Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa

Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 232 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG VẠT CƠ DÉP BÁN PHẦN TRONG CUỐNG MẠCH ĐẦU XA Huỳnh Quang Tuyến*, Mai Trọng Tường**, Đỗ Phước Hùng *** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gãy 1/3 dưới xương chày, cổ bàn chân kèm khuyết hổng mô mềm lộ gân, xương mạch máu, thần kinh rất thường gặp. Che phủ khuyết hổng vùng này là thách thức với các bác sĩ chỉnh hình - tạo hình. Việc nghiên cứu ứng dụng các vạt tại chỗ có khả năng che phủ vùng dưới cẳng chân, bàn chân là rất cần thiết, tăng thêm nguồn lựa chọn cho phẫu thuật viên. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Gồm chân tươi cắt cụt 1/3 dưới đùi trở lên ở bệnh nhân ≥16 tuổi tại Bệnh viện Chợ Rẫy và xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Phẫu tích 30 cẳng chân, chiều dài trung bình cẳng chân 33,96 ± 1,31cm. Bán phần trong cơ dép: chiều rộng trung bình...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 232 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG VẠT CƠ DÉP BÁN PHẦN TRONG CUỐNG MẠCH ĐẦU XA Huỳnh Quang Tuyến*, Mai Trọng Tường**, Đỗ Phước Hùng *** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gãy 1/3 dưới xương chày, cổ bàn chân kèm khuyết hổng mô mềm lộ gân, xương mạch máu, thần kinh rất thường gặp. Che phủ khuyết hổng vùng này là thách thức với các bác sĩ chỉnh hình - tạo hình. Việc nghiên cứu ứng dụng các vạt tại chỗ có khả năng che phủ vùng dưới cẳng chân, bàn chân là rất cần thiết, tăng thêm nguồn lựa chọn cho phẫu thuật viên. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Gồm chân tươi cắt cụt 1/3 dưới đùi trở lên ở bệnh nhân ≥16 tuổi tại Bệnh viện Chợ Rẫy và xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Phẫu tích 30 cẳng chân, chiều dài trung bình cẳng chân 33,96 ± 1,31cm. Bán phần trong cơ dép: chiều rộng trung bình 4,87 ± 0,72cm, chiều dài trung bình 26,49 ± 0,89cm, chiếm 78 ± 1,37% chiều dài cẳng chân. Bán phần trong cơ dép được cấp máu bởi nhiều nhánh mạch phân bố dọc theo chiều dài cơ, các nhánh mạch xuyên vào cơ ở mặt trước trong, trung bình 3,6 ± 0,77 bó mạch (2-5). Sự hiện diện bó mạch đầu xa vào 1/3 dưới cơ dép tương đối hằng định, trung bình cách đỉnh mắt cá trong 9,48 ± 1,53cm, chiều dài trung bình 1,99 ± 0,55cm, đường kính động mạch trung bình 1,04 ± 0,35mm, đường kính tĩnh mạch trung bình 0,99 ± 0,37mm. Cuống mạch đầu xa có hệ thống thông nối phong phú với các nhánh mạch vào bán phần trong cơ dép về phía đầu gần đến tận 1/3 trên cơ và thông nối với bán phần ngoài tại vùng dưới vị trí bó mạch đầu xa. Chiều dài tưới máu ngược dòng qua cuống mạch đầu xa trung bình 15,85 ± 0,86cm, chiếm 59,81 ± 1,97 % chiều dài bán phần trong cơ dép từ vị trí bó mạch đầu xa về phía đầu gần. Vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa có khả năng che phủ tốt các vùng 2/3 dưới, mặt trước trong cẳng chân, vùng xa dưới mắt cá trong, khe khớp cổ chân và phía sau xương gót. Kết luận: Bán phần trong cơ dép được cấp máu phong phú từ nhiều nhánh mạch. Sự hiện diện bó mạch đầu xa vào 1/3 dưới cơ tương đối hằng định, có sự thông nối giữa bó mạch đầu xa với bó mạch đầu gần là cơ sở tin cậy xoay vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa che phủ các khuyết hỗng mô mềm vùng xa cẳng chân, cổ bàn chân. Từ khóa: bán phần trong cơ dép, vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa ABSTRACT THE ANATOMICAL