Nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ

Tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 234 NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TRÌ HOÃN TUẦN HOÀN VẠT HAI CUỐNG MẠCH TRÊN THỎ Nguyễn Thanh Hải*, Nguyễn Bắc Hùng**,Vũ Quang Vinh*** TÓM TẮT: Mục tiêu: Đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc làm thay đổi tuần hoàn trong vạt da lưng thỏ. Đối tượng và phương pháp: 30 thỏ trắng khỏe mạnh, tuổi từ 6-8 tháng, trọng lượng 2,2 – 2,5kg. Trên mỗi thỏ vạt 2 cuống được xác định dọc theo lưng thỏ dựa trên động mạch ngực lưng và động mạch mũ chậu sâu, vạt có kích thước trung bình dài 21cm, rộng7cm. Vạt trì hoãn được nâng lên ở 2/3 đầu xa (phía đuôi) bằng 2 đường rạch 2 bên và đường ngang dạng chữ U, loại bỏ toàn bộ các nhánh xuyên từ dưới và hai bên vào vạt, lót miếng silicone có đục lỗ dưới nền vạt và khâu vạt lại, nhóm chứng là vạt còn lại trên lưng của mỗi thỏ. Thỏ chia thành 3 lô như nhau. Lô 1: trì hoãn 7 ngày, lô 2: trì hoãn14 ngày, lô 3: trì hoãn 21 ngày để đánh giá hiệu quả tr...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 234 NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TRÌ HOÃN TUẦN HOÀN VẠT HAI CUỐNG MẠCH TRÊN THỎ Nguyễn Thanh Hải*, Nguyễn Bắc Hùng**,Vũ Quang Vinh*** TÓM TẮT: Mục tiêu: Đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc làm thay đổi tuần hoàn trong vạt da lưng thỏ. Đối tượng và phương pháp: 30 thỏ trắng khỏe mạnh, tuổi từ 6-8 tháng, trọng lượng 2,2 – 2,5kg. Trên mỗi thỏ vạt 2 cuống được xác định dọc theo lưng thỏ dựa trên động mạch ngực lưng và động mạch mũ chậu sâu, vạt có kích thước trung bình dài 21cm, rộng7cm. Vạt trì hoãn được nâng lên ở 2/3 đầu xa (phía đuôi) bằng 2 đường rạch 2 bên và đường ngang dạng chữ U, loại bỏ toàn bộ các nhánh xuyên từ dưới và hai bên vào vạt, lót miếng silicone có đục lỗ dưới nền vạt và khâu vạt lại, nhóm chứng là vạt còn lại trên lưng của mỗi thỏ. Thỏ chia thành 3 lô như nhau. Lô 1: trì hoãn 7 ngày, lô 2: trì hoãn14 ngày, lô 3: trì hoãn 21 ngày để đánh giá hiệu quả trì hoãn bằng sự tăng số lượng vòng nối giữa 2 cuống mạch, sự tăng sinh đường kính gốc cuống mạch ngực lưng và sự tăng sinh tân mạch tại vị trí thông nối. Kết quả: Số lượng vòng nối trung bình của: nhóm chứng là 0 vòng nối (không có thông nối), của nhóm trì hoãn 7 ngày là 2,3 vòng nối, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 4,2 vòng nối, của nhóm 21 ngày là 4,3 vòng nối. Kết quả ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh vòng nối ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đường kính gốc cuống mạch: Đường kính trung bình cuống mạch nơi gốc vạt (động mạch ngực lưng) ở các nhóm: nhóm chứng là 0,617mm; nhóm trì hoãn 7 ngày là 0,756mm; nhóm trì hoãn 14 ngày là 0,945mm; nhóm trì hoãn 21 ngày là 0,95mm. Kết quả này cho thấy có sự gia tăng đáng kể đường kính cuống mạch của nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Số lượng tân mạch tại vùng thông nối:Số lượng tân mạch trung bình tại vị trí vòng nối dưới kính hiển vi quang học của nhóm chứng là 4,1 tân mạch, của nhóm trì hoãn 7 ngày là 6,4 tân mạch, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 8,8 tân mạch, của