Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng dây chằng bên của khớp bàn đốt ngón một bàn tay: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 176
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHẰNG BÊN
CỦA KHỚP BÀN ĐỐT NGÓN MỘT BÀN TAY
Trần Xuân Hiệp*, Cao Thỉ **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chức năng ngón 1 chiếm 40% chức năng bàn tay. Các dây chằng khớp bàn ngón 1 khi bị tổn
thương cần phải phục hồi. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu giải phẫu của dây chằng bên trụ(UCL) và dây chằng bên
quay(RCL) của khớp bàn đốt ngón 1.
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích 30 mẫu tiêu bản xác tươi người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên tại bộ
môn Giải phẫu, Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Chiều dài RCL là 12,3 ± 1,2 mm và của UCL là 12,2 ± 0,9 mm, nhỏ hơn so với chiều dài trung
bình của RCL, UCL người phương Tây(12-14 mm). Nguyên ủy của RCL có bề ngang 4 ± 0,8 mm, bề dọc 4,6 ± 1
mm, khá tương đồng với kết quả của Carlson (tương ứng 4,1 ± 0,7 mm, 4,9 ± 1,1 mm). Bám tận của RCL có bề
ngang 3,4 ± 0,9 mm, bề dọc 4,9 ± 1 mm. Diện tích phần nguyên ủy của RCL là 18...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng dây chằng bên của khớp bàn đốt ngón một bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 176
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHẰNG BÊN
CỦA KHỚP BÀN ĐỐT NGÓN MỘT BÀN TAY
Trần Xuân Hiệp*, Cao Thỉ **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chức năng ngón 1 chiếm 40% chức năng bàn tay. Các dây chằng khớp bàn ngón 1 khi bị tổn
thương cần phải phục hồi. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu giải phẫu của dây chằng bên trụ(UCL) và dây chằng bên
quay(RCL) của khớp bàn đốt ngón 1.
Phương pháp nghiên cứu: Phẫu tích 30 mẫu tiêu bản xác tươi người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên tại bộ
môn Giải phẫu, Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Chiều dài RCL là 12,3 ± 1,2 mm và của UCL là 12,2 ± 0,9 mm, nhỏ hơn so với chiều dài trung
bình của RCL, UCL người phương Tây(12-14 mm). Nguyên ủy của RCL có bề ngang 4 ± 0,8 mm, bề dọc 4,6 ± 1
mm, khá tương đồng với kết quả của Carlson (tương ứng 4,1 ± 0,7 mm, 4,9 ± 1,1 mm). Bám tận của RCL có bề
ngang 3,4 ± 0,9 mm, bề dọc 4,9 ± 1 mm. Diện tích phần nguyên ủy của RCL là 18,3 ± 4,7 mm2 lớn hơn so với
diện tích bám tận là 16,7± 5,1 mm2, khác với các nghiên cứu ở nước ngoài. Diện tích nguyên ủy UCL là 17,9 ±
4,7 mm2 và diện tích bám tận là 15,9 ± 4,3 mm2, tương đồng với các tác giả nước ngoài.Vị trí điểm bám của RCL,
UCL trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với kết quả của Carlson 2012 và Warner 2010.
Kết luận: Giải phẫu dây chằng bên trụ và bên quay của khớp bàn ngón 1 bàn tay người Việt Nam có khác
biệt so với các nghiên cứu ở nước ngoài. Cần thận trọng trong phẫu thuật tái tạo các dây chằng này.
Từ khóa: dây chằng bên trụ, dây chằng bên quay, khớp bàn ngón 1, giải phẫu ứng dụng.
ASBTRACT
STUDY ON APPLIED ANATOMY OF COLLATERAL LIGAMENT OF METACARPOPHALANGEAL
JOINT OF THE THUMB.
Tran Xuan Hiep, Cao Thi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 176 - 180
Introduction: The thumb is responsible for 40% of function of the hand. The collateral ligaments of the
metacarpophalangeal joint of the thumb should be repaired or reconstructed if they are damaged. Ours study is
focused on anatomy of radial collateral ligament and ulnar collateral ligament of metacarpophalangeal joint of the
thumb.
Method: We dissect 30 fresh frozen cadavers at department of Anatomy of UMPH.
