các mức phân đạm trên cùng một giống là không lớn (bảng 7). Chiều cao cây cũng có sự sai khác giữa hai giống cúc, giống C05.1 đạt 117cm so với giống C05.3 đạt 94cm, giữa các mức phân đạm cũng có chiều cao cây khác nhau, cao hơn ở các mức phân đạm lớn hơn (bảng 7). Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, phấn trắng và ruồi đen của các nghiệm thức trong suốt vụ trồng là không đáng kể, giống C05.1 có mức độ nhiễm nhẹ hơn so với giống C05.3 (bảng 8). Bảng 7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và đặc điểm hoa của giống hoa cúc C05.1 và C05.3 khi trồng ở các mức phân đạm khác nhau Công thức Sức sinh trưởng (1-9 điểm) Chiều cao cây (cm) Mức độ nở hoa (1-9 điểm) Đường kính cành hoa (mm) Đường kính hoa đầu (cm) A1 8,6 a 117 a 7,4 a 8,5 a 8,6 a A2 7,6 b 94 b 6,4 b 7,3 b 6,6 b Prob * ** * * ** B1 7,8 b 101 c 6,6 c 7,7 b 7,4 b B2 8,0 b 105 b 6,9 b 8,0 a 7,7 a B3 8,4 a 110 a 7,1 a 8,1 a 7,8 a Prob * ** * * * A1B1 8,4 ab 114 c 7,1 c 8,3 b 8,5 b A1B2 8,5 a 117 b 7,4 b 8,6 a 8,7 a A1B3 8,8 a 122 a 7,6 a 8,8 a 8,8 a A2B1 7,2 c 89 f 6,2 f 7,0 d 6,3 d A2B2 7,5 c 94 e 6,5 e 7,4 c 6,7 c A2B3 8,1 b 98 d 6,7 d 7,5 c 6,8 c CV (%) 5,6 7,2 5,2 4,7 5,6 Prob * ** * * * Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 805 Bảng 8. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của giống hoa cúc C05.1 và C05.3 khi trồng ở các mức phân đạm khác nhau Công thức Gỉ sắt (1-9 điểm) Phấn trắng (1-9 điểm) Ruồi (1-9 điểm) A1B1 1,3 1,5 1,5 A1B2 1,7 2,3 2,3 A1B3 2,3 2,3 2,7 A2B1 2,7 3,0 3,3 A2B2 3,3 3,3 3,7 A2B3 3,7 3,7 3,3 Các chỉ tiêu chất lượng mức độ nở hoa, đường kính cành hoa, đường kính hoa đầu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm giống, cả hai giống hoa cúc C05.1 và C05.3 đều có kiểu cành hoa là chùm cân đối, kiểu bông hoa dạng thược dược, giống C05.1 có các chỉ tiêu trên đều cao hơn so với giống C05.3, đường kính cành hoa và đường kính hoa đầu không có sự sai khác ở các nghiệm thức bón phân đạm 200 kgN/ha và 250 kgN/ha nhưng cao hơn so với nghiệm thức bón 150 kgN/ha, mức độ nở hoa cao hơn ở các nghiệm thức bón nhiều phân đạm hơn. Có sự sai khác khi kết hợp giữa yếu tố giống và phân đạm, tuy vậy sự sai khác chủ yếu là yếu tố giống. 3.2.2. Đối với hoa đồng tiền Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nền phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa đồng tiền G04.6, G04.7 Nhìn chung cả hai giống đồng tiền G04.6 và G04.7 sinh trưởng tốt, không có sự sai khác giữa các nghiệm thức bón phân đạm khác nhau về sức sinh trưởng, chiều cao, đường kính cành hoa và độ cứng cành hoa. Tuy vậy chiều cao cây có xu thế cao hơn ở các nghiệm thức bón phân đạm nhiều hơn (giống G04.6 cao cây hơn giống G04.7) và ngược lại với độ cứng cành hoa. Mức độ nhiễm ruồi không đáng kể, không ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cành hoa. Đường kính hoa và năng suất cành hoa thu được/m2/tháng sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bón phân đạm khác nhau, giống hoa đồng tiền có đường kính hoa khoảng từ 9,3-9,6cm, giống G04.7 có đường kính hoa khoảng 10,3-10,5cm. Năng suất cành hoa giống G04.6 thu được ở các nghiệm thức dao động từ 51,3-54,3cành/m2/tháng, giống G04.7 các nghiệm thức cho thu hoạch từ 38,4-41,6 cành/m2/tháng (bảng 9). Nhìn chung, với sản xuất hoa đồng tiền cắt cành giống G04.6 và G04.7 áp dụng mức phân bón 250N - 150P2O5 - 200K2O trong thời gian sinh trưởng 6 tháng (thu hoạch 3- 3,5 tháng) là phù hợp. Bảng 9. Ảnh hưởng của nền phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm ruồi và năng suất của giống hoa đồng tiền G04.6 và G04.7 Giống G04.6 Giống G04.7 Công thức Chiều cao cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Năng