Nghiên cứu giải phẫu động mạch quay

Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch quay: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 119 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH QUAY Nguyễn Hoàng Vũ* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Động mạch quay là một trong hai đường phổ biến được chọn lựa trong kỹ thuật thông tim. Ngoài ra, động mạch quay còn là động mạch nguồn dùng làm mạch ghép trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Sự thay đổi về giải phẫu động mạch quay là rất quan trọng trên lâm sàng. Do đó, nghiên cứu về giải phẫu động mạch quay là rất cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu động mạch quay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 mẫu động mạch quay lấy từ 51 xác ướp tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: 99 (99%) trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay, 1(1%) trường hợp xuất phát từ động mạch nách. 96% trường hợp xuất phát dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay, 4% xuất phát trên đường liên lồi cầu. Đường kính trung bình động mạch quay là 2,82 ± 0,55mm, nhỏ hơn đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 119 NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH QUAY Nguyễn Hoàng Vũ* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Động mạch quay là một trong hai đường phổ biến được chọn lựa trong kỹ thuật thông tim. Ngoài ra, động mạch quay còn là động mạch nguồn dùng làm mạch ghép trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Sự thay đổi về giải phẫu động mạch quay là rất quan trọng trên lâm sàng. Do đó, nghiên cứu về giải phẫu động mạch quay là rất cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm giải phẫu động mạch quay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 mẫu động mạch quay lấy từ 51 xác ướp tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: 99 (99%) trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay, 1(1%) trường hợp xuất phát từ động mạch nách. 96% trường hợp xuất phát dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay, 4% xuất phát trên đường liên lồi cầu. Đường kính trung bình động mạch quay là 2,82 ± 0,55mm, nhỏ hơn động mạch trụ (3,40 ± 0,51mm). Không có sự khác biệt về đường kính giữa động mạch quay bên phải và bên trái. Động mạch quặt ngược quay xuất phát dưới đường liên lồi cầu 33,30 ± 7,55mm. Có 21% trường hợp không có nhánh gan cổ tay, 2% trường hợp không có nhánh động mạch ngón cái chính. Kết luận: Động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay ở dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay nhưng có thể xuất phát cao hơn. Đường kính động mạch quay nhỏ hơn động mạch trụ. Các nhánh của động mạch quay có thể không có như nhánh gan cổ tay, động mạch ngón cái chính. Từ khóa: động mạch quay, động mạch quặt ngược quay, động mạch ngón cái chính, xuất phát cao ABSTRACT A STUDY ON ANATOMY OF RADIAL ARTERY Nguyen Hoang Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 119-124 Background: Radial artery is one of the two common ways for cardiac catheterization. In additions, radial artery is used for coronary arteries bypass sugery. Variations of anatomy of radial artery are clinically important. Therefore, it is essential to study on anatomy of radial artery. Objectives: To survey the anatomical characteristics of radial artery. Materials and methods: 100 radial arteries of 51 embalmed cadavers at Anatomy Department, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city. Results: The radial artery originated from brachial artery in 99 specimens (99%), from the axillary artery in 1 specimen (1%). The radial artery originated below the intercodylar line in 96%, and above this line in 4%. The average diameter of radial artery was 2.82 ± 0.55mm, smaller than that of the ulnar artery (3.40 ± 0.51mm). There was no difference in the mean diameter beween the right and the left radial artery. The radial recurrent artery originated from 33.30 ± 7.55mm below the intercondylar line. The palmar carpal branch was absent in 21%, the princeps pollicis artery was absent in 2%. Conclusion: The radial artery originated from the brachial artery below the intercondylar line but might .