Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng gót ghe

Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng gót ghe: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 220 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG PHỨC HỢP DÂY CHẰNG GÓT GHE Phạm Thanh Nhã*, Đỗ Phước Hùng**, Nguyễn Hoàng Phú* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dây chằng gót ghe gan chân có chức năng quan trọng trong giữ vững vòm bàn chân. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu của dây chằng gót ghe gan chân sẽ bổ sung những kiến thức về bệnh học và điều trị các tổn thương liên quan đến dây chằng này. Mục tiệu nghiên cứu: Xác định các thành phần của dây chằng gót ghe gan chân và các thông số giải phẫu có thể ứng dụng trong việc sữa chữa hoặc tái tạo dây chằng sau này. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Phẫu tích được thực hiện ở 30 bàn chân cắt cụt trên cổ chân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 100% có sự hiện diện của 3 thành phần dây chằng gồm: dây chằng gót ghe trên trong, dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới. Tâm diện bám của dây chằng gót ghe ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phức hợp dây chằng gót ghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 220 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG PHỨC HỢP DÂY CHẰNG GĨT GHE Phạm Thanh Nhã*, Đỗ Phước Hùng**, Nguyễn Hồng Phú* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Dây chằng gĩt ghe gan chân cĩ chức năng quan trọng trong giữ vững vịm bàn chân. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu của dây chằng gĩt ghe gan chân sẽ bổ sung những kiến thức về bệnh học và điều trị các tổn thương liên quan đến dây chằng này. Mục tiệu nghiên cứu: Xác định các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân và các thơng số giải phẫu cĩ thể ứng dụng trong việc sữa chữa hoặc tái tạo dây chằng sau này. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả hàng loạt ca. Phẫu tích được thực hiện ở 30 bàn chân cắt cụt trên cổ chân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: 100% cĩ sự hiện diện của 3 thành phần dây chằng gồm: dây chằng gĩt ghe trên trong, dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới. Tâm diện bám của dây chằng gĩt ghe trên trong trên xương gĩt cách bờ khớp sên và khuyết giữa hai diện khớp sên của mỏm chân đế sên lần lượt 4,24 ± 0,82 mm và 13,79 ± 1,05 mm; trên xương ghe cách bờ khớp sên của xương ghe và củ xương ghe lần lượt 5,55 ± 0,74 mm và 16,46 ± 1,58 mm. Tâm diện bám của dây chằng chéo gan chân trong trên xương gĩt cách bờ khớp sên của mỏm chân đế sên 4,37 ± 0,58 mm và nằm ở khuyết giữa hai diện khớp sên của mỏm chân đế sên; trên xương ghe cách bờ khớp sên của xương ghe và củ xương ghe lần lượt 4,67 ± 0,72 mm và 13,59 ± 1,05 mm.Tâm diện bám của dây chằng dọc dưới gan trên xương gĩt cách bờ khớp sên và khuyết giữa hai diện khớp sên của mỏm chân đế sên lần lượt 2,92 ± 0,33 mm và 5,34 ± 0,89 mm; trên xương ghe cách bờ khớp sên của xương ghe và củ xương ghe lần lượt 2,20 ± 0,32 mm và 26,53 ± 2,50 mm. Kết luận: Dây chằng gĩt ghe gan chân gồm ba thành phần riêng biệt: Dây chằng gĩt ghe trên trong, dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới. Sự liên quan của các tâm diện bám của các dây chằng với các mốc giải phẫu giúp xác định chính xác vị trí tâm diện bám của các dây chằng. Từ khĩa: dây chằng gĩt ghe gan chân, phức hợp dây chằng gĩt ghe ABSTRACT CLINICAL ANATOMICAL STUDY OF CALCANEONAVICULAR LIGAMENT COMPLEX Pham Thanh Nha, Do Phuoc Hung, Nguyen Hoang Phu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 220-225 Introduction: Plantar calcaneonavicular ligament plays an important role in the integrity of the medial longitudinal arch. It is hoped that the