Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao việc dạy và học kỹ năng nghe cho học viên dự khóa nước ngoài tại học viện kỹ thuật quân sự - Nguyễn Hồng Điệp: 19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe là sự tác động của các tín hiệu ngôn ngữ
dưới dạng âm thanh vào cơ quan thính giác, từ cơ
quan thính giác, tín hiệu ngôn ngữ được chuyển
tới não bộ, được não bộ tổng hợp, đánh giá và đưa
ra sản phẩm nhất định. Nghe hiểu, tức là tri giác
và hiểu lời nói thành tiếng, là một loại hoạt động
lời nói đặc biệt, một quá trình sáng tạo tích cực
đi cùng với hoạt động tư duy phức tạp ở người
học. Nghe hiểu đóng vai trò to lớn trong việc hình
thành và phát triển các hoạt động lời nói khác như:
đọc, nói và viết (Lê-ôn-chi-ep A.A., 1987).
Nghe hiểu là một quá trình diễn ra đồng thời
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP*
*Học viện Kỹ thuật Quân sự, nguyenhongdiep1977@gmail.com
Ngày nhận bài: 08/5/2018; ngày sửa chữa: 28/6/2018; ngày duyệt đăng: 30/6/2018
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VIỆC DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NGHE
CHO HỌC VIÊN DỰ KHÓA NƯỚC NGOÀI
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Nghe hiểu là một...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao việc dạy và học kỹ năng nghe cho học viên dự khóa nước ngoài tại học viện kỹ thuật quân sự - Nguyễn Hồng Điệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe là sự tác động của các tín hiệu ngôn ngữ
dưới dạng âm thanh vào cơ quan thính giác, từ cơ
quan thính giác, tín hiệu ngôn ngữ được chuyển
tới não bộ, được não bộ tổng hợp, đánh giá và đưa
ra sản phẩm nhất định. Nghe hiểu, tức là tri giác
và hiểu lời nói thành tiếng, là một loại hoạt động
lời nói đặc biệt, một quá trình sáng tạo tích cực
đi cùng với hoạt động tư duy phức tạp ở người
học. Nghe hiểu đóng vai trò to lớn trong việc hình
thành và phát triển các hoạt động lời nói khác như:
đọc, nói và viết (Lê-ôn-chi-ep A.A., 1987).
Nghe hiểu là một quá trình diễn ra đồng thời
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP*
*Học viện Kỹ thuật Quân sự, nguyenhongdiep1977@gmail.com
Ngày nhận bài: 08/5/2018; ngày sửa chữa: 28/6/2018; ngày duyệt đăng: 30/6/2018
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VIỆC DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NGHE
CHO HỌC VIÊN DỰ KHÓA NƯỚC NGOÀI
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Nghe hiểu là một quá trình diễn ra đồng thời của thính giác âm thanh với việc lĩnh hội nội dung lời
nói. Đối với người học ngoại ngữ, nghe hiểu là một kỹ năng khó và có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong quá trình giao tiếp. Nghe tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nói, đọc và
viết. Học viên chưa thực sự phát huy được hết khả năng nghe trong quá trình học. Vì nhiều yếu tố
mà kỹ năng nghe hiểu chưa được chú ý đúng mức, chất lượng học kỹ năng nghe còn hạn chế. Về lâu
dài, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong điều kiện hiện nay, thì chất lượng dạy và học
tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật Quân sự phải được nâng lên, trong đó có cả kỹ năng nghe hiểu. Bài
báo tập trung nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kỹ năng nghe
cho đối tượng học viên Dự khóa nước ngoài tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Từ khóa: giải pháp, Học viện Kỹ thuật Quân sự, kỹ năng, nghe
của thính giác âm thanh với việc lĩnh hội nội dung
lời nói. Đối với người học ngoại ngữ, nghe hiểu
là một kỹ năng khó và có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong quá trình giao tiếp. Nghe tốt sẽ hỗ trợ
rất lớn cho việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nói,
đọc và viết.