* Bộ môn Giải phẫu học, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Hoàng Vũ. ĐT: 0903 86 32 52. Email: vunguyen@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 120 originate from a higher possition. The diameter of the radial artery was smaller the ulnar artery. The branhes of the radial artery might be absent, such as the palmar carpal branch, the princeps pollicis artery. Keywords: radial artery, radial recurrent artery, princeps pollicis artery, high origin. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với động mạch trụ, động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay ở hố khuỷu và cấp máu cho vùng cẳng tay và bàn tay. Các phẫu thuật vùng cẳng tay, bàn tay vốn là những phẫu thuật phổ biến. Ngày nay, trong kỹ thuật thông tim, thì đường thông qua động mạch quay thường được chọn do ít xảy ra biến chứng hơn so với đường qua động mạch đùi(2,8). Mặt khác, động mạch quay là một trong những động mạch dùng làm mạch ghép trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, một phẫu thuật khá phổ biến hiện nay(3). Do đó, sự thay đổi về giải phẫu động mạch quay rất có ý nghĩa trên lâm sàng. Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về giải phẫu động mạch quay nhưng đó là những nghiên cứu tiến hành trên người nước ngoài. Trái lại, các nghiên cứu giải phẫu động mạch quay trên người Việt Nam còn khiêm tốn. Đặc điểm hình thái nói chung và đặc điểm về giải phẫu nói riêng ở người Việt Nam không giống với người nước ngoài. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu động mạch quay trên người Việt Nam. Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đưa ra các số liệu để giúp các bác sĩ lâm sàng có thêm thông tin cần thiết để tham khảo, đồng thời góp phần bổ sung vào hằng số hình thái học người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 100 mẫu động mạch quay lấy trên 51 xác người Việt Nam, gồm 30 nam, 21 nữ, tuổi từ 40 đến 88, trung bình là 66,78 tuổi. Xác đã được ướp formol và lưu trữ tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn mẫu Mẫu được chọn thuận tiện, là những xác được sử dụng để phục vụ giảng dạy sinh viên các năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018. Tiêu chuẩn loại trừ Xác có vết thương, có sẹo mổ vùng cẳng tay hay bàn tay. Các trường hợp không tìm được động mạch quay. Phương pháp phẫu tích Xác được đặt nằm ngửa, hai bàn tay ngửa. Tiến hành mổ vào mặt trước vùng khuỷu và mặt trước cẳng tay đến gan tay. Đường mổ bắt đầu từ 3cm phía trên nếp khuỷu, kéo dài xuống dưới đến nếp xa cổ tay. Ở gan tay, đường mổ đi theo đường dọc giữa gan bàn tay và một đường ngang phần xa gan tay, gần gốc các ngón tay. Tách cơ cánh tay quay, bóc tách động mạch quay. Ghi nhận, đo đạc các chỉ số vào phiếu thu thập số liệu: Nguyên ủy động mạch quay. Vị trí nguyên ủy động mạch quay so với đường thẳng ngang qua hai lồi cầu xương cánh tay. Đường kính động mạch quay tại nguyên ủy. Đường kính động trụ tại nguyên ủy. Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch quặt ngược quay đến đường liên lồi cầu xương cánh tay. Xác định sự hiện diện của động mạch ngón cái chính, nhánh mu cổ tay, nhánh gan cổ tay, nhánh gan tay nông. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 51 xác ướp gồm 30 nam và 21 nữ. Tuổi của mẫu nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 121 từ 40 đến 88 tuổi, trung bình là 66,78. Trong quá trình phẫu tích lấy mẫu, có một xác chỉ khảo sát được động mạch quay bên phải và một xác chỉ khảo sát được động mạch quay bên trái. Vì vậy, cuối cùng chúng tôi chọn được 100 mẫu động mạch quay gồm 50 mẫu bên phải và 50 mẫu bên trái đưa vào nghiên cứu. Nguyên ủy động mạch quay 99% trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay, 1% trường hợp xuất phát từ động mạch nách. Về vị trí xuất phát của động mạch quay so với đường liên lồi cầu xương cánh tay (Bảng 1). Bảng 1: Vị trí nguyên ủy ĐM quay so với đường liên lồi cầu xương cánh tay Vị trí nguyên ủy ĐM quay so với đường liên lồi cầu Trên Dưới Số trường hợp 4 96 Tỷ lệ % 4% 96% Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch quay đối với đường liên lồi cầu 96 trường hợp điểm xuất phát của động mạch quay ở phía dưới đường liên lồi cầu và dưới đường này một khoảng là 29,87 ± 7,49mm. 04 trường hợp động mạch quay xuất phát cao, phía trên đường liên lồi cầu xương cánh tay và trên đường này một khoảng là 149,83 ± 7,66mm. Đường kính động mạch quay Đường kính trung bình động mạch quay bên phải, bên trái và chung cho