nhóm 21 ngày là 8,9 tân mạch. Qua số lượng tân mạch thống kê trên, ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh tân mạch ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Việc trì hoãn trên vạt hai cuống mạch ở thỏ đã chứng minh được sư mở rộng vạt, tăng sức sống vạt trì hoãn so với vạt chứng bằng việc tăng số lượng vòng nối giữa hai cuống mạch, tăng đường kính gốc cuống mạch, tăng số lượng tân mạch tại vùng thông nối, điều này rất có giá trị trong việc ứng dụng vào thực tế lâm sàng. Từ khóa: vạt trì hoãn, hiện tượng trì hoãn, delay flap, delay phenomenon. ABSTRACT STUDYING DELAY PHENOMENON IN BI-AXIAL SK IN FLAP OF RABBIT Nguyen Thanh Hai, Nguyen Bac Hung, Vu Quang Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 234 - 239 Objective: evaluating the effects of delay phenomenon in changing blood vessel of rabbit skin flap in experiment. * Khoa Phẫu thuật tạo hình bệnh viện quận Phú Nhuận **Bộ môn Phẫu thuật tạo hình trường đại học Y Hà Nội ***Khoa Phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng Quốc gia Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Hải ĐT: 0903045045 Email: drhai2013@gmail.com, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 235 Method: 30 healthy white rabbits, age from 6-8 months, weight from 2.2-2.5kg. On every rabbit, bi-axial flap is verified along the back based on thoraco-dorsal artery and the deep iliac artery, flap has the average size 21cm length, 7cm width, 2/3 distance delay flap (tail side) is released and elevated by U-shape incision, to isolate artery supply from below and two sides to flap, put a silicone sheet which made hole under flap then close flap, control flap is symmetric flap on the back of every rabbit. 30 rabbits divided into 3 lots with 10 rabbits every lot.: Lot 1: delayed 7 days; Lot 2: delayed 14 days; Lot 3: delayed 21 days to evaluate the effects of delay by anastomosis of 2 arteries, proliferative diameter vessel, proliferative neovasculars. Results and discussion: The number of average round connectors: Control: 0; 7 days delayed: 2,3; 14 days delayed:4,2; 21days delayed:4,3. In all three delayed groups are connected proliferation round connectors in delayed group compared with the control group. The difference was statistically significant at P<0.05. Diameter of thoraco-dorsal artery origin: The average of diameter thoraco-dorsal artery origin: Control: 0.617mm; 7 days delayed: 0,756; 14 days delayed: 0, 945mm; 21 days delayed:0,95mm. results showed a significant increase of artery diameter in delayed group compared with the control group, the difference was statistically significant at P<0.05. The number of neovasculars in anastomosis: Cotrol:4,1; 7days delayed: 6,4; 14 days delayed: 8,8; 21 days delayed:8,9. results showed a significant increase the number of neovasculars in delayed group compared with the control group, the difference was statistically significant at P<0.05. Conclusion: Bi-axial delay flap in rabbit proved the extension in flap by increasing anastomosis of 2 arteries in delay flap compared with control flap by: significant increasing of round connectors, thoraco-dorsal artery diameter, the number of neovasculars, this is useful in application of reality clinical. Key words: delay flap, delay phenomenon. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong phẫu thuật tạo hình nói chung và trong điều trị bỏng nói riêng, chất liệu tạo hình là vấn đề rất quan trọng. Với những tổn khuyết nhỏ, việc tạo hình thường đơn giản, tuy nhiên đối với các tổn khuyết có kích thước lớn, việc tìm chất liệu tạo hình và mở rộng kích thước vạt sao cho phù hợp về màu sắc, kích thước và cấu trúc với nơi tổn khuyết là vấn đề phức tạp và luôn được tìm tòi nghiên cứu. Trì hoãn vạt là một vấn đề đang được nghiên cứu và ứng dụng nhằm tăng kích thước vạt da khi sử dụng(1,2,4,5,6), tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về sự biến đổi của vạt trì hoãn, hệ thống mạch máu biến đổi ra sao cả trên thực nghiệm lẫn trên lâm sàng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu:”nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ”nhằm mục tiêu: Đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc làm thay đổi hệ thống mạch máu trong vạt da lưng thỏ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Chúng tôi chọn 30 thỏ trắng không phân biệt đực- cái, khỏe mạnh, tuổi từ 6-8 tháng, trọng lượng 2,2 – 2,5kg, nhanh nhẹn, không mắc các bệnh ngoài da. Phương pháp Trên mỗi thỏ, thiết kế vạt hai cuống mạch đối xứng qua đường giữa cột sống ở hai bên lưng thỏ (vạt bên phải là vạt trì hoãn, vạt bên trái là vạt đối chứng), vạt 2 cuống được xác định dọc theo lưng thỏ dựa trên 2 bó mạch Ngực lưng và mũ chậu sâu, vạt được thiết kế hình chữ nhật có kích thước trung bình dài 24cm, rộng 7cm. Vạt được nâng lên ở 2/3 đầu xa (phía đuôi) bằng 2 đường rạch 2 bên và đường rạch ngang dạng chữ U, loại bỏ toàn bộ các nhánh xuyên từ dưới và hai bên vào vạt, lót miếng silicone có đục lỗ dưới nền vạt và khâu đóng vạt lại. Vạt chứng sẽ được thiết kế hoàn toàn giống vạt trì hoãn phía lưng đối diện còn lại của mỗi thỏ. Sau khi trì hoãn, mỗi thỏ đều được sử dụng kháng sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 236 Gentamycin 60mg/ngày x 7 ngày. Thỏ thực nghiệm được chia thành 3 lô, mỗi lô 10 thỏ; lô 1: trì hoãn 7 ngày, lô 2: trì hoãn 14 ngày, lô 3: trì hoãn 21 ngày. Phương pháp này nhằm đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc gia tăng số lượng vòng nối giữa hai cuống mạch, sự tăng kích thước gốc cuống mạch, và tăng số lượng tân mạch tại vùng thông nối bằng cách sử dụng Barium Sulphat tiêm vào cuống mạch để chụp mạch cản quang, sau đó mẫu vạt này gửi giải phẫu bệnh đo đường kính gốc cuống mạch ngực lưng và đếm số lượng tân mạch giữa vùng thông nối. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đánh giá số lượng vòng nối (nhánh nối), đường kính gốc cuống mạch ngực lưng, số lượng tân mạch Số lượng vòng nối mạch máu trung bình giữa hai cuống mạch Số lượng vòng nối trung bình qua chụp mạch cản quang Bảng 1: Số lượng vòng nối trung bình giữa 2 cuống mạch ở nhóm trì hoãn 7 ngày và nhóm chứng Thỏ trì hoãn 7 ngày (lô 1, nhóm I, n=10) Số vòng nối trung bình Nhóm trì hoãn 2,3±0,1 Nhóm chứng 0 Có sự tăng sinh rõ rệt số vòng nối mạch máu giữa hai cuống mạch ở nhóm vạt có trì hoãn 7 ngày, trong