Việc tìm ra các biện pháp để đổi mới, nâng cao
chất lượng dạy và học kỹ năng nghe học viên Dự
khóa nước ngoài (DKNN) tiếng Nga nói riêng tại
Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) là rất cần thiết.
Vì vậy, bài báo tập trung nghiên cứu đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kỹ
năng nghe cho đối tượng học viên DKNN tại Học
viện KTQS.
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC KỸ
NĂNG NGHE CHO HỌC VIÊN DỰ KHÓA
NƯỚC NGOÀI TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ
Có một thực tế là khả năng nghe tiếng Nga của
học viên DKNN tại Học viện KTQS còn nhiều
hạn chế, vì khi được chọn vào học dự khóa, học
viên mới bắt đầu làm quen với tiếng Nga (học viên
DKNN là đối tượng học dự bị một năm học tiếng
tại Học viện, sau đó tiếp tục bậc Đại học ở Liên
bang Nga). Học viên chưa thực sự phát huy được
hết khả năng nghe trong quá trình học, vì nhiều
yếu tố mà kỹ năng nghe hiểu chưa được chú ý
đúng mức, chất lượng học kỹ năng nghe còn hạn
chế, nên học viên rất ngại thi, kiểm tra môn nghe
hiểu, vì kết quả thi thường thấp hơn các kỹ năng
khác (bảng 1).
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, kết quả
điểm thi kỹ năng Đọc và Viết của học viên DKNN
có tỷ lệ Khá, Giỏi khá cao (trên 40%), còn kỹ năng
Nghe có tỷ lệ điểm trung bình đáng báo động, đây
là nguyên nhân khiến học viên ngại học Nghe và
giao tiếp chậm.
Về lâu dài, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của
quân đội trong điều kiện hiện nay, thì chất lượng
dạy và học tiếng Nga tại Học viện KTQS phải
được nâng lên, trong đó có cả kỹ năng nghe hiểu.
Vì vậy, định hướng thực tiễn cho đối tượng này
là phải tập trung chủ yếu vào rèn luyện và phát
triển kỹ năng nghe, bởi vì hết một năm dự khóa
tại Học viện họ sẽ phải nhanh chóng hòa nhập
với môi trường Đại học ở Nga. Để nâng cao chất
lượng cho đội ngũ học viên DKNN, bộ môn tiếng
Nga phải nghiên cứu đổi mới để tăng cường dạy
kỹ năng nghe một cách đồng bộ, khoa học.
3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ
NĂNG NGHE
Xét về mặt phương pháp, nhiệm vụ cơ bản
trong việc dạy nghe là dạy người học hiểu được
ý của một phát ngôn dưới dạng nói. Người học có
thể hiểu được ý lời nói với điều kiện họ có thể đồng
thời khắc phục những trở ngại trong khi nghe, rút
ra được thông tin cần thiết cho mình, mà không
cần phải bận tâm về hình thức ngôn ngữ của thông
báo và có thể thực hiện quá trình này đồng thời với
sự xuất hiện một lần của thông báo với tốc độ nói
đặc trưng cho lời nói tiếng Nga.
Từ đó, chúng tôi đưa ra vài nguyên tắc dạy
nghe như sau:
Nguyên tắc dạy theo giai đoạn
Quá trình dạy và học nghe tiếng Nga nói chung
và tại Học viện KTQS nói riêng được chia làm
hai giai đoạn chính: giai đoạn bắt đầu và giai đoạn
nâng cao. Ở giai đoạn bắt đầu, người học nắm
vững các quy tắc ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng
nghe dưới dạng các phát ngôn đơn giản. Ở giai
đoạn nâng cao, người học cần tập trung rèn luyện
và phát triển kỹ năng ở cấp độ cao hơn, có thể
tham gia giao tiếp tự nhiên với người bản ngữ.
