Tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch mũ trên người Việt Nam: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 134
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MŨ TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Hoàng Vũ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát
triển và hiện nay đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển. Kiến thức về giải phẫu động mạch
vành là rất quan trọng và cần thiết trong các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh động mạch vành.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu động mạch mũ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ
môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Trong 125 trường hợp nghiên cứu, có 4 trường hợp không có động mạch mũ (ĐMM), chiếm
tỷ lệ 3,2%. Hầu hết ĐMM xuất phát từ thân chung động mạch vành trái, chỉ có 0,8% xuất phát từ động
mạch chủ. Đường kính trung bình của ĐMM tại nguyên ủy là 3,33± 0,67mm. 46,28% ĐMM kết thúc tại
bờ trái, 45,46% tại vị vị trí g...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải phẫu động mạch mũ trên người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 134
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MŨ TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
Nguyễn Hoàng Vũ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát
triển và hiện nay đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển. Kiến thức về giải phẫu động mạch
vành là rất quan trọng và cần thiết trong các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh động mạch vành.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu động mạch mũ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ
môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Trong 125 trường hợp nghiên cứu, có 4 trường hợp không có động mạch mũ (ĐMM), chiếm
tỷ lệ 3,2%. Hầu hết ĐMM xuất phát từ thân chung động mạch vành trái, chỉ có 0,8% xuất phát từ động
mạch chủ. Đường kính trung bình của ĐMM tại nguyên ủy là 3,33± 0,67mm. 46,28% ĐMM kết thúc tại
bờ trái, 45,46% tại vị vị trí giữa bờ trái và Crux, 4,13% tại mặt trước thất trái và 4,13% trường hợp kết
thúc tại Crux. 97,53% trường hợp ĐMM cho nhánh trước thất trái; 100% cho nhánh bờ trái; 20,66% cho
nhánh sau thất trái; 4,13% cho nhánh gian thất sau và chỉ có 0,83% cho nhánh sau thất phải.
Kết luận: Động mạch mũ thường xuất phát từ thân chung động mạch vành trái nhưng cũng có thể
xuất phát từ động mạch chủ. Động mạch mũ có thể kết thúc ở mặt trước thất trái, tại bờ trái tim, giữa bờ
trái và Crux hoặc tại Crux. Nó cho các nhánh cung cấp máu cho thất trái và nhĩ trái như nhánh trước thất
trái, nhánh bờ trái, nhánh sau thất trái, nhánh nhĩ trái và đôi khi cho nhánh gian thất sau. 100% trường
hợp có nhánh bờ trái.
Từ khóa: thân chung động mạch vành trái, động mạch mũ, động mạch gian thất trước, nhánh bờ trái,
điểm Crux.
ABSTRACT
A STUDY ON ANATOMY OF THE LEFT CỈRCUMFLEX ARTERY
Nguyen Hoang Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 134 - 140
Introduction: The coronary arteries disease (CAD) is one of the major causes of death in developed
countries and is increasing in developing countries. The knowledge of anatomy of coronary arteries is
essential in the diagnostic and treatment procedures of CAD.
Objective: To study the anatomical characteristics of the Left Circumflex Artery (LCx).
Materials and methods: 125 hearts of 125 cadavers preseved in formalin solution in department of
Anatomy, the University of Medicine and Pharmacy at HCM city.
Results: In 125 specimens studied, the LCx was absent in 4 specimens, accouting to 3.2%. Most LCx
originate from the Left Main Coronary Artery (LMCA), only 0.8% originate from the Aorta. The mean
outer diameter at the origin of the LCx was 3.33±0.67mm. The LC xended at the left boder in 46.28% of the
specimens; between the left border and the Crux in 45.46%; at the anterior surface of the left ventricular in
4.13%, and at the Crux in 4.13% of thespecimens. 97.52% of the specimens had the anterior left ventricular
branches; 100% had the left marginal branches; 20.66% had the posterior left ventricular; 4.13% had the
*: Bộ môn Giải Phẫu học, Đại Học Y Dược TP. HCM.
