Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng thần kinh mác chung: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 303
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG THẦN KINH MÁC CHUNG
Nguyễn Văn Huy*, Cao Thỉ **
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiểu biết chi tiết toàn diện về thần kinh mác chung (TKMC) và các nhánh của nó giúp ích rất
nhiều cho phẫu thuật viên khi mổ vùng gối.
Mục tiêu của nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm giải phẫu của TKMC:
- Nguyên ủy, đường đi, phân nhánh và một số yếu tố: đường kính, chiều dài.
- Xác định mối liên quan giữa TKMC với một số mốc giải phẫu có thể xác định được dưới da: lồi cầu ngoài
xương đùi (LCN), đầu ngoài cơ nhị đầu đùi (CNĐĐ), chỏm xương mác (CM), lồi củ Gerdy (LCG).
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích 30 chi dưới của 15 xác tươi.
Kết quả: Nguyên ủy, đường đi, phân nhánh TKMC là hằng định. Chiều dài trung bình (TB) của TKMC là
120,6 mm, đường kính TB là 3,7 mm, khoảng cách (KC) TB từ bờ trước của TKMC đến mỏm trên (LCN) là 29,6
mm, KC TB từ CM: tới chỗ TKMC xuất hiện là 99,7 m...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng thần kinh mác chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 303
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG THẦN KINH MÁC CHUNG
Nguyễn Văn Huy*, Cao Thỉ **
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiểu biết chi tiết toàn diện về thần kinh mác chung (TKMC) và các nhánh của nó giúp ích rất
nhiều cho phẫu thuật viên khi mổ vùng gối.
Mục tiêu của nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm giải phẫu của TKMC:
- Nguyên ủy, đường đi, phân nhánh và một số yếu tố: đường kính, chiều dài.
- Xác định mối liên quan giữa TKMC với một số mốc giải phẫu có thể xác định được dưới da: lồi cầu ngoài
xương đùi (LCN), đầu ngoài cơ nhị đầu đùi (CNĐĐ), chỏm xương mác (CM), lồi củ Gerdy (LCG).
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích 30 chi dưới của 15 xác tươi.
Kết quả: Nguyên ủy, đường đi, phân nhánh TKMC là hằng định. Chiều dài trung bình (TB) của TKMC là
120,6 mm, đường kính TB là 3,7 mm, khoảng cách (KC) TB từ bờ trước của TKMC đến mỏm trên (LCN) là 29,6
mm, KC TB từ CM: tới chỗ TKMC xuất hiện là 99,7 mm, tới chỗ TKMC cắt đầu ngoài gân nhị đầu đùi ở̉ tư thế
gối 00, gấp 300 là, gấp 600, gấp 900 lần lượt là 62,5 mm, 56,2 mm, 47,3 mm, 44,6 mm, tới vị trí TKMC chia nhánh
tận là 26,4 mm, tới vách gian cơ trước là 15,5 mm, tới vị trí TK mác sâu chui qua vách gian cơ trước là 69,7 mm.
Góc tạo bởi trục xương mác và TK mác sâu là 25,60. KC TB từ điểm cao nhất của LCG tới điểm TKMC bắt đầu
chia thành nhánh TK mác nông và TK mác sâu là 45,5 mm, tới vị trí nguyên ủy của nhánh quặt ngược của
TKMC là 45,3 mm, tới vị trí xa nhất của nhánh quặt ngược của TKMC là 45,4 mm, tới dây TKMC đằng sau
CM là 45,2 mm.
Kết luận: - Vùng an toàn đầu trên xương mác: giới hạn bởi phía trên là điểm cao nhất của CM, phía dưới là
dây TK mác sâu bắt chéo khoảng 16,20 so với trục xương mác, phía ngoài là điểm nằm phía ngoài nhất, và phía
trong là vách gian cơ trước.
- Quỹ đạo của dây TKMC: vị trí nguyên ủy của dây TK mác nông và TK mác sâu cũng như nhánh quặt
ngược trước đi theo 1 vòng cung với bán kính TB là khoảng 45 mm với tâm chính là điểm cao nhất của LCG.
Từ khóa: TK mác chung, chỏm xương mác, lồi củ Gerdy, cơ nhị đầu đùi
ABSTRACT
STUDY ON APPLIED ANATOMY OF COMMON PERONEAL NERVE
Nguyen Van Huy, Cao Thi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 303 - 308
Background: A thorough knowledge of the anatomy of the CPN and its branches is essential for surgeons
operating within and around the knee joint.
Objectives: To discribe origins, the course of the CPN, branches, length and diameter of the CPN. To
identify the relationship between the CPN and palpable landmark: Gerdy’s tubercle, the fibular head, the long head
of the biceps femoris (LHBF) tendon and lateral condyle of femur.
Method: We dissected thirty lower limbs of 15 adult cadavers (9 males; 6 females).
Results: The course of the CPN was constant. The length of the CPN was 120.6 mm. The diameter of the
CPN was 3.7 mm. The distance from the fibular head to origin of the CPN was 99.7 mm, from the fibular head to
the center of the CPN as it exits b eneath the LHBF in 00, 300, 600, 900 of knee flexion was 62.5 mm, 56.2 mm, 47.3
* Bộ môn Ngoại – Khoa Y Dược - Đại học Tây Nguyên ** Bộ môn CTCH – Khoa Y – ĐH Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Huy ĐT: 0916549549 Email: drhuy.orth@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 304
mm, 44.6 mm, from the fibular head to the point of origin of the deep peroneal nerve was 26.4 mm, from the most
lateral prominence of the fibular head to the anterior intermuscular septum (AIS) was 15.5 mm, from the fibula
head and where the deep peroneal nerve exited from the tunnel through the AIS was 69.7 mm, from the most
prominent aspect of Gerdy’s tubercle to the CPN behind the head of the fibula was 45.2 mm, from the most
prominent aspect of Gerdy’s tubercle to the starting point of the superficial branch of the CPN 45.5 mm, from the
most prominent aspect of Gerdy’s tubercle to the anterior recurrent branch of the nerve was 45.4 mm. The angle
between the deep peroneal nerve and the fibula axis was 25.60.
Conclusion: A ‘‘safe’’ area in the proximal fibula is anterior to the fibular head and downward laterally, not
lower than 19.2 mm and from the most lateral prominence transverse medially not further than 13.2 mm. The
inferior boundary of this area is an oblique line of the deep peroneal nerve about 16.20 from the fibular axis. The
course of the common peroneal nerve trunk and its anterior recurrent branch defined an arc with a radius 45 mm.
The most prominent aspect of Gerdy’s tubercle is the center of this circumferential trajectory.
Keywords: common peroneal nerve, fibular head, long head of the biceps femoris tendon, lateral condyle of
femur
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê, 30% tổn thương TK ở chi
dưới là tổn thương thần kinh mác chung
(TKMC), đây thực sự là một mối quan tâm lớn(6).
Các nghiên cứu đã chỉ ra lồi củ Gerdy (LCG),
chỏm xương mác (CM), lồi cầu ngoài xương đùi
(LCN) và đầu dài đầu ngoài cơ nhị đầu đùi
(CNĐĐ) là những mốc quan trọng để xác định vị
trí của TKMC ở mặt ngoài của gối – đây là
những mốc có thể dễ dàng xác định dưới da(2,15).
Hiện ở Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu nào
về giải phẫu ứng dụng TKMC cũng như việc xác
định vị trí của TKMC dựa vào các mốc giải phẫu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả một số đặc điểm giải phẫu nguyên
ủy, đường đi, phân nhánh và một số yếu tố
đường kính, chiều dài của của TKMC. Xác
định mối liên quan giữa TKMC với một số
mốc giải phẫu có thể xác định được dưới da:
LCN, đầu ngoài CNĐĐ, CM, LCG.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi phẫu tích 15 xác (30 mẫu chi dưới)
người Việt Nam tại bộ môn Giải Phẫu ĐH Y
Dược TP. HCM.