toàn bộ mẫu nghiên cứu được trinh bày ở Bảng 2. Bảng 2: Đường kính động mạch quay Động mạch (ĐM) Số mẫu Đường kính trung bình (mm) ĐM quay trái 50 2,74 ± 0,57 ĐM quay phải 50 2,90 ± 0,53 Chung hai bên 100 2,82 ± 0,55 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính trung bình của động mạch quay bên phải và bên trái. Đường kính động mạch quay theo giới Đường kính động mạch quay ở nam là 2,95±0,54mm, ở nữ là 2,64±0,52mm Đường kính động mạch quay ở nam lớn hơn ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh đường kính động mạch quay và động mạch trụ Chúng tôi đo đường kính động mạch trụ tại nguyên ủy để so sánh đường kính động mạch quay và động mạch trụ. Kết quả là đường kính động mạch trụ lớn hơn đường kính động mạch quay, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết quả được biểu thị ở Bảng 3, Hình 1. Bảng 3: Đường kính động mạch quay và động mạch trụ Động mạch (ĐM) Số mẫu Đường kính trung bình (mm) ĐM quay 100 2,82 ± 0,55 ĐM trụ 100 3,40 ± 0,51 Hình 1. Động mạch (ĐM) quay và ĐM trụ xuất phát từ ĐM cánh ĐM cánh tay ĐM quay ĐM trụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 122 Vị trí xuất phát của động mạch quặt ngược quay Động mạch quặt ngược quay xuất phát từ động mạch quay, phía dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay một khoảng từ 10,05 đến 48,32mm, trung bình là 33,30 ± 7,55mm. Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay Nhánh gan cổ tay: 79 (79%) trường hợp có nhánh gan cổ tay, 21 (21%) trường hợp không có nhánh gan cổ tay. Nhánh mu cổ tay: 100% trường hợp động mạch quay cho nhánh mu cổ tay. Động mạch ngón cái chính 98 trường hợp (98%) có động mạch ngón cái chính; 2 trường hợp (2%) không có nhánh động mạch ngón cái chính. Đường kính trung bình của động mạch ngón cái chính là 1,45 ± 0,38mm (từ 0,69mm đến 2,92mm). BÀN LUẬN Về đặc điểm mẫu nghiên cứu Cho đến nay, xác vẫn là phương tiện nghiên cứu giải phẫu tốt nhất vì cho các chi tiết giải phẫu rất cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện trên xác ướp, các kết quả về nguyên ủy động mạch, vị trí xuất phát của các nhánh, sự hiện diện của nhánh bên sẽ không bị ảnh hưởng và sẽ giống như trên người sống. Trái lại, kết quả về đường kính động mạch có thể sẽ thay đổi do thành mạch giảm tính đàn hồi, vì vậy kết quả có thể khác với kết quả khi đo trên phương tiện chẩn đoán hình ảnh và trên người sống. Vị trí xuất phát của động mạch quay Bình thường, động mạch quay xuất phát ngang hoặc dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay. Nghiên cứu này gặp 3 trường hợp (3%) động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay nhưng ở vị trí cao, cách đường liên lồi cầu 14,17cm đến 15,68cm và 01 trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch nách. Theo Lê Văn Cường(6) nghiên cứa trên người Việt Nam, tỷ lệ động mạch quay xuất phát cao gặp trong 4% trường hợp. Các nghiên cứu trên thế giới cũng ghi nhận tỷ lệ động mạch quay xuất phát cao từ 4,1% đến 15,6%(5,7,8,9). Năm 2006, khi phẫu tích xác tại khoa Giải phẫu của đại học Baskent, Thỗ Nhĩ Kỳ, Pelin C(10) gặp một trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay, phía trên đường liên lồi cầu xương cánh tay một khoảng 12cm. Tương tự, năm 2014, Aparna(1) báo cáo một trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch nách khi phẫu tích xác tại khoa Giải phẫu trường NRI Medical College, Chinnakakani, Ấn Độ. Trường hợp động mạch quay xuất phát cao rất có ý nghĩa lâm sàng. Trong kỹ thuật thông tim, động mạch quay thường được chọn hơn động mạch đùi vì cấu trúc giải phẫu quanh động mạch quay ít phức tạp hơn so với động mạch đùi(4). Tuy nhiên, khi có bất thường giải phẫu như khi động mạch quay xuất phát cao lại là một trong những nguyên nhân gây thất bại của thủ thuật và có thể dễ có biến chứng như co thắt mạch hoặc tắc mạch do huyết khối(4,10,11,12). Vì vậy, phát hiện những bất thường này trước khi tiến hành thủ thuật là điều rất quan trọng và rất cần thiết (Hình 2). Đường kính động mạch quay Đường kính động mạch quay trong nghiên cứu này tại nguyên ủy là 2,82 ± 0,55mm, tương đương với nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cường(6) là 2,8mm. Về so sánh đường kính động mạch quay bên phải và bên trái, kết quả nghiên cứu này là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cho đến thời điểm nghiên cứu, chúng tôi chưa tìm được