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ ĐT: 0903863252 Email: vunguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 135
posterior interventricular branch; and 0.83% had the posterior right ventricular branhces.
Conclusion: The LC xusually originates from the LMCA, somtimes from the Aorte. It mightend at the
anterior surface of the left ventricular, at the left margin, between the left margin and the Crux, or at the
Crux. It gave the branches to left ventricular and left atrium, such as the anterior left ventricular branches,
the left marginal branches, the posterior left ventricular branches, the posterior interventricular branches,
the posterior right ventricular branches, the left atrial branches. The left marginal branches were present in
all the specimens.
Key words: main left coronary artery, circumflex artery, anterior interventricular artery, left marginal
branch, Crux.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành là một trong những
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước
phát triển(7).Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tỷ lệ
tử vong toàn cầu do bệnh mạch vành vào năm
2002 là 7,2 triệu người và sẽ tăng lên 11,1 triệu
người vảo năm 2020(13). Đặc biệt, tỷ lệ này có xu
hướng giảm đi ở các nước phương Tây nhưng
lại tăng lên ở các quốc gia đang phát triển(16).
Song song đó, các kỹ thuật chẩn đoán và điều
trị bệnh động mạch vành không ngừng tiến bộ.
Kiến thức về giải phẫu có ý nghĩa quan trọng,
giúp chẩn đoán chính xác và điều trị thành
công bệnh động mạch vành.
Nghiên cứu này khảo sát các đặc điểm giải
phẫu động mạch mũ (ĐMM), một trong
những động mạch chính trong hệ thống động
mạch vành.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
125 xác ướp người Việt Nam (gồm 91 nam,
34 nữ), tuổi trung bình 68,1 (từ 33 đến 95) tại
Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật phẫu
tích
- Mẫu được chọn lựa thuận tiện, là những
xác ướp được phẫu tích để giảng dạy cho sinh
viên.
- Phẫu tích: Xác được mở ngực và cắt các
mạch máu lớn (động mạch chủ, động mạch
phổi, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới,
tĩnh mạch phổi) để đưa tim ra ngoài. Sau đó,
chúng tôi bóc đi lớp màng ngoài tim để bộc lộ
hệ thống động mạch vành rồi quan sát, đo đạc
các chỉ số sau:
+ Xác định nguyên ủy động mạch mũ.
+ Xác định vị trí kết thúc của động mạch
mũ.
+ Xác định đường kính tại nguyên ủy động
mạch mũ.
+ Xác định độ dài, đường kính các đoạn
của động mạch mũ.
+ Xác định số lượng các nhánh bên của
động mạch mũ.
- Kỹ thuật đo đường kính: Sau khi bóc sạch
lớp mỡ bao quanh động mạch, chúng tôi kẹp
dẹp động mạch lại và đo chiều ngang tại vị trí
kẹp bằng thước kẹp điện tử, độ chính xác đến
0,01mm. Đường kính (ĐK) ngoài động mạch
được tính như sau:
ĐK= (số đo đượcx2)/3,1416 (mm).
- Đo chiều dài động mạch: dùng chỉ màu
uốn theo đường đi động mạch rồi kẹp hai đầu
giới hạn và đo độ dài giữa hai đầu kẹp.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
KẾT QUẢ
Sự hiện diện của động mạch mũ
Trong 125 mẫu, có 04 mẫu (tỷ lệ 3,2%)
không có động mạch mũ (hình 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 136
Nguyên ủy động mạch mũ
Có 01 trường hợp (0,8%) động mạch mũ
xuất phát trực tiếp từ xoang trái động mạch
chủ; 99,2% trường hợp xuất phát từ thân
chung động mạch vành trái (TCĐMVT).
Điểm tận của ĐMM
ĐMM thường tận hết tại bờ trái tim hoặc
tại vị trí giữa bờ trái và điểm Crux (bảng 1).
Rất ít trường hợp ĐMM đi đến điểm Crux.
