Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụngvùng không tiếp khớp của chỏm quay ở khớp quay trụ trên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 139
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNGVÙNG KHÔNG TIẾP KHỚP
CỦA CHỎM QUAY Ở KHỚP QUAY TRỤ TRÊN
Thái Hồng Phong*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định đặc điểm giải phẫu của vùng không tiếp khớp chỏm quay, xác định tính
chính xác của các phương pháp lâm sàng xác định vùng không tiếp khớp hiện nay trên người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca. Thực hiện phẫu tích 28 mẫu khuỷu
từ xác tươi. Đánh dấu và so sánh vị trí của 3 vùng không tiếp khớp với nhau: vùng không tiếp khớp chuẩn, vùng
không tiếp khớp Smith, vùng không tiếp khớp Caputo. Bộc lộ chỏm quay, đánh giá đặc điểm giải phẫu vùng không
tiếp khớp.
Kết quả: Vùng không tiếp khớp ở vị trí trước ngoài chỏm quay khi cẳng tay ở tư thế trung tính. Ở mặt trên,
vùng này hình tròn, có mép nhô nhọn. Ở mặt bên, vùng sụn rộng hoàn toàn thuộc vùng tiếp khớp, vùng sụn hẹp
chứa vùng không...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụngvùng không tiếp khớp của chỏm quay ở khớp quay trụ trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 139
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNGVÙNG KHÔNG TIẾP KHỚP
CỦA CHỎM QUAY Ở KHỚP QUAY TRỤ TRÊN
Thái Hồng Phong*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định đặc điểm giải phẫu của vùng không tiếp khớp chỏm quay, xác định tính
chính xác của các phương pháp lâm sàng xác định vùng không tiếp khớp hiện nay trên người Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca. Thực hiện phẫu tích 28 mẫu khuỷu
từ xác tươi. Đánh dấu và so sánh vị trí của 3 vùng không tiếp khớp với nhau: vùng không tiếp khớp chuẩn, vùng
không tiếp khớp Smith, vùng không tiếp khớp Caputo. Bộc lộ chỏm quay, đánh giá đặc điểm giải phẫu vùng không
tiếp khớp.
Kết quả: Vùng không tiếp khớp ở vị trí trước ngoài chỏm quay khi cẳng tay ở tư thế trung tính. Ở mặt trên,
vùng này hình tròn, có mép nhô nhọn. Ở mặt bên, vùng sụn rộng hoàn toàn thuộc vùng tiếp khớp, vùng sụn hẹp
chứa vùng không tiếp khớp ở giữa và vùng không tiếp khớp ở 2 bên. Vùng không tiếp khớp có màu nhạt hơn so
với màu tương ứng ở vùng tiếp khớp. Phương pháp Smith cho kết quả kém tin cậy (22 /28 mẫu vượt qua giới hạn
sau vùng không tiếp khớp chuẩn). Phương pháp Caputo cho kết quả tin cậy (27/28 mẫu hoàn toàn thuộc vùng
không tiếp khớp chuẩn).
Kết luận: Để xác định vùng không tiếp khớp chỏm quay ở người Việt Nam, phương pháp Caputo cho kết
quả chính xác hơn phương pháp Smith.
Từ khóa: Vùng không tiếp khớp chỏm quay, vùng an toàn, gãy chỏm quay.
ABSTRACT
NON-ARTICULATING ZONE OF RADIAL HEAD - A CADAVER STUDY
Thai Hong Phong, Do Phuoc Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 139 - 146
Purpose: To define the anatomic characteristics of the non-articulating area (safe-zone) of the proximal radial
head and determine the reliable method in determining this safe-zone in Vietnamese.
Material and methods: We performed anatomy dissection on 28 fresh-frozen elbows from Cadaver Room at
the Department of Anatomy - University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, from 2014 Dec to 2016
May. We marked and compared the position of the safe-zone defined in 3 different methods: the real non-
articulating zone, the Smith safe-zone, and the Caputo safe-zone. Afterward, we cut out the radiohumeral joint
capsule and observed the morphologic characteristics and cartilaginous surface of proximal radial head.
Results: The safe-zone is located at the lateroanterior of radial head with the forearm in neutral position.
Viewing superiorly, the safe-zone is circle in shape, accompanied by a sharp edge, all of which become elliptical in
shape and went with a blunt edge when heading toward the articulating zone.. On the side of the proximal radial
head, the thick rim of cartilage is totally the articulating zone. Meanwhile, the thinner rim of cartilage contains the
non-articulating arc at its center, and 2 articulating zone on both of sides. The color of non-articulating arc is
corresponding to the articulating’s, but in a lighter fashion (whitish, yellowish, or pinkish). The Smith method
* Bệnh viện Quận 11
** Bộ Môn Chấn Thương Chỉnh Hình và Phục Hồi Chức Năng, Đại Học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Thái Hồng Phong ĐT: 0906365882 Email: drphongthai@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 140
showed a less reliable result (22 over 28 of Smith safe-zone crossed the posterior border of the real safe-zone), while
the Caputo method gave a trustable result (27 out of 28 Caputo safe-zone were totally within the real safe-zone).
