Nghiên cứu hằng số sinh lý điện võng mạc trên mắt người Việt Nam bình thường tuổi từ 16 -> 50

Tài liệu Nghiên cứu hằng số sinh lý điện võng mạc trên mắt người Việt Nam bình thường tuổi từ 16 -> 50: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 NGHIÊN CỨU HẰNG SỐ SINH LÝ ĐIỆN VÕNG MẠC TRÊN MẮT NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG TUỔI TỪ 16 -> 50 Đinh Thị Tiêu Lam*, Nguyễn Xuân Trường*, Trần Thị Phương Thu* TÓM TẮT Đo ĐVM (điện võng mạc) trên 290 mắt của 145 người bình thường tuổi từ 16 – 50. Sử dụng máy do nhãn hiệu Portasle ERG – VEP, model PE – 410, vận hành theo nguyên tắc Ganzfeld; ánh sáng phân phối đều lên toàn bộ võng mạc, cường độ phát sáng 20Joule, thời gian phát sáng 20 giây, thời gian thích ứng tối 15 phút, cách chớp sáng đơn chớp. Thu nhập kết quả và dùng thống kê tính giá trị trung bình của 5 yếu tố: Biên độ sóng a, Biên độ sóng b, tỷ lệ b/a, thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b để làm cơ sở đọc ĐVM bệnh lý. Biên độ sóng a trung bình là: 324.0 (317.3 – 330.62) Biên độ sóng b trung bình là: 451.13 (441.74 ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hằng số sinh lý điện võng mạc trên mắt người Việt Nam bình thường tuổi từ 16 -> 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 NGHIÊN CỨU HẰNG SỐ SINH LÝ ĐIỆN VÕNG MẠC TRÊN MẮT NGƯỜI VIỆT NAM BÌNH THƯỜNG TUỔI TỪ 16 -> 50 Đinh Thị Tiêu Lam*, Nguyễn Xuân Trường*, Trần Thị Phương Thu* TÓM TẮT Đo ĐVM (điện võng mạc) trên 290 mắt của 145 người bình thường tuổi từ 16 – 50. Sử dụng máy do nhãn hiệu Portasle ERG – VEP, model PE – 410, vận hành theo nguyên tắc Ganzfeld; ánh sáng phân phối đều lên toàn bộ võng mạc, cường độ phát sáng 20Joule, thời gian phát sáng 20 giây, thời gian thích ứng tối 15 phút, cách chớp sáng đơn chớp. Thu nhập kết quả và dùng thống kê tính giá trị trung bình của 5 yếu tố: Biên độ sóng a, Biên độ sóng b, tỷ lệ b/a, thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b để làm cơ sở đọc ĐVM bệnh lý. Biên độ sóng a trung bình là: 324.0 (317.3 – 330.62) Biên độ sóng b trung bình là: 451.13 (441.74 – 460.52) Tỷ lệ b/a trung bình: 1.41 (1.43 – 1.93) Thời gian đỉnh sóng a trung bình: 7.82 (7.73 – 8.0) Thời gian đỉnh sóng b trung bình: 41.21 (40.56 – 41.87) Phân tích, kiểm định sự liên quan của ĐVM với tuổi, giới tính, MP, MT và so sánh kết quả nghiên cứu công trình này với công trình nghiên cứu của BS Thanh: nghiên cứu hằng số sinh lý ĐVM ở trẻ em 6 – 15 tuổi. Kết quả thu được như sau: + Có một sự ổ định của biên độ sóng a, biên độ sóng b, tỷ lệ b/a của ĐVM ở người từ 6 – 50 tuổi. + Biên độ sóng b và tỷ lệ b/a ở nữ cao hơn nam. + Trẻ em có thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b dài hơn người lớn. + Giữa MP và MT không có sự khác nhau nào về ĐVM SUMMARY RESEARCH THE PHYSIOLOGICAL CONSTANTS OF ERG IN NORMAL PEOPLE WITH AGES FROM 16 TO 50 Nguyen Xuan Truong, Tran Thi Phuong Thu, Đinh Thi Tieu Lam * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003: 19 - 24 ERGs (Electro Retino Graphy) recorded from 290 eyes of 145 normal people with ages from 16 to 50. PE-410 PORTALE ERG-VEP is used in our investigation. Its operation is the same Ganzfeld’s. A bright- flash stimulates in relation to