khi nhóm vạt chứng không có trì hoãn thì không xuất hiện vòng nối giữa hai cuống mạch. Ảnh 1. Chụp mạch cản quang vạt lưng thỏ giữa vạt chứng và vạt trì hoãn 7 ngày (T1L1N1) Bảng 2. Số lượng vòng nối trung bình giữa 2 cuống mạch ở nhóm trì hoãn 14 ngày và nhóm chứng Thỏ trì hoãn 14 ngày (lô 2, nhóm I, n=10) Số vòng nối trung bình Nhóm trì hoãn 4,2 ±0,5 Nhóm chứng 0 Qua bảng trên, ta thấy số vòng nối mạch máu giữa hai cuống mạch ở nhóm vạt có trì hoãn 14 ngày trung bình là 4,2, trong khi nhóm vạt chứng không có trì hoãn thì không xuất hiện vòng nối giữa hai cuống mạch. Sự khác biệt này là rất rõ ràng và có ý nghĩa. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 237 Ảnh 2: Chụp mạch cản quang vạt lưng thỏ giữa vạt chứng và vạt trì hoãn 14 ngày (T1L2N1) Bảng 3: Số lượng vòng nối trung bình giữa 2 cuống mạch ở nhóm trì hoãn 21 ngày và nhóm chứng Thỏ trì hoãn 21 ngày (lô 3, nhóm I, n=10) Số vòng nối trung bình Nhóm trì hoãn 4,3±0,5 Nhóm chứng 0 Tương tự như kết quả của nhóm vạt có trì hoãn, ta thấy số vòng nối mạch máu giữa hai cuống mạch ở nhóm vạt có trì hoãn 21 ngày xuất hiện rõ ràng với trung bình là 4,3 vòng nối, trong khi nhóm vạt chứng không có trì hoãn thì không xuất hiện vòng nối giữa hai cuống mạch. Ảnh 3. Chụp mạch cản quang vạt lưng thỏ giữa vạt chứng và vạt trì hoãn 21 ngày (T1L3N1) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 238 Bảng 4. Số lượng vòng nối trung bình qua chụp mạch giữa các nhóm trì hoãn và nhóm chứng Lô 1 – trì hoãn 7 ngày (n=10) Lô 2 – trì hoãn 14 ngày (n=10) Lô 3 – trì hoãn 21 ngày (n=10) p<0,05 2,3 ± 0,5 4,2 ± 0,4 4,3 ± 0,5 Nhóm trì hoãn 0 0 0 Nhóm chứng Số lượng vòng nối trung bình của: nhóm chứng là 0 vòng nối (không có thông nối), của nhóm trì hoãn 7 ngày là 2,3 vòng nối, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 4,2 vòng nối, của nhóm 21 ngày là 4,3 vòng nối. Qua các con số này, ta thấy ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh vòng nối ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 Đường kính gốc cuống mạch Tiến hành khảo sát đường kính trung bình gốc cuống mạch ngực lưng (nơi đầu gần cuống vạt) dưới kính hiển vi có sự hỗ trợ của phần mền SemAfore 5.2.1.HE 200, ghi nhận kết quả như sau: Bảng 5. Đường kính trung bình gốc cuống mạch ngực lưng (mm) sau khi trì hoãn Lô 1-7 ngày (n=10) Lô 2-14 ngày (n=10) Lô 3-21 ngày (n=10) p< 0,05 0,756 ± 0,073 0,945 ± 0,031 0,95 ± 0,037 Nhóm trì hoãn 0,626 ± 0,076 0,614± 0,031 0,611 ± 0,022 Nhóm chứng Ta thấy đường kính trung bình cuống mạch nơi gốc vạt (động mạch ngực lưng) ở các nhóm: nhóm chứng là 0,617mm; nhóm trì hoãn 7 ngày là 0,756mm; nhóm trì hoãn 14 ngày là 0,945mm; nhóm trì hoãn 21 ngày là 0,95mm. Các con số này cho thấy có sự gia tăng đáng kể đường kính cuống mạch của nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. A B Ảnh 5: Đo đường kính gốc cuống mạch dưới kính hiển vi (A) Cuống mạch dưới kính hiển vi HEx200 (T1L2N1) (B) Đo đường kính mạch bằng SemAfore 5.2.1. HEx200(T1L2N1) Số lượng tân mạch Khảo sát vị trí các vòng nối (vùng thông nối) giữa hai cuống mạch dưới kính hiển vi quang học, đếm số lượng tân mạnh ở vùng này và ghi nhận kết quả như sau: Số lượng