STUDY OF THE DISTALLY BASED PEDICLE MEDIAL HEMISOLEUS FLAP Huynh Quang Tuyen, Mai Trong Tuong, Do Phuoc Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 232-237 Introduction: Soft tissue defect in the distal third leg exposed tendons, bones, blood vessels, nerves are very common. Covering the defect in this area is challenging for orthopedic surgeons. Research on the application of local flaps to cover this area is very necessary. The distally based pedicled medial hemisoleus flap is one of options for treating distal third leg wounds. * Bệnh viện Sài Gòn ITO ** Khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh *** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & PHCN, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Quang Tuyến ĐT: 0358071204 Email: quangtuyenyds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 233 Objectives: The purpose of the study was to identify characteristics of anatomical medial soleus muscle, the ability of retrograde perfusion based on the distal pedicle medial hemisoleus muscle and the level of cover the distally based pedicled medial hemisoleus flap in the distal third leg. Methods: Serial cases study. We studied sixteen fresh cadaver lower extremities and fourteen amputated lower extremities in Vietnamese. Results: The average length of tibia was 33.96 ± 1.31 cm. Medial hemisoleus muscle: the average width was 4.87 ± 0.72cm, the average length wa s 26.49 ± 0.89cm, this value equal 78 ± 1.37% of tibial length. In all cases, the medial part of soleus was supplied by muscular branches of the posterior tibial artery along the length of the muscle. An average 3.6 ± 0.77 of muscular perforators entered the muscle through its medial anterior surface. The presence of a distal pedicle at distal third medial hemisoleus muscle was relatively constant. This pedicle was given at averaged distance of 9.48 ± 1.53cm from the tip of the medial malleolus, a mean length of its was 1.99 ± 0.55 cm, a mean arterial diameter of its was 1.04 ± 0.35mm, mean diameter vein was 0.99 ± 0.37mm. The distal pedicle of medial hemisoleus muscle has vascular communication with proximal pedicles and lateral part of soleus at distal third muscle. The length of retrograde perfusion base on the distal pedicle was 15.85 ± 0.86 cm, this value equal 59.81 ± 1.97% of the length of the medial hemisoleus musle. The distally based pedicle medial hemisoleus flap was capable of good covering the distal two thirds of medial anterior tibial surface, the medial malleolus, the ankle joint, and the posterior heel. Conclusion: The medial part of soleus muscle is richly supplied by many arterial pedicles. Presence of a distal pedicle at distal third medial hemisoleus muscle was relatively constant. The distal pedicle has vascular communication with proximal pedicles and lateral part of soleus. This is the basis for the safe use of the distally based pedicle medial hemisoleus flap covering the soft tissue defect in the distal third leg, foot. Keywords: medial hemisoleus muscle, the distally based pedicle medial hemisoleus flap ĐẶT VẤN ĐỀ Che phủ khuyết hỗng mô mềm sớm trong các gãy xương hở, đặc biệt vùng 1/3 dưới cẳng chân cổ chân, được chứng minh làm tăng khả năng bảo tồn chi, tăng tỉ lệ lành xương, giảm thời gian lành xương, giảm tỉ lệ nhiễm trùng và thời gian nằm viện(1,5). Dựa trên nền tảng nghiên cứu giải phẫu mạch máu phân phối cho cơ dép, một số tác giả đã báo cáo kết quả thành công sử dụng cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa che phủ khuyết hỗng mô mềm 1/3 dưới cẳng chân, cổchân, nhưng vẫn bảo tồn tối đa khả năng gập lòng bàn chân(9,10). Việt Nam chưa có nghiên cứu giải phẫu làm nền tảng cho ứng dụng loại vạt này. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu để trả lời câu hỏi: Các đặc điểm giải phẫu ứng dụng, khả năng tưới máu, tầm mức che phủ của vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa ở người Việt Nam như thế nào? ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, cỡ mẫu: 30 cẳng bàn chân. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Cẳng bàn chân tươi cắt cụt từ 1/3 dưới đùi trở lên ở bệnh nhân ≥16 tuổi. Xác tươi ≥16 tuổi tại phòng xác của bộ môn Giải phẫu học – Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ Vùng đùi, gối và cẳng chân bàn chân có những bất thường giải phẫu, bị phẫu tích hoặc bị tổn thương vùng cẳng chân, có bệnh lý mạch máu ngoại biên. Các bước thực hiện Phẫu tích: ghi nhận các đặc điểm giải phẫu cẳng chân, bán phần trong cơ dép, sự cấp máu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 234 bán phần trong cơ dép, đặc điểm bó mạch đầu xa vào bán phần trong cơ dép. 2. Bơm thuốc cản quang vào bó mạch đầu xa và chụp XQ xác định: hệ thống thông nối giữa mạch đầu xa với mạng mạch xung quanh, chiều dài tưới máu ngược dòng bán phần trong cơ dép tính từ động mạch đầu xa về phía đầu gần cơ(12). 3. Phác thảo vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa, xoay vạt tới các vùng 2/3 dưới cẳng chân, cổ bàn chân để đánh giá khả năng che phủ của vat. Chia 2/3 dưới cẳng chân và bàn chân thành 8 vùng, phác thảo vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa (VCDBPTCMĐX) che phủ các vùng trên đánh giá phần trăm diện tích che phủ lớn nhất và khoảng cách xa nhất vạt che phủ được 1 từ vị trí điểm xoay. KẾT QUẢ Đặc điểm giải phẫu chân phẫu tích, bán phần trong cơ dép Chiều dài trung bình cẳng chân 33,96 ± 1,31cm (31,5cm - 36cm). Ở tất cả 30 mẫu phẫu tích, mặt trước 2/3 dưới cơ dép tồn tại vách gian cơ liên tục với gân gót chia cơ dép thành bán phần trong và bán phần ngoài. Chiều dài trung bình bán phần trong cơ dép từ điểm xa nhất đầu gần đến bám tận gân gót sau cắt rời trung bình 26,49 ± 0,89cm, chiếm trung bình 78 ± 1,37% chiều dài cẳng chân. Chiều rộng đo tại nơi rộng nhất khoảng tiếp nối 2/3 dưới và 1/3 trên bán phần trong cơ dép trung bình 4,87 ± 0,72cm. Kiểu hình phân bố mạch máu bán phần trong cơ dép Tất cả các mạch vào bán phần trong cơ dép đều từ động mạch chày sau. Trường hợp có 4 bó mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 46,7%, tiếp theo có 3 bó mạch chiếm 36,7%, có 2 bó mạch chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,7%. Các bó mạch phân bố dọc theo chiều dài cơ. Các nhánh mạch xuyên vào cơ ở mặt trước trong với các bó mạch đầu gần lớn hơn đầu xa. Trong các trường hợp có 2 bó mạch, phân bố 1 bó vào 1/3 dưới và 1 bó vào 1/3 trên bán phần trong cơ dép. Đặc điểm cuống mạch đầu xa Cuống mạch đầu xa là cuống mạch dưới cùng về phía đầu xa vào bán phần trong cơ dép, gần đỉnh mắt cá trong nhất. 100% trường hợp có sự hiện diện bó mạch đầu xa. Khoảng cách trung bình từ nguyên ủy bó mạch đến đỉnh mắt cá trong 9,48 ± 1,53cm (6,5cm - 12,5cm). Chiều dài trung bình cuống mạch 1,99 ± 0,55cm; đường kính trung bình động mạch 1,04 ± 0,35mm (0,49mm – 1,67mm); đường kính trung bình tĩnh mạch 0,99 ± 0,37mm; thần kinh đi kèm