Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế

Tài liệu Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế: Những vấn đề chung Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.” 22 NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ VẬT LIỆU PHỤC VỤ KỸ THUẬT QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ Nguyễn Việt Bắc* Tóm tắt: Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu, phục vụ trong suốt 55 năm truyền thống của Viện Hóa học-Vật liệu. Xuyên suốt cả quá trình là những đề tài, nhiệm vụ tập trung trước hết và trên hết cho mục tiêu phục vụ quân đội. Nổi bật trong giai đoạn trước đây là chất phát sáng lạnh (trên nền ZnS) phục vụ cho tuyến giao thông 559 (1970), các chế phẩm chống mốc dùng bảo quản nhà sàn của Bác (SCM72). Sau 1975 là tổng hợp và ứng dụng keo dán BH 80, keo dán cánh quay máy bay trực thăng UH1 dùng cho chiến trường K, chất chống mờ mốc khí tài quang học (NT10), sơn chống ẩm dùng nhiệt đới hóa khí tài điện tử, bảo vệ máy lái tên lửa A72,B72 (sơn alkyd styren, sơn Ester Epoxy EES - sơn Ester Epoxy EES 30). Dầu Nitro hóa N82 được tổng hợp trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sản ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.” 22 NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ VẬT LIỆU PHỤC VỤ KỸ THUẬT QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ Nguyễn Việt Bắc* Tóm tắt: Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu, phục vụ trong suốt 55 năm truyền thống của Viện Hóa học-Vật liệu. Xuyên suốt cả quá trình là những đề tài, nhiệm vụ tập trung trước hết và trên hết cho mục tiêu phục vụ quân đội. Nổi bật trong giai đoạn trước đây là chất phát sáng lạnh (trên nền ZnS) phục vụ cho tuyến giao thông 559 (1970), các chế phẩm chống mốc dùng bảo quản nhà sàn của Bác (SCM72). Sau 1975 là tổng hợp và ứng dụng keo dán BH 80, keo dán cánh quay máy bay trực thăng UH1 dùng cho chiến trường K, chất chống mờ mốc khí tài quang học (NT10), sơn chống ẩm dùng nhiệt đới hóa khí tài điện tử, bảo vệ máy lái tên lửa A72,B72 (sơn alkyd styren, sơn Ester Epoxy EES - sơn Ester Epoxy EES 30). Dầu Nitro hóa N82 được tổng hợp trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất dầu mỡ bảo quản, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT). Từ khóa: Hóa học, Vật liệu. 1. MỞ ĐẦU Cách đây 55 năm, Viện Kỹ thuật quân sự đã ra đời trong bối cảnh quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại và chuẩn bị bước vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Viện Hóa học-Vật liệu (tiền thân là Phòng nghiên cứu hóa chất) ra đời cùng lúc và ngay từ đầu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề trực tiếp phục vụ quân đội. 2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ QUÂN SỰ VÀ BẢO QUẢN, NIÊM CẤT Trong những năm chiến tranh, thành công lớn đầu tiên của Viện là nghiên cứu ra chất phát sáng lạnh trên cơ sở ZnS được sử dụng trên tuyến vận tải 559. Đề tài có sự phối hợp với Đại học Bách khoa và Viện Hóa Công nghiệp, sau đó được Nhà nước thưởng Huân chương Chiến công hạng III (12/1970). Đầu những năm 1970, Viện tập trung nghiên cứu thành công keo BH 80 (keo α -Xyanoacrylat) khi đó là một loại keo dán đa năng mới xuất hiện trên thị trường quốc tế. Keo đã được ứng dụng lúc đầu trên tuyến 559 để dán nhanh săm ô tô tải, sửa chữa linh kiện. Những năm 1980 sau đó được dùng làm keo dán y tế (cầm máu, ghép mô, dán xương, tạng tại Viện Quân y 108, Viện Quân y 103, Bệnh viện Việt Đức) có kết quả tốt. Viện hình thành nhóm nghiên cứu chuyên