Hình 1: Minh họa các chỉ số cần đo đạc
A
Lồi cầu ngoài đùi
C
B
L D
E
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 305
Rạch da bộc lộ đoạn 1/3 dưới đùi – 1/3 trên
cẳng chân. Đo KC từ CM tới chỗ TKMC cắt
đầu ngoài gân CNĐĐ (A) ở tư thế gối 00, gấp
300, gấp 600và gấp 900. Bóc tách lên đùi quan
sát nhánh và điểm xuất phát, đường đi của
TKMC. Đo đường kính (D) của dây TKMC. Đo
từ đỉnh chỏm mác đến chỗ TK ngồi bắt đầu
chia thành TKMC và TK chày (B). Đo KC từ
điểm cao nhất lồi cầu ngoài đùi tới TKMC ở vị
trí tương ứng (C). Bóc tách quan sát đường đi,
phân nhánh của TK ở vùng 1/3 trên cẳng chân,
và đo KC từ CM tới vị trí TKMC bắt đầu chia
thành TK mác nông và TK mác sâu (E), tới
vách gian cơ trước (K), tới vị trí TK mác sâu
chui qua vách gian cơ trước (G). Đo KC từ
điểm cao nhất của LCG tới dây TKMC đằng
sau CM (M), tới điểm TKMC bắt đầu chia
thành nhánh tận (N) và tới nhánh quặt ngược
(I). Đo góc tạo bởi hai đường trục xương mác
và TK mác sâu (góc H), chiều dài của TKMC
(L) (Hình 1).
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi: Độ tuổi TB là 64,9 tuổi
Giới: Có 9 nam và 6 nữ.
Về vị trí chi phẫu tích: ben trái và bên phải
bằng nhau 15 chi.
Một số đặc điểm giải phẫu về TKMC ở vùng
gối
Nguyên ủy và đường đi của TKMC. TKMC
là nhánh của TK ngồi, xuất hiện ở điểm nối 1/3
giữa và 1/3 dưới mặt sau đùi, phía trên đỉnh
trám khoeo. Từ đây nó xuống dưới và chếch ra
ngoài dọc theo bờ trong CNĐĐ tới CM. Ở đó nó
nằm giữa gân CNĐĐ và bờ ngoài cơ bụng chân,
rồi vòng phía ngoài cổ xương mác, chia thành
hai nhánh tận là TK mác nông và sâu.
Phân nhánh: TKMC cho các nhánh khớp trên
ngoài, dưới ngoài, TK bì bắp chân ngoài.
TKMC chia nhánh tận ở vị trí dưới chỏm
mác ở tất cả các mẫu.
Chiều dài TKMC 120,6 mm, đường kính
3,7 mm.
Mối tương quan giữa TKMC với một số mốc
giải phẫu
KC từ bờ trước của TKMC đến mỏm trên
LCN: 29,6 mm.
KC từ CM tới chỗ TKMC bắt đầu xuất hiện ở
hố khoeo: 99,7 mm.
KC từ CM tới chỗ TKMC cắt đầu ngoài gân
CNĐĐ: Ở tư thế gối gập 00, 300,600 và 900 lần lượt
là 62,5 mm, 56,2 mm, 47,3 mm và 44,6 mm.
KC từ CM đến nơi TKMC chia nhánh
tận: 26,4 mm.
KC từ CM tới vách gian cơ trước: 15,5 mm.
KC từ CM tới vị trí TK mác sâu chui qua
vách gian cơ trước: 69,7 mm.
Góc giữa trục xương mác và TK mác
sâu: 25,60.
Mối tương quan giữa LCG với một số mốc giải
phẫu TKMC
KC từ điểm cao nhất của LCG đến TKMC
đằng sau CM: 45,4 mm.
KC từ điểm cao nhất của LCG tới điểm
TKMC bắt đầu chia thành nhánh TK mác nông
và TK mác sâu: 45,5 mm.
KC từ điểm cao nhất của LC Gerdy - nguyên
ủy nhánh quặt ngược: 45,3 mm.
KC từ điểm cao nhất của LCG– điểm xa nhất
nhánh quặt ngược: 45,4 mm.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: Độ tuổi TB là 64,9 tuổi – độ tuổi già.
Đặc điểm này cũng tương đồng với nghiên
cứu của tác giả William Ryan(12) và một số tác
giả khác.
- Giới: Có sự khác biệt về giới tính trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả
khác(12). Sự khác biệt này xuất phát từ việc chọn
lựa ngẫu nhiên mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 306
- Về vị trí chi phẫu tích. Vị trí chi của
chúng tôi tương đồng với mẫu nghiên cứu của
Gregory Hildebrand(4) nhưng khác với mẫu
nghiên cứu của O. Ree bye(10) và Pedro José
Labronici(6), sự khác biệt này chỉ là ngẫu nhiên
của mẫu nghiên cứu.
Một số đặc điểm giải phẫu về TKMC ở vùng
gối
-Nguyên ủy và đường đi của TKMC và lớp
cân sâu dày lên tạo thành 1 lớp bảo vệ TK phía
dưới bao gồm dây TKMC của chúng tôi cũng
tương tự như các nghiên cứu của Sinav(13) và
Okamoto(9), Gharbawy.
-Đường đi của TKMC là tương đối hằng
định. Ở tất cả các mẫu, TKMC đi từ đỉnh trám
khoeo xuống dưới và chếch ra ngoài dọc theo bờ
trong CNĐĐ, chui qua lớp cân mạc sâu rồi vòng
vào cổ xương mác, nơi được coi là “cửa” của
đường hầm mác, sau đó nó chia thành 2 nhánh
tận là TK mác nông và TK mác sâu. Ranh giới
bên trong của cửa đường hầm này chính là CM,
ranh giới phía ngoài là các sợi cơ có nguồn gốc từ
lớp cân mạc trải rộng ra đi xuống từ gân CNĐĐ
tới mặt ngoài của cơ mác dài và 1 phần của cơ
mác dài ở mặt sau sát giới hạn ngoài của đường
hầm. Trần của đường hầm được tạo thành bởi
các sợi của cơ mác dài, các sợi có nguồn gốc từ
dải cân mạc tỏa ra từ gân CNĐĐ ở mặt ngoài của
cơ, CM và vách gian cơ trước. Sàn của đường
hầm được hình thành bởi CM và mặt ngoài của
xương mác. Điều này tương tự như mô tả của tác
giả Ryan(12). Theo chúng tôi sự sắp xếp này có thể
giúp chống lại sự đè ép TKMC. Sự kéo căng của
dải cân mở rộng từ gân CNĐĐ và dải bám ở chỗ
lồi nhất của CM giúp giữ nó không rời xa cổ
xương mác. Kết quả này cũng tương tự như của
tác giả Ramadan M. El-Gharbawy.
-Phân nhánh của TKMC. Tessa Watt(16) đã ghi
nhận 4 hình thức phân nhánh như sau: Loại 1: cả
TK mác sâu và quặt ngược chày trước không
phân nhánh trước khi đi qua vách gian cơ trước.
Loại 2: TK quặt ngược chày trước phân nhánh
trước khi qua vách gian cơ trước. Loại 3: TK mác
sâu phân nhánh trước khi qua vách gian cơ
trước. Loại 4: cả TK mác sâu và quặt ngược chày
đều phân nhánh trước khi qua vách gian cơ
trước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp chủ
yếu là loại 1.