whole retina. Alight intensity is 20 joules longed 0.2 seconds. The dark-adaptation is 15 minutes, single flash. -Collect the data and assess the results by statistics. Five informations are interested including: amplitude of a wave, b wave, b/a wave ratio, peak time of a wave, b wave. The their mean values are basis for an evluation ERG in patients lately. A mean amplitude of a wave is: 324.0 (317.3 – 330.62) A mean amplitude of b wave is: 451.13 (441.74 – 460.52) * Bệnh Viện Mắt, TP. Hồ Chí Minh Chuyên đề Nhãn khoa 19 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học A mean b/a wave ratio is: 1.41 (1.43 – 1.93) The peak time of a wave is: 7.82 (7.73 – 8.0) The peak time of b wave is: 41.21 (40.56 – 41.87) - Analyse and confirm the relationships between ERG with ages, sex, the right eyes and the left eyes. Simultaneously, compare our results with those of Dr. Thanh (Research the physiological constants of ERG in 6-15 year-old children). We draw conclusions: + Amplitude of a wave, b wave, b/a wave ratio in normal people from 6-50 ages are stable. +Amplitude of b wave and b/a wave ratio in females are higher than those in males. + Peak time of a wave and b wave in children is longer than in adults. + ERG in right eyes and in left eyes have no difference ĐẶT VẤN ĐỀ ĐVM là một phương pháp khám nghiệm lâm sàng hiện đại, khách quan, chính xác. Trước đây ĐVM được sử dụng chủ yếu cho mục đích chẩn đoán bệnh đặc biệt là chẩn đoán nguyên nhân gây mù có kết hợp với các khám nghiệm lâm sàng khác. Những bệnh nhân đến khám ĐVM thường có thị lực rất kém: mù hay gần như mù, và sau khi có chẩn đoán xác định thầy thuốc cũng không có cách nào để cứu chữa những con mắt này. Điều này gây một tâm lý chán nãn cho cả bệnh nhân và thầy thuốc khiến cho ĐVM một thời gian dài ít được chú ý. Gần đây với những tiến bộ về mặt phẩu thuật đặc biệt là phẩu thuật cắt thể pha lê, phaco khiến người ta càng quan tâm hơn đến ĐVM. Đối với đục thủy tinh thể già, ĐVM ít quan trọng trong việc đánh giá tiền phẩu vì phẩu thuật viên mổ đục thủy tinh thể quan tâm chủ yếu đến thị lực trung tâm mà ĐVM không cung cấp thông tin chính xác về chức năng hoàng điểm. Nhưng ĐVM có một tầm quan trọng lớn trong việc đánh giá chức năng võng mạc phía sau tình trạng đục thủy tinh thể bẩm sinh. ĐVM là một thử nghiệm tiên lượng trong các trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh. Còn trong trường hợp xuất huyết TPL(thể pha lê), ĐVM trở nên quan trọng để tiên lượng trước mổ vì mức độ thành công của phẩu thuật cắt TPL không đòi hỏi sự phục hồi thị lực trung tâm. Mỗi máy đo ĐVM có các thông số về kỷ thuật riêng cụ thể là: nguồn ánh sáng kích thích thích hợp, sự khuếch đại của các tín hiệu ghi được, bộ phận trung hòa tiếng ồn. Dạng đường biểu diễn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như: thời gian thích ứng tối, mức độ dãn đồng tử, mức độ ồn của phòng ghi... Chỉ những đường thu được trong cùng những điều kiện ghi mới có thể so sánh được với nhau. Vì vậy mỗi cơ sở ghi ĐVM đều có hằng số ĐVM riêng của mình. Máy đo ĐVM của Bệnh Viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh nhãn hiệu là PE 410, cường độ 20joule vẫn chưa có hằng số bình thường riêng của máy