sâu về keo dán tồn tại gần 20 năm đến cuối 1980. Sau 1975, nhóm keo tập trung nghiên cứu các keo dán kết cấu trên cơ sở epoxy và epoxy biến tính. Thành tích nổi bật giai đoạn này là hệ keo dán cánh quay máy bay trực thăng UH1 (keo ER1 và hóa rắn polyamid lỏng tổng hợp từ dầu thực vật). Keo đã được ứng dụng cho giá tải thương, tiếp tế ở chiến trường Campuchia được Bộ Quốc phòng (BQP) đánh giá cao. Hệ keo này sau đó đã được dùng cho Bộ Giao thông Vận tải để dán các đầu đo kiểm định tải trọng các cầu lớn và hầm trong nhiều năm. Môi trường nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam là thử thách khắc nghiệt với vũ khí, trang bị quân sự, gây ăn mòn kim loại mạnh và phá hủy nhanh các khí tài, linh kiện điện tử, đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu niêm cất bảo quản cho Viện. Trong thời gian chiến tranh, việc Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 23 niêm cất, bao gói kín đã được nghiên cứu cho vũ khí nhẹ. Các loại vật liệu để bọc bịt, trám kín đã được đưa vào ứng dụng, nhiều vật liệu và công nghệ bảo quản đã được triển khai, đem lại kết quả tích cực. Việc bảo quản vật liệu xenlulo (giấy, gỗ) và vật liệu hữu cơ chống ẩm mốc, mối mọt (vải bạt, vải dù, phim ảnh) cũng được nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng cho Bộ Tổng Tham mưu, cho nhiều cơ quan lưu trữ của Trung ương và quân đội. Trong giai đoạn sau 1972 Viện đã ứng dụng sơn chống mốc SCM72 bảo quản thành công nhà sàn của Bác Hồ. Sau năm 1990, nhóm nghiên cứu hóa sinh đã nghiên cứu thành công chế phẩm NT10 dùng chống mờ, mốc có hiệu quả cho các khí tài quang học (ống nhòm, kính đo xa, kính ngắm các loại). Để bảo vệ các kho tàng, chống mối, Viện có chất chống mối LT1 ứng dụng rất hiệu quả cho hàng chục kho tàng, kho tư liệu của Trung ương và Bộ Quốc phòng, hàng trăm ngàn mét vuông kho hậu cần (Cam Ranh, Tây Nguyên, Binh đoàn Hương Giang). Viện đã nghiên cứu thành công các loại sơn cách điện, chống ẩm, phục vụ nhiệt đới hóa các trang bị thông tin liên lạc và khí tài điện tử. Đáng chú ý là sơn Alkyd Styren (1973 - 1975) và sơn EES30 (ester epoxy styrene) những năm 1980 đã được dùng nhiều tại các nhà máy M1, M3 để bảo vệ hàng ngàn máy thu sóng trung. Sơn cũng dùng có kết quả tốt cho bảo vệ hàng ngàn cuộn dây máy lái tên lửa A72, B72 tại Quân chủng Phòng không Không quân. Trong những năm 1980, Viện đã nghiên cứu thiết kế và đưa vào vận hành thành công dây chuyền sản xuất dầu nitro hóa N82, đáp ứng nhu cầu sản xuất dầu mỡ bảo quản có ức chế cho niêm cất vũ khí của quân đội. Hướng nghiên cứu dầu mỡ phát triển trong giai đoạn sau 1990 thành hàng loạt sản phẩm dầu mỡ bảo quản có ức chế, mỡ chịu mặn, dầu bảo quản - làm việc ứng dụng rộng rãi trong toàn quân. Sau năm 1995, việc bao gói bảo quản có tiến bộ vượt bậc với đề tài “Túi bảo quản có máy hút ẩm”, được ứng dụng có kết quả tốt cho hàng loạt xe tăng, xe bọc thép BTR nhiều phi cơ chiến đấu và hàng loạt trang bị khí tài quân sự khác. Bên cạnh đó công nghệ bảo quản bằng khí khô với máy hút ẩm Munter cũng được triển khai có hiệu quả cho nhiều máy móc, thiết bị và vài kho tàng lớn. Trong giai đoạn sau năm 2000, nhiều túi bảo quản đã được thiết kế, chế tạo và ứng dụng rất tốt cho nhiều tên lửa trong trang bị của Hải quân và PKKQ. Hiện nay hướng nghiên cứu này đang được tiếp tục cho tên lửa Scud của Binh chủng Pháo binh trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước về vật liệu. Việc bảo vệ các vật liệu, linh kiện kim loại, chống ăn mòn đã được triển khai ngay từ đầu qua nhiều đề tài mạ Cr, Ni, mạ phục hồi, mạ hóacó kết quả và được chuyển giao cho nhiều đơn vị ứng dụng. Trong hướng nghiên cứu này đáng chú ý có thành tựu tổng hợp và áp dụng công nghệ sơn điện di để bảo quản các linh kiện, chi tiết dụng cụ cơ khí cầm tay (mũi khoan, bàn ren, Những vấn đề chung Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.” 