Results: The length of RCL is 12.3 ± 1.2 mm and those of UCL is 12.2 ± 0.9 mm, shorter than RCL, UCL of
western person(12-14 mm).Original footprint of RCL is 4 ± 0.8 mm X 4.62 ± 1 mm, similar to research of Carlson
(respectively 4.1 ± 0.7 mm, 4.9 ± 1.1 mm). Insertion footprint of RCL is 3.4 ± 0.9 mm X 4.9 ± 1 mm. Surface area
of original footprint of RCL is 18.3 ± 4.7 mm2,larger than those of insertion footprint (16.7 ± 5.1 mm2).They are
different from some foreigner studies. Surface area of original footprint of UCL is 17.9 ± 4.7 mm2and those of
insertion footprint is15.9 ± 4.3 mm2.Positions of footprint of RCL, UCL are different from Carlson 2012 and
Warner 2010.
* Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương ** Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. BS Cao Thỉ ĐT: 0983306003 Email: caothibacsi@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 177
Conclusion: There are some differences in anatomy of RCL and UCL of metacarpophalangeal joint of the
thumb in ours study and foreigner. Be careful in repairing or reconstruction of RCL and UCL.
Key words: RCL, UCL, metacarpophalangeal joint of the thumb, applied anatomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay có vai trò quan trọng trong sinh hoạt,
lao động hàng ngày. Trong đó chức năng của
ngón 1 chiếm khoảng 40% chức năng của bàn tay.
Khớp bàn đốt – ngón 1(MCPJ) là một khớp lồi
cầu cho phép gấp, duỗi, dạng khép(10,11) Dây
chằng bên trụ (UCL) và dây chằng bên quay
(RCL) cung cấp sự vững trong-ngoài cũng như hỗ
trợ sự vững mặt lưng của khớp(9). Vai trò quan
trọng của những dây chằng này đã được đề
cập(3,4,6,7,9) và khi bị tổn thương cấp tính, có thể
khâu nối trực tiếp. Nhưng khi tổn thương đã mạn
tính thì khâu lại thường không cho kết quả tốt.
Lúc này cần thiết phải phẫu thuật tái tạo dây
chằng. Khi đó, sự hiểu biết chính xác giải phẫu
của những dây cshằng này sẽ rất có ích.
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
xác định kích thước (dài, rộng, dày), vị trí bám,
liên quan vơ ́i các cấu trúc xung quanh của dây
chă ̀ng bên trụ, bên quay của khơ ́p bàn đốt -
ngón 1 bàn tay.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả trên 30 mẫu tiêu bản xác
tươi người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên được lưu
giữ tại bộ môn Giải phẫu Đại học Y Dược
TP.HCM không bị dị tật bẩm sinh vùng ngón cái,
thiểu sản ngón cái, chấn thương cũ vùng khớp
bàn đốt ngón cái. Bóc tách loại bỏ mô mềm. Bộc
lộ UCL, RCL (Hình 1). Tiến hành đo kích thước
UCL, RCL. Gập duỗi khớp đốt bàn ngón 1đánh
giá sự chùng căng của bó chính, bó phụ
UCL/RCL. Cắt UCL, RCL tại nguyên ủy và bám
tận; đánh dấu nguyên ủy, bám tận. (Hình 2). Đo
các thông số về nguyên ủy và bám tận. Ghi nhận
các số liệu về kích thước: dài, rộng, dày của UCL
và RCL. Bám tận và nguyên ủy của UCL, RCL
gồm các thông số A B C D E G A1 B1 C1 D1 G1
H (Hình 3)
Hình 1: Bộc lộ RCL trên xác. (A): bó chính RCL, (B): bó
phụ RCL, (C): Xương vừng bên trụ (chỗ bám tận của bó
phụ RCL).
Hình 2: Đánh dấu toàn bộ diện tích nguyên ủy và
bám tận của RCL ngón cái bên trái sau khi cắt bỏ bám
tận và nguyên ủy.
Định nghĩa biến số
- Chiều cao chỏm xương bàn (WMH) được đo
từ mặt lòng – mặt lưng chỏm đi qua giao điểm
của bề ngang (A) – bề dọc (B) nguyên ủy. (WMH
= D + G) (Hình 3)
- Chiều cao nền đốt gần (WPB) được đo từ
mặt lòng – mặt lưng nền đi qua giao điểm của bề
ngang (A1) – bề dọc (B1) bám tận. (WPB = D1 +
G1) (Hình 3)
- Kích thước UCL, RCL
+ Chiều dài: đo từ điểm giữa của nguyên ủy
tới điểm giữa của bám tận.