Nguyên tắc dạy và học có ý thức
Nguyên tắc này đòi hỏi người dạy và người
học luôn xác định được những nội dung cần nghe,
những ngữ liệu cần lựa chọn, những phương pháp
cần áp dụng, những yêu cầu cần đạt được, những
Bảng 1: Khảo sát kết quả thi của học viên dự khóa nước ngoài trong 3 năm học
Năm học Lớp
Kỹ năng đọc Kỹ năng viết Kỹ năng nghe
Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB
2014-2015 DKNN50 39% 52% 9% 35% 49% 16% 22% 41% 37%
2015-2016 DKNN51 40% 52% 8% 37% 48% 15% 25% 44% 31%
2016-2017 DKNN52 42% 51% 7% 41% 45% 14% 28% 43% 29%
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
lỗi mắc phải và nguyên nhân mắc lỗi (dựa vào
các hình thức khai thác bài nghe).
Nguyên tắc phát huy tính tích cực, sáng tạo
của người học
Người dạy chỉ đóng vai trò là người định
hướng, giúp đỡ, là người trọng tài, còn người học
mới là trung tâm, chủ thể để giải quyết một cách
chủ động, tích cực và sáng tạo các nhiệm vụ mà
người dạy đưa ra.
Nguyên tắc tính đến tiếng mẹ đẻ của người học
Nguyên tắc tính đến tiếng mẹ đẻ của người học
thực sự cần thiết trong cả quá trình dạy và học,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu, khi người học luôn
phải trả lời câu hỏi: có – không có; giống – không
giống; đúng – không đúng
Dựa trên những nguyên tắc dạy nghe đã nêu
ở trên, chúng tôi đưa ra một vài biện pháp nhằm
nâng cao việc dạy và học kỹ năng nghe giúp học
viên DKNN đạt hiệu quả cao.
3.1. Đổi mới phương pháp dạy nghe tiếng Nga
Nâng cao trình độ chuyên môn
Trong công tác giảng dạy tiếng Nga cho học
viên DKNN, việc đổi mới phương pháp dạy tiếng,
đặc biệt là dạy kỹ năng nghe không có nghĩa là thay
đổi hoàn toàn phương pháp dạy học. Vì vậy, cần
phải đổi mới phương pháp dạy học theo phương
pháp giảng dạy tích cực. Các giờ học phải được
tiến hành theo định hướng giao tiếp, lấy người học
làm trung tâm. Giảng viên phải khơi gợi và phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.
Khai thác bài giảng bằng các trang thiết bị hiện đại
để phát huy tính tự giác, khả năng tư duy, năng lực
sáng tạo và niềm đam mê của người học. Trong
thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện
nay, giảng viên phải chủ động cập nhật, khai thác
những nội dung mới vào công tác giảng dạy kỹ
năng nghe, giảng viên cần triệt để khai thác nội
dung bài giảng qua các phương tiện thông tin đại
chúng và bằng các trang thiết bị hiện đại để nội
dung được sinh động, hấp dẫn. Muốn làm được
như vậy, giảng viên phải tự mình nâng cao trình độ
chuyên môn, cũng như khả năng cập nhật, bám sát
mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung chương trình
để cập nhật khai thác cho phù hợp.
Nắm bắt chất lượng học viên
Kiểm tra, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm của
giảng viên là một khâu quan trọng trong đổi mới
phương pháp dạy học, là việc làm thường xuyên
nhằm góp ý, điều chỉnh, bổ sung cho giảng viên về
nội dung bài giảng cũng như phương pháp giảng
dạy, từng bước giúp cho việc nâng cao chất lượng
chuyên môn.Thông qua dự giờ, kịp thời nắm bắt
chất lượng học viên, trao đổi, đối thoại với họ để bổ
sung những thiếu hụt về kiến thức, hướng dẫn cho
họ về phương pháp học tập để góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học tiếng Nga.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phối
hợp chặt chẽ với lớp, để nắm chắc chất lượng học
viên, từ đó tiến hành các biện pháp, cách thức tổ
chức giờ giảng, áp dụng phương pháp giảng dạy
phù hợp. Cán bộ quản lý và giảng viên cần chặt
chẽ hơn nữa trong khâu kiểm tra, đánh giá hiệu
quả sử dụng các trang thiết bị, phương tiện học
tập. Đây là khâu quan trọng nhằm đánh giá thực
chất chất lượng của người dạy và người học, để từ
đó người học có kế hoạch phấn đấu và giảng viên
có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và phương pháp
giảng dạy.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong đổi mới
phương pháp dạy học nghe tiếng Nga là đổi mới
phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe. Chúng tôi
tiến hành song song giữa các giờ nghe trên lớp có
giảng viên với các giờ ngoại khóa.