Conclusions: Application of Caputo method in determine the safe-zone of Vietnamese is more accurate
compared with the Smith method.
Key words: non-articulating zone of proximal radial head, safe-zone.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỏm quay thuộc đầu trên xương quay, tiếp
khớp với chỏm con xương cánh tay và khuyết
quay xương trụ. Tuy có kích thước nhỏ hơn so
với các cấu trúc khác ở vùng khuỷu, nhưng
chỏm quay có những vai trò quan trọng: truyền
tải lực từ cổ tay, giữ vững khuỷu, và đặc biệt
làtham gia động tác sấp ngửa cẳng tay.
Khi thực hiện động tác sấp ngửa, chỏm quay
xoay quanh khuyết quay xương trụ, và luôn
luôn có một vùng cố định của chỏm quay không
tiếp khớp với xương này, vùng đó gọi là vùng
không tiếp khớp, hay còn gọi là vùng an toàn.
Tuy có những vai trò quan trọng như thế,
chỏm quay cũng đối mặt với nguy cơ chấn
thương cao. Chấn thương vùng khuỷu chiếm 1,7
– 5,4% các loại chấn thương chi trên, trong đó
gãy chỏm quay là một trong những loại chấn
thương thường gặp(3,6,9,10). Trong điều trị gãy
chỏm quay, để bảo toàn được các vai trò nêu
trên, mục tiêu quan trọng hàng đầu là cố gắng
phục hồi về mặt giải phẫu của chỏm quay.
Hiện nay, có nhiều phương pháp kết hợp
xương chỏm quay khác nhau như sử dụng kim
Kirschner, ốc, nẹp ốc(6,7,8,13). Tuy nhiên, dù sử
dụng phương tiện kết hợp xương (KHX) nào,
yếu tố quan trọng hàng đầu mà phẫu thuật viên
lưu tâm là đảm bảo các phương tiện này không
được gây trở ngại vận động sấp ngửa cẳng tay.
Để làm được điều đó, các dụng cụ KHX
không được đặt vào vùng tiếp khớp của chỏm
quay với xương trụ, hay nói cách khác, các
dụng cụ KHX phải được đặt vào vùng an toàn
chỏm quay.
Theo y văn nước ngoài, hiện nay có ít nhất 3
phương pháp xác định vùng không tiếp khớp
của chỏm quay(4,12,13). Trong đó hai phương pháp
của tác giả Smith và tác giả Caputo giúp xác định
được giới hạn của vùng không tiếp khớp này.
Những phương pháp này đểu sử dụng các mốc
giải phẫu làm cơ sở để xác định. Vì thế có thể cho
kết quả không phù hợp khi áp dụng trên người
Việt Nam. Ngoài ra, cho đến nay chưa có nghiên
cứu đánh giá độ tin cậy của các phương pháp
trên được thực hiện(1,2), và tính chính xác của các
phương pháp trên như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ.
Đó là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm giải phẫu vùng không
tiếp khớp chỏm quay ở khớp quay trụ trên.
Xác định tính chính xác của các phương
pháp lâm sàng xác định vùng không tiếp khớp
hiện nay.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: Các khuỷu tay trên xác
tươi tại phòng xác của Bộ môn Giải phẫu học –
Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2015 đến
tháng 5/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Khuỷu tay từ xác tươi người lớn không có
biến dạng trên đại thể, và biên độ sấp ngửa thụ
động của khuỷu không quá khác biệt so với giới
hạn bình thường, trong đó biên độ sấp ngửa
bình thường được định nghĩa là 180o(11).
Tiêu chuẩn loại trừ
Khuỷu tay có biến dạng, dị dạng các cấu trúc
ở vùng khuỷu sau khi bộc lộ chỏm quay.
Số liệu được nhập vào máy vi tính, xử lý
thống kê bằng phần mềm Excel 2013 và Stata 10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 141
Công cụ nghiên cứu
Mực đánh dấu: Dùng 3 màu riêng biệt đánh
dấu 3 vùng không tiếp khớp: màu đỏ (vùng
chuẩn), màu đen (vùng Smith), màu xanh dương
(vùng Caputo).
Dụng cụ đánh dấu: kim số 18, lưỡi dao số 10.
Quạt màu: theo chuẩn màu CYMK (Cyan,
Magenta, Yellow, Black), đánh giá màu sắc của
sụn chỏm quay.