+ Chiều rộng: khoảng cách giữa 2 bờ của dây
chằng, đo tại điểm giữa của dây chằng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 178
+ Bề dày là kích thước từ phía trên tới phía
dưới của dây chằng: đo tại điểm giữa của
dây chằng.
- Cách đo nguyên ủy, bám tận. Nguyên ủy là
vị trí bám tại chỏm xương bàn 1, Bám tận là vị trí
bám tại nền đốt gần ngón 1. Các thông số đo:
A: Bề ngang (xa-gần) của nguyên ủy, B: Bề
dọc (lưng-lòng) của nguyên ủy, C: Khoảng cách
từ tâm nguyên ủy (giao của bề ngang và bề dọc)
tới MCPJ, D: Khoảng từ tâm nguyên ủy tới mặt
lưng xương bàn 1, E: Khoảng cách từ bờ mặt lưng
của nguyên ủy tới mặt lưng xương bàn 1, G:
Khoảng cách từ tâm nguyên ủy tới mặt lòng
xương bàn 1, A1: Bề ngang (xa-gần) của bám tận,
B1: Bề dọc (lưng-lòng) của bám tận, C1: Khoảng
cách từ tâm bám tận (giao của bề ngang và bề
dọc) tới khớp bàn đốt ngón 1, D1: Khoảng từ tâm
bám tận tới mặt lưng đốt gần ngón 1, G1: Khoảng
cách từ tâm bám tận tới mặt lòng đốt gần ngón 1,
H: Khoảng cách từ bờ mặt lưng của bám tận tới
mặt lưng đốt gần ngón 1,
Hình 3: Các thông số cần đo trên UCL và RCL.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Tuổi bình là 62,8 ±
12,8 tuổi, lớn hơn so với mẫu nghiên cứu của
Carlson 2012(1) với tuổi trung bình là 54 (39 – 64
tuổi). Tỉ lệ nam/ nữ là 4/1 (24 nam, 6 nữ) so với
nghiên cứu của Carlson 25 nam, 11 nữ.
Kích thước RCL, UCL. Chiều dài của RCL là
12,3 ± 1,2 mm và của UCL là 12,2 ± 0,9 mm, nhỏ
hơn so với chiều dài trung bình của RCL, UCL
người phương Tây (12-14 mm)(1) điều này có thể
do sự khác biệt về tầm vóc của người Việt Nam.
Chiều dài chiều rộng cũng như bề dầy của bó
chính và bó phụ của RCL và UCL khá tương
đồng nhau trong khi bó chính thường dài hơn bó
phụ trong cùng một dây chằng.
Nguyên ủy, bám tận RCL, UCL. Bề ngang
nguyên ủy (A) (khoảng cách của nguyên ủy đo
từ phía đầu gần - mặt khớp đi qua tâm nguyên
ủy) của RCL 4 ± 0,8 mm, bề dọc nguyên ủy RCL
(khoảng cách của nguyên ủy đo hướng từ lưng
- mặt lòng qua tâm nguyên ủy) (B) 4,6 ± 1 mm
khá tương đồng với kết quả của Carlson với A
= 4,1 ± 0,7 mm, B = 4,9 ± 1,1 mm(1). Bề ngang
(A1) của bám tận RCL 3,4 ± 0,9mm, bề dọc bám
tận (B1) 4,9 ± 1 mm.
Diện tích điểm bám. Theo y văn, diện tích
phần nguyên ủy RCL tại chỏm xương bàn 1 nhỏ
hơn diện tích phần bám tận tại nền đốt gần xương
bàn 1 nên đứt RCL thường xảy ra tại nguyên ủy
hơn bám tận. Kết quả của chúng tôi diện
tíchnguyên ủy của RCL là 18,3± 4,7 mm2 lớn hơn
so với diện tích bám tận của RCL là 16,7 ± 5,1
mm2. Dù khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05), tuy nhiên mức độ không lớn và hiện tại
cũng chưa có thống kê nào về vị trí tổn thương
RCL ở trên người Việt Nam.
Với UCL, diện tích phần nguyên ủy lớn hơn
diện tích phần bám tận do đó tổn thương UCL
thường ngược lại với tổn thương trên RCL, với
hơn 90% xảy ra tại bám tận(3,9). Kết quả của chúng
tôi cũng tương đồng với các ghi nhận này với
diện tích nguyên ủy UCL của của chúng tôi là
17,9 ± 4,7 mm2 và diện tích bám tận tại nền đốt
gần xương bàn 1 là 15,9 ± 4,3 mm2.