tài liệu hoặc nghiên cứu nào so sánh đường kính trung bình động mạch quay bên phải và bên trái. Đường kính động mạch quay theo giới Bảng 4: So sánh đường kính động mạch quay giữa nam và nữ Đường kính ĐM quay theo giới Nam Nữ Nasr AY 3,30 ± 0,72 3,20±0,76 Chúng tôi 2,95 ± 0,54 2,64 ± 0,52 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 123 Tác giả Nasr(7) nghiên cứu trên 50 xác ướp gồm 30 nam và 20 nữ cho thấy đường kính trung bình động mạch quay ở nam lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết kính động mạch quay ở nam lớn hơn ở nữ. So sánh đường kính động mạch quay và động mạch trụ Động mạch quay và động mạch trụ là hai nhánh tận của động mạch cánh tay. Nghiên cứu này cho kết quả là động mạch trụ lớn hơn động mạch quay. Trong các tài liệu về giải phẫu học đều mô tả động mạch trụ lớn hơn động mạch quay nhưng không đưa ra số đo cụ thể(7,10). Điều này có thể giải thích là vì động mạch trụ không chỉ có vai trò cung cấp máu cho các cơ vùng cẳng tay trước như động mạch quay mà còn cung cấp máu cho các cơ vùng cẳng tay sau qua động mạch gian cốt sau. Về các nhánh chính của động mạch quay Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát các nhánh chính của động mạch quay như động mạch quặt ngược quay, nhánh mu cổ tay, nhánh gan cổ tay, động mạch ngón cái chính để góp phần tìm hiểu các số liệu hình thái của người Việt Nam. Các chỉ số này cũng chưa được nghiên cứu trước đây nên chúng tôi chưa có cơ sở so sánh. KẾT LUẬN Cùng với động mạch trụ, động mạch quay xuất phát từ động mạch cánh tay ở vị trí dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay. Tuy nhiên, có 4% trường hợp động mạch quay xuất phát cao, trong đó có 1 trường hợp động mạch quay xuất phát từ động mạch nách. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong lâm sàng, là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong kỹ thuật thông tim. Đường kính động mạch quay nhỏ hơn đường kính động mạch trụ. Đường kính động mạch quay bên phải và bên trái thì không có sự khác biệt. Động mạch quay cho nhánh đầu tiên là động mạch quặt ngược quay, góp phần tạo nên mạng mạch quanh khớp khuỷu. Động mạch quặt ngược quay thường xuất phát phía dưới đường liên lồi cầu xương cánh tay khoảng 33,30mm. Có 2% trường hợp động mạch quay không cho nhánh động mạch ngón cái chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aparna G, Sarada DSS (2014). Superficial radial artery – a case report. Int J Res Dev Health, 2(1): 48-51. 2. Brueck M, Bandorski D, Kramer W et al (2009). A Randomized comparision of Transradial versus Transfemoral approach for Coronary Angiography and Angioplasty. JAAC: Cardiovascular Interventions, 2(11): 1047-1054 cơ ngưc lớn (đã cắt) ĐM quay ĐM nách ĐM trụ Hình 2. ĐM quay (và cả ĐM trụ) xuất phát từ ĐM nách Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 124 3. Desai ND, Cohen EA, Naylor D, et al (2004). A Randomized comparision of radial artery and saphenous vein coronary bypass grafts. The New England Journal of Medicine, 351:2302-2309. 4. Gourassas J, Albedd U, Papadopoulos CE et al (2003). Anomalous Origin of Right Radial Artery as a cause of Radial Approach Failure of Coronary Angiography. Hellenic J Cardiol, 44: 226-229. 5. Keller FS, Rosch J, Dotter CT et al (1980). Proxial Origin of Radial Artery: Potental Pitfall in Hand Angiography. AJR, 134: 160-170. 6. Lê Văn Cường (2012). Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, pp.193-2017. 7. Nasr AY (2012). The Radial artery and its variation: anatomy study and implication. Folia Morphol, 74(4): 252-262. 8. Natsis K, Papadopoulou AL, Papathnasiou E et al (2009). Study of two cases of high-origin radial artery on humans. Eur J Anat, 13(2): 97-103. 9. Ostojic Z, Bulum J, Ernst A et al (2015). Frequency of radial artery anatomic variations in patients undergoing transradial heart catheterization. Acta Clin Croat, 54: 65-72. 10. Pelin C, Zagyapan R, Mas N et al (2006). An unusual course of the radial artery. Folia Morphol., 65(4): 410-413. 11. Singh R, Tubb RS (2015). Abnormal superficial radial artery and related vessels. Basic Sciences of Medicine, 4(1): 1-4. 12. Swaroop N, Daksayani KR (2011). The high origin of radial artery and its significance. Anatomica Karnataca, 5(2): 32-35. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_giai_phau_dong_mach_quay.pdf
Tài liệu liên quan