Khung tịnh tiến (hình 1): là một khung hình
lăng trụ tam giác vuông cân. Khung dài 30 cm,
mỗi cạnh góc vuông dài 3,5 cm. Quy ước đầu xa
của khung là phần sẽ đặt ở đầu dưới xương
quay, đầu gần của khung sẽ đặt ở đầu trên
xương quay.
Ở đầu xa của khung, có 2 ống ngắm (hình 1),
vuông góc với cạnh dọc của khung, mỗi ống dài
3 cm, đường kính 2,30 mm; Ống ngắm là nơi đặt
đinh định vị.
Đầu mỗi đinh định vị sẽ tiếp xúc với mỏm
trâm quay hoặc lồi củ Lister. Đinh định vị dài 4
cm và 5cm, đường kính 2,15 mm. Đầu không
tiếp xúc với xương của đinh có vùng ren dài
khoảng 1 cm giúp chống trượt đinh trong
ống ngắm.
Tác dụng: Khung tịnh tiến này có tác dụng
“tịnh tiến” góc 90o tạo bởi hai đường thẳng
vuông góc với nhau đi qua lồi củ Lister và mỏm
trâm quay đến chỏm quay theo phương là trục
xương quay, thay vì dùng mắt thường như
Caputo.
Cơ chế hoạt động: theo nguyên lý dựng lại
khối hình hộp vuông, tạo ra bởi sự tịnh tiến góc
vuông theo phương pháp Caputo, trên cơ sở
khối lăng trụ tam giác vuông có sẵn (khung tịnh
tiến). Cạnh dọc của khung trùng với phương
tịnh tiến (trục xương quay).
Ống ngắm và đinh định vị giúp dựng 1
mặt phẳng vuông góc với trục xương quay.
Mặt phẳng này tạo bởi hai đường thẳng vuông
góc (đinh định vị) và đi qua 2 điểm cố định
cho trước (mỏm trâm quay và lồi củ Lister).
Mặt phẳng này là mặt phẳng duy nhất thỏa
mãn các điều kiện trên.
Tại nơi tương ứng với chỏm quay đặt kim
đánh dấu vuông góc với cạnh dọc có ống ngắm
ở đầu xa. Mặt phẳng tạo bởi 2 kim này chính là
mặt phẳng tịnh tiến.
Hình 1: Nguyên lý hoạt động của khung tịnh tiến.
Trái: Mô hình khung tịnh tiến lăng trụ tam giác vuông cân
(màu xanh dương) Giữa: Kim định vị ở vị trí A, B (ứng với
lồi củ Lister, mỏm trâm quay, kim đánh dấu ở A’, B’ (ở vị
trí tương ứng chỏm quay) Phải: Qua việc dựng lại khối
hình hộp vuông, ta đã tịnh tiến được góc 90o tạo qua điểm
mốc lồi củ Lister và mỏm trâm quay, theo trục của xương
quay, về chỏm quay.
Dụng cụ đo đạc: thước đo độ, thước đo góc,
thước thẳng, thước kẹp.
Các bước tiến hành nghiên cứu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị:
Các dụng cụ phẫu tích.
Mẫu khuỷu từ xác tươi: Xác tươi được rã
đông trong 3 ngày, chọn những mẫu xác thỏa
điều kiện chọn mẫu. Đặt mẫu nằm ngửa, tay gác
lên ngực.
Bước 2: Đo biên độ sấp ngửa cẳng tay.
Khi xác được rã đông mềm mại, đo biên độ
sấp ngửa cẳng tay 3 lần, lấy giá trị trung bình
của 3 lần đo để giảm sai số đo lường. Giá trị
này chúng tôi gọi là biên độ sấp ngửa ban đầu.
Dùng biên độ sấp ngửa ban đầu này làm giá
trị đối chiếu khi thực hiện sấp tối đa và ngửa
tối đa trong quá trình đánh dấu các vùng
không tiếp khớp.
Bước 3: Đánh dấu điểm mốc để xác định
vùng không tiếp khớp chuẩn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 142
Tiếp cận chỏm quay bằng đường trước, bộc
lộ tối thiểu, sấp cẳng taytối đa, đánh dấu điểm ở
phía trước nhất chỏm quay không tiếp khớp với
khuyết quay xương trụ. Đây là giới hạn trước
vùng không tiếp khớp chuẩn.
Tiếp cận chỏm quay bằng đường ngoài, bộc
lộ tối thiểu, ngửa cẳng tay tối đa, đánh dấu điểm
ở phía sau nhất chỏm quay không tiếp khớp với
khuyết quay xương trụ. Đây là giới hạn sau
vùng không tiếp khớp chuẩn.
Bước 4: Đánh dấu điểm mốc để xác định
vùng không tiếp khớp Smith.
Tiếp cận chỏm quay bằng đường ngoài, chia
đôi giới hạn trước sau của chỏm quay với cẳng
tay lần lượt ở 3 tư thế trung tính (điểm A), sấp
tối đa (điểm B), ngửa tối đa (Điểm C).