24 taro tại Cục Vật tư/BQP. Sau năm 1990 đã phát triển thêm hệ sơn có pigment màu (đen, nâu, ghi..) được ứng dụng tại các Quân Khu 4,5,7,9,3, Quân Đoàn 4 bảo quản các chi tiết vũ khí (băng đạn, lò so). Sơn điện di còn áp dụng cho nhiều doanh nghiệp quốc phòng và Nhà nước khác để bảo vệ các chi tiết, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô (Z151), hộp đồng hồ Hiện nay, sơn điện di vẫn được dùng hàng năm để sơn hàng chục ngàn đuôi đạn cối (Z115), sơn khung vỏ xe Uatz. Bể sơn điện di lớn nhất có dung tích 25 m3 đã dùng cho sơn cabin xe tải thành công (Cty Detech). Nhóm đạn dược, vũ khí cũng được Viện chú ý nghiên cứu bảo quản, có sự phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Kỹ thuật và các quân binh chủng. Các kết quả dáng chú ý là những sản phẩm bảo quản đạn EĐ, VĐ, sơn khô nhanh SKN được triển khai nhiều năm tại Tổng cục Kỹ thuật. Nhóm nghiên cứu về kim loại cũng đã nghiên cứu công nghệ nấu luyện và phục hồi vỏ ống liều cho đạn cao xạ 37mm. 3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VKTBKT HIỆN ĐẠI 3.1. Nghiên cứu vật liệu phục vụ công nghệ tên lửa Những năm 1996-1998, Viện đã nghiên cứu thành công chất chống cháy ENT1, ENT2 cho thuốc phóng 2 gốc FSG2 của tên lửa chống tăng R70. Vật liệu đã thử nghiệm nhiều lần (phối hợp với Viện Vũ khí) tại trường bắn Hòa thạch và Cấm sơn, khẳng định kết quả ổn định và độ tin cậy tốt. Vật liệu này có thời gian làm việc ngắn (1400 - 1800 ms). Giai đoạn 2002-2004, Viện Hóa đã nghiên cứu chất chống cháy có thời gian làm việc đến 15 giây cho thuốc phóng của tên lửa Fagos, Konkurs. Vật liệu sử dụng là PU hóa rắn nguội, đúc trực tiếp lên thỏi thuốc RSI 12M, có thể chịu áp lực làm việc 50-70 atm. Giai đoạn 2006-2014, Viện tham gia nghiên cứu nhiều đề tài trong chương trình tên lửa. Đề tài ban đầu là chất chống cháy cho thuốc phóng hỗn hợp, mô phỏng chất chống cháy của tên lửa Igla (các sản phẩm VCC VN 1,2,3). Vật liệu này làm việc tốt đến 10-12 s và chịu được hai chế độ áp suất, lực đẩy theo yêu cầu thiết kế. Đề tài hoàn thành có sự phối hợp tích cực của Viện Tên lửa và Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (TPTN). Giai đoạn sau 2010, Viện nghiên cứu chế tạo lớp chống cháy cho thỏi thuốc phóng của tên lửa Igla theo đặt hàng của Viện TPTN trong khuôn khổ đề tài cấp BQP và cấp Nhà nước. Các kết quả đạt được đến nay là khả quan (cho mọi lần thử ở nhiệt độ phòng). Năm 2013, Viện được BQP giao nhiệm vụ chế tạo chất kết dính cho thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp. Đến nay bước đầu cho thấy Viện có thể tổng hợp được chất kết dính này. Vấn đề nghiên cứu chế tạo thuốc phóng cho tên lửa là hướng nghiên cứu lớn và cần được tiếp tục lâu dài trong điều kiện Việt Nam mong muốn chủ động thiết kế, chế tạo và đưa vào trang bị các loại tên lửa phục vụ nhu cầu bảo vệ tổ quốc trong hoàn cảnh mới. Nhiều đề tài điều tra, phân tích thăm dò, xác định bản chất vật liệu, đánh giá tính năng và điều kiện làm việc cho tên lửa X35 đã được thực hiện có kết quả. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 25 Trong năm 2004-2006 Viện đã thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo tuy-e tên lửa bằng công nghệ ngưng tụ hơi hóa học (CVD). Nguyên lý là thấm cácbon lên phôi chế tạo từ bột grafit, kết dính với nhựa Phenolformaldehyt bước đầu có kết quả. Trong khuôn khổ dự án I, Viện đã có nhiều kết quả nghiên cứu vật liệu phục vụ thay thế cho vật tư tiêu hao trong bảo dưỡng, sửa chữa theo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất (các TU, GOST) - đề tài của KCI. Sản phẩm chủ yếu của nhóm này là các loại keo dán, chất trám kín, sơn lót, sơn phủ bảo vệ 3.2. Các hướng nghiên cứu khác Hướng nghiên cứu phòng chống vũ khí NBC thực hiện trong giai đoạn sau năm 2000. Những kết quả đáng lưu ý là các bộ quần áo phòng da kiểu cách ly, quần áo phòng da kiểu lọc - hấp phụ, than hoạt tính tẩm Cr, Cu, Ag dùng làm vật liệu lọc hơi, khí độc, giấy lọc xon khí... dùng cho chế tạo hộp lọc mặt nạ phòng độc, hộp lọc phòng độc tập thể ứng dụng ở Binh chủng Công binh, trang bị cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Nghiên cứu thành công các hòm hóa nghiệm dã chiến HN01 trang bị cho Binh chủng Hóa học. Nghiên cứu phục vụ bảo quản, bảo dưỡng vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại: Trong thời gian gần đây, Viện Hóa học - Vật liệu đã tiếp cận và nghiên cứu bước đầu một số vấn đề bảo đảm kỹ thuật cho tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) có kết quả. Đây là hướng nghiên cứu lớn, lâu dài và sẽ đòi hỏi tập trung nhiều nhân lực trong thời gian tới. 4. NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU LƯỠNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO 4.1. Các kết quả triển khai nổi bật Ngoài các kết quả phục vụ mục đích quân sự, rất nhiều kết quả của Viện có giá trị phục vụ nền kinh tế quốc dân, được đánh giá cao. Kết quả lớn đầu tiên phục vụ dân sinh là của nhóm nghiên cứu keo dán cấu trúc (1982). Keo dán băng tải KB82 (băng lõi Nylon) và KS83 (băng lõi thép) đã đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của ngành than, thay thế keo Nhật bản và Pháp phải nhập với giá cao. Hệ keo này sau đó được cải tiến và duy trì hợp đồng cấp hàng cho đến hôm nay. Các keo dán cấu trúc epoxy biến tính cũng được dùng cho ngành than để dán gạch chịu acid lát sàn các sàng rung tuyển than với khối lượng hàng tấn trong nhiều năm. Trong giai đoạn 1990, Viện đã nghiên cứu và triển khai thành công công nghệ nhúng kẽm nóng chảy bảo vệ linh kiện cột điện của đường dây cao thế 500KV được đánh giá cao. Công nghệ này có thể áp dụng cho các công trình quy mô nhỏ hơn vẫn đem lại hiệu quả bảo vệ lâu dài. Cùng thời gian này các kết quả nghiên cứu phụ gia bê tông, chống thấm phục vụ cho các công trình xây dưng dân sự, quân sự được đưa vào ứng dụng có kết quả tốt (đập thủy điện, thủy lợi, cầu cảng..) Những vấn đề chung Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.” 26 Hướng nghiên cứu vật liệu cao su và cao su epoxy hóa, sau này đã thành công trong chế tạo các túi đập cao su (phối hợp với Viện Nhiệt đới Môi trường) lắp đặt ở nhiều nơi (Ninh Thuận, Bình thuận, Đồng nai, Huế). Các loại keo dán cao su được áp dụng thành công trong chế tạo ủng chữa cháy cho lực lượng cảnh sát, chế tạo các ống tuột, đệm nhảy, túi cao su chứa nước, chứa dầu, vật liệu cao su chuyên dụng được chế tạo ra hàng trăm ngàn gioăng, phớt công nghiệp chịu nước, chịu dầu trong khuôn khổ nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước (2002-2010). Công nghệ điện hóa cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý: công nghệ mạ không bể, mạ đa kim loại (Ag, Au..) trên cùng đế vật liệu được triển khai có kết quả