(Điểm Crux nằm ở mặt hoành của tim, là giao
điểm giữa rãnh gian thất sau và rãnh vành).
Bảng 1. Vị trí tận hết của ĐMM (với 121 trường
hợp có ĐMM)
Điểm tận Số trường
hợp
Tỷ lệ
Trước khi đến bờ trái 5 4,13%
Tại bờ trái 56 46,28%
Giữa bờ trái và điểm Crux 55 45,46%
Tại điểm Crux 5 4,13%
Cộng 121 100%
Kích thước các đoạn động mạch mũ
Đường kính
Bảng 2. Đường kính (ĐK) từng đoạn của ĐMM
ĐK (mm)
Đoạn
Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Đoạn 1 3,33± 0,67 1,61 5,07
Đoạn 2 2,46± 0,72 1,22 4,29
Đoạn 3 2,15± 0,68 0,92 3,46
Độ dài
Bảng 3. Độ dài (ĐD)các đoạn ĐMM
ĐD (mm)
Đoạn
Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Đoạn 1 21,21± 13,10 4,24 66,72
Đoạn 2 19,81± 10,15 2,00 56,64
Đoạn 3 20,73± 12,21 4,92 66
Toàn bộ ĐMM 54,44 ± 16,58 16,80 126,70
Phân nhánh của ĐMM
Nhánh trước thất trái
Bảng 4. Số nhánh trước thất trái (tính trên 121
truòng hợp có ĐMM)
Số nhánh trước thất trái Số trường hợp Tỷ lệ
0 3 2,48%
1 29 23,97%
2 42 34,71%
3 38 31,40%
4 9 7,44%
Cộng 121 100%
Nhánh bờ trái
Bảng 5. Số nhánh bờ trái (tính trên 121 truòng
hợp có ĐMM)
Số nhánh bờ trái Số trường hợp Tỷ lệ
1 49 40,50%
2 66 54,55%
3 6 4,95%
Cộng 121 100%
Hình 1. Không có ĐMM
ĐMGTT
Các nhánh chéo
của ĐMGTT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 137
Nhánh sau thất trái
Bảng 6. Số nhánh sau thất trái (tính trên 121
truòng hợp có ĐMM)
Số nhánh sau thất trái Số trường hợp Tỷ lệ
0 96 79,34%
1 10 8,26%
2 9 7,44%
3 3 2,48%
4 3 2,48%
Cộng 121 100%
Nhánh gian thất sau
Trong số 121 có ĐMM, có 5 trường hợp
(4,13%) ĐMM cho nhánh gian thất sau.
Nhánh sau thất phải
Trong 121 có ĐMM, chỉ có 01 trường hợp
ĐMM cho nhánh sau thất phải, tỷ lệ 0,83%.
Nhánh nhĩ trái
Bảng 7. Số nhánh nhĩ trái (tính trên 121 trường
hợp có ĐMM)
Số nhánh nhĩ trái Số trường hợp Tỷ lệ
0 3 2,48%
1 50 41,32%
2 63 52.07%
3 5 4,13%
Cộng 121 100%
BÀN LUẬN
Về mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu
Số mẫu nghiên cứu là 125 là cỡ mẫu lớn, có
giá trị trong một nghiên cứu về Giải phẫu học.
Tuy nhiên, với cỡ mẫu này cũng không thể
phát hiện hết tất cả dị dạng động mạch vành
vốn là dị dạng hiếm gặp.
Nghiên cứu này thực hiện trên xác và bằng
phương pháp phẫu tích trực tiếp nên các đặc
điểm như nguyên ủy, đường đi, nhánh bên,
điểm kết thúc của động mạch được mô tả
chính xác, kể cả những nhánh bên nhỏ nhất.
Tuy nhiên, vì là xác ướp và được bảo quản
trong thời gian 3-4 năm nên kích thước của
động mạch, đặc biệt là đường kính có thể cho
kết quả không chính xác bằng đo trên xác tươi.
Mặt khác, cách đo đường kính trong nghiên
cứu này là đo đường kính ngoài nên giá trị
lâm sàng không cao và kết quả khó có thể so
sánh với phương pháp nghên cứu bằng chẩn
đoán hình ảnh.
Về sự hiện diện của ĐMM
Không có ĐMM là một dị dạng được
Baressi mô tả lần đầu tiên vào năm 1975(6).
Nghiên cứu này gặp 4 trường hợp trong 125
mẫu (tỷ lệ 3,2%). Theo các tài liệu trước đây,
không có ĐMM là một dị dạng hiếm gặp, chỉ
khoảng 0,003% qua khảo sát bằng X-quang
động mạch vành và có liên quan với thiếu
máu hoặc nhồi máu cơ tim(9). Vũ Duy Tùng
gặp 0,18% trường hợp không có ĐMM qua
nghiên cứu trên MSCT(17). Abdella gặp 3
Hình 2. Các nhánh bờ trái (hình mũi tên)
ĐMM
ĐMGTT
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 138
trường hợp không có ĐMM qua nghiên cứu
429 trường hợp chụp X-quang, tương đương
tỷ lệ 0,7%(1).
Như vậy, trường hợp không có ĐMM
trong nghiên cứu của chúng tôi gặp với tỷ lệ
nhiều hơn so với các tác giả trước đây nghiên
cứu qua phương tiện kỹ thuật hình ảnh. Có
thể trường hợp không có ĐMM qua hình ảnh
được nghĩ là tắc ĐMM.
ĐMM là một trong ba động mạch chính
nuôi cơ tim, nó cung cấp máu cho phần lớn
mặt trái và mặt hoành của thất trái. Khi không
có ĐMM, mặt trái của thất trái được cung cấp
máu bởi các nhánh chéo của động mach gian
thất trước (ĐMGTT), mặt hoành được cấp máu
bởi động mach vành phải (ĐMVP). Nếu sự bù
trừ này không hiệu quả, nhất là khi gắng sức,
sẽ dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim.
Về nguyên ủy của ĐMM
Nghiên cứu này chỉ gặp 1 trường hợp
ĐMM xuất phát ở vị trí bất thường là ở xoang
trái động mạch chủ (trường hợp này không có
TCĐMVT và ĐMGTT cũng xuất phát trực tiếp
từ động mạch chủ). Đây chỉ là một trong các
dạng thay đổi về giải phẫu, chiếm tỷ lệ 0,4 -
8% theo một số nghiên cứu trước đây và
không gây hậu quả nghiêm trọng(4,17).
Tuy nhiên,khi ĐMM xuất phát trực tiếp từ
động mạch chủ cũng có nghĩa là không có
TCĐMVT. Trường hợp này có thể gây khó
khăn trong các thủ thuật can thiệp hoặc gây
nhầm lẫn trong chẩn đoán X-quang động
mạch vành.
Điểm tận ĐMM
Điểm tận của ĐMM có ý nghĩa trong tưới
máu cơ tim và nút nhĩ thất. Thông thường,
ĐMM sẽ đi đến bờ trái tim hoặc qua khỏi bờ
trái một đoạn ngắn để cho vài nhánh cấp máu
cho mặt hoành thất trái và nó sẽ cho nhánh
nút nhĩ thất nếu đi đến điểm Crux. Kết quả
nghiên cứu này tương tự các nghiên cứu trước
đây (bảng 8) nhưng chúng tôi không gặp
trường hợp nào ĐMM đi qua khỏi điểm Crux
để đến mặt hoành thất phải.
Bảng 8. Điểm tận của động mach mũ trong nghiên cứu này và các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả
Điểm tận của động mạch mũ
Trước khi đến bờ trái Tại bờ trái Giữa bờ trái và “giao điểm”
Tại “giao
điểm”
Qua khỏi “giao
điểm”
James
(10)
1% 20% 60% 9% 9%
Kalpana
(11)
3% 13% 67% 6% 11%
Ballesteros
(
5
)
25,3% 58,4% 9,1% 7,2%
Das
(7)
0 17,4% 52,86% 18,57% 11,43%
Nghiên cứu này 4,13% 46,28% 45,46% 4,13% 0
Đường kính ĐMM
Các nghiên cứu trước đây chỉ khảo sát
đường kính tại nguyên ủy ĐMM mà không
khảo sát từng đoạn như nghiên cứu của chúng
tôi. Ở đây, chúng tôi so sánh đường kính
ĐMM tại nguyên ủy (bảng 9).