Vị trí điểm bám của RCL, UCL.
Chúng tôi trình bày một số kết quả trong các
bảng 1, bảng 2, bảng 3, bảng 4.
Y văn hiện tại mô tả vị trí bám tận tại đốt
gần của UCL là lồi cầu trong(2) và phía gan tay
của nền đốt gần(5) và của RCL là lồi cầu ngoài
của đốt gần(8).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 179
Bảng 1: Vị trí nguyên ủy điểm bám của RCL trong
các nghiên cứu.
Chúng tôi,
2016
Carlson,
2012
p Warner,
2010
p
A 4 ± 0,8 4,1 ± 0,7 >0,05 3,7 <0,05
B 4,6 ± 1,0 4,9 ± 1,1 >0,05
C 3,4 ± 1,2 3,3 ± 1,1 >0,05 4,8 <0,05
D 3,3 ± 0,8 3,5 ± 0,8 >0,05 4 <0,05
E 1,4 ± 0,8 1,5 ± 0,8 >0,05
G 7,4 ± 1,5 8,1 ± 2 <0,05 10,7 <0,05
Bảng 2: Vị trí bám tận điểm bám của RCL trong các
nghiên cứu.
Chúng tôi,
2016
Carlson,
2012
p Warner,
2010
p
A1 3,4 ± 0,9 3,9 ± 0,7 0,05
B1 4,9 ± 1 4,8 ± 1 >0,05
C1 2,3 ± 0,6 2,6 ± 0,6 <0,05 3,2 <0,05
D1 7,6 ± 1,2 7,2 ± 1,6 >0,05 8 >0,05
G1 2,8 ± 0,9 2,8 ± 0,5 >0,05 3,6 <0,05
H 0,7 ± 0,7 0,5 ± 0,4 >0,05
Bảng 3: Vị trí nguyên ủy điểm bám của UCL trong
các nghiên cứu.
Chúng tôi,
2016
Carlson,
2012
p Bean
1999(1)
p
A 3,8 ± 0,8 4,8 ± 0,9 <005
B 4,7 ± 0,8 4,6 ± 0,6 >0,05
C 5,0 ± 1,1 5,3 ± 1,1 >0,05 7 <0,05
D 3,7 ± 0,8 4,2 ± 0,8 <0,05 3 <0,05
E 1,6 ± 0,7 2,1 ± 0,9 <0,05
G 7,0 ± 1,3 7 ± 1,6 >0,05 8 <0,05
Bảng 4: Vị trí bám tận của UCL trong các nghiên
cứu
Chúng tôi,
2016
Carlson,
2012
p Bean,
1999
p
A1 3,5 ± 0,7 4,4 ± 0,9 <0,05
B1 4,5 ± 0,9 3,9 ± 0,8 <0,05
C1 2,2 ± 0,6 3,4 ± 0,9 <0,05 3 <0,05
D1 7,6 ± 1,3 9,2 ± 1,6 0,05
G1 2,7 ± 0,9 2,8 ± 0,7 >0,05 3 >0,05
H 0,6 ± 0,7 0,7 ± 0,7 >0,05
Thực ra cơ dạng ngón cái ngắn bám vào lồi củ
bên mặt quay của đốt gần và cơ khép ngón cái
bám vào lồi củ ở bên mặt trụ của đốt gần. Các vị
trí bám tại đốt gần của RCL, UCL hằng định ở
phía mặt lòng và gần khớp hơn so với những lồi
củ này. Khi đặt vị trí bám của dây chằng ở điểm
giữa của mặt trụ hay mặt quay của đốt gần sẽ
không khôi phục được vị trí giải phẫu bình
thường của RCL, UCL và ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tầm vận động và sự vững của khớp bàn
đốt ngón 1. Tương tự, y văn hiện tại cũng mô tả
nguyên ủy tại chỏm xương bàn 1 của UCL là tại
mặt lưng của chỏm(12) và phía sau lồi củ hỏm
xương bàn(5) còn của RCL là trung tâm lồi cầu
ngoài của chỏm xương bàn 1(8). Thực ra các vị trí
nguyên ủy của RCL và UCL nằm hằng định về
phía mặt lòng và gần khớp bàn đốt 1hơn những
lồi củ này.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so
với kết quả của Carlson 2012 và Warner 2010
khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí điểm bám
của RCL, UCL tại nguyên ủy chỏm xương bàn 1
và bám tận tại đốt gần ngón 1. Sự khác biệt này có
thể do chủng tộc, tầm vóc người Việt Nam và
phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng
tôi chỉ sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp trên
mẫu, trong khi Warner chỉ đo đạc gián tiếp qua
phân tích hình ảnh kỹ thuật số, còn Carlson thì
vừa đo đạc trực tiếp trên mẫu, vừa đo đạc qua
hình ảnh kỹ thuật số. Sau nghiên cứu về giải
phẫu, Warner đã áp dụng vào thực nghiệm khôi
phục được sự vững của khớp mà không làm mất
quá nhiều mức độ gập của khớp bàn đốt ngón 1.