better anatomical understanding of this ligament will add to our understanding of pathology and treatment for its injury. Objectives: The aim of this study was to elucidate the components of the plantar calcaneonavicular ligament and provide morphometric dimensions to facilitate an anatomical reconstruction or repair. Methods and Materials: Serial cases study. Dissection was performed on 30 adult feet amputated above the ankle joint at Cho Ray hospital. Results: It was found that there are three definitive anatomic structures that are commonly called the *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ mơn Chấn thương chỉnh hình & PHCN, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thanh Nhã ĐT: 0353934796 Email: phamthanhnha1803@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 221 plantar calcaneonavicular ligament (100%). The attachment center of the superomedial calcaneonavicular ligament on the calcaneus is 4.24 ± 0.82 mm inferior to the anterior margin of the talar articular facets and 13.79 ± 1.05 mm medial to the notch between the talar articular facets. On the navicular bone, it is 5,55 ± 0,74 mm from the articular margin and 16.46 ± 1.58 mm from the naviular tuberosity. The attachment center of the medioplantar oblique ligament on the calcaneus is located at the notch between the talar articular facets and 4.37 ± 0.58 mm inferior to the anterior margin of the talar articular facets. On the navicular bone, it is 4.67 ± 0.72 mm from the articular margin and 13.59 ± 1.05 mm from the naviular tuberosity. The attachment center of the inferoplantar longitudinal ligament on the calcaneus is 2.92 ± 0.33 mm inferior to the anterior margin of the talar articular facets and 5.34 ± 0.89 mm lateral to the notch between the talar articular facets. On the navicular bone, it is 5.34 ± 0.89 mm from the articular margin and 26.53 ± 2.50 mm from the naviular tuberosity. Conclusions: The three components of the plantar calcaneonavicular ligament are the superomedial calcaneonavicular ligament, the medioplantar oblique ligament and the inferoplantar longitudinal ligament. The center of three ligaments can be located accurately by the anatomial landmarks on the calcaneus and the navicular bone. Keywords: Plantar calcaneonavicular ligament, calcaneonavicular ligament complex ĐẶT VẤN ĐỀ Dây chằng gĩt ghe gan chân hay cịn được gọi là dây chằng lị xo bám từ mặt trước của mỏm chân đế sên của xương gĩt đến xương ghe. Khi dây chằng gĩt ghe gan chân bị tổn thương, sự nâng đỡ chỏm xương sên thất bại gây ra biến dạng bàn chân bẹt. Biến dạng này làm thay đổi sinh cơ học bàn chân tiếp tục tăng áp lực lên các cấu trúc mơ mềm bên trong như gân cơ chày sau và dây chằng bên trong cổ chân và làm tổn thương thứ phát các cấu trúc này(3,8,15). Đa số các tổn thương dây chằng gĩt ghe gan chân được cho là thứ phát do suy gân cơ chày sau, một bệnh lí gặp ở 3,3% phụ nữ Anh trên 40 tuổi(5). Gần đây, nhiều báo cáo cho thấy tổn thương đơn độc dây chằng gĩt ghe gan chân với gân cơ chày sau bình thường cĩ thể gây ra biến dạng bàn chân bẹt(7,11,13). Sửa chữa hoặc tái tạo dây chằng gĩt ghe gan chân ở các trường hợp tổn thương dây chằng gĩt ghe gan chân đơn độc hoặc đi kèm trong bệnh lý biến dạng bàn chân bẹt mắc phải cho kết quả ban đầu tốt(1,12,14). Mặc dù dây chằng gĩt ghe gan chân cĩ vai trị quan trọng, những nghiên cứu về nĩ khá ít. Tại Việt Nam chưa cĩ nghiên cứu nào về giải phẫu dây chằng gĩt ghe gan chân. Trên thế giới, những nghiên cứu về giải phẫu dây chằng gĩt ghe gan chân cĩ kết quả khơng thống nhất nên khĩ cĩ thể áp dụng được trên người Việt Nam. Vì thế chúng tơi tiến hành nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu giải phẫu dây chằng gĩt ghe gan chân”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mơ tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu 30 bàn chân từ chi cắt cụt. Tiêu chí loại trừ Các bàn chân cĩ những bất thường hoặc bị tổn thương vùng phẫu tích như: biến dạng, cĩ dấu hiệu chấn thương, cĩ vết thương trước đĩ. Các bàn chân được phẫu tích nhằm xác định sự hiện diện, vị trí, hình dạng và kích thước của các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân. Sau đĩ xác định khoảng cách từ tâm của các dây chằng đến các mốc giải phẫu trên xương gĩt gồm bờ khớp và khuyết giữa hai diện khớp sên và các mốc giải phẫu trên xương ghe gồm bờ khớp và củ xương ghe. KẾT QUẢ Thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân Dây chằng gĩt ghe gan chân cĩ 3 thành phần, dây chằng gĩt ghe trên trong cĩ hình tam giác khi nhìn từ trên xuống. Tuy nhiên khi cắt dây chằng ra khỏi chỗ bám thì dây chằng cĩ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 222 hình tứ giác. Dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới cĩ hình tứ giác. Dây chằng gĩt ghe trên trong bám từ gần tồn bộ mặt trước của mỏm chân đế sên tương ứng với diện khớp sên giữa đến phần phía trong mặt trên và một phần đầu trong của xương ghe. Dây chằng dọc gan chân dưới bám từ mặt trước của mỏm chân đế sên tương ứng với diện khớp sên trước đến mỏ xương ghe ở mặt dưới xương ghe. Dây chằng chéo gan chân trong bám từ mặt trước của mỏm chân đế sên tương ứng khuyết giữa hai diện khớp sên đến rãnh giữa củ xương ghe và thân của xương ghe. Dây chằng gĩt ghe trên trong và dây chằng chéo gan chân trong được che phủ phía trên bởi một lớp sụn. Hình 1: Các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân trước và sau bĩc tách Kích thước các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân Dây chằng gĩt ghe trên trong cĩ các kích thước trung bình như sau: Chiều dài trên trong 38,72 ± 2,09 mm, chiều dài dưới ngồi 29,71 ± 2,16 mm, chiều rộng 9,59 ± 1,04 mm, bề dày 3,96 ± 0,32 mm. Dây chằng chéo gan chân trong cĩ các kích thước trung bình như sau: Chiều dài trong 21,16 ± 2,12 mm, chiều dài ngồi 19,02 ± 1,68 mm, chiều rộng 5,79 ± 1,07 mm, bề dày 1,71± 0,45 mm. Dây chằng dọc gan chân dưới cĩ các kích thước trung bình như sau: Chiều dài trong 5,02 ± 0,74 mm, chiều dài ngồi 3,20 ± 0,70 mm, chiều rộng 4,30 ± 0,72 mm, bề dày 2,80 ± 0,46 mm. Đặc điểm diện bám các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân Diện bám của các dây chằng đều cĩ hình bầu dục. Trên xương ghe, tâm diện bám của dây chằng gĩt ghe trên trong đa số vị trí 10 giờ (21 mẫu). Tâm diện bám của dây chằng chéo gan chân trong đa số ở vị trí 8,5 giờ (18 mẫu). Tâm diện bám của dây chằng dọc gan chân dưới đa số ở vị trí 6 giờ (25 mẫu), tương ứng với mỏ xương ghe. Chiều dài và chiều rộng của diện bám dây chằng gĩt ghe trên trong trên xương gĩt là 19,28 ± 2,11 mm và 5,52 ± 0,91 mm, trên xương ghe là 15,91 ± 1,54 mm và 5,39 ± 0,86 mm. Chiều dài và chiều rộng của diện bám dây chằng chéo gan chân trong trên xương gĩt là 5,10 ± 0,97 mm và 2,65 ± 0,60 mm, trên xương ghe là 5,02 ± 0,83 mm và 2,44 ± 0,58 mm. Chiều dài và chiều rộng của diện bám dây chằng dọc gan chân dưới trên xương gĩt là 5,92 ± 0,69 mm và 4,02 ± 0,60 mm, trên xương ghe là 5,20 ± 0,63 mm và 3,91 ± 0,38 mm. Mối liên quan của dây chằng gĩt ghe gan chân với các cấu trúc xung quanh Luơn cĩ hai dải của gân cơ chày sau và một dải của dây chằng bên trong cổ chân bám vào dây chằng gĩt ghe trên trong. Mỏm chân đế sên của người Việt Nam đa số thuộc típ 2 và khơng cĩ sự khác biệt về đặc điểm dây chằng gĩt ghe gan chân ở hai nhĩm mỏm chân đế sên. Mối liên quan giữa tâm diện bám của các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân và các mốc giải phẫu xung quanh Hình 2 minh họa cho khoảng cách từ tâm diện bám của các dây chằng đến các mốc giải phẫu