tốt, hiệu quả, thích hợp cho ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ. Các kết quả nghiên cứu về hóa sinh đã cho ra đời nhiều chế phẩm sinh học như Premix, Probioticđược thị trường đón nhận tích cực. 4.2. Các kết quả đào tạo cán bộ Khoa học công nghệ Ngay từ năm 1990, Viện Hóa đã được Nhà nước cho phép đào tạo Nghiên cứu sinh (NCS). Trong vòng hơn 24 năm (1990-2014), Viện đã đào tạo thành công hơn 40 Tiến sỹ cho quân đội và nhiều Viện nghiên cứu của Nhà nước (Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an), Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm KHCN Việt nam), Viện Hóa công nghiệp (Bộ Công Thương) Các Tiến sỹ tốt nghiệp đều hoạt động tích cực và được đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như thái độ làm việc. Ba chuyên nghành đào tạo NCS của Viện là Hóa học - công nghệ Polymer, Công nghệ điện hóa, Hóa lý thuyết, hóa lý vẫn tiếp tục phát triển. Trong số đó có 6 người đã trở thành PGS sau khi trở về đơn vị công tác là một minh chứng cho thấy chất lượng đào tạo của Viện Hóa nói riêng và Viện KHCN quân sự nói chung. Trong giai đoạn 1994-2006, Viện cũng được giao nhiệm vụ đào tạo Cao học trước khi Luật Giáo dục mới có hiệu lực. Thời gian này, Viện đã đào tạo thành công 113 Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ hóa học trước khi chuyển giao cho Học viện Kỹ thuật quân sự. 5. CÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI Quân đội đang đứng trước nhiều thử thách to lớn do hoàn cảnh quốc tế phức tạp và nhiệm vụ nặng nề phải bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Chúng ta cũng đứng trong thời điểm có nhiều đổi mới, cải tiến nâng cấp nhiều trang bị, vũ khí hiện đại. Nhiệm vụ lớn của Viện là tiếp cận nhanh chóng các vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) mới, tìm hiểu các điều kiện vận hành, nguyên lý chế tạo những vật liệu và tìm cách thiết kế, mô phỏng, tiến đến chế tạo thành công những vật tư thay thế và nghiên cứu các quy trình bảo quản, bảo dưỡng thích hợp để luôn giữ chúng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất. Bên cạnh đó vẫn cần bảo đảm các giải pháp bảo quản, sữa chữa cho các loại VKTBKT truyền thống trong trang bị quân đội. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 27 Trong những năm gần đây, Viện Hóa học-Vật liệu được trang bị phòng thí nghiệm Vật liệu quân sự, đội ngũ cán bộ nghiên cứu cũng được bổ sung nhiều tiến sỹ trẻ, được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, hăng hái trong công tác. Để có thể phục vụ cho các chương trình thiết kế, chế tạo tên lửa cần tập trung nghiên cứu những vật liệu để làm thân vỏ (kim loại, composit cao cấp), chất kết dính cho thuốc phóng, các chất chống cháy, vật liệu chế tạo tuy-e, loa phụt, vật liệu cách nhiệt, sơn cách điện cao cấp. Nghiên cứu chế tạo các nguồn điện đặc chủng cho tên lửa cũng như nguồn điện cho các trang bị khí tài quân sự. Tất cả các vật liệu trên đều đòi hỏi chất lượng rất cao và quy trình chế tạo, kiểm tra thử nghiệm hết sức nghiêm ngặt. Việc nghiên cứu kim loại cần chọn lựa nhóm đặc chủng, có tính năng ưu việt, khả thi từng bước về kỹ thuật công nghệ trong điều kiện Việt Nam để có thể tiến tới đáp ứng yêu cầu của thiết kế. Các vật liệu chế tạo có bản chất, thành phần hóa học rất khác nhau, đòi hỏi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tham gia giải quyết. Ví dụ: tuy-e tên lửa có thể chế tạo bằng hợp kim Mo hoặc bằng composit cacbon/cacbon. Việc chọn lựa con đường nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật công nghệ và năng lực của đội ngũ. Viện sẵn có truyền thống nghiên cứu men màu, gốm, nên tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu chế tạo gốm kết cấu, gốm chức năng là những vật liệu hiện đại quan trọng. Composit nền gốm có ưu thế là khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu nén tốt, duy trì độ bền cơ lý trong dải nhiệt độ rộng, bền môi trường oxy hóa tốt có nhiều ứng dụng quân sự và kinh tế quan trọng. Nhóm gồm chức năng có thể đáp ứng nhu cầu làm gốm áp điện, cảm biển điện từ, cảm biến hóa Hướng nghiên cứu phục vụ cho hải quân, đặc biệt cho tàu ngầm cần đặc biệt lưu ý trong giai đoạn tới do những căng thẳng trên biển và tính mới mẻ của đối tượng nghiên cứu này. Ở đây cần có sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia (điện hóa, hữu cơ - polymer, kim loại, hóa lý, hóa sinh). Ngoài các nghiên cứu độc lập, rất cần sự phối hợp lẫn nhau và sự cộng tác tích cực của Quân chủng Hải quân. Hướng công nghệ nano có triển vọng ứng dụng kỹ thuật rất quan trọng khi sử dụng độc lập hoặc phối hợp với các vật liệu khác như vật liệu bôi trơn chuyên dụng, chống bức xạ, polymer nanocomposit trong các màng mỏng , cảm biến hóa, sinh, vật liệu chuyển hóa và tích trữ năng lượng Hướng nghiên cứu polymer, ngoài việc phục vụ cho tên lửa còn có thể nghiên cứu một số polymer chức năng (có tính năng điện, từ có kiểm soát) có thể dùng làm vật liệu lưu trữ, sử lý thông tin, vật liệu ngụy trang, nghi trang hiện đại, cảm biến các loại. Trong tương lai gần, các vật liệu polymer sinh phân hủy sẽ có vai trò ngày càng quan trọng do ý nghĩa của chúng với môi trường sống của con người nên cũng là hướng nghiên cứu cần lưu tâm. Về mặt phương pháp chế tạo, cần nghiên cứu các công nghệ gia công chế tạo hiện đại để có thể tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới và bảo đảm chất lượng cao cho sản phẩm. Ví dụ: Phương pháp SMC, BMC hay gia công vật liệu composit có chân không trợ giúp; chế tạo Những vấn đề chung Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.” 28 gốm composit bằng các phương pháp luyện kim bột, phương pháp ép nóng đẳng tĩnh (isostatic) bên cạnh các kỹ thuật ép ly tâm – chân không hay ép tấm. Những công nghệ mới đảm bảo chất lượng ổn định hơn, năng suất cao hơn và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn. Tất cả những yếu tố này quyết định sự ổn định và độ tin cậy của VKTBKT. 6. KẾT LUẬN Trong giai đoạn 2016 - 2020, đất nước sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới, nhu cầu về vật liệu sẽ khác cả về chất lẫn về lượng so với các giai đoạn trước. Việc chọn vật liệu và đối tượng nghiên cứu cần bám sát nhu cầu phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của quân đội. Việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước và quân đội sẽ đem lại nhiều đổi thay, đồng thời đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên hơn nữa. Việc nghiên cứu vật liệu là tuyệt đối cần thiết trong điều kiện đất nước bước vào công nghiệp hóa. Tiến bộ đạt được trong nghiên cứu - phát triển vật liệu là thước đo tiến bộ KHCN của mỗi quốc gia. Đối với chúng ta đảm bảo tiến bộ trong chế tạo vật liệu là góp phần trực tiếp vào sự phát triển xã hội và an ninh của Tổ quốc. Nhận bài ngày 06 tháng 7 năm 2015 Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015 Địa chỉ: Đại tá, GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học - Vật liệu, Viện KH-CNQS; *Email: nvbac_chem03@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf04_nguyenvietbac_3198_2149153.pdf