Các hoạt động ngoại khóa cũng có vai trò quan
trọng trong công tác đổi mới phương pháp giảng
dạy. Mỗi loại hình hoạt động ngoại khóa có những
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
đặc thù riêng của nó nhưng đều có mục đích chung
là để nắm vững và sử dụng tiếng Nga như một
công cụ giao tiếp. Ở Học viện KTQS, các hình
thức ngoại khóa thường rất phong phú và đa dạng:
phát động phong trào thi hùng biện về một chủ đề
nào đó bằng tiếng Nga giữa các lớp; thi nói hay,
đọc tốt tiếng Nga; thi tìm hiểu về đất nước, con
người Nga; xem phim tiếng Nga có thảo luận; tổ
chức phong trào “Ngày tiếng Nga”, hằng tháng tổ
chức câu lạc bộ tiếng Nga (ở đó, học viên tự làm
MC, tự tổ chức các trò chơi ...). Qua những hoạt
động ngoại khóa này, học viên thấy hứng thú hơn
với việc học tiếng Nga, từ đó khả năng nghe-nói
cũng tốt dần lên.
Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo dự khóa cho
toàn quân đạt hiệu quả cao, Học viện KTQS trong
ba năm gần đây cũng đã mời giảng viên từ các
trường Đại học uy tín của Nga sang hỗ trợ mỗi kỳ
3 tuần đến 1 tháng, điều này cải thiện đáng kể kết
quả học nghe-nói của học viên.
Nhiệm vụ dạy nghe hiểu có giải quyết được hay
không còn là do hệ thống bài tập. Đây là các bài
tập soạn cho một đối tượng người học nhất định.
Khi soạn bài tập, trước hết cần phải tính đến mục
đích dạy và học – xác định những kỹ xảo và kỹ
năng cần được hình thành ở người học (nghe đài
bằng tiếng Nga, nghe người bản ngữ giảng bài)
đồng thời cũng cần nhấn mạnh những chỗ khó liên
quan tới các đặc điểm của thông báo lời nói.
Ở giai đoạn nâng cao (học kỳ 2) dạy nghe hiểu,
cần hình thành ở người học kỹ năng nhận biết bằng
thính giác những yếu tố lời nói đã nắm được, kỹ
năng phân chia chuỗi lời nói thành câu, ngữ đoạn
và từ là trung tâm ngữ nghĩa của ngữ đoạn, hiểu ý
nghĩa kiểu cấu trúc ngữ điệu được sử dụng trong
một câu nhất định. Người học đặc biệt cần có các
kỹ năng nhận biết các từ bị biến đổi trong dòng
ngữ lưu; kỹ năng khu biệt các từ phát âm giống
nhau; hiểu những phát ngôn có chứa số từ vựng đã
học và chưa học (đối với giai đoạn nâng cao, số từ
mới mà có chưa quá 5% sẽ không có ảnh hưởng gì
đến việc hiểu); xác định nghĩa của các từ khi nghe
dựa vào ngữ cảnh, nhờ gần giống tiếng mẹ đẻ; hiểu
các từ quốc tế.