Xem mặt trên chỏm quay là hình tròn, ta có 2
cung AB, AC. Giới hạn sau vùng không tiếp
khớp Smith là trung điểm cung AB; giới hạn
trước là điểm nối 1/3 trước và 2/3 sau cung AC.
Bước 5: Đánh dấu điểm mốc để xác định
vùng không tiếp khớp Caputo.
Đặt khung tịnh tiến vào cẳng tay: đặt 2 đinh
định vị trong 2 ống ngắm với 2 đầu đinh tiếp xúc
lần lượt với lồi củ Lister và mỏm trâm quay.
Chỉnh cho cạnh của khung song song với trục
xương quay. Tại vị trí ngang mức chỏm quay,
đặt kim vuông góc với cạnh dọc của khung có
ống ngắm và vuông góc với trục xương quay,
đánh dấu lên chỏm quay.
Bước 6: Đánh giá đặc điểm giải phẫu vùng
không tiếp khớp của chỏm quay.
Cắt đứt bao khớp, các dây chằng bên ngoài,
dây chằng vòng, tiến hành làm trật khớp quay
trụ trên, bộc lộ rõ toàn bộ chỏm quay. Lần lượt
sấp và ngửa cẳng tay, đánh giá đặc điểm vùng
không tiếp khớp, mặt bên, mặt trên của chỏm
quay.Đánh giá màu sắc của sụn che phủ chỏm
quay, so với các mã màu trong quạt màu.
Bước 7: So sánh vị trí, đo độ lớn của các vùng
không tiếp khớp.
Xác định tâm chỏm quay.
Chuyển các điểm đánh dấu vùng không tiếp
khớp ở mặt bên lên mặt trên chỏm quay. So sánh
vị trí của vùng không tiếp khớp chuẩn với vùng
không tiếp khớp Smith và Caputo.
Bước 8: Đo đường kính chỏm quay, kích
thước cung sụn hẹp.
Xem mặt trên chỏm quay là hình tròn, mỗi
vùng không tiếp khớp sẽ chiếm một cung A và
chắn 1 góc α trên hình tròn đó.
Bước 9: Xử lý, phân tích số liệu trên máy
tính.
Đặc điểm giải phẫu: ghi nhận vị trí, đặc điểm
giải phẫu, màu sắc, kích thước của vùng không
tiếp khớp chuẩn.
Tính chính xác của phương pháp: So sánh vị
trí của vùng Smith và vùng Caputo với vùng
chuẩn.
KẾT QUẢ
Chúng tôi phẫu tích 28 mẫu khuỷu từ xác
tươi tại Bộ Môn Giải Phẫu Học, ĐH Y Dược
TP.HCM với kết quả như sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu là 61,86 ± 12,75 tuổi
(30 – 89). Tuổi trung bình của mẫu là 61,86 ±
12,75 tuổi (30 – 89).Có 20 mẫu là nam, 8 mẫu là
nữ. Tỉ lệ nam:nữ là 5:2. Có 14 mẫu khuỷu trái và
14 mẫu khuỷu phải. Các chỉ số đo đạc giữa
khuỷu bên phải và bên trái của từng xác trong
nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).Biên độ sấp trung bình là 73,96o ±
10,26o (55o – 94o)Biên độ ngửa trung bình là
89,11o ± 5,22o (75o – 96o).
Đặc điểm giải phẫu vùng không tiếp khớp
chỏm quay
Ở mặt trên, vùng không tiếp khớp nằm ở vị
trí trước ngoài chỏm quay khi cẳng tay ở tư thế
trung tính. Vùng này có hình tròn, càng về phía
vùng tiếp khớp sẽ có hình bầu dục. Lõm tiếp
khớp với chỏm con xương cánh tay và bờ chỏm
quay tạo một mép nhô. Mép nhô này nhọn ở
vùng không tiếp khớp, càng về phía vùng tiếp
khớp, mép nhô này tù dần. Chi tiết “gờ nhọn”
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 143
(angled peak) được tác giả Caputo mô tả làn đầu
tiên, được ghi nhận trong 3/28 mẫu, “gờ nhọn”
này nằm ở trung tâm vùng tiếp khớp.
Ở mặt bên, sụn chỏm quay có vùng sụn hẹp
và sụn rộng. Vùng sụn rộng hoàn toàn thuộc
vùng tiếp khớp; vùng sụn hẹp chứa vùng không
tiếp khớp ở giữa và vùng tiếp khớp ở 2 bên.
Vùng không tiếp khớp có màu nhạt hơn so với
màu tương ứng ở vùng tiếp khớp.
Độ dài cung các vùng không tiếp khớp
Chu vi chỏm quay: C = 72,18 mm ± 4,70 mm
(62 – 79).
