Nghiên cứu giá trị của NT-PROBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh

Tài liệu Nghiên cứu giá trị của NT-PROBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 44 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NT-PROBNP TRONG TIÊN LƯỢNG DIỄN TIẾN HẬU PHẪU Ở TRẺ EM MẮC BỆNH TIM BẨM SINH Bùi Thị Hồng Duyên*, Vũ Trí Thanh**, Nguyễn Thị Băng Sương*** Lê Minh Khôi** TÓM TẮT Mở đầu. Các peptide thải natri niệu đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng như là một trong những chỉ điểm sinh học quan trọng trong lĩnh vực tim mạch người lớn. Tuy vậy, chỉ điểm này vẫn còn chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch nhi. Mục tiêu. Khảo sát giá trị giá trị tiền phẫu của nồng độ tiền hormone đầu tận nitơ của BNP và đánh giá giá trị của NT-ProBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu. Trẻ em từ 0 đến 15 tuổi được chẩn đoán xác định bệnh tim bẩm sinh và được phẫu thuật tim mở. NT-ProBNP được định lượng trước mổ và tìm hiểu mối tương quan của chỉ điểm này với diễn tiến trong và sau m...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giá trị của NT-PROBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 44 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NT-PROBNP TRONG TIÊN LƯỢNG DIỄN TIẾN HẬU PHẪU Ở TRẺ EM MẮC BỆNH TIM BẨM SINH Bùi Thị Hồng Duyên*, Vũ Trí Thanh**, Nguyễn Thị Băng Sương*** Lê Minh Khôi** TÓM TẮT Mở đầu. Các peptide thải natri niệu đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng như là một trong những chỉ điểm sinh học quan trọng trong lĩnh vực tim mạch người lớn. Tuy vậy, chỉ điểm này vẫn còn chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch nhi. Mục tiêu. Khảo sát giá trị giá trị tiền phẫu của nồng độ tiền hormone đầu tận nitơ của BNP và đánh giá giá trị của NT-ProBNP trong tiên lượng diễn tiến hậu phẫu phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu. Trẻ em từ 0 đến 15 tuổi được chẩn đoán xác định bệnh tim bẩm sinh và được phẫu thuật tim mở. NT-ProBNP được định lượng trước mổ và tìm hiểu mối tương quan của chỉ điểm này với diễn tiến trong và sau mổ. Kết quả. Nghiên cứu thu nhận được 177 bệnh nhân. Nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu: 759,8 ± 2819,9 pg/ml (thấp nhất 13,1pg/ml; cao nhất 30807 pg/ml). Hệ số tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu với các thời gian gây mê, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ, thời gian nằm hồi sức, thởi gian lưu nội khí quản/thở máy, thời gian sử dụng vận mạch và thời gian nằm viện lần lượt là 0,2271, 0,2273, 0,2221, 0,4814, 0,5250, 0,6714 và 0,4279. Kết luận. Nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu có tương quan vừa đến khá chặt với các chỉ điểm của tình trạng diễn tiễn hồi sức sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Peptide này có thể được xem là một chỉ điểm sinh học hữu ích có giá trị tiên lượng trong tim mạch nhi và phẫu thuật tim mạch nhi. Từ khoá: NT-ProBNP, tim bẩm sinh, phẫu thuật tim, trẻ em ABSTRACT PREOPERATIVE CONCENTRATIONS OF N-TERMINAL PRO-HORMONE OF BNP (NT-PROBNP) CAN PREDICT THE POSTOPERATIVE COURSE IN CHILDREN UNDERGOING OPEN HEART SURGERY. Bui Thi Hong Duyen, Vu Tri Thanh, Nguyen Thi Bang Suong, Le Minh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 44 – 49 Background: The natriuretic peptides have been widely used as useful biomarkers in adult cardiology. These markers are, however, not adequately investigated and clinically applied in pediatric cardiology and pediatric cardiac surgery. Objectives: The current study was designed to examine the preoperative concentrations of NT-ProBNP in different groups of congenital heart diseases (CHD) in children and investigate the value of preoperative concentrations of NT-ProBNP in predicting