- Về nhánh tận của TKMC. Allen Deutsch(3)
mô tả sự phân chia nhánh tận của TKMC so với
khe khớp gối và chỏm mác. Các tác giả cho rằng
TKMC có 3 hình thái đó là chia thành 2 nhánh
tận là thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu
ở vị trí dưới chỏm mác, ở vị trí giữa khe khớp gối
và chỏm mác và ở vị trí trên khe khớp gối. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, TKMC chia nhánh tận
ở vị trí dưới chỏm mác, tương tự như kết quả
của O. Reebye(10).
- Chiều dài, đường kính của TKMC. Chiều
dài TB của TKMC 120,6 mm, đường kính TB là
3,7 mm. Kết quả của chúng tôi khác biệt không
nhiều so với O. Reebye.
- Mối liên hệ giữa chiều dài, đường kính của
TKMC với chiều cao của cơ thể. Không có mối
liên hệ nào giữa chiều cao của cơ thể với chiều
dài của TKMC (p > 0,05) hay với đường kính của
TKMC (p > 0,05).
Mối tương quan giữa TKMC với một số mốc
giải phẫu.
Mối tương quan giữa mỏm trên (LCN)với
TKMC. Kết quả của chúng tôi khác biệt không
nhiều so với Lê Hoàng Trúc Phương(7) (p > 0,05),
nhưng lại có sự khác biệt tương đối lớn với kết
quả của R Balasubramaniam(1), điều này có thể
do sự khác biệt về chủng tộc. Kết quả của chúng
tôi cùng với kết quả của Lê Hoàng Trúc Phương
nghiên cứu trên người Việt Nam cho thấy KC từ
bờ trước TKMC đến mỏm trên lồi cầu là một số
tương đối hằng định. Từ KC này chúng ta có thể
làm căn cứ kết hợp với các dữ kiện khác để xác
định đường đi của TKMC.
-Mối tương quan giữa CM và TKMC. Ercan
Olcay cho kết quả KC từ CM tới chỗ TKMC bắt
đầu xuất hiện ở hố khoeo là 99,8 mm, trong khi
kết quả của chúng tôi là 99,7 mm, không khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 307
nhau là mấy. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
-Mối tương quan giữa CM và chỗ TKMC cắt
đầu ngoài gân CNĐĐ. Tác giả Gregory
Hildebrand cũng có kết quả tương tự chúng tôi.
Qua các chỉ số nghiên cứu có thể xác định được
mối liên hệ giữa TKMC với CM và đầu ngoài
gân CNĐĐ, những mốc có thể xác định khá dễ
dàng bằng tay dưới da. Tuy nhiên đường kính
của TK và phép đo này chỉ đáng tin cậy nếu CM
và đầu ngoài gân CNĐĐ đùi còn nguyên vẹn
không bị tổn thương.
-KC từ CM đến nơi TKMC chia nhánh tận.
Kết quả chúng tôi là 26,4 mm. Một số tác giả
khác cũng cho các kết quả khác nhau: S.
Chompoopong 28,4 mm, A. Takeda 26 mm,
Soejima 20,5 mm, Ryan 38,9 mm. Kết quả chúng
tôi khác biệt không nhiều so với kết quả của S.
Chompoopong(2) (p > 0,05) và A. Takeda(15) (p >
0,05) nhưng lại dài hơn so với kết quả của
Soejima và ngắn hơn so với kết quả của Ryan(13)
(p < 0,0001).
-KC từ CM tới vách gian cơ trước. Kết quả
chúng tôi không có sự khác biệt so với kết quả
nghiên cứu của cả hai tác giả S. Chompoopong(2)
(p > 0,05) và A. Takeda(15) (p > 0,05).
-KC từ CM tới vị trí TK mác sâu chui qua
vách gian cơ trước. Sự khác biệt giữa nghiên cứu
của chúng tôi và Ryan không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
-Góc giữa trục xương mác và TK mác sâu
Góc giữa trục xương mác và TK mác sâu của
chúng tôi không khác biệt so với kết quả của cả
hai tác giả S. Chompoopong(2) (p > 0,05), và A.
