Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm đánh giá giai đoạn nhiễm khuẩn huyết (piro) tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân 115

Tài liệu Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm đánh giá giai đoạn nhiễm khuẩn huyết (piro) tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân 115: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 24 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN NHIỄM KHUẨN HUYẾT (PIRO) TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Nguyễn Xuân Ninh*, Trần Ngọc Thúy Hằng**, Nguyễn Đình Quang**, Phùng Vĩnh Khương**, Phạm Thị Ngọc Thảo*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tình trạng bệnh lý phức tạp về sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng. Thang điểm PIRO gồm bốn thành phần: cơ địa, nhiễm khuẩn, đáp ứng và rối loạn chức năng cơ quan, được xem là công cụ phân tầng lí tưởng cho những bệnh nhân NKH. Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO trên bệnh nhân NKH nhập vào khoa cấp cứu (CC) và so sánh thang điểm này với thang điểm SOFA và qSOFA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (theo tiêu chuẩn của hội nghị đồng thuận lần 3) nhập vào khoa CC bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 8/2016 đến ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giá trị tiên lượng của thang điểm đánh giá giai đoạn nhiễm khuẩn huyết (piro) tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 24 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN NHIỄM KHUẨN HUYẾT (PIRO) TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Nguyễn Xuân Ninh*, Trần Ngọc Thúy Hằng**, Nguyễn Đình Quang**, Phùng Vĩnh Khương**, Phạm Thị Ngọc Thảo*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tình trạng bệnh lý phức tạp về sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng. Thang điểm PIRO gồm bốn thành phần: cơ địa, nhiễm khuẩn, đáp ứng và rối loạn chức năng cơ quan, được xem là công cụ phân tầng lí tưởng cho những bệnh nhân NKH. Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO trên bệnh nhân NKH nhập vào khoa cấp cứu (CC) và so sánh thang điểm này với thang điểm SOFA và qSOFA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (theo tiêu chuẩn của hội nghị đồng thuận lần 3) nhập vào khoa CC bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017. Kết quả: 174 bệnh nhân NKH được theo dõi và tính điểm PIRO, qSOFA, SOFA tại thời điểm nhập CC và được theo dõi đến khi xuất viện. Tuổi trung vị là 75(61-83) tuổi, tỷ lệ nhập hồi sức là 57,5%, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 36,2%, tỷ lệ tử vong là 49,4%. Điểm PIRO trung vị là 13(11-16) điểm, qSOFA là 2(1-2) điểm, SOFA là 4(3-7 điểm). Cả ba thang điểm đều có khả năng tiên lượng tử vong: AUC của PIRO là 0,807 (KTC 95% = 0,743 - 0,871), P <0.001, AUC của qSOFA là 0,695 (KTC 95% = 0,621 - 0,763), P <0,001 và AUC của SOFA là 0,722 (KTC 95%: 0,649 - 0,787), P <0,001. AUC của PIRO cao hơn AUC của qSOFA và SOFA có ý nghĩa thống kê (P <0,05) trong tiên lượng tử vong. Khả năng tiên lượng tử vong của qSOFA và SOFA khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P = 0,549 (KTC 95%= -0,061 đến 0,115). Kết luận: Thang điểm PIRO có khả năng tiên lượng tử vong tốt hơn khi so với thang điểm qSOFA và SOFA ở bệnh nhân NKH nhập vào khoa CC. Từ khóa: PIRO, SOFA, qSOFA, nhiễm khuẩn huyết, khoa cấp cứu. ABSTRACT PREDICTIVE PERFORMANCE OF THE PREDISPOSITION, INFECTION, RESPONSE, AND ORGAN DYSFUNCTION (PIRO) SCORE FOR MORTALITY IN SEPTIC PATIENTS IN THE EMERGENCY