Vùng cung sụn hẹp có kích thước trung bình
là 38,96 mm ± 3,65mm (32 – 47), chiếm 55,13 % ±
5,83% (48,53% – 71,21%) chu vi chỏm quay
Bảng 1: Các số đo của 3 vùng không tiếp khớp.
Vùng chuẩn Vùng Smith Vùng Caputo
Cung A (mm) 24,82mm ± 3,92mm 17,94mm ±3,03mm 17,4 mm ± 2,11mm
Góc α (độ) 123,57
o
± 16,34
o
89,32
o
± 13,51
o
86,86
o
± 9,43
o
Góc α (rad) 0,687 ± 0,09 0,5 ± 0,08 0,48 ± 0,05
Tỉ lệ
34,33% ± 4,54 % 24,81% ± 3,75 % 24,13% ± 2,62 %
So sánh vị trí các vùng không tiếp khớp
Vùng không tiếp khớp Smith: có 22/28 mẫu
(chiếm 79%) có vùng không tiếp khớp Smith
vượt qua giới hạn sau của vùng không tiếp khớp
chuẩn, chỉ có 6/28 mẫu (chiếm 21%) có vùng
không tiếp khớp Smith nằm trong vùng không
tiếp khớp chuẩn.
Vùng không tiếp khớp Caputo: có 27/28 mẫu
(chiếm 92,86%) có vùng không tiếp khớp Caputo
nằm trong vùng không tiếp khớp chuẩn, chỉ có
1/28 mẫu (chiếm 7,14%) có vùng không tiếp
khớp Caputo vượt qua giới hạn sau của vùng
không tiếp khớp chuẩn.
BÀN LUẬN
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện các biện pháp sau để
giúp sai số ở mức tối thiểu trong quá trình
phẫu tích:
Để giảm sai số khi đo đạc, các chỉ số đo đạc
được đo 3 lần rồi ghi nhận giá trị trung bình.
Để xác định chiều dài các bề mặt cong,
chúng tôi dùng kelly kẹp 2 đầu sợi chỉ để ướm
sát vào vùng cần đo, rồi đo chiều dài đoạn chỉ
đánh dấu bằng thước thẳng.
Khi đánh dấu trên chỏm quay: Chúng tôi sử
dụng đầu kim 18 (kim hồng) hoặc lưỡi dao mổ
số 10 để đánh dấu trên bề mặt sụn.
Để vị trí sấp – ngửa tối đa của cẳng tay đồng
nhất trong quá trình phẫu tích, chúng tôi xác
định biên độ sấp ngửa ban đầu và dùng biên độ
này làm chuẩn cho việc thực hiện động tác sấp –
ngửa cẳng tay tối đa khi xác định các vùng
không tiếp khớp.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Biên độ sấp - ngửa của khuỷu có sự khác biệt
so với biên độ của người Việt Nam theo ghi
nhận(11). Và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với các tác giả nước ngoài (xem bảng 2).
Bảng 2: So sánh kết quả biên độ sấp ngửa cẳng tay với các tác giả khác(5).
AAOS AMA Boone và cs. Green và cs. Gunal và cs. Nhóm NC
20-54 tuổi n = 56
Nam
18-55 tuổi n = 20
Nam và nữ
18-22 tuổi n = 1000
Nam
30-89 tuổi n = 28
Nam và nữ
Vận động
Sấp 80 80 75,0 (5,3) 84,4 (2,2) 73,96 (10,26)
Ngửa 80 80 81,1 (4,0) 76,9 (2,1) 91,7 (9,6) 89,11 (5,22)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 144
Đặc điểm giải phẫu vùng không tiếp khớp
-Vị trí vùng không tiếp khớp: Vùng không
tiếp khớp nằm ở vị trí trước ngoài chỏm quay
khi cẳng tay ở tư thế sấp ngửa trung tính. Ghi
nhận này phù hợp với tác giả nước ngoài(4,13).
-Chi tiết “gờ nhọn” ở vùng tiếp khớp: Chi
tiết này được Caputo mô tả đầu tiên(4), chúng tôi
chỉ ghi nhận được ở 3 mẫu, nguyên nhân có thể
vì cỡ mẫu chúng tôi không đủ lớn, không quan
sát được đầy đủ chi tiết giải phẫu này.
-Màu sắc sụn che phủ: Tác giả Caputo miêu
tả vùng không tiếp khớp có màu vàng nhạt,
vùng tiếp khớp có màu trắng tinh(4). Theo kết
quả của chúng tôi, vùng không tiếp khớp không
hẳn chỉ có màu vàng nhạt, mà có khi là màu
hồng nhạt, màu trắng nhạt, nguyên nhân là do
màu sắc mắt ta nhìn thấy tùy thuộc vào nhiệt độ
của ánh sáng môi trường, khi sử dụng ánh sáng
nhiệt độ cao (đèn vàng) thì phần sụn có màu ngả
vàng, ngoài ra màu của sụn còn tùy thuộc vào
tình trạng ngấm máu của sụn trong quá trình giữ
đông của xác, nhưng nhìn chung thì màu sắc
vùng không tiếp khớp có màu nhạt hơn màu
tương ứng ở vùng tiếp khớp.