đối với người Việt Nam. Vừa qua BS Nguyễn Thị Thanh đã có công trình nghiên cứu hằng số sinh lý ĐVM trên mắt trẻ em Việt Nam bình thường từ 6-15 tuổi đã lập ra được các chỉ số bình thường của từng sóng ĐVM ở trẻ em 6-15 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi “Nghiên cứu hằng số sinh lý ĐVM trên mắt người Việt Nam bình thường từ 16 - 50 tuổi” nhằm bổ sung cho bảng số liệu về hằng số sinh lý của các sóng ĐVM người Việt Nam bình thường của máy PE 410 của Bệnh Viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh, để các BS nhãn khoa có cơ sở đọc ĐVM bệnh lý và cũng mong gây được sự chú ý của các BS nhãn khoa miền nam đến một khám nghiệm lâm sàng được đánh giá là hiện đại, khách quan và chính xác này. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, phẩu thuật cắt thể pha lê (CTPL) ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Chuyên đề Nhãn khoa 20 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Thân nhân của những bệnh nhân đến khám và nằm điều trị tại trung tâm mắt TP Hồ Chí Minh có tuổi 16 – 50, thị lực 9/10 - 10/10, nhãn áp <=20mmHg, thị trường bình thường, sắc giác bình thường. Tiêu chuẩn loại trừ Trên 50 tuổi và dưới 16 tuổi, có tật khúc xạ (thị lực 20mmHg, đang có bệnh lý về mắt hoặc đã có phẩu thuật trên nhãn cầu trước đó. Cỡ mẫu Số liệu nghiên cứu của chúng tôi là 290 mắt của 145 người. Phương tiện nghiên cứu Phương tiện khám lâm sàng _ Đèn pin khám mắt cầm tay. _ Bảng đo thị lực Snellen và kính cầu hội tụ +1D. _ Dụng cụ đo nhãn áp Maclakov _ Đèn soi đáy mắt. _ Thị trường kế Humphrey test 30 - 2 _ Test kiểm tra màu sắc ISHIHARA. _ Thuốc nhỏ giãn đồng tử Mydryacyl 1%. _ Thuốc nhỏ tê giác mạc Dicaine 0,5%. Máy đo ĐVM: Tên máy: PORTABLE ERG - VEP Hãng sản xuất: TOMEY - JAPAN. Model: PE-410 Cơ chế vận hành: Theo nguyên tắc Ganzfeld ánh sáng phân phối đều lên toàn bộ võng mạc. Đèn Flash có: _ Ánh sáng Xenon buld. _ Cường độ phát sáng 20 Joule. _ Thời gian phát sáng 0.2 giây. Phương pháp nghiên cứu _ Đo ĐVM Flash đơn chớp với thời gian thích ứng tối 15 phút. _ Ghi nhận, thống kê kết quả. KẾT QUẢ Nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng Phần trăm(%) 16-20 54 18.6 21-25 58 20.0 26-30 48 16.6 31-35 32 11.0 36-40 44 15.2 41-45 36 12.4 46-50 18 6.2 Tổng cộng 290 100.0 Giới tính Giới tính Tần suất Phần trăm(%) Nam 124 42.8 Nữ 166 57.2 Tổng cộng 290 100.0 Biên độ sóng a: X =323.96; SEM=3.39; LCL=317.29; UCL=330.62; SD=57.66; LPL=208.72; UPL=439.28; CV=17,8%. Biên độ sóng b: X =451.13; SEM=4.77; LCL=441.74; UCL=460.52; SD=81.26; LPL=288.42; UPL=613.58; CV=18% Tỉ lệ b/a: X=1.41; SEM=0.12; LCL=1.39; UCL=1.43; SD=0.21; LPL=0.99; UPL=1.38; CV=14.9% Thời gian đỉnh sóng a: X=7.82; SEM=0.47; LCL=7.73; UCL=7.91; SD=0.80; LPL=6.21; UPL=9.75; CV=10.34% Thời gian đỉnh sóng b X = 41.21; SEM=0.33; LCL=40.56; UCL=41.87; SD=5.70; LPL=29.48; UPL=52.92; CV=11.1% Biên độ sóng a. biên độ sóng b, tỷ lệ b/a theo nhóm tuổi Biên độ sóng a Biên độ sóng b Tỷ lệ b/a Nhóm tuổi Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 16-20 332.50 58.67 470.19 84.32 1.43 .22 Chuyên đề Nhãn khoa 21 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học Biên độ sóng a Biên độ sóng b Tỷ lệ b/a Nhóm