đường kính trung bình 0,51 ± 0,16mm Khả năng tưới máu ngược dòng của cuống mạch đầu xa Chúng tôi thực hiện bơm thuốc màu cản quang qua đoạn cuối động mạch chày sau vào bó mạch đầu xa và chụp X quang ở 22/33 số mẫu. Dựa trên hình ảnh X quang kết hợp với tách cơ quan sát trực tiếp mạch máu trong cơ ngấm chất màu cản quang cho thấy động mạch đầu xa có hệ thống thông nối với các đầu gần đến tận các bó mạch 1/3 trên cơ và thông nối với 1/3 dưới bán phần ngoài. Chiều dài bán phần trong cơ dép ngấm chất màu cản quang tính từ vị trí vào cơ của bó mạch đầu xa trung bình 15,85 ± 0,86cm, chiếm 59,81 ± 1,97 % chiều dài bán phần trong cơ dép; chiều rộng bán phần trong cơ dép ngấm thuốc trung bình 4,68 ± 0,65cm (Hình 1). Mức độ che phủ của vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa (22 mẫu) Vùng 1: 1/3 giữa, mặt trước ngoài cẳng chân Tỉ lệ phần trăm diện tích che phủ vùng 1 trung bình 50,63 ± 9,11%. Khoảng xa nhất vạt cơ có khả năng đạt tới che phủ vùng 1 trung bình 14,22 ± 1,01cm. Vùng 2: vùng 1/3 giữa mặt trước trong cẳng chân. Tỉ lệ phần trăm diện tích lớn nhất VCDBPTCMĐX che phủ được trong vùng 1/3 giữa trước trong cẳng chân 90,07 ± 5,19%, trong cả 22 mẫu vạt cơ đều che phủ được nữa trên vùng 2. Khoảng cách xa nhất trung bình mà vạt cơ che phủ được trong vùng 2 là 14,96 ± 0,95 cm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 235 Vùng 3: 1/3 dưới, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài. Tỉ lệ phần trăm diện tích lớn nhất che phủ vùng 1/3 dưới mặt trước ngoài cẳng chân trung bình 50,44 ± 6,16%. Khoảng cách xa nhất trung bình mà vạt che phủ là 11,93 ± 0,81 cm. Vùng 4: 1/3 dưới mặt trước trong cẳng chân, mắt cá trong. Tỉ lệ phần trăm diện tích lớn nhất trung bình VCDBPTCMĐX che phủ được trong vùng 4 là 84,76 ± 6,35%. tất cả đều có khả năng che phủ hoàn toàn diện tích 1/2 dưới vùng này và điểm tận cùng mắt cá trong. Khoảng cách xa trung bình vạt cơ che phủ được là từ điểm xoay đến điểm tận cùng mắt cá trong, trung bình 11,43 ± 0,61cm. Vùng 5: vùng sau xương gót. Tỉ lệ phần trăm diện tích tối đa trung bình mà vạt cơ che phủ được trong vùng sau xương gót là 92,81 ± 5,19%. Khoảng cách xa nhất trung bình mà vạt cơ che phủ được ở vùng này là 13,89 ± 0,84cm. Vùng 6: vùng dưới mắt cá ngoài. Tỉ lệ phần trăm diện tích lớn nhất vạt che phủ được tại vùng dưới mắt cá ngoài là 38,96 ± 5,82 %, các trường hợp vạt che phủ đều tại phần sau trên của vùng 6. Khoảng cách xa nhất trung bình mà vạt cơ che phủ được tại vùng này là 12,03 ± 0,88cm. Vùng 7: vùng trước khối xương cổ chân. Tỉ lệ phần trăm diện tích che phủ lớn nhất vùng trước cổ chân trung bình 35,04 ± 5,09%, vị trí che phủ được là phần trên của vùng 7, trong tất cả các trường hợp, vạt không che phủ được diện tích phần nữa dưới của vùng trước khối xương cổ chân. Khoảng cách trung bình vạt che phủ được là 12,2 ± 0,8cm Vùng 8: vùng dưới mắt cá trong. Tỉ lệ phần trăm diện tích tối đa trung bình che phủ vùng dưới mắt cá trong là 96,75 ± 3,15%. Khoảng cách xa nhất trung bình mà vạt cơ che phủ ở vùng này là 14,08 ± 0,85 cm. Hình 1. Hình bên trái: Hình chụp X quang cơ dép, mũi tên đỏ: cuống mạch đầu xa, mũi tên vàng: cuống mạch vào 1/3 giữa, 1/3 trên bán phần trong cơ dép, mũi tên tím: các hệ thống thông nối với bó mạch đầu xa. Hình bên phải: cơ dép tương ứng, dấu sao trắng: các mạch máu trong cơ ngấm chất màu, mũi tên vàng: vùng không có mạch máu ngấm chất màu (Nguồn tư liệu nghiên cứu). BÀN LUẬN Đặc điểm giải phẫu