Bảng 9. Đường kính tại nguyên ủy ĐMM
Tác giả ĐK ĐMM (mm)
Ballesteros
(
5
)
2,71±0,51
Fazliogullari
(
8
)
2,89±1,08
Ortale
(14)
3,5±0,9
Nghiên cứu này 3,33± 0,67
Bảng 9 cho thấy đường kính ĐMM trong
nghiên cứu này không có sự khác biệt so với
những nghiên cứu trước. Đường kính ĐMM
có ý nghĩa ứng dụng trong kỹ thuật can thiệp
động mạch vành.
Sự phân nhánh của ĐMM
Trên đường đi, ĐMM cho nhiều nhánh,
chủ yếu ở mặt trước thất trái và bờ trái tim. Cụ
thể, trên 97% trường hợp ĐMM cho từ 1 đén 4
nhánh ở mặt trước thất trái và 100% trường
hợp cho nhánh bờ trái. Nhánh bờ trái là nhánh
chính của ĐMM, tương tự như nhánh bờ phài
của động mạch vành phải. Trái lại, ĐMM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 139
không phải luôn luôn cho nhánh sau thất trái.
Cụ thể, trong nghiên cứu này chỉ có khoảng
20% trường hợp có nhánh sau thất trái. Sở dĩ
ĐMM ít cho nhánh sau thất trái vì mặt hoành
thất trái được cấp máu chủ yếu bởi động mạch
vành phải.
Về nhánh gian thất sau, thông thường,
nhánh gian thất sau xuất phát từ động mạch
vành phải, số ít trường hợp xuất phát từ
ĐMM. Điều này cũng đã được công bố trong
một số nghiên cứu trước đây (bảng 10).
Bảng 10. Tỷ lệ ĐMM cho nhánh gian thất sau
Tác giả Tỷ lệ
Võ Duy Tùng
(17)
3,52%
Balesteros
(
5
)
6,8%
Angelini
(
3
)
8,4%
Nghiên cứu này 4,0%
Nguyên ủy nhánh gian thất sau có ý nghĩa
quan trọng trong tưới máu vách liên thất và sự
thông nối giữa ĐMVP và động mạch vành trái
(ĐMVT) trong vách liên thất.
Khi nhánh gian thất sau xuất phát từ
ĐMVP (như thường gặp) thì vách liên thất
được cấp máu bởi ĐMVP (qua nhánh gian thất
sau) và ĐMVT (qua động mạch gian thất
trước). Khi đó có sự thông nối giữa ĐMVP và
ĐMVT trong vách liên thất.
Trái lại, khi nhánh gian thất sau xuất phát
từ ĐMM (4% trong nghiên cứu này) thì vách
liên thất chỉ được cung cấp máu từ nguồn duy
nhất là ĐMVT. Khi đó, nếu xảy ra tắc động
mạch vành trái sẽ nguy hiểm hơn, đặc biệt là
đối với vách liên thất(15).
KẾT LUẬN
Động mạch mũ là một trong ba động mạch
chính cung cấp máu cho cơ tim (cùng động
mạch vành phải và động mạch gian thất
trước). Trong đó, động mạch mũ và động
mạch gian thất trước xuất phát từ thân chung
động mạch vành trái. Động mạch mũ có thể
xuất phát từ động mạch chủ khi không có thân
chung động mạch vành trái.
Về điểm tận, động mạch mũ thường kết
thúc ở bờ trái tim hoặc giữa bờ trái và điểm
Crux.