Takeda(15) (p > 0,05) nhưng nhỏ hơn Soejima(14)
(p<0,0001). Những sự khác biệt trên có thể do
yếu tố chủng tộc và số lượng xác phẫu tích.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi thấy được
một vùng “an toàn” được xác định như sau: sờ
điểm cao nhất của CM đi xuống dưới không
quá 19,2 mm, từ điểm phía ngoài nhất của CM
vào phía trong không quá 13,2 mm, xác định
đường đi của TKMC bằng cách xác định vị trí
bắt đầu của dây TK mác sâu kéo chạy chéo
xuống 1 góc 16,2 độ so với trục xương mác cắt
vách gian cơ trước ở điểm cách CM 56,4 mm.
Vùng an toàn này của chúng tôi cũng tương tự
như vùng an toàn của S. Chompoopong(2) và
A. Takeda(15) đưa ra. Cũng theo Takeda, nếu có
phạm phải dây TK quặt ngược hay nhánh cơ
của TK mác sâu trong vùng này cũng không
sao, do tổn thương các nhánh nhỏ không ảnh
hưởng đến chức năng của chi.
Mối tương quan giữa LCG với một số mốc giải
phẫu TKMC.
- KC từ điểm cao nhất của LCG đến TKMC
đằng sau CM là 45,4 mm. Khi so sánh với tác giả
Ivan F. Rubel(11) (45,3 mm) chúng tôi thấy sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
- KC từ điểm cao nhất của LCG tới điểm
TKMC bắt đầu chia thành nhánh TK mác nông
và TK mác sâu là 45,5 mm. Khi so sánh với kết
quả của Pedro José – Labronic (41,7 mm)
chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
- KC từ điểm cao nhất của LC Gerdy -
nguyên ủy nhánh quặt ngược: 45,3 mm.
- KC từ điểm cao nhất của LCG– điểm xa
nhất nhánh quặt ngược: 45,4 mm.
- KC từ điểm cao nhất của LCG – đến các
mốc giải phẫu được tổng hợp trong bảng 1.
Bảng 1: KC từ điểm cao nhất của LCG – đến các mốc TKMC (mm)
Các biến số trên cho thấy rằng quỹ đạo của
dây TKMC, vị trí nguyên ủy của dây TK mác
nông và TK mác sâu cũng như nhánh quặt
ngược trước đi theo 1 vòng cung bán kính TB là
khoảng 45 mm với tâm chính là điểm cao nhất
KC LCG-TKMC đằng sau
CM
KC LCG-TKMC chia nhánh
tận
KC LCG-nguyên ủy nhánh
quặt ngược
KC LCG-điểm xa nhất mà
nhánh quặt ngược chưa chia
45,22 45,5 45,3 45,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 308
của LCG. Kết quả này cũng giống như của các
tác giả Moskovich(8), Thiago Martins Teixeira(6).
Như vậy có thể dễ dàng xác định được một vùng
an toàn ở đầu trên xương chày và đánh dấu nó
trước phẫu thuật. Nghiên cứu của chúng tôi và
một số tác giả khác đã mở ra một cách mới trong
việc xác định TKMC. Bằng cách sử dụng LCG
như là điểm mốc chính, chúng tôi có thể lập bản
đồ quỹ đạo của dây TK trong ba mặt phẳng: mặt
phẳng ngang TK xu hướng đi từ gần ra xa; mặt
phẳng trán nó đi từ sau ra trước cẳng chân, và
mặt phẳng đứng dọc nó đi từ ngoài vào trong
trước khi vào khoang trước cẳng chân.