suất (cành/m2/tháng) Chiều cao cành hoa (cm) Đường kính cành hoa (cm) Năng suất (cành/m2/tháng) NT1 68,3 9,3 51,3 64,1 10,5 38,4 NT2 72,7 9,5 53,7 64,6 10,3 41,6 NT3 73,5 9,6 54,3 64,8 10,4 41,2 CV (%) 12,7 10,8 7,2 13,8 11,2 10,3 Prob NS NS NS NS NS NS IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Dự án đã thực hiện các thí nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và hoa thương phẩm giống hoa cúc C05.1, C05.3 và giống hoa đồng tiền G04.6, G04.7 (6 thí nghiệm), với các kết quả đạt được: - Đối với sản xuất hoa cúc in vitro giống C05.1, C05.3 sử dụng môi trường MS + 0,3mg/Lít BAP + 0,1mg/Lít IAA cho khả năng tái sinh tốt nhất, giai đoạn nhân áp dụng môi trường MS + 0,6mg/Lít BAP cây tạo đốt thân dài, nhiều chồi, giai đoạn ra rễ áp dụng môi trường 1/2MS + 0,2mg/lít IBA vừa tiết kiệm được chi phí vừa tạo cây phát triển bộ rễ tốt. Giai đoạn ra cây ex vtro sử dụng giá thể xơ dừa (50%) + than mùn (50%) và kết hợp phun phân tím sẽ cho cây đồng tiền sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%, cây sinh trưởng, phát triển tốt ở giai đoạn trồng hoa thương phẩm. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 806 - Vườn cây mẹ sản xuất giống hoa cúc C05.1, C05.3 nên khai thác trong vòng khoảng 6 tháng kể từ khi trồng, áp dụng mật độ trồng 44 cây/m2 và nền phân bón 300kg N - 120kg P2O5 - 200kg K2O và bổ sung một số loại phân bón lá trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sẽ cho hiệu quả khai thác ngọn giống tốt nhất. - Sản xuất thương phẩm (hoa cắt cành) giống hoa cúc C05.1 và C05.3 trồng ở mật độ khoảng 45.000 cây/ha, bổ sung quang chu kỳ khoảng 20 ngày (kể từ khi trồng), sử dụng nền phân bón 200kgN - 150kg P2O5 - 200kg K2O/ha cho hiệu quả cao nhất, chất lượng cành hoa được đảm bảo. - Đối với sản xuất hoa đồng tiền in vitro giống G04.6, G04.7 áp dụng môi trường MS và bổ sung các chất kích thích, 0,6mg/Lít TDZ, 0,5mg/Lít BAP, 0,6mg/Lít NAA phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, tạo cây khoẻ mạnh, đẻ nhánh nhiều, cây mập và xanh. Giai đoạn ra cây ex vtro sử dụng giá thể xơ dừa (50%) + than mùn (50%) và kết hợp phun phân tím sẽ cho cây đồng tiền sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%, cây sinh trưởng, phát triển tốt ở giai đoạn trồng hoa thương phẩm; - Sản xuất hoa đồng tiền thương phẩm (hoa cắt cành) giống G04.6 và G04.7 áp dụng biện pháp kỹ thuật làm luống cao, tưới nhỏ giọt, trồng ở mật độ khoảng 38.000-40.000 cây/ha, áp dụng mức phân bón 250kgN - 150kg P2O5 - 200kg K2O/ha trong thời gian sinh trưởng 6 tháng (thu hoạch 3-3,5 tháng) cho năng suất cành hoa cao, chất lượng cành hoa đảm bảo. 4.2. Đề nghị Áp dụng các kết quả nghiên cứu trong việc tổ chức nhân giống, sản xuất hoa thương phẩm cho các giống hoa cúc C05.1, C05.3, giống hoa đồng tiền G04.6, G04.7 để phục vụ cho sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Xuân Tùng và ctv. (2008). Báo cáo kết quả lai tạo, chọn lọc giống hoa cúc C05.1, C05.3, hoa đồng tiền G04.6, G04.7. 2. Phạm Xuân Tùng và ctv. (2004). Báo cáo tổng kết đề tài “Chọn lọc và thử nghiệm mô hình sản xuất hoa theo hướng công nghiệp tại Đà Lạt”. 3. Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo và ctv. (2011). Kỹ thuật sản xuất một số loại hoa cắt cành. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. National Chrysanthemum Society Inc., USA (2001). Chrysanthemum classification Thí nghiệm nhân giống hoa cúc ex vitro và hoa đồng tiền in vitro Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam và Bộ Nông nghiệp & PTNT kiểm tra mô hình sản xuất hoa Mô hình sản xuất hoa thương phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_129_5981_2130447.pdf
Tài liệu liên quan