tân mạch trung bình tại vị trí vòng nối dưới kính hiển vi quang học của nhóm chứng là 4,1 tân mạch, của nhóm trì hoãn 7 ngày là 6,4 tân mạch, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 8,8 tân mạch, của nhóm 21 ngày là 8,9 tân mạch. Qua số lượng tân mạch thống kê trên, ta thấy ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh tân mạch ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khi quan sát tốc độ tăng sinh tân mạch tối đa ở ba thời điểm cho thấy, lô trì hoãn 14 ngày có sự tăng sinh tân mạch nhiều hơn so với lô trì hoãn 7 ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tuy nhiên so với lô trì hoãn 21 ngày sự Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 239 khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) – nghĩa là không có sự tăng sinh tân mạch đáng kể giữa lô 14 ngày và lô 21 ngày. Qua nghiên ứu trên 30 thỏ, ở tất cả các nhóm trì hoãn so với nhóm chứng đều thấy rõ tác dụng tăng thông nối giữa hai cuống mạch bằng: tăng đường kính gốc cuống mạch, tăng sinh tân mạch và tăng các vòng nối sau khi trì hoãn. Kết quả nghiên cứu tương đương kết quả nghiên cứu của Isik S và cs năm 2000 khi ông nghiên cứu hiện tượng trì hoãn vạt hai cuống trên thỏ New Zealand (3). Bảng 6. Số lượng tân mạch trung bình tại vị trí các vòng nối trên kính hiển vi quang học Lô 1-7 ngày (n=10) Lô 2-14 ngày (n=10) Lô 3-21 ngày (n=10) p<0,05 6,4 ± 0,5 8,8 ± 0,4 8,9 ± 0,6 Nhóm trì hoãn 4,2 ± 0,4 4,1 ± 0,3 4,1 ± 0,6 Nhóm chứng Ảnh 6. Tân mạch tại vị trí vòng nối(nhuộm HE), vật kính 10x và 40x (T2L2N1). KẾT LUẬN Việc trì hoãn trên vạt hai cuống mạch có trục mạch ở thỏ đã chứng minh được sư mở rộng vạt, tăng sức sống vạt bằng các hiện tượng tăng số lượng vòng nối giữa hai cuống mạch, tăng đường kính gốc cuống mạch, tăng số lượng tân mạch ở vạt trì hoãn so với nhóm vạt chứng, điều này rất có giá trị trong việc ứng dụng vào thực tế lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Finseth F, Cutting C (1978), An Experimental neurovascular island flap for the study of the delay phenomenon. Plastic and Reconstructive Surgery 61: 412 – 420 2. Hammond D C., Brooksher R D., Mann R. J., Beernink J H.: The dorsal skin-flap model in the rat: Factors influencing survival. Plast Reconstr Surg., 91: 316-21, 1993. 3. Isik S, Kopal C., Karacalioglu O., Selmanpakoglu N. (2000), The effect of the delay phenomenon on the zone of stasis in burns: An experimental study in rabbits. GATA Plast Reconstr Surg. AD, Etlik 06018 4. Milton S H (1972), Experimental studies on island flaps. II. Ischaemia and delay. Plastic and Reconstructive Surgery 49: 444 – 447 5. Myers B, Cherry G W (1971), Differences in the delay Phenomenon in the rabbit, rat and pig. Plastic and Reconstrutive Surgery 47: 73 – 78 6. Pang C Y, Forrest C R, Morris S F (1989), Pharmacological augmentation of skin flap viability: a hypothesis to mimic the surgycal delay phenomenon or a wishful thought. Annals of Plastic Surgery 22: 293 – 306. Ngày nhận bài báo: 22/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo 22/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hien_tuong_tri_hoan_tuan_hoan_vat_hai_cuong_mach.pdf
Tài liệu liên quan