tuổi Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 21-25 330.46 62.16 461.63 87.13 1.41 .21 26-30 319.27 44.22 440.57 79.94 1.38 .19 31-35 330.66 48.91 457.76 98.76 1.39 .16 36-40 306.24 47.37 436.63 62.54 1.44 .20 41-45 325.28 69.09 438.20 66.61 1.39 .25 46-50 318.58 78.68 437.76 84.53 1.40 .21 Tổng cộng 323.96 57.66 451.13 81.26 1.41 .21 Thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b theo nhóm tuổi Thời gian đỉnh sóng a Thời gian đỉnh sóng b Nhóm tuổi Trung bình(ms) Độ lệch chuẩn Trung bình(ms) Độ lệch chuẩn 16-20 7.86 .76 41.92 6.04 21-25 7.72 .79 40.65 5.87 26-30 7.93 .71 39.73 5.72 31-35 7.84 .85 41.57 5.32 36-40 7.79 .82 42.31 5.01 41-45 7.66 .87 41.15 6.81 46-50 8.06 .87 41.69 2.97 Tổng cộng 7.82 .80 41.21 5.70 Biên độ sóng a, biên độ sóng b, tỷ lệ b/a theo giới Biên độ sóng a Biên độ sóng b Tỷ lệ b/a Giới Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Nam 326.41 54.52 434.41 81.93 1.35 .16 Nữ 322.13 59.99 463.61 78.71 1.46 .23 Tổng cộng 323.96 57.66 451.13 81.26 1.41 .21 Thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b theo giới Thời gian đỉnh sóng a Thời gian đỉnh sóng b Giới Trung bình (ms) Độ lệch chuẩn Trung bình (ms) Độ lệch chuẩn Nam 7.72 .77 41.59 6.06 Nữ 7.89 .82 40.93 5.41 Tổng cộng 7.82 .80 41.21 5.70 Biên độ sóng a, biên độ sóng b, tỷ lệ b/a theo mắt Biên độ sóng a Biên độ sóng b Tỷ lệ b/a Mắt Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình (Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn MP 327.13 57.85 454.62 80.06 1.41 .20 Biên độ sóng a Biên độ sóng b Tỷ lệ b/a Mắt Trung bình(Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình (Mv) Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn MT 320.78 57.49 447.67 82.58 1.41 .21 Tổng cộng 323.96 57.66 451.13 81.26 1.41 .21 Thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b theo mắt Thời gian đỉnh sóng a Thời gian đỉnh sóng b Mắt Trung bình (ms) Độ lệch chuẩn Trung bình (ms) Độ lệch chuẩn MP 7.86 .77 41.44 6.20 MT 7.77 .83 40.99 5.16 Tổng cộng 7.81 .80 41.21 5.70 BÀN LUẬN Phân tích thống kê từng yếu tố Qua kết quả phân tích thống kê thì tất cả các yếu tố nghiên cứu như biên độ sóng a, biên độ sóng b, tỉ lệ b/a, thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b đều có phân phối chuẩn. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và kiểm định mối quan hệ giữa mẫu với tổng thể Giữa biên độ sóng a Với nhóm tuổi P = 0.322 > 0.05. Vậy không có sự khác nhau về biên độ sóng a giữa các nhóm tuổi. Với giới tính P = 0.533 > 0.05. Vậy biên độ sóng a giữa nam và nữ là như nhau. Với MP và MT P = 0.349 > 0.05. Vậy không có sự khác biệt về biên độ sóng a giữa MP và MT. Giữa biên độ sóng b Với nhóm tuổi P = 0.256 > 0.05. Vậy biên độ sóng b giữa các nhóm tuổi là như nhau. Với giới tính P = 0.002 < 0.05. Vậy biên độ sóng b của nữ lớn hơn nam. Chuyên đề Nhãn khoa 22 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Với MP và MT P = 0.466 > 0.05. Vậy biên độ sóng b giữa MP và MT là như nhau. Giữa tỉ lệ b/a Với nhóm tuổi P = 0.829 > 0.05. Không có sự khác nhau giữa tỉ lệ b/a theo nhóm tuổi. Với giới tính Kết qủa P = 0.000 < 0.05. Vậy tỉ lệ b/a ở nữ lớn hơn nam rất có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi nhận thấy điều này cũng