Nhiệm vụ thứ hai, xét về mặt phương pháp,
là phải làm sao để dạy cho người học hiểu được
nội dung phát ngôn lời nói. Do đó, có thể xác định
được những sự kiện có trong thông báo, phân biệt
các sự kiện đó với nhau, theo dõi được trình tự tiến
triển của sự kiện; kỹ năng xác định được những
đoạn thông báo có giá trị thông tin cao nhất, xác
định được mối tương quan giữa bộ phận với chỉnh
thể, tách ra được những ý chính, hiểu được nội
dung chung, mặc dù không hiểu những đoạn riêng
biệt của thông báo; kỹ năng phân biệt cái mới với
cái đã biết
Trong thực tế giao tiếp lời nói, người học có
nhu cầu phải nghe tiếng Nga trong nhiều điều kiện
khác nhau như trên lớp học, nghe đĩa hát và băng
ghi âm, nghe đài, xem phim ảnh, giao tiếp trực tiếp
với người khác. Vì vậy, phải luyện cho người học
có kỹ năng hiểu được các phát ngôn lời nói thu
được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trong
điều kiện có hoặc không có sự hỗ trợ về mặt thính
giác, hiểu được lời nói của những người không
quen biết; kỹ năng nắm được nghĩa của những tín
hiệu lời nói được phát ra với tốc độ trung bình và
với tốc độ nhanh.
Bài tập rèn luyện kỹ năng nghe
Hiện nay, có hai dạng bài tập luyện nghe cơ
bản là: bài tập chuẩn bị (bài tập ngôn ngữ) và bài
tập lời nói (bài tập giao tiếp).
- Bài tập chuẩn bị
Dạng bài tập này có nhiệm vụ chuẩn bị cho cơ chế
thính giác làm quen dần rồi tiến tới nhận biết được
chuỗi lời nói. Dạng bài tập chuẩn bị gồm các loại bài
tập sau:
+ Bài tập phát triển cơ chế lời nói bên trong,
gồm: nghe nhận biết và phân biệt các âm, các từ;
nghe và xác định vị trí trọng âm.
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Ví dụ: Прослу́шайте и впиши́те вме́сто
то́чек пропу́щенные зву́ки.
1. .....а́ма – .....а́ма
2. ба́.....ка – ба́.....ка
3. .....ла́га – .....ла́га
4. о́стро..... – остров...
5. ....рак - .....раг
6. .....ыр – .....ирк
7. тетра́д.. – тетра́д..
8. глаз..... – нельз.....
9. .....вет – .....вет
10. брю́.....и – де́нь.....и
+ Bài tập phát triển cơ chế chia tách chuỗi lời
nói, gồm: nghe và xác định kiểu ngữ điệu (IK);
nghe nhận biết các ngữ điệu và phân biệt đúng
trọng âm logic của câu nói.
Ví dụ: Прослу́шайте, укажи́те ме́сто
интонацио́нного це́нтра и повтори́те.
1. Э́то Ни́на. Она́ инжене́р. Э́то Ню́ра. Она́
то́же инжене́р. Они́ инжене́ры.
2. Э́то ва́ша кни́га?
Нет, э́то не моя́ кни́га.
А э́то?
Да, э́то моя́ кни́га.
+ Bài tập phát triển (luyện) cơ chế trí nhớ thao
tác: với loại bài tập này, người học cần nghe nhận
biết và nhắc lại đúng từ, câu hoặc chuỗi lời nói và
nghe nhận biết và ghi lại đúng từ, câu hoặc chuỗi
lời nói.
Ví dụ: Прослу́шайте, укажи́те ме́сто
интонацио́нного це́нтра и повтори́те.
Мой брат прие́хал сего́дня.
Мой брат прие́хал сего́дня ра́но.
Мой брат прие́хал сего́дня ра́но у́тром.
Мой брат прие́хал сего́дня ра́но у́тром на
вокза́л.
Мой брат прие́хал сего́дня ра́но у́тром на
вокза́л в Москве́.