DEPARTMENT OF PEOPLE'S HOSPITAL 115 Nguyen Xuan Ninh, Tran Ngoc Thuy Hang, Nguyen Dinh Quang, Phung Vinh Khuong, Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 20 - 26 Background: The PIRO score (The predisposition, infection, response and organ dysfunction) was designed as a stratification tool to deal with the inherent heterogeneity of septic patients. Objective: To assess the performance of the PIRO score in predicting mortality in septic patients in the emergency department and to compare this score with SOFA and sofa scores. Design: Prospective observational study on septic patients from August 2016 to March 2017 in the ED at * Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Vinmec Central Park ** Khoa Cấp Cứu, bệnh viện Nhân Dân 115 *** Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BSCK2. Nguyễn Xuân Ninh ĐT: 0977123039 Email: nxn0081@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 25 people's hospital 115 in HCM city, Viet Nam. Results: 174 patients with sepsis were monitored and calculated PIRO score, sofa score, SOFA score at the entry in ED and were followed until discharge from hospital. The median age was 75(61-83) years old, the ICU admission rate was 57.5%, the septic shock rate was 36.2%, the mortality rate was 49.4%. The PIRO median was 13(11-16) points, the sofa median was 2(1-2) points, the SOFA median was 4(3-7) points. All three scores were capable of mortality prognosis: AUC of PIRO was 0.807 (95% CI = 0.743 to 0.871), P <0.001, AUC of sofa was 0.695 (95% CI = 0.621 to 0.763), P <0.001 and AUC of SOFA was 0.722 (95% CI: 0.649 to 0.787), P <0.001. The AUC of PIRO were significantly greater than those of sofa and SOFA (P <0.05) in predicting mortality. The ability of the mortality prognosis was not significantly different between sofa score and SOFA score with P =0.549 (95% CI: -0,061 to 0,115). Conclusion: The PIRO score performed better than the sofa score and the SOFA score for predicting mortality in ED patients with sepsis. Keywords: PIRO, SOFA, sofa, sepsis, Emergency department ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới bị nhiễm khuẩn huyết (NKH) với tỷ lệ tử vong cao. Khoa cấp cứu (CC) là nơi thường gặp bệnh nhân NKH, đồng thời cũng là nơi đánh giá và điều trị ban đầu NKH. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng ban đầu NKH rất khó khan(4). Hiện đã có rất nhiều thang điểm được dùng để chẩn đoán và tiên lượng NKH như: APACHE II, SOFA, SAPS, Tuy nhiên, các thang điểm này không chuyên biệt cho các bệnh nhân cụ thể(10). Tại Hội Nghị Quốc Tế Đồng Thuận về NKH năm 2001, các chuyên gia đã đề xuất hệ thống đánh giá giai đoạn nhiễm khuẩn huyết PIRO. Hệ thống PIRO nhấn mạnh vào việc mô tả chính xác các kiểu hình của một bệnh nhân bị NKH tương tự như mô hình TNM (u, hạch, di căn) trong bệnh lý ác tính(6). Do đó, đặc điểm về phân loại, kiểu hình của bệnh nhân dựa trên các thông số của thang điểm PIRO sẽ hữu ích hơn các thang điểm khác trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu về NKH(10). Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân NKH. Xác định giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO trên bệnh nhân NKH. So sánh giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO, SOFA và qSOFA trên bệnh nhân NKH. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Đối tương nghiên cứu Bệnh nhân ≥18 tuổi, nhập vào khoa CC đạt tiêu chuẩn chẩn đoán NKH của Hội nghị đồng thuận quốc tế lần thứ 3 về NKH: bệnh nhân có nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng có điểm SOFA thay đổi ≥2. -Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã có ngưng tim trước khi vào CC, phụ nữ có thai. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu -α=0,05 →Zα/2 =1,96 -ß=0,2 →Zß =0,84 Theo nghiên cứu của Macdonald(7) thang điểm PIRO và SOFA có AUC lần lượt là 0,86 và 0,78. Trong nghiên cứu của Jun-Yu W(5) thì qSOFA có AUC là 0,66. →n ≥156 bệnh nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 26 Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 -Biến định lượng có phân phối chuẩn: trung bình ± độ lệch chuẩn, phép kiểm student (t). -Biến định lượng mà phân phối không chuẩn: trung vị, khoảng tứ phân vị, phép kiểm Mann-Whitney U. -Biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm, phép kiểm χ2. -Dùng đường cong ROC, AUC để xác định giá trị tiên lượng, để so sánh các thang điểm với nhau. -Dùng phép kiểm Hosmer-Lemeshow để đánh giá độ chuẩn hoá của mô hình, với trị số C càng nhỏ, P càng lớn, mô hình càng có độ chuẩn hoá tốt. -Sử dụng phần mềm MedCalc 11.0 để tìm điểm cắt, để so sánh các AUC với nhau theo phương pháp Delong, với điểm cắt tối ưu được xác định bằng chỉ số Youden J. -Tất cả các phép phân tích là 2 đuôi, và P < 0,05 là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 7 tháng (8/2016 – 3/2017), tại khoa CC bệnh viện Nhân Dân 115, chúng tôi thu thập được 174 bệnh nhân NKH đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Bảng 1. Tiền căn bệnh lý: Tiền căn bệnh lý Số bệnh nhân (N =145) Tỷ lệ % Bệnh lý tim mạch 108 62,1 % Đái tháo đường 49 28,2 % COPD 24 13,8 % Bệnh thận mạn 15 8.6 % Bệnh gan 10 5,7 % Lao 7 4 % Ung thư 6 3,4 % Ở viện dưỡng lão 1 0,6 % Bảng 2. Đặc điểm chung của bệnh nhân NKH tham gia nghiên cứu Số bệnh nhân N = 174 Tuổi (năm) 75 (61-83) Giới tính: Nam 72/174 (41,4%) Số ngày khởi phát bệnh trước nhập CC (ngày) 3 (1-5) Thời gian nằm viện (ngày) 7 (4-11) Dùng kháng sinh từ tuyến trước 52/94 (55,3%) Thời gian bắt đầu dùng kháng sinh (giờ) 3 (2-4) Tỷ lệ dùng kháng sinh ≤ 3 giờ 102/174 (58,6%) Tỷ lệ bệnh nhân thở máy trong thời gian nằm viện 61/174 (35,1%) Điểm qSOFA 2 (1-2) Điểm SOFA 4 (3-7) Điểm PIRO 13 (11-16) Tỷ lệ sốc NK 63/174 (36,2%) Tỷ lệ nhập HS 100/174 (57,5%) Tỷ lệ tử vong (gồm tử vong nội viện + bệnh nặng xin về) 86/174 (49,4%) Bảng 3. Các yếu tố lâm sàng liên quan tử vong trên bệnh nhân NKH: Thông số Tử vong (n=86) Sống (n=88) P Tuổi 75,5 (62-84,3) 74,5 (59,3-83) 0,385 Giới nam 39 (45,3%) 33 (37,5%) 0,356 Nhập hồi sức 64 (74,4%) 36 (40,9%) < 0,001 Thời gian điều trị tại khoa HS (ngày) 2 (1-5) 0 (0-2) < 0,001 Điểm Glasgow 10 (14-15) 14 (13-15) 0,004 Nhịp tim (lần/phút) 121 (100-130) 100 (88-116) < 0,001 Huyết áp ĐM trung bình (mmHg) 73 ± 28 77 ± 23 0,323 Dùng thuốc vận mạch tại CC 21 (24,4%) 11 (12,5%) 0,042 Nhiệt độ ( 0 C) 37 (37-38,5) 37,5 (37-38,8) 0,383 Tần số thở (lần/phút) 26 (23-28) 22 (20-26) < 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 27 Thông số Tử vong (n=86) Sống (n=88) P Thời gian dùng KS (giờ) 3 (2-4) 3 (2,5-5) 0,021 Thời gian dùng KS ≤ 3 giờ 55/86 (64%) 47/88 (53,4%) 0,158 Có sử dụng KS từ tuyến trước 28/44 (63,6%) 26/50 (52.5%) 0,149 Thở máy trong thời gian nằm viện 58 (67,4%) 3 (3,4%) < 0,001 Thời gian nằm viện (ngày) 4 (2-9) 9 (7-11) < 0,001 Sốc NK 49 (57%) 14 (15,9%) < 0,001 Điểm qSOFA 2 (2-3) 1 (1-2) < 0,001 Điểm SOFA 6 (4-8) 4 (2-5) < 0,001 Điểm PIRO 15,5 (12-18) 12 (8-14) < 0,001 Biểu đồ 1. Tỷ lệ tử vong theo vị trí nhiễm trùng Nhận xét: Ngõ vào nhiễm khuẩn huyết từ đường hô hấp và nhiễm trùng ổ bụng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bảng 4. Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến tử vong ở bệnh nhân NKH: Cận lâm sàng Tử vong (n=86) Còn sống (n=88) P Hb (g/dl) 11,2 ± 2,7 11,5 ± 1,8 0,472 BC (K/mm 3 ) 14,9 (11,9-19,4) 12,8 (8,8-17,2) 0,203 BCĐNTT (%) 84,9 (76,6-88,7) 84,7 (71-90,1) 0,684 TC (K/mm 3 ) 239 (157-326) 218 (176-290) 0,437 Ure (mg/dl) 55,9 (36,8-80,3) 39,7 (28,7-55,8) < 0,001 Creatinin (mg/dl) 1,4 (0,83-1,95) 1,15 (0,82-1,6) 0,128 Bilirubin TP (mg/dl) 0,89 (0,63-1,33) 0,69 (0,48-1,24) 0,013 AST (U/l) 43 (29-77) 37 (27-50) 0,104 ALT (U/l) 31 (19-52) 26 (18-41) 0,243 pH 7,43 (7,34-7,49) 7,43 (7,38-7,47) 0,680 PaO2/FiO2 244 ± 111 316 ±1 15 < 0,001 PaCO2 (mmHg) 31,7 (26-38,2) 31,4 (27,3-36,3) 0,776 HCO3 (mmol/L) 20,9 (18,1-24,6) 21,4 ± 5,2 0,810 CRP (mg/l) 104,8 (27,8-197,4) 93,2 (21,7-163,9) 0,308 Lactate máu (mg/dl) 31,5 (18,3-31,5) 20,6 (12,4-34) < 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 28 Bảng 5. So sánh giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO, SOFA và qSOFA trên bệnh nhân NKH: Thang điểm Hệ số tương quan P OR KTC 95% OR 5% -95% Thống kê Hosmer Lemeshow P Khả năng dự đoán đúng(%) PIRO 0,338 < 0,001 1,40 1,25-1,57 0,743 73,6 SOFA 0,375 < 0,001 1,45 1,25-1,69 0,003 67,2 qSOFA 1,008 < 0,001 2,74 1,77-4,23 0,923 64,9 Nhận xét: Cả ba thang điểm đều có tiên lượng độc lập biến cố tử vong với P < 0,001. Thang điểm PIRO và qSOFA có độ hiệu chuẩn tốt với giá trị P của thống kê Hosmer-Lemeshow > 0,05, thang điểm SOFA có độ hiệu chuẩn kém với P của thống kê Hosmer-Lemeshow < 0,05. Biểu đồ 2. Đường cong ROC của điểm PIRO trong tiên lượng tử vong Nhận xét: Thang điểm PIRO có khả năng phân biệt trong tiên lượng tử vong bệnh nhân NKH tốt với AUC = 0,807 (KTC 95%: 0,743-0,871) với P < 0,001. Biểu đồ 3. Đường cong ROC của thang điểm PIRO, SOFA, qSOFA tiên lượng kết cục tử vong Bảng 6. AUC tiên lượng tử vong của ba thang điểm: Thang điểm AUC Độ lệch chuẩn KTC 95% của AUC P PIRO 0,807 0,032 0,741 – 0,863 < 0,001 SOFA 0,722 0,039 0,649 – 0,787 < 0,001 qSOFA 0,695 0,036 0,621 – 0,763 < 0,001 Bảng 7. So sánh AUC tiên lượng tử vong của ba thang điểm Cặp thang điểm so sánh AUC khác biệt Sai số chuẩn KTC 95% P PIRO-SOFA 0,085 0,040 0,006-0,164 0,033 PIRO-qSOFA 0,112 0,037 0,038-0,186 0,003 SOFA-qSOFA 0,026 0,044 -0,061-0,115 0,549 Nhân xét: Thang điểm PIRO có khả năng phân biệt tốt hơn SOFA và qSOFA có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Khả năng phân biệt của SOFA khác biệt qSOFA không có ý nghĩa thống kê (P =0,549). Bảng 8. Điểm cắt tối ưu của thang điểm PIRO, SOFA, qSOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân NKH Thang điểm AUC KTC 95% Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV PIRO 0,807 0,741 – 0,863 ≥ 14 73,3 73,9 73,3 73,9 SOFA 0,722 0,649 – 0,787 ≥ 7 48,8 95,5 91,3 65,6 qSOFA 0,695 0,621 – 0,763 ≥ 2 76,7 53,4 61,6 70,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 29 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân NKH tham gia nghiên cứu có điểm PIRO, qSOFA và SOFA trung vị lần lượt là 13(11-16), 2(1-2) và 4(3-7) với tỷ lệ tử vong cao (49,4%). Tuy nhiên, khi so sánh với tỷ lệ tử vong trong những nghiên cứu về NKH được thực hiện trong nước thì tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là khá tương đồng hoặc hơi thấp hơn. Tác giả Phạm Thị Ngọc Thảo(8) nghiên cứu tại khoa ICU bệnh viện Chợ Rẫy với tỷ lệ tử vong là 61% cũng cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Có lẽ vì Chợ Rẫy bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ bệnh nhân sốc NK cao hơn, điểm SOFA cao hơn, do đó mức độ bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, khi so sánh với các nghiên cứu thực hiện tại nước ngoài, đặc biệt là những nước có thu nhập cao thì tỷ lệ tử vong của bệnh nhân NKH trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn rõ rệt mặc dù khá tương đồng về điểm PIRO, qSOFA và SOFA. Theo nghiên cứu MOSAICS(9) thực hiện tại 150 khoa ICU của 16 nước khu vực châu Á thì những bệnh nhân NKH có tỷ lệ tử vong chung là 44,5%. Tuy nhiên, những nước có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam có tỷ lệ tử vong (46,6%-50%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ tử vong tại các nước có thu nhập cao (38,7%) với P = 0,001. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tỷ lệ tử vong của các nước có thu nhập thấp và trung bình trong nghiên cứu MOSAICS. Thang điểm PIRO trong nghiên cứu của chúng tôi được đề xuất bởi tác giả Howell và cộng sự(3). Howell đã thực hiện nghiên cứu trên 2.132 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng với AUC của thang điểm PIRO trong tiên lượng tử vong nội viện là 0,90. Giá trị tiên lượng tử vong nội viện của thang điểm PIRO này đã được Howell và cộng sự xác nhận lại trong nghiên cứu đoàn hệ nội bộ (n = 4.618) với AUC = 0,86 và trong nghiên cứu đoàn hệ bên ngoài (n = 1.004) với AUC = 0,83(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi, thang điểm PIRO có khả năng phân biệt trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân NKH là tốt, với AUC đạt 0,807 (KTC 95% = 0,743-0,871) với P <0,001, khá tương đồng với nghiên cứu gốc của Howell cũng như nghiên cứu của Macdonald(7). Tác giả Chen và cộng sự(1) nghiên cứu 680 bệnh nhân NKH nhập vào khoa CC ở Bắc Kinh thì thang điểm PIRO có giá trị tiên lượng tử vong với AUC = 0,744, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả đã loại trừ bệnh nhân ung thư di căn và bệnh gan giai đoạn cuối (là biến trong thang điểm PIRO) nên có thể đã làm giảm giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điểm PIRO có khả năng phân biệt tốt hơn điểm SOFA và điểm qSOFA có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Thang điểm SOFA có khả năng phân biệt tốt hơn qSOFA, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P = 0,549. Xét về độ hiệu chuẩn thì thang điểm PIRO và qSOFA có độ hiệu chuẩn đạt với P > 0,05 nhưng thang điểm SOFA thì độ hiệu chuẩn không đạt với P = 0,003 theo thống kê Hosmer Lemeshow. Trong đó, thang điểm PIRO có khả năng dự đoán đúng cao nhất (73,6%). Nghiên cứu của Macdonald(7) cũng cho kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh giá trị tiên lương tử vong của thang điểm PIRO và thang điểm SOFA. Macdonald cho rằng thang điểm PIRO đã đưa vào các biến như yếu tố bệnh kèm theo, nguồn nhiễm cũng như tình trạng sinh lý, vì thế thang điểm PIRO có khả năng tiên lượng tốt hơn so với điểm SOFA để dự đoán tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân NKH. Về khả năng phân biệt trong tiên lương tử vong của thang điểm SOFA so với qSOFA, nghiên cứu của chúng tôi trái ngược so với nghiên cứu gốc của tác giả Seymour(11) khi thực hiện trên những bệnh nhân không nằm ICU nhưng lại tương đương với giá trị AUC của thang điểm qSOFA, SOFA ở nhóm bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 30 nhân nằm ICU. Lý do khác biệt này có lẽ do bệnh nhân NKH nhập vào khoa CC trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ nặng gần tương đương với nhóm bệnh nhân nằm ICU trong nghiên cứu gốc của Seymour. Bệnh nhân NKH trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm SOFA trung vị là 4 (3-7), gần tương đương nhóm bệnh nhân nằm ICU (điểm SOFA là 6 (3-9)) và cao hơn nhóm không nằm ICU (điểm SOFA là 1(0-3)) của Seymour. Nghiên cứu của Francesca(2) và Jun-Yu W(5) với mức độ nặng về điểm SOFA tương đương nghiên cứu của chúng tôi, cũng cho kết quả tương tự về giá trị tiên lượng của 2 thang điểm SOFA và qSOFA. Có lẽ bệnh nhân NKH tham gia nghiên cứu càng nặng thì giá trị tiên lương tử vong của qSOFA càng kém và SOFA càng cao. Chúng ta cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu lớn trong tương lai để có thể khẳng định điều này. KẾT LUẬN Bệnh nhân NKH tham gia nghiên cứu có tỷ lệ tử vong còn cao (49,4%). Một số yếu tố có liên quan đến tử vong đã được tìm thấy trong nghiên cứu. Thang điểm PIRO có khả năng phân biệt và độ hiệu chuẩn tốt trong tiên lượng tử vong (AUC = 0,807; KTC 95%: 0,743-0,871 với P < 0,001). Khả năng phân biệt trong tiên lượng tử vong của điểm PIRO tốt hơn SOFA và qSOFA có ý nghĩa thống kê (P <0,05) nhưng SOFA và qSOFA thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P = 0,547). Thang điểm PIRO và qSOFA có độ hiệu chuẩn tốt nhưng SOFA có độ hiệu chuẩn kém theo thống kê Hosmer-Lemeshow. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen YX, Li CS (2014), "Risk stratification and prognostic performance of the predisposition, infection, response, and organ dysfunction (PIRO) scoring system in septic patients in the emergency department: a cohort study", Crit Care, 18 (2), pp. 2-8. 2. Francesca I, Camilla T, Chiara D, et al. (2017), "SOFA score in septic patients: incremental prognostic value over age, comorbidities, and parameters of sepsis severity", Intern Emerg Med, (doi: 10.1007/s11739-017-1629-5). 3. Howell M, Talmor D, Schuetz P, et al. (2011), "Proof of principle: the predisposition, infection, response, organ failure sepsis staging system", Crit Care Med, 39, pp. 322-327. 4. Iskander KN, Osuchowski MF, Stearns-Kurosawa DJ, et al. (2013) Sepsis: multiple abệnh nhânormalities, heterogeneous responses, and evolving understanding. Physiol from: 5. Jun-Yu W, Yun-Xia C, Shu-Bin G, et al. (2016), "Predictive performance of quick Sepsis-related Organ Failure Assessment formortality and intensive care unit admission in patients with infection at the ED", American Journal of Emergency Medicine, 6757 (16), pp. 30227-3. 6. Levy MM, Fink MP, Abraham E, Angus D, et al. (2003), "2001 SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions Conference". Crit Care Med, pp. 102-120 7. Macdonald SP, Arendts G, Fatovich DM, et al. (2014), "Comparison of PIRO, SOFA, and MEDS scores for predicting mortality in emergency department patients with severe sepsis and septic shock", Acad Emerg Med, 21 (11), pp. 1257-63. 8. Phạm Thị Ngọc Thảo (2012), "Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị tiên lượng của một số cytokin trên bệnh nhân nhiểm khuẩn huyết nặng", luận án tiến sĩ, ĐHYD TP.HCM. 9. Phua J, Koh Y, Du B, et al. (2011), "Management of severe sepsis in patients admitted to Asian intensive care units: prospective cohort study. MOSAICS Study Group.", BMJ, 342, pp. d3245. 10. Rathour S, Kumar S, et al. (2015), "PIRO concept: Staging of sepsis", J Postgrad Med, 61 (4), pp. 235–242. 11. Seymour C, Liu VX, Iwashyna TJ, et al (2016). Assessment of Clinical Criteria for Sepsis: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). from: Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_tien_luong_cua_thang_diem_danh_gia_giai_d.pdf