Carlson cũng đã áp dụng kết quả này trên lâm
sàng vào năm 2013 và thu đã được kết quả rất tốt
về sự vững cũng như tầm vận động của khớp.
Chúng tôi cũng hi vọng có thể áp dụng kết quả
nghiên cứu này trên thực nghiệm trước khi ứng
dụng lâm sàng và đánh giá ảnh hưởng của kết
quả này trên lâm sàng.
KẾT LUẬN
Chúng tôi phẫu tích 30 xác tươi khảo sát
RCL và UCL của khớp bàn đốt 1 ngón cái.
Ngoài một số điểm tương đồng với các tác giả
nước ngoài, RCL và UCL chúng tôi nhỏ hơn so
với nước ngoài. Diện tích điểm bám nguyên
ủy RCL lớn hơn diện tích bám tận. Vị trí các
nguyên ủy của RCL và UCL nằm hằng định về
phía mặt lòng và gần khớp bàn đốt 1 hơn. Các
vị trí bám tại đốt gần của RCL, UCL hằng định
ở phía mặt lòng và gần khớp hơn. Các đặc
điểm này đểu khác với y văn ở nước ngoài, vì
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 180
vậy khi khâu hay tái tạo các dây chằng cần
chú ý đến các đặc điểm giải phẫu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bean CH, et al (1999), "The effect of thumb
metacarpophalangeal ulnar collateral ligament attachment site
on joint range of motion: an in vitro study", J Hand Surg Am. 24
(2), pp. 283-287.
2. Carlson MG, et al (2012), "Anatomy of the thumb
metacarpophalangeal ulnar and radial collateral ligaments", J
Hand Surg Am. 37 (10), pp. 2021-2026.
3. Coonrad RW, et al (1968), "A Study of the Pathological
Findings and Treatment in Soft-Tissue Injury of the Thumb
Metacarpophalangeal Joint", J Bone Joint Surg Am. 50 (3), pp.
439 -451
4. Ebrahim FS, et al (2006), "US diagnosis of UCL tears of the
thumb and Stener lesions: technique, pattern-based approach,
and differential diagnosis", Radiographics. 26 (4), pp. 1007-1020.
5. Edelstein DM, et al (2008), "Radial collateral ligament injuries
of the thumb", J Hand Surg Am. 33 (5), pp. 760-770.
6. Frank WE, et al (1972), "Surgical Pathology of Collateral
Ligamentous Injuries of the Thumb", Clinical Orthopaedics and
Related Research. 83, pp. 102-114.
7. Fraser B, et al (2008), "Assessment of rotational instability with
disruption of the accessory collateral ligament of the thumb
MCP joint: a biomechanical study", Hand (N Y). 3(3), pp. 224-
228.
8. Glickel SZ (2002), "Thumb Metacarpophalangeal Joint Ulnar
Collateral Ligament Reconstruction Using a Tendon Graft",
Techniques in Hand and Upper Extremity Surgery. 6(3), pp. 133-
139.
9. Loebig T, et al (1995), "Radial instability of the
metacarpophalangeal joint of the thumbA biomechanical
investigation", The Journal of Hand Surgery: Journal of the British
Society for Surgery of the Hand. 20(1), pp. 102-104.
10. McDermott, et al (1998), "Suture anchor repair of chronic radial
ligament injuries of the metacarpophalangeal joint of the
thumb", The Journal of Hand Surgery: Journal of the British Society
for Surgery of the Hand. 23(2), pp. 271-274.
11. Melone C, et al (2000), "Thumb collateral ligament injuries. An
anatomic basis for treatment", Hand Clin. 16, pp. 345–357.
12. Palmer AK, et al (1978), "Assessing ulnar instability of the
metacarpophalangeal joint of the thumb", The Journal of Hand
Surgery. 3(6), pp. 542-546.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phau_ung_dung_day_chang_ben_cua_khop_ban_dot.pdf