trên xương gĩt và xương ghe. Kết quả được trình bày như trong bảng 1. Chúng tơi so sánh các số đo khoảng cách giữa hai nhĩm nam và nữ, sự khác biệt giữa hai nhĩm là khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 223 Bảng 1: Khoảng cách từ tâm diện bám của các dây chằng đến các mốc giải phẫu. Xương gĩt Xương ghe Bờ khớp Khuyết Bờ khớp sên Lồi củ xương ghe Dây chằng gĩt ghe trên trong 4,24 ± 0,82 13,79 ± 1,05 5,55 ± 0,74 16,46 ± 1,58 Dây chằng chéo gan chân trong 4,37 ± 0,58 0 4,67 ± 0,72 13,59 ± 1,05 Dây chằng dọc gan chân dưới 2,92 ± 0,33 5,34 ± 0,89 2,20 ± 0,32 26,53 ± 2,50 Hình 2. Khoảng cách từ tâm diện bám của các dây chằng đến các mốc giải phẫu trên xương gĩt và xương ghe. BÀN LUẬN Thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân Kể từ khi W. Hodges Davis(3) mơ tả dây chằng gĩt ghe gan chân bao gồm hai thành phần là dây chằng gĩt ghe trên trong và dây chằng dọc gan chân dưới, ý kiến này nhanh chĩng đạt được sự đồng thuận giữa các nhà giải phẫu. Mãi đến năm 2003, khi Taniguchi(10) khám phá ra cấu trúc thực sự bên dưới lớp sụn, sự hiện hiện thành phần dây chằng thứ ba mới được chú ý. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi giống với Taniguchi về thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân. Taniguchi nhận xét trong tất cả các chi được phẫu tích, dây chằng chéo gan chân trong phân biệt rõ với dây chằng gĩt ghe trên trong và luơn nằm dưới lớp sụn. Trong khi đĩ, Patil(9) và Bernard Mengiardi(6) cho rằng hai thành phần này đa số khĩ phân biệt rõ. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy dây chằng chéo gan chân trong luơn được bao phủ bởi một lớp sụn như nhận xét của Taniguchi, tuy nhiên, dây chằng chéo gan chân trong chỉ phân biệt rõ với dây chằng gĩt ghe trên trong trong 6 trường hợp. Đa số các tác giả đều mơ tả dây chằng gĩt ghe trên trong cĩ hình tam giác và khi quan sát dây chằng gĩt ghe trên trong ngay sau khi tháo xương sên, chúng ta cũng nhận thấy dây chằng cĩ hình tam giác. Tuy nhiên, thực tế dây chằng cĩ hình tứ giác, kết quả là do sự xoắn của dây chằng, khi mà ở xương gĩt chiều dài diện bám nằm gần theo mặt phẳng ngang, cịn ở xương ghe thì theo mặt phẳng chéo. Dây chằng gĩt ghe trên trong Taniguchi sử dụng thước thẳng để đo chỉ một chiều dài trên trong. Trong khi, dây chằng gĩt ghe trên trong cĩ hành trình cong và xoắn, với chiều dài phía trong và ngồi khác nhau. Vì sự xoắn của dây chằng, những sợi dây chằng phía ngồi nhất khơng thể thấy được chỗ bám nếu như khơng tháo rời xương ghe. Vì dây chằng là một cấu trúc động, cĩ độ đàn hồi và trương lực nên nếu cắt dây chằng gĩt ghe gan chân khỏi diện bám thì khơng cịn phản ánh đúng đặc điểm của dây chằng. Do đĩ, chúng tơi khơng cắt rời dây chằng ra để đo mà thực hiện phương pháp thu thập số liệu tương tự như Patil. Kêt quả cho thấy, chiều dài dây chằng trong nghiên cứu của chúng tơi là nhỏ hơn. Lý giải điều này cĩ thể do sự khác biệt đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu. Chúng tơi đo chiều rộng tại vị trí củ xương ghe như trong nghiên cứu của Patil và bỏ qua vị trí tại điểm bám ở xương gĩt, vì số đo này chúng tơi thu thập như là chiều dài của diện bám ở xương gĩt. Chiều rộng của dây chằng tại vị trí củ xương ghe trong nghiên cứu của chúng tơi là nhỏ hơn so với nghiên cứu của Patil. So sánh với nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 224 của Patil và Taniguchi, bề dày của dây chằng trong nghiên cứu của chúng tơi là tương tự với Patil và nhỏ hơn so với Taniguchi. Dây chằng chéo gan chân trong: Kết quả nghiên cứu về chiều dài của chúng tơi lớn hơn so với nghiên cứu của Taniguchi và nhỏ hơn so với nghiên cứu của Patil. Trong khi, Taniguchi và Patil đều đo bề rộng tại hai vị trí ở điểm bám xương gĩt và xương ghe, hai số liệu này tương ứng với số đo kích thước diện bám của chúng tơi. Chúng tơi đo bề rộng của dây chằng ở vị trí trung tâm vuơng gĩc với hướng đi của dây chằng. Chúng tơi nghĩ rằng số đo này sẽ cĩ ý nghĩa hơn trong việc đánh giá kích thước và lựa chọn mảnh ghép thay thế phù hợp trong trường hợp tái tạo dây chằng này. Bề rộng dây chằng chúng tơi đo ở vị trí trung tâm của dây chằng với số đo trung bình là 5,79 mm. Bề dày dây chằng trong nghiên cứu của chúng tơi là nhỏ nhất so với nghiên cứu của Taniguchi, Patil. Dây chằng dọc gan chân dưới Tương tự, vì dây chằng dọc gan chân dưới cĩ hình tứ giác với chiều dài trong và ngồi khác nhau nên chúng tơi tiến hành đo cả hai chiều dài như nghiên cứu của Patil. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi lớn hơn so với nghiên cứu của Patil. Phương pháp đo chiều rộng của chúng tơi tương tự như Taniguchi, đĩ là vị trí trung tâm của dây chằng. Kết quả của chúng tơi lớn hơn của Taniguchi. Bề dày trong nghiên cứu của chúng tơi lớn hơn Patil, nhỏ hơn Taniguchi. Đặc điểm diện bám các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân Vì các tác giả trước đĩ khơng cắt các dây chằng ra khỏi xương để nhìn trực tiếp diện bám nên mơ tả giữa các tác giả là khơng thống nhất và độ chính xác khơng cao. Sau khi cắt các dây chằng sát xương, chúng tơi mơ tả lại vị trí bám thực sự của dây chằng. Chúng tơi ghi nhận các diện bám đều cĩ hình bầu dục. Trong đĩ, diện bám của dây chằng gĩt ghe trên trong là dẹt nhất và của dây chằng dọc gan chân dưới là ít dẹt nhất. Trong khi diện bám của dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới ở trên xương gĩt và xương ghe là bằng nhau thì diện bám của dây chằng gĩt ghe trên trong trên xương gĩt lớn hơn trên xương ghe. Chúng tơi nghĩ rằng nguyên nhân là do sự xoắn của dây chằng, cùng với tính chất mơ học ít tổ chức với các sợi dây chằng bện vào nhau như mơ tả của Davis. Đây là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu giải phẫu và phẫu thuật viên để tìm ra mảnh ghép thích hợp cĩ thể tái tạo dây chằng gĩt ghe trên trong. Mối liên quan của dây chằng gĩt ghe gan chân với các cấu trúc xung quanh Sự tồn tại hằng định của hai dải bám tận của gân cơ chày sau và một dải bám của dây chằng bên trong cổ chân vào dây chằng gĩt ghe trên trong cũng như tổn thương kết hợp của các cấu trúc này trong bệnh lý bàn chân bẹt mắc phải ở người lớn đã được nhiều tác giả giải thích và kết luận về mối quan hệ hiệp đồng giữa các cấu trúc này(3,4). Tất cả các mẫu đều cĩ ba thành phần và kích thước các thành phần dây chằng giữa hai nhĩm mỏm chân đế sên khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê. Vì vậy, theo chúng tơi, khơng tồn tại mối quan hệ giữa đặc điểm diện khớp sên của mỏm chân đế sên và đặc điểm hình thái của dây chằng gĩt ghe gan chân, ngược với ý kiến của Daniel Postan(16). Mối liên quan giữa tâm diện bám của các thành phần của dây chằng gĩt ghe gan chân à các mốc giải phẫu xung quanh. Khi tìm được mối liên quan giữa tâm diện bám và các mốc giải phẫu lận cận, ta cĩ thể dựng hình lại được tâm diện bám các dây chằng khi khơng tìm thấy phần cịn lại của dây chằng bị tổn thương. Các điểm tham chiếu cho tâm các diện bám trên xương gĩt là khuyết giữa hai diện khớp sên và bờ khớp sên. Cịn trên xương ghe, tâm của dây chằng gĩt ghe trên trong, dây chằng chéo gan chân trong và dây chằng dọc gan chân dưới Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 225 lần lượt ở vị trí 10 giờ, 8,5 giờ và 6 giờ (mỏ xương ghe), và các điểm tham chiếu khác là bờ mặt khớp sên, củ xương ghe. KẾT LUẬN Dây chằng gĩt ghe gan chân gồm ba thành phần. Mối liên quan của dây chằng gĩt ghe gan chân với dây chằng bên trong cổ chân và gân cơ chày sau là hằng định. Các thơng số về kích thước của dây chằng và diện bám như là một gợi ý cho nhà giải phẫu và