Trên đường đi, động mạch mũ cho các
nhánh như nhánh trước thất trái, nhánh bờ
trái, nhánh sau thất trái và trong một số ít
trường hợp động mạch mũ cho nhánh gian
thất sau. Rất hiếm khi động mạch mũ cho
nhánh sau thất phải. Nhánh bờ trái lá nhánh
luôn luôn tồn tại và được xem là nhánh chính
của động mạch mũ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdellah A, Elsayed A, Hassan MA (2009),
“Angiographic coronary artery anatomy in the Sudan
Heart Center”, Khartoum Medical Journa; 2(1), pp.162-164.
2. Angelini P (1989), “Normal and anomalous coronary
arteries: Definitions and classification”, American Heart
Journal, 117(2), pp.418-434.
3. Angelini P (2002), “Coronary artery anomalies – current
clinical issues”, Texas Heart Institute Journal, 29, pp.271-
278.
4. Angelini P (2007), “Coronary artery anomalies: An entity
in search of an identity”, Circulation, 115(10), pp.1296-
1305.
5. Ballesteros LE, Ramirez ML (2008), “Morphological
expression of the left coronary artery: a direct anatomy
study”, Florida Morphol, 67(2), pp.135-142.
6. Baskurt M (2010), “Congenital absence of the left
circumflex coronary artery and an unusually dominant
course of the right coronary artery”, Cardiovascular Journal
of Africa, 21(5), pp. 286-288.
7. Das H, Das G, Das DC, Talukdar K (2010), “A study of
coronary dominance in the population of ASSAM”,
Journal of the Anatomical Society of India, 59(2), pp.187-191.
8. Fazliogullari Z, Karabulut A K, Ulver Dugan N, Uysal I I
(2010), “Corpnary artery variations and median artery in
Turkish cadaver hearts”, Singapore Medical Journal, 51 (10),
pp.775- 780.
9. Hashimoto N,et al (2004), “Congenital Abcense of the Left
Circumflex Artery Associated with Acute Myocardial
Infarction”, Circulation Journal., 68, pp. 91-93.
10. James TN(1961), Anatomy of the coronary arteries, 1st
edition, Harper & Row, Publishers, Inc., Hagerstown,
Maryland, pp. 3-202.
11. Kalpana R (2003), “A Study on Principal Branches of
Coronary Arteries in Humans”, Journal of Anatomy of the
Anatomical Society of India, 52 (2), pp.137- 140.
12. Kosar P, Ergun E, Ozturk K, Kosar U (2009), “Anatomic
variations and anomalies of the coronary arteries: 64-slice
CT angiographic appearance”, Diagnostic and
Interventional Radiology, 15, pp.275-283.
13. Nguyễn Hoàng Định (2013). “Kết quả ngắn hạn và trung
hạn của phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng hai động
mạch ngực trong làm cầu nối”. Y học Thành phố Hồ Chí
Minh; 17(1), tr. 257-263.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 140
14. Ortale JR, Filho JM, Paccola AMF, Leal JGPG, Scaranari
CA (2005), “Anatomy of the lateral, diagonal and
anterosuperior arterial branches of the left ventricle of the
human heart”, Brazil Journal Cardiovascular Surgery, 20(2),
pp.149-158.
15. Skandalakis JE (2004), “Pericardium, Heart, and great
vessels in the thorax”, Skandalakis' Surgical Anatomy;
Mcgraw-Hill’s, New York, pp.303-351.
16. Trương Quang Bình, Châu Ngọc Hoa, Đặng Vạn Phước
(2011). Lịch sử về bệnh động mạch vành và điều trị can
thiệp bệnh động mạch vành. In: Đặng Vạn Phước (eds).
Can thiệp động mạch vành trong thực hành lâm sàng.
Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh; tr.1-10.
17. Vũ Duy Tùng (2009), Nghiên cứu giải phẫu động mạch
vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 lớp, Luận văn thạc sĩ Y
học, Đại học Y Hà Nội, tr.37-93
Ngày nhận bài báo: 08/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phau_dong_mach_mu_tren_nguoi_viet_nam.pdf