rất phù hợp trong khung cảnh biên độ sóng a giữa nam và nữ không khác nhau nhưng biên độ sóng b của nữ lại lớn hơn nam. Với MP và MT P = 0.831 > 0.05. Vậy không có sự khác nhau giữa tỉ lệ b/a ở MP và MT. Giữa thời gian đỉnh sóng a Với nhóm tuổi Kết qủa P = 0.527 > 0.05. Vậy thời gian đỉnh sóng a giữa các nhóm tuổi là như nhau. Với giới tính P = 0.083 > 0.05. Không có sự khác nhau về thời gian đỉnh sóng a giữa nam và nữ. Với MP và MT P = 0.332 > 0.05. Vậy không có sự khác nhau về thời gian đỉnh sóng b giữa MP và MT. Giữa thời gian đỉnh sóng b Với nhóm tuổi P = 0.365 > 0.05. Vậy thời gian đỉnh sóng b giữa các nhóm tuổi là như nhau. Với giới tính P = 0.328 > 0.05. Vậy thời gian đỉnh sóng b giữa nam và nữ là như nhau. Với MP và MT P = 0.497 > 0.05. Vậy thời gian đỉnh sóng b giữa MP và MT là như nhau. So sánh với kết qủa công trình của bs thanh Biên độ sóng a Không có sự khác biệt về biên độ sóng a giữa công trình nghiên cứu của chúng tôi với công trình nghiên cứu của BS Thanh. Nhìn trên tổng thể: có một sự ổn định của biên độ sóng a. Biên độ sóng b: Không có sự khác biệt về biên độ sóng b giữa công trình nghiên cứu của chúng tôi với công trình nghiên cứu của BS Thanh. Nhìn trên tổng thể: có một sự ổn định của biên độ sóng b. Tỉ lệ b/a: Không có sự khác biệt về tỉ lệ b/a giữa công trình nghiên cứu của chúng tôi với công trình nghiên cứu của BS Thanh. Nhìn trên tổng thể: có một sự ổn định của tỉ lệ b/a. Thời gian đỉnh sóng a: Có sự khác biệt về thời gian đỉnh sóng a giữa trẻ em và người lớn. Người lớn có thời gian đỉnh sóng a thấp hơn trẻ em. Thời gian đỉnh sóng b: Có sự khác biệt về thời gian đỉnh sóng b giữa trẻ em và người lớn. Người lớn có thời gian đỉnh sóng b thấp hơn trẻ em. Qua phần nhận xét và kiểm định kết quả chúng tôi nhận thấy kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu nước ngoài và kết quả nghiên cứu của BS Thanh. Riêng thời gian đỉnh sóng a và thời gian đỉnh sóng b lại có sự khác nhau giữa công trình nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của BS Thanh. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về ĐVM bệnh lý ở các tài liệu nước ngoài người ta ít chú ý đến thời gian đỉnh, có lẽ vì thời gian đỉnh ít biến đổi do bệnh lý. Chuyên đề Nhãn khoa 23 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học b/ Giới: Biên độ sóng b và tỉ lệ b/a ở nữ cao hơn nam. KẾT LUẬN Thống kê từng yếu tố của đvm: c/ Trẻ em và người lớn: Trẻ em có thời gian đỉnh sóng a, thời gian đỉnh sóng b dài hơn người lớn. Biên độ sóng a: X = 324.0 (317.3, 330.62) Biên độ sóng b: X = 451.13 (441.74, 460.52) Tỉ lệ b/a: X = 1.41 (1.93, 1.43) d/ Mắt: Giữa MP và MT không có sự khác nhau nào về ĐVM. Thời gian đỉnh sóng a: 8 = 7.82 (7.73, 8.0) Đề xuất Thời gian đỉnh sóng b: 8 = 41.21 (40.56, 41.87) Nên có những nghiên cứu tiếp theo thực hiện trên những bệnh nhân có mắt bệnh để có một sự so sánh rõ ràng hơn giữa ĐVM ở mắt bình thường và ĐVM ở mắt bệnh lý. Mối quan hệ giữa các yếu tố a/ Tuổi: Có một sự ổn định của biên độ sóng a, biên độ sóng b, tỉ lệ b/a của ĐVM ở người từ 6 đến 50 tuổi. Chuyên đề Nhãn khoa 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hang_so_sinh_ly_dien_vong_mac_tren_mat_nguoi_viet.pdf
Tài liệu liên quan