phẫu thuật viên lựa chọn mảnh ghép và kĩ thuật phù hợp. Tuy nhiên, do dây chằng gĩt ghe trên trong dẹt và xoắn, chúng ta cĩ thể tiên đốn được những khĩ khăn khi khơi phục dây chằng này. Trong những trường hợp khơng tìm thấy phần cịn lại của dây chằng trên chỗ bám, ta xác định tâm diện bám một cách tương đối thơng qua mối liên quan giữa tâm diện bám và các mốc giải phẫu trên xương gĩt và xương ghe. Bên cạnh đĩ, sự xuất hiện của dây chằng chéo trong gan chân địi hỏi cần cĩ các nghiên cứu cơ sinh học để làm rõ vai trị của dây chằng này, đồng thời cần cĩ thêm các nghiên cứu về mối liên quan giữa đặc điểm hình thái của các thành phần dây chằng với các giá trị sinh trắc để tiên đốn chính xác hơn về kích thước và diện bám đối với từng cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Choi K, Lee S, Otis JC, Deland JT (2003). Anatomical reconstruction of the spring ligament using peroneus longus tendon graft. Foot & ankle international, 24: 430-436. 2. Davis WH, Sobel M, DiCarlo EF, Torzilli PA, et al. (1996). Gross, histological, and microvascular anatomy and biomechanical testing of the spring ligament complex. Foot Ankle Int, 17: 95-102. 3. Deland JT, Haddad SL (2014). Pes Planus. In: Coughlin MJ, Saltzman CL and Anderson RB, Mann’s surgery of the foot and ankle, Vol. 1, 9th edition, pp. 1292-1348. Elsevier, China. 4. Hintermann B and Golanĩ P (2014). The anatomy and function of the deltoid ligament. Techniques in Foot & Ankle Surgery, 13: 67-72. 5. Kohls-Gatzoulis J, Woods B, Angel JC, Singh D (2009). The prevalence of symptomatic posterior tibialis tendon dysfunction in women over the age of 40 in England. Foot Ankle Surg, 15: 75-81. 6. Mengiardi B, Zanetti M, Schưttle PB, Vienne P, et al. (2005). Spring ligament complex: MR imaging–anatomic correlation and findings in asymptomatic subjects. Radiology, 237: 242- 249. 7. Orr JD, Nunley JA (2013). Isolated spring ligament failure as a cause of adult-acquired flatfoot deformity. Foot & ankle international, 34: 818-823. 8. Pasapula C, Cutts S (2017). Modern Theory of the Development of Adult Acquired Flat Foot and an Updated Spring Ligament Classification System. Clin Res Foot Ankle, 5: 247. 9. Patil V, Ebraheim NA, Frogameni A, Liu J (2007). Morphometric dimensions of the calcaneonavicular (spring) ligament. Foot Ankle Int, 28: 927-932. 10. Taniguchi A, et al. (2003), Anatomy of the spring ligament. J Bone Joint Surg Am, 85: 2174-2178. 11. Tryfonidis M, Jackson W, Mansour R, Cooke PH, et al. (2008). Acquired adult flat foot due to isolated plantar calcaneonavicular (spring) ligament insufficiency with a normal tibialis posterior tendon. Foot Ankle Surg, 14: 89-95. 12. Vulcano E, Deland JT and Ellis SJ (2013). Approach and treatment of the adult acquired flatfoot deformity. Current reviews in musculoskeletal medicine, 6: 294-303. 13. Weerts B, Warmerdam PE and Faber FW (2012). Isolated spring ligament rupture causing acute flatfoot deformity: case report. Foot & ankle international, 33: 148-150. 14. Williams BR, Ellis SJ, Deyer TW, Pavlov H, et al. (2010). Reconstruction of the spring ligament using a peroneus longus autograft tendon transfer. Foot & ankle international, 31: 567-577. 15. Williams G, Widnall J, Evans P, Platt S (2014). Could failure of the spring ligament complex be the driving force behind the development of the adult flatfoot deformity?. The Journal of foot and ankle surgery, 53: 152-155. 16. Postan D, Carabelli GS, Poitevin LA (2011). Spring Ligament and Sustentaculum Tali Anatomical Variations: Anatomical Research Oriented to Acquired Flat Foot Study. The Foot and Ankle Online Journal, 4: 01. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_giai_phau_ung_dung_phuc_hop_day_chang_got_ghe.pdf
Tài liệu liên quan