-Vùng sụn rộng – sụn hẹp: Có thể nhìn
thấy bằng mắt thường sự chuyển tiếp từ sụn
rộng sang sụn hẹp, điều này được tác giải
Caputo ghi nhận(4).
Tỉ lệ vùng sụn hẹp chiếm 54,14% ± 5,67% chu
vi chỏm quay. Tỉ lệ vùng không tiếp khớp chuẩn
chiếm 34,33% ± 4,54 % chu vi chỏm quay. Vùng
không tiếp khớp nằm trọn trong vùng sụn hẹp
chứ không bao gồm toàn bộ vùng sụn hẹp,
không có ranh giới rõ ràng giữa vùng sụn hẹp
thuộc vùng không tiếp khớp và vùng sụn hẹp
thuộc vùng tiếp khớp.
Các đặc điểm giải phẫu trên giúp ta có
nhận định ban đầu về vị trí tương đối của
vùng không tiếp khớp chỏm quay. Tuy nhiên,
không có ranh giới rõ ràng về mặt giải phẫu
giúp phân biệt giới hạn giữa vùng tiếp khớp
và vùng không tiếp khớp.
Tính chính xác của các phương pháp xác
định vùng không tiếp khớp
Số đo vùng không tiếp khớp chuẩn
So với các tác giả nước ngoài. Sử dụng phép
kiểm t phương sai hai nhóm không bằng nhau,
chúng tôi ghi nhận được các kết quả sau.
Kết quả của chúng tôi khác biệt có ý nghĩa
thống kê với Weiss và Hasting (p < 0,05), Caputo
(p<0,05); Sự khác biệt này cho thấy vùng không
tiếp khớp ở các mẫu NC có biên độ rộng hơn giá
trị mà tác giả khác từng ghi nhận. Tuy nhiên, do
mẫu của chúng tôi không mang tính đại diện cho
cộng đồng, nên chúng tôi chưa thể kết luận rằng
kích thước vùng không tiếp khớp ở người Việt
Nam lớn hơn trị số ghi trong y văn, mà chỉ có thể
nói rằng, nhóm đối tượng từ độ tuổi trung niên
trở lên có biên độ vùng không tiếp khớp lớn hơn
so với các trị số được ghi nhận trong y văn.
Bảng 3: So sánh các nghiên cứu về kích thước vùng không tiếp khớp chỏm quay(4,9,14,15).
Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Cỡ mẫu
Kích thước vùng
không tiếp khớp
Biên độ
Độ lệch
chuẩn
Weiss và cs. 1992 Phẫu tích xác tươi 10 215
46
Smith và cs. 1996 Phẫu tích xác tươi 6 110 105 - 120
Caputo và cs. 1998 Phẫu tích xác tươi 24 113 106 - 120 4
Kuhn và cs. 2012 Phân tích CT Scan 7 116,1
15,9
Nhóm NC 2016 Phẫu tích xác tươi 28 123,57 85 - 155 16,34
So với Kuhn và cs., kết quả của chúng tôi
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,296 >
0,05). Với kích thước vùng không tiếp khớp
được ước lượng như vậy, ta có một gợi về kích
thước an toàn của nẹp kết hợp xương là không
vượt quá 34,33% chu vi chỏm quay, vùng không
tiếp khớp để kết hợp xương chỏm quay dài
không quá 24,44 mm. Ngoài ra, dụng cụ để KHX
chỏm quay có vùng tiếp xúc với mặt khớp bên có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 145
chiều dài không vượt quá 24 mm thì mới an
toàn, tránh biến chứng kẹt khớp.
Vùng không tiếp khớp Smith
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
phương pháp xác định vùng không tiếp khớp
của Smith có kết quả sai biệt so với vùng không
tiếp khớp chuẩn, 22/28 mẫu (78,57%) vùng
không tiếp khớp của Smith vượt quá giới hạn
sau của vùng không tiếp khớp chuẩn.
Mặt khác, chúng tôi nhận thấy kết quả theo
phương pháp Smith phụ thuộc vào sự vững của
khớp quay trụ trên và khớp quay cánh tay. Khi
các cấu trúc giữ vững khớp bị tổn thương (do
chấn thương hoặc do thao tác khi mổ ở vùng
khuỷu) sẽ làm thay đổi biên độ sấp và ngửa tối
đa của khuỷu. Từ đó vùng không tiếp khớp
chỏm quay xác định theo phương pháp này sẽ bị
thay đổi. Nếu cẳng tay sấp (ngửa) tối đa càng
nhiều thì vị trí điểm mốc sẽ bị dời về phía sau
(phía trước), làm cho giới hạn vùng không tiếp
khớp tăng lên so với thực tế.
Để áp dụng phương pháp này thuận tiện,
cần bộc lộ rộng chỏm quay, mà làm như vậy dễ
dẫn đến sai số khi đánh dấu (do khớp quay trụ
trên lỏng lẻo, dẫn đến sai số như vừa đề cập).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương
pháp Smith có kết quả ít tin cậy, vùng không tiếp
khớp Smith không thật sự an toàn. Điều này
cũng được chính tác giả ghi nhận “Việc sai số vài
độ có thể xảy ra do tư thế của cánh tay khi ở tư
thế trung tính, sấp, và ngửa, hay khi đánh dấu
các điểm mốc.”(12)
Vùng không tiếp khớp Caputo
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các
vùng không tiếp khớp xác định theo phương
pháp Caputo đều nằm trong vùng không tiếp
khớp chuẩn, trong đó có 8 trường hợp (mẫu 6,
16, 22, 23, 27, 28, 29, 30), chúng tôi thấy giới hạn
sau của vùng không tiếp khớp Caputo trùng với
giới hạn sau của vùng không tiếp khớp chuẩn; có
2 trường hợp (mẫu 22, 27) có giới hạn trước
trùng với giới hạn trước của vùng không tiếp
khớp chuẩn; chỉ duy nhất một trường hợp có
giới hạn trước nằm vượt qua giới hạn trước của
vùng không tiếp khớp chuẩn (mẫu 25). Ở mẫu
25 này, chúng tôi thấy biên độ sấp ngửa cẳng tay
là 66o - 0o - 93o.
Với kết quả như vậy, chúng tôi thấy rằng có
thể áp dụng phương pháp Caputo để xác định
giới hạn vùng không tiếp khớp của chỏm quay.
Mặt khác, phương pháp này không phụ thuộc sự
toàn vẹn cấu trúc giữ vững chỏm quay ở vùng
khuỷu, nên dù có tổn thương các cấu trúc ở vùng
khuỷu làm mất vững khớp quay cánh tay hay
khớp quay trụ trên, ta vẫn có thể dùng phương
pháp này để xác định vùng không tiếp khớp
chỏm quay.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy 3 điểm cần
lưu ý khi áp dụng phương pháp Caputo:
-Việc tịnh tiến 2 điểm mốc ở đầu xa xương
quay rất dễ dẫn đến sai số nếu không có trợ cụ.
Trong nghiên cứu của mình, Caputo và cs. tìm ra
phương pháp xác định vùng không tiếp khớp
bằng cách tịnh tiến 2 điểm. Tuy nghiên, họ
không đề cập đến việc giảm sai số khi thực hiện
phép tịnh tiến này. Thực tế, chúng tôi nhận thấy
việc tịnh tiến đơn thuần bằng cách dùng mắt ước
lường dễ dẫn đến sai số. Đặc biệt là chỏm quay
có kích thước khá nhỏ, thì việc dùng mắt tịnh
tiến và đánh dấu trên chỏm quay dễ dẫn đến sai
số khá lớn.Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết
kế một khung tịnh tiến, giúp cho việc tịnh tiến
thuận tiện, chính xác. Kết quả của chúng tôi cho
thấy vùng không tiếp khớp Caputo với việc sử
dụng khung tịnh tiến có độ lớn là 86,86o ± 9,43o
(70o – 105o), độ lệch chuẩn là 9,43o, nếu ta xem
chỏm quay có hình tròn, thì số này tương đương
với 2,62%, và với chu vi chỏm quay đo được của
chúng tôi, độ lệch này có độ lớn tương đương
1,89 mm ± 0,12 mm kết quả cho sai số chấp nhận
được và nên sử dụng khung tịnh tiến để việc
đánh dấu được chính xác
-Trường hợp chỏm quay bị gãy rời khỏi cổ
xương quay, cần nắn chỉnh chính xác ổ gãy.Nếu
như sau nắn ổ gãy có di lệch xoay, thì vùng
không tiếp khớp xác định bằng phương pháp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 146
này thiếu chính xác.
-Lồi củ Lister và mỏm trâm quay là 2 điểm
mốc giúp xác định lần lượt giới hạn sau và giới
hạn trước trong vùng không tiếp khớp Caputo.
Theo Caputo “Giới hạn sau của vùng không tiếp
khớp chuẩn nằm gần với điểm mốc lồi củ Lister
hơn điểm mốc mỏm trâm quay”(4). Kết quả của
chúng tôi cho thấy có 10/28 mẫu nằm gần giới
hạn trước hơn, và có 12/28 mẫu nằm gần giới
hạn sau hơn.