bán phần trong cơ dép Chúng tôi đã thực hiện phẫu tích 30 cẳng chân, chiều dài trung bình cẳng chân 33,96 ± 1,31cm. 100% các mẫu, mặt trước 2/3 dưới cơ dép tồn tại dải cân liên tục với gân gót chia cơ dép thành bán phần trong và bán phần ngoài, kết quả trên tương đồng với nhiều tác giả khác. Chiều dài trung bình bán phần trong cơ dép từ điểm xa nhất đầu gần đến bám tận gân gót trung bình 26,49 ± 0,89cm, chiếm 78,02 ± Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 236 1,37% chiều dài cẳng chân. Theo nghiên cứu tại Pháp 1995 của Ac Masquelet ở 18 cẳng chân ghi nhận chiều dài cẳng chân trung bình 37,11 ± 2,6 cm, chiều dài bán phần trong cơ dép trung bình 34,97 ± 2,3 cm, chiếm 94,29 ± 2,67% chiều dài cẳng chân. Sự khác biệt này có thể khác nhau do yếu tố chủng tộc(2,4,6). Đặc điểm mạch máu nuôi cơ dép Kết quả chúng tôi ghi nhận trong 30 ca phẫu tích: Bán phần trong cơ dép được cấp máu bởi nhiều nhánh mạch từ động mạch chày sau phân bố dọc theo chiều dài cơ, trung bình 3,6 ± 0,77 bó mạch (2, 5). Cuống mạch đầu xa vào 1/3 dưới cơ hiện diện 100% các mẫu. Với kiểu hình phân bố mạch máu như vậy cơ dép có khả năng ứng dụng xoay vạt cơ cuống mạch đầu gần hoặc đầu xa(3). Kết quả tương tự cũng được thấy trong các nhiên nghiên cứu của S. Ravvendran(11) trên 50 cẳng chân tại Sri Lank, Mahdi Fathi trên 45 cẳng chân tại Iran, Vani Prathapamchandra(8) trên 38 cẳng chân tại Pháp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Sadasivan(13) trên 36 cẳng chân tại Mỹ, nghiên cứu của Masquelet trên 18 cẳng chân tại Pháp cho thấy 16% - 22,2% bán phần trong cơ dép được cấp máu từ một nhánh mạch lớn vào đầu gần, không có mạch đầu xa, trường hợp này không nên thực hiện xoay vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa. Đường kính trung bình động mạch đầu xa trong nghiên cứu chúng tôi là 1,04 ± 0,35mm (0,49mm – 1,67mm), đường kính trung bình tĩnh mạch 0,99 ± 0,37mm, tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đại(7) trên 35 cẳng chân có đường kính trung bình động mạch 0,93 ± 0,3mm, đường kính trung bình tĩnh mạch 1,09 ± 0,4mm. Khả năng tưới máu ngược dòng của cuống mạch đầu xa Hệ thống thông nối giữa bó mạch đầu xa với các bó mạch đầu gần rất phong phú đến tận các bó mạch 1/3 trên cơ. Chiều dài vạt thực sự ngấm chất màu đo từ cuống mạch đầu xa về phía đầu gần chúng tôi ghi nhận được trung bình cả nhóm 15,85 ± 0,86cm, chiếm 59,81 ± 1,97 % chiều dài toàn bộ bán phần trong cơ dép. Kết quả trên gợi ý rằng việc xoay bán phần trong cơ dép dựa vào một cuống mạch đầu xa dưới cùng là khá tin cậy và giúp thiết kế chiều dài vạt(14). Tầm mức che phủ vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa VCDBPTCMĐX có khả năng che phủ tốt ở các vùng 1/3 giữa mặt trước trong cẳng chân, 1/3 dưới mặt trước trong cẳng chân, mắt cá trong, vùng dưới mắt cá trong, vùng sau xương gót và gân gót. Vạt che phủ hạn chế vùng 2/3 dưới mặt trước ngoài cẳng chân, vùng dưới dưới mắt cá ngoài, vùng trước khối xương cổ chân. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài (3,10,14,15), Do nghiên cứu chúng tôi còn một số hạn chế, chúng tôi cắt hoàn toàn cơ dép ra khỏi nguyên ủy và bám tận, bóc tách toàn bộ da, mô dưới da vùng cẳng bàn chân do vậy việc xoay che đến các vùng tương đối dễ dàng, có thể làm tăng khả năng che phủ so với khi áp dụng thực tế lâm sàng. Hình 2. Hình X quang cơ dép, AB: chiều dài bán phần trong cơ dép ngấm chất màu cản quang, 1: bó mạch đầu xa, 2, 3, 4 mạch vào bán phần trong cơ dép 1/3 giữa, 1/3 trên, mũi tên đỏ: hệ thống thông nối các mạch của bán phần trong, mũi tên vàng: hệ thống thông nối với bán phần ngoài. (Nguồn tư liệu nghiên cứu). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 237 KẾT LUẬN Sự hằng định của bó mạch đầu xa và khả năng tưới máu ngược dòng đáng tin cậy là cơ sở ứng dụng vạt cơ dép bán phần trong cuống mạch đầu xa vào lâm sàng ở Việt Nam. Dựa vào các kết quả nghiên cứu giúp phẫu thuật viên có thể thiết kế vạt, đánh giá khả năng che phủ của vạt tới thươn tổn, lên kế hoạch phẫu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad I, Akhtar S, Rashidi E, Khurram MF (2013), Hemisoleus muscle flap in the reconstruction of exposed bones in the lower limb, J Wound Care. 22 (11), pp. 635, 638- 640, 642. 2. Bergeron L, Tang M, Morris SF (2006), A review of vascular injection techniques for the study of perforator flaps, Plast Reconstr Surg. 117 (6), pp. 2050-2057. 3. El Zawawy EMM, El Sekily NM (2012), An anatomical study of the blood supply of the soleus muscle in humans, Alexandria Journal of Medicine. 48 (4), pp. 315-321. 4. Fathi M, Hassanzad Azar M, Arab Kheradmand A, Shahidi S (2011), Anatomy of arterial supply of the soleus muscle, Acta Medica Iranica. 49 (4), pp. 237-240. 5. Fayman MS, Orak F, Hugo B, Berson SD (1987), The distally based split soleus muscle flap, Br J Plast Surg. 40 (1), pp. 20-26. 6. Lopez-Casero R, De Pedro JA, Rodriguez E, Masquelet AC (1995), Distal vascular pedicle-hemisoleus to tibial length ratio as a main predictive index in preoperative flap planning, Surgical and Radiologic Anatomy, 17 (2), pp. 113-119. 7. Nguyễn Văn Đại (2007), Nghiên cứu giải phẫu vạt cơ dép và ứng dụng lâm sàng để điều trị viêm khuyết hổng xương và phần mềm 2/3 dưới cẳng chân, Luân án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 8. Prathapamchandra V, Prabhu LV, Pai MM, Murlimanju BV, et al (2015), Arterial supply to the soleus muscle: an anatomical study with emphasis on its application in the pedicle flap surgery, Surgical and Radiologic Anatomy. 37 (9), pp. 1055-1061. 9. Pu LL (2005), Successful soft-tissue coverage of a tibial wound in the distal third of the leg with a medial hemisoleus muscle flap, Plast Reconstr Surg. 115 (1), pp. 245-251. 10. Pu LL (2006), The reversed medial hemisoleus muscle flap and its role in reconstruction of an open tibial wound in the lower third of the leg, Ann Plast Surg. 56 (1), pp. 59-63; discussion 63-54. 11. Raveendran S, Kumaragama KG (2003), Arterial supply of the soleus muscle: anatomical study of fifty lower limbs, Clinical Anatomy: The Official Journal of the American Association of Clinical Anatomists and the British Association of Clinical Anatomists. 16 (3), pp. 248-252. 12. Rees MJ, Taylor GI (1986), A simplified lead oxide cadaver injection technique, Plast Reconstr Surg. 77 (1), pp. 141-145. 13. Sadasivan KK, Ogden JT, Albright JA (1991), Anatomic variations of the blood supply of the soleus muscle, Orthopedics. 14 (6), pp. 679-683. 14. Schierle CF, Rawlani V, Galiano RD, et al (2009), Improving outcomes of the distally based hemisoleus flap: principles of angiosomes in flap design, Plast Reconstr Surg. 123 (6), pp. 1748-1754. 15. Tobin GR (1985), Hemisoleus and reversed hemisoleus flaps, Plast Reconstr Surg., 76 (1), pp. 87-96. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_giai_phau_ung_dung_vat_co_dep_ban_phan_trong_cuon.pdf
Tài liệu liên quan