KẾT LUẬN
Đường đi, phân nhánh của TKMC là tương
đối hằng định. Chiều dài TB của TKMC là 120,63
± 15,09 mm. Đường kính TKMC TB là 3,7 ± 0,37
mm. Vùng an toàn đầu trên xương mác giới hạn
bởi phía trên là điểm cao nhất của CM, phía dưới
là dây TK mác sâu nó bắt chéo khoảng 16,2 độ so
với trục xương mác, phía ngoài là điểm nằm
phía ngoài nhất, và phía trong là vách gian cơ
trước. Quỹ đạo của dây TKMC, vị trí nguyên ủy
của dây TK mác nông và TK mác sâu cũng như
nhánh quặt ngược trước đi theo 1 vòng cung với
bán kính TB là khoảng 45 mm với tâm chính là
điểm cao nhất của LCG.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balasubramaniam R, Rai R, Berridge C, et al(2009), "The
relationship between the saphenopopliteal junction and the
common peroneal nerve: a cada-veric study". Phlebology, 24
(2), pp. 67-73.
2. Chompoopong S, Apinhasmit W, Sangiampong A (2009),
"Anatomical considerations of the deep peroneal nerve for
biopsy of the proximal fibula in Thais". Clin Anat, 22 (2), pp.
256-60.
3. Deutsch A, Wyzykowski R J (1999), "Evaluation of the
anatomy of the common peroneal nerve. Defining nerve-at-
risk in arthroscopically assisted lateral meniscus repair". Am J
Sports Med, 27 (1), pp. 10-5.
4. Hildebrand G, Tompkins M, Macalena J (2015), "Fibular head
as a landmark for identification of the common peroneal
nerve: a cadaveric study". Arthroscopy, 31 (1), pp. 99-103.
5. Khan R, Birch R (2001), "Latropathic injuries of peripheral
nerves". J Bone Joint Surg Br, 83 (8), pp. 1145-8.
6. Labronici P J, Teixeira T M, de Medeiros F B (2010), "clinical
and anatomical comparison of the fibular nerve in gerdy's safe
zone". Rev Bras Ortop, 45 (1), pp. 23-7.
7. Lê Hoàng Trúc Phương (2014), "Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng
góc sau ngoài khớp gối ", luận văn thạc sĩ, ĐH Y Dược TP HCM.
8. Moskovich R (1987), "Proximal tibial transfixion for skeletal
traction. An anatomic study of neurovascular structures". Clin
Orthop Relat Res, (214), pp. 264-8.
9. Okamoto K, Wakebe T, Saiki K, Nagashima S (2004), "An
anomalous muscle in the superficial region of the popliteal
fossa, with special reference to its innervation and derivation".
Ann Anat, 186 (5-6), pp. 555-9.
10. Reebye O (2004), "Anatomical and clinical study of the
common fibular nerve. Part 1: Anatomical study". Surg Radiol
Anat, 26 (5), pp. 365-70.
11. Rubel I F, Schwarzbard I, Leonard A, Cece D (2004),
"Anatomic location of the peroneal nerve at the level of the
proximal aspect of the tibia: Gerdy's safe zone". J Bone Joint
Surg Am, 86-a (8), pp. 1625-8.
12. Ryan W, Mahony N, Delaney M, O'Brien M, Murray P (2003),
"Relationship of the common peroneal nerve and its branches
to the head and neck of the fibula". Clin Anat, 16 (6), pp. 501-5.
13. Sinav A, Gumusalan Y, Arifoglu Y, Onderoglu S (1995),
"Accessory muscular bundles arising from biceps femoris
muscle". Kaibogaku Zasshi, 70 (3), pp. 245-7.
14. Soejima O, Ogata K, Ishinishi T, Fukahori Y, Miyauchi R
(1994), "Anatomic considerations of the peroneal nerve for
division of the fibula during high tibial osteotomy". Orthop
Rev, 23 (3), pp. 244-7.
15. Takeda A, Tsuchiya H, Mori Y (2001), "Anatomical aspects of
biopsy of the proximal fibula". Int Orthop, 24 (6), pp. 335-7.
16. Watt T, Hariharan A R, Brzezinski D W (2014), "Branching
patterns and localization of the common fibular (peroneal)
nerve: an anatomical basis for planning safe surgical
approaches". Surg Radiol Anat, 36 (8), pp. 821-8.
Ngày nhận bài báo: 06/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phau_ung_dung_than_kinh_mac_chung.pdf