- Bài tập lời nói
Đây là các bài tập phát triển cơ chế nắm ý
nghĩa của bài nghe. Có thể liệt kê ra các bài tập
lời nói sau:
+ Nghe và trả lời đầy đủ ý (nội dung) các câu hỏi
+ Nghe và đặt đầu đề cho câu chuyện
+ Nghe và phân chia câu chuyện thành các ý lớn
+ Nghe và đối chiếu với dàn bài cho sẵn xem
đúng hay sai.
+ Nghe và ghi tóm tắt nội dung câu chuyện
Trong quá trình nghe, giảng viên nên lưu ý học
viên cần chú ý xác định đúng trọng âm của từ để
có thể phân biệt những từ gần giống nhau; Rèn kỹ
năng bắt từ thông qua những từ xung quanh nó; Rèn
luyện khả năng nghe liền mạch, không nghe đứt
đoạn vì các chuỗi âm tiết và từ được đưa ra trong
thế đối xứng nhau.
Sau khi nghe, học viên kiểm tra và hoàn thiện
lại phần bài tập nghe. Học viên nhắc lại nội dung
đã nghe được, chữa lỗi, luyện những cặp âm khó
và đánh giá kết quả.
3.2. Đổi mới phương pháp học nghe tiếng Nga
Sự thành công trong học tiếng phụ thuộc nhiều
vào yếu tố động cơ. Động cơ được hiểu như là một
“lực đẩy cá nhân” có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thành
quả học tập của người học. Động cơ không phải là
nguyên nhân trực tiếp khiến người học thành công
nhưng lại là nhân tố bắc cầu. Động cơ càng mạnh,
người học càng có ý thức làm giàu lượng kiến
thức đầu vào, khả năng tập trung tốt hơn để cho ra
những sản phẩm ngôn ngữ sau này. Sự thăng trầm
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
của tiếng Nga trong thời gian dài vừa qua có tác
động rất lớn đến cả người dạy và người học tiếng
Nga. Tuy nhiên, với học viên DKNN mục đích và
động cơ học tập là rất rõ ràng. Sau một năm học
dự bị tại Học viện, học viên DKNN sẽ sang Nga
để tiếp tục bậc Đại học nên học viên cần phải nỗ
lực trong việc học tiếng Nga nói chung và kỹ năng
nghe nói riêng. Từ đó, giảng viên giúp học viên có
những thay đổi tích cực trong việc học nghe.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong đổi mới
phương pháp học nghe tiếng Nga là đổi mới
phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe. Rèn luyện
kỹ năng nghe là một quá trình thường xuyên, liên
tục, ở mọi lúc, mọi nơi.
Tạo ra môi trường tiếng hàng ngày rất có ích
cho việc rèn luyện kỹ năng nghe. Luyện nghe có thể
được tiến hành theo hai hình thức: Thứ nhất, nghe
một cách có ý thức (khoảng mỗi ngày một giờ)
nghĩa là tập trung nghe để nắm bắt thông tin kết
hợp làm các bài tập nghe: nghe chọn đúng sai, nghe
trả lời câu hỏi, nghe điền từ vào chỗ trống Thứ
hai là nghe thụ động: có thể bật đài lên và vừa làm
việc vừa nghe, luyện cho người học sống trong môi
trường tiếng. Nên dành thời gian để nghe bản tin
tiếng Nga, nghe những bài hát Nga bằng tiếng Nga,
xem các chương trình truyền hình thực tế trên đài
truyền hình Nga... (từ 10 đến 20 phút). Nghe nhạc
giúp thư giãn đầu óc và tăng cường khả năng nghe.
Để việc tự học của học viên được đảm bảo có
diễn ra ở nhà, giảng viên cũng thường giao nhiệm
vụ cụ thể, ví dụ: chuyển qua hộp thư điện tử của các
em một đoạn video có các đoạn hội thoại giao tiếp
trong cửa hàng, trên phố, hoặc một đoạn các bài
hát ..., giảng viên có thể lấy nguồn từ trên Youtube,
yêu cầu về nhà nghe rồi ghi chép lại. Giảng viên sẽ
kiểm tra vào đầu giờ học nghe tiếp theo. Việc làm
này tạo hứng thú cho học viên rất nhiều.
Ngoài việc luyện tập, thực hành nghe ở trên
lớp, học viên phải không ngừng tự học, tự bồi
dưỡng, rèn luyện kỹ thuật nghe, khai thác, tận
dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ học tập.
4. KẾT LUẬN
So với các kỹ năng khác, nghe là một kỹ năng
tương đối khó. Có rất nhiều yếu tố chi phối tới chất
lượng dạy và học kỹ năng nghe, trong đó có cả
yếu tố khách quan và chủ quan. Để nâng cao chất
lượng dạy và học, cần tiến hành một loạt các giải
pháp đồng bộ trên cơ sở kết quả những nghiên cứu
cơ bản về ngôn ngữ, về nội dung chương trình, về
phương pháp giảng dạy và về cách thức tổ chức
dạy-học.
Thầy và trò là chủ thể và cũng là đối tượng cơ
bản của quá trình dạy và học. Nâng cao chất lượng
dạy và học trước tiên phải gắn với công tác đào
tạo, nâng cao trình độ của giảng viên. Nhà trường
cần quan tâm cử giảng viên đi bồi dưỡng học tập
trong và ngoài nước, theo các hình thức dài hạn và
ngắn hạn Bên cạnh đó, phải phát huy tinh thần
tự giác, tận dụng thời gian học tập của học viên.
Ngoài sự nỗ lực của thầy và trò cần có thêm những
phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị để quá trình
dạy và học nghe hiệu quả hơn.
Để việc dạy và học kỹ năng nghe được tiến
hành có hiệu quả phải tập trung xây dựng hệ thống
bài tập luyện nghe hợp lý, có nội dung cập nhật, phù
hợp với đối tượng đào tạo và mục tiêu, yêu cầu đào
tạo nhằm giúp người dạy và người học có những
định hướng rõ ràng, biết cách khai thác dữ liệu.
Ngoài các giải pháp liên quan tới người dạy và
người học, cần có sự kết hợp đồng bộ, thông suốt
của cấp ủy, chỉ huy các cấp để từng bước nâng cao
chất lượng dạy và học, dần đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mở cửa, hội
nhập và hợp tác toàn diện hiện nay./.
Tài liệu tham khảo:
Aкшина А.А., Каган О.Е. (2002), Учимся учить,
изд “Русский мир”, Москва.
Антонова В.Е., Нахабина М.М. и др., (2003),
Дорога в Россию, (Часть 1, 2, 3), изд
Златоус.
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
A STUDY ON HOW TO IMPROVE THE TEACHING AND LEARNING
OF LISTENING SKILLS FOR STUDENTS OF AN INTENSIVE FOREIGN
LANGUAGE COURSE AT MILITARY TECHNICAL ACADEMY
NGUYEN HONG DIEP
Abstract: Listening is a simultaneous process of auditory hearing with the acquisition of speech
content. For learners of foreign languages, listening comprehension is a difficult skill and has a
particularly important place in the communication process. Good listening will greatly assist in
shaping speaking, reading and writing skills. Learners have not really been able to fully develop
their listening ability during their studies. Due to many factors that the listening skills are not
properly paid attention to so the quality of listening skills is limited. In the long run, in order
to meet the requirements of military tasks in the current situation, the quality of teaching and
learning Russian including listening comprehension skills at the Military Technical Academy
should be improved.
Keywords: solution, Military Technical Academy, skills, listening
Received: 08/5/2018; Revised: 28/6/2018; Accepted for publication: 30/6/2018
Диброва Е.И. (2001), Современный русский
язык, изд “Академия”, Москва.
Леонтиев A. A., (1987), Общая методика
обучения иностранным языкам, изд
“Русский язык”, Москва.
Институт русского языка им. А.С. Пушкина
под редакцией А.Н. Шукина, (1990),
Методика преподавания русского языка как
иностранного, Москва.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_14_7_2018_19_25_nguyen_hong_diep_4391_2136230.pdf