Với những trường hợp vùng không tiếp
khớp Caputo trùng/vượt quá với giới hạn của
vùng không tiếp khớp chuẩn, chúng tôi nghĩ
rằng đây là một gợi ý giúp cho nhà sản xuất
dụng cụ kết hợp xương ở chỏm quay có một
số liệu tham khảo, để tạo dụng cụ (nẹp) có
kích thước phù hợp với từng nhóm dân số
khác nhau; mặt khác, phẫu thuật viên khi thực
hiện các ca mổ gãy chỏm quy trên người Việt
Nam cũng có một gợi ý lựa chọn kích thước
dụng cụ (nẹp) phù hợp.
Hạn chế của đề tài
Cỡ mẫu không đủ lớn như dự kiến (30 mẫu),
làm giảm độ mạnh của nghiên cứu. Ngoài ra, tỉ
lệ giới tính của mẫu không phù hợp với dân số
chung, điều này làm giảm tính đại diện của mẫu.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi mô tả các đặc
điểm giải phẫu của vùng không tiếp khớp của
chỏm quay ở khớp quay trụ trên, giúp ta có đánh
giá ban đầu về vị trí tương đối của vùng này. Để
xác định ranh giới của vùng không tiếp khớp với
vùng tiếp khớp, áp dụng phương pháp Caputo
cho kết quả chính xác và đánh tin cậy hơn
phương pháp Smith.
Lời cám ơn: Vô cùng biết ơn thầy Đỗ Phước Hùng đã tận tình
hướng dẫn hoàn thành công trình. Chân thành cám ơn các thầy và
anh chị ở Bộ Môn Giải Phẫu Học – ĐH Y Dược TP.HCM đã tạo
điều kiện cho em thực hiện công trình này. Cảm tạ các cô chú đã
hiến một phần thân thể và đồng hành cùng em hoàn thành công
trình này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AO Foudation, Proximal forearm 21-C2.1 ORIF,
https://goo.gl/t49AkG
2. Bucholz RW, et al. (2014). Elbow fractures and dislocations.
In: Charles M. Court-Brown. Rockwood and Green's Fractures in
Adults, vol.1, 8th Ed, pp.1190-1208.Lippicott William &
Wilkins, Philadelphia.
3. Bùi Văn Đức (2013). Mất vững khớp khuỷu.In: Bùi Văn
Đức,Chấn thương chỉnh hình - Chi trên, ấn bản lần 2, tr.217-219.
NXB Thể dục thể thao, TP. HCM.
4. Caputo AE, et al. (1998). "The nonarticulating portion of the
radial head: anatomic and clinical correlations for internal
fixation." J Hand Surg Am, 23 (6), pp.1082-1090.
5. Cynthia C, Norkin JW (2009). The Elbow and Forearm. In:
Cynthia C. Norkin, Measurement of Joint Motion A Guide to
Goniometry.4 Edition, pp. 106-106. Margaret Biblis,
Philadelphia.
6. Duckworth AD, et al. (2012). "The epidemiology of radial
head and neck fractures." J Hand Surg Am, 37 (1), pp.112-119.
7. Gutowski CJ, et al. (2015). "Comparison of crossed screw
versus plate fixation for radial neck fractures." Clin Biomech
(Bristol, Avon).
8. Kodde IF, et al. (2015). "The effect of trauma and patient
related factors on radial head fractures and associated injuries
in 440 patients." BMC Musculoskelet Disord, 16 pp.135.
9. Kuhn S, et al. (2012). "The anatomy of the proximal radius:
implications on fracture implant design." J Shoulder Elbow
Surg, 21 (9), pp.1247-1254.
10. Morrey BF (2008). Morrey's The Elbow and Its Disorders.
Saunders, USA, pp.359-377.
11. Nguyễn Quang Quyền (2008).Xương khớp chi trên. In:
Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng Giải phẫu học, tập 1, ấn bản
lần thứ mười hai, tr.46-49, NXB Y học, TP.HCM.
12. Smith GR and Hotchkiss RN (1996). "Radial head and neck
fractures: anatomic guidelines for proper placement of
internal fixation." J Shoulder Elbow Surg, 5 (2 Pt 1), pp.113-117.
13. Soyer AD, et al (1998). "Optimal position for plate fixation of
complex fractures of the proximal radius: a cadaver study." J
Orthop Trauma, 12 (4), pp.291-293.
14. Tejwani NC and Mehta H (2007). "Fractures of the radial head
and neck: current concepts in management." J Am Acad Orthop
Surg, 15 (7), pp.380-387.
15. Weiss AP and Hastings H 2nd (1992). "The anatomy of the
proximal radioulnar joint." J Shoulder Elbow Surg, 1(4), pp.193-
199.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phau_ung_dungvung_khong_tiep_khop_cua_chom_q.pdf