the intraoperative as well as postoperative course of children with CHD undergoing cardiac surgery. Methods: All children from 0 to 15 years old with confirmed diagnosis of CHD and underwent cardiac surgery were recruited. NT-ProBNP concentrations were measured preoperatively and the correlations between *Bộ môn Dược Lý, Khoa Y, ĐH Y Dược TP HCM **Trung tâm Tim mạch, BV Đại học Y Dược TP HCM *** Khoa Xét Nghiệm, BV Đại học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc:PGS. TS. Lê Minh Khôi ĐT: 0919731386 Email:leminhkhoimd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 45 these concentrations and markers of severity intra- and postoperatively were investigated. Results. Our study recruited 177 pediatric patients. The mean preoperative NT-ProBNP concentrations were 759,8 ± 2819,9 pg/mL (min 13.1pg/mL; max 30807 pg/mL). The correlation efficient between preoperative NT-ProBNP concentrations with durations of anesthesia, cardiopulmonary bypass, aortic cross clamp,postoperative ICU stay, intubation/ventilation, inotropic-vasopressive medication and hospitalisation length were 0.2271, 0.2273, 0.2221, 0.4814, 0.5250, 0.6714 và 0.4279, respectively. Conclusions: Preoperative concentrations of NT-ProBNP showed moderate to fairly good correlation with severity in postoperative course in children with CHD undergoing cardiac surgery. This peptide should be considered as a useful marker in pediatric cardiology and pediatric cardiac surgery. Keywords: NT-ProBNP, congenital heart disease, cardiac surgery, chiddren MỞ ĐẦU Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là khiếm khuyết của tim và/hoặc, mạch máu lớn xuất hiện ngay từ lúc sinh. Tần suất xuất hiện bệnh khoảng 8 đến 12 trường hợp cho 1000 lần sinh ra và sống. Cùng với sự phát triển của ngành tim mạch nhi khoa, phẫu thuật tim mạch, hồi sức tim mạch nhi, tỉ lệ sống của trẻ em mắc bệnh tim được cải thiện một cách ngoạn mục(2,3). Bên cạnh các phương tiện chẩn đoán bệnh tim kinh điển như khám lâm sàng, điện tâm đồ, X-quang ngực và các kỹ thuật mới hơn như siêu âm tim-Doppler màu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, cộng hưởng từ tim thì các chỉ điểm sinh hóa cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân mắc bệnh tim, trong đó có trẻ em mắc bệnh TBS. Một trong những chỉ điểm sinh học được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là các peptide thải natri niệu(4). Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng BNP và tiền hormone đầu tận nitơ của nó (N-Terminal Pro-hormone of BNP, NT-ProBNP) có giá trị ưu việt hơn so với ANP và NT-ProANP trong phát hiện rối loạn chức năng thất trái(1) Trẻ em mắc bệnh tim làm tăng gánh thể tích và/hoặc áp lực ở thất phải và thất trái đều có biểu hiện tăng nồng độ NT-ProBNP. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ở trẻ em suy tim xung huyết, nồng độ NT-proBNP có tương quan với hoạt động chức năng của trẻ. NT-proBNP có khả năng chẩn đoán phân biệt nguyên nhân tim mạch với nguyên nhân hô hấp ở trẻ em khó thở. Một số dữ liệu mặc dù còn ít ỏi cũng đã gợi ý rằng peptide này có thể có triển vọng được sử dụng như là một chỉ điểm trong bệnh tim có tím, bệnh tim tắc nghẽn và bệnh tim do viêm. Nồng độ NT-proBNP tăng cao trước phẫu thuật tim có giá trị tiên đoán độc lập về thời gian nằm hồi sức ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh(5). Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trong những năm vừa qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu khảo sát giá trị của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng nhằm chẩn đoán rối loạn chức năng thất, phân biệt các nguyên nhân hô hấp với nguyên nhân tim ở bệnh nhân khó thở, giá trị tiên lượng cũng như theo dõi đáp ứng với điều trị. Những nghiên cứu này đã khẳng định giá trị hữu ích của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng tim mạch người lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trẻ em còn rất hạn chế trên thế giới và hầu như chưa thấy ở Việt Nam. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu về giá trị tiên lượng của NT-proBNP tiền phẫu ở trẻ mắc bệnh TBS cần được phẫu thuật hoặc can thiệp. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành đề tài này. Kết quả nghiên cứu giúp xác định giá trị tiên lượng của NT-proBNP trong thực hành lâm sàng tim mạch nhi khoa, đặc biệt là phẫu thuật tim mạch nhi. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đóng góp vào y văn là tiền đề cho các nghiên cứu kế tiếp. Mục tiêu Khảo sát nồng độ của NT-proBNP ở trẻ em Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 46 mắc bệnh tim bẩm sinh trước phẫu thuật. Khảo sát giá trị tiên lượng phẫu thuật, gây mê, hồi sức của nồng độ NT-proBNP tiền phẫu ở những trẻ em mắc bệnh TBS được phẫu thuật tim mở. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang Tất cả những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh từ 0 đến 15 tuổi được nhập viện và điều trị tại khoa Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/06/2015 đến 31/03/2016. Mỗi bệnh nhân có một phiếu thu thập số liệu ghi nhận tất cả thông tin hành chính, chẩn đoán và điều trị trước mổ, quá trình gây mê phẫu thuật, quá trình hồi sức và theo dõi cho đến khi bệnh nhân xuất viện. Mẫu máu xét nghiệm NT-ProBNP được lấy cùng lúc với các xét nghiệm tiền phẫu hoặc tiền thủ thuật. Định lượng NT-ProBNP được thực hiện trên máy tự động tại Khoa Xét nghiệm, BV Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu nhận được sẽ được quản lý trên Excel. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata.13.0. số liệu được nhập vào máy vi tính và sau khi đầy đủ thì được phân tích bằng phần mềm thống kê. Các chỉ số thống kê mô tả chủ yếu sử dụng tần số và tỉ lệ phần trăm. Ngoài ra, đối với biến số định lượng, ví dụ như giá trị nồng độ NT-proBNP, thời gian ở giai đoạn mê, giai đoạn hồi sức thì các kết quả được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn) hoặc trung vị kèm theo khoảng tứ phân vị, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa (nếu không phân bố chuẩn). Trị số p được tính theo các phép kiểm phù hợp (t-test, ANOVA, Mann- Whitney, Kruskal-Wallis) và giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan r < 0,3 được xem là tương quan lỏng lẻo;r = 0,3 đến < 0,5 là tương quan mức độ vừa; r = 0,5 đến < 0,7 là tương quan khá chặt chẽ và r ≥ 0,7 được xem là tương quan rất chặt chẽ. Vấn đề y đức Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không can thiệp và không có bất kỳ tác động có hại nào lên bệnh nhân. Bệnh nhân không tốn thêm chi phí cho xét nghiệm nghiên cứu này mà việc xét nghiệm là việc làm thường qui và nghiên cứu này chỉ tiến hành với bệnh nhân đã xét nghiệm NT-proBNP. Thông tin thu thập trong nghiên cứu sẽ được lấy từ kết quả xét nghiệm này. Những thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không vì mục đích nào khác nghiên cứu không vi phạm vấn đề y đức. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu nhận được 177 bệnh nhân trẻ em (BN) mắc bệnh TBS. Nam chiếm 89 BN và nữ 88 BN. Tuổi trung bình 3,54 ± 3,15 tuổi (nhỏ nhất 4 tháng, lớn nhất 14 tuổi). Dân số nghiên cứu được chia thành năm nhóm theo tổn thương giải phẫu và huyết động gồm Nhóm 1 gồm thông liên thất và bệnh TBS làm giãn thất trái (n = 96), Nhóm 2 gồm Tứ chứng Fallot và biến thể của nó (n = 40), Nhóm 3 là các BN có giãn thất phải (n = 13), Nhóm 4 là các bệnh TBS phức tạp như tim một thất (n = 19) và Nhóm 5 gồm các bệnh TBS không xếp loại vào bốn nhóm trên (n = 9). Bảng 1. Tỷ lệ BN sử dụng thuốc tim mạch trước phẫu thuật Thuốc Bệnh nhân (n = 177) Tỷ lệ % Không sử dụng thuốc 73 41,2 Lợi tiểu 68 65,4 Ức chế men chuyển 29 27,9 Ức chế bêta 29 27,9 Kháng đông 9 8,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 47 Thuốc có tỉ lệ sử dụng cao nhất là thuốc lợi tiểu để điều trị suy tim và tiếp theo là các thuốc giãn mạch và chống có thắt đường thoát thất phải trong Tứ chứng Fallot. Biểu đồ 1 cho thấy tình hình sử dụng thuốc trước mổ. Khoảng 40% trẻ em không cần điều trị thuốc tim mạch trước phẫu thuật. Đây là nhóm bệnh tim có tổn thương giải phẫu cần sửa chữa nhưng không gây nên triệu chứng suy tim hoặc các biểu hiện tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu lên phổi. Trong nhóm trẻ cần phải điều trị thuốc, đa phần chỉ cần dùng một loại (thường là lợi tiểu), rất ít trường hợp phải phối hợp đến 3 loại thuốc. Biểu đồ 1: Kết hợp thuốc tim mạch ở các BN TBS trước phẫu thuật Nồng độ NT-ProBNP ở dân số nghiên cứu Nồng độ NT-ProBNP trung bình:759,8 ± 2819,9 pg/ml (thấp nhất 13,1pg/ml; cao nhất 30807 pg/ml). Nồng độ NT-ProBNP trung vị là 179 pg/ml (TPV 25%: 87,2 pg/ml; TPV 75%: 382,3 pg/ml). Bảng 2. Nồng độ NT-proBNP trong các nhóm bệnh TBS Nhóm bệnh NT-proBNP (pg/ml) Nhỏ nhất Lớn nhất p Nhóm 1 (n = 95) 679,3 ± 1846,0 13,1 14740 Nhóm 2 (n = 40) 303,8 ± 429,4 59,2 2803 Nhóm 3 (n = 13) 236,4 ± 238,0 30,7 833.9 0,2374 Nhóm 4 (n = 19) 1064,1 ± 2752,3 25,6 12257 Nhóm 5 (n = 8) 4123,0 ± 10786,3 68,4 30807 Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP tiền phẫu với diễn tiến trong và sau mổ Bảng 3. Tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP trước mổ với các thời gian gây mê phẫu thuật và hồi sức sau mổ tim mở Thời gian TB ± SD r p Gây mê (giờ) 273,8 ± 69,6 0,2271 < 0,05 Tuần hoàn ngoài cơ thể (giờ) 95,5 ± 49,6 0,2373 < 0,05 Kẹp động mạch chủ (giờ) 66,2 ± 46,9 0,2221 < 0,05 Hồi sức (giờ) 76,4 ± 53,9 0,4814 < 0,05 Lưu nội khí quản (giờ) 18,8 ± 19,5 0,5250 < 0,05 Sử dụng vận mạch (giờ) 97,9 ± 86,9 0,6714 < 0,05 Nằm viện (ngày) 17,2 ± 11,8 0,4279 < 0,05 Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là khảo sát khả năng tiên đoán diễn tiến trong quá trình gây mê phẫu thuật cũng như trong giai đoạn hồi sức sau mổ. Chúng tôi tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP tiền phẫu với các thời gian gây mê, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ là các thông số đánh giá mức độ phức tạp của cuộc mổ. Nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến xác định hệ số tương quan giữa NT-ProBNP tiền Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 48 phẫu với các chỉ điểm mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu như thời gian nằm hồi sức, thời gian đặt nội khí quản/thở máy, thời gian sử dụng vận mạch và thời gian nằm viện. Do tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu quá thấp, chúng tôi không khảo sát giá trị của chỉ điểm này trong tiên lượng tử vong. BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu này, BN chủ yếu ở độ tuổi nhũ nhi. Điều này phản ánh một thực tế là càng ngày khả năng phẫu thuật tim mở ở trẻ nhỏ cân càng phát triển. Việc phẫu thuật sớm trong giai đoạn nhũ nhi sẽ tránh được những biến chứng không mong muốn của các bệnh tim bẩm sinh như giãn các buồng tim, suy tim, tăng áp động mạch phổi, đa hồng cầu, viêm phổi, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tâm thần vận động. Một trong những thuốc đầu tay được sử dụng cho trẻ em bị suy tim là thuốc lợi tiểu. Điều này được phản ánh trong nghiên cứu của chúng tôi với 68/104 bệnh nhân có sử dụng lợi tiểu trên tổng bệnh nhân đã tham gia sử dụng thuốc chiếm 65,4%. Trong điều trị suy tim ở trẻ em, các thuốc thường dùng là lợi tiểu đơn độc hoặc kết hợp với ức chế men chuyển.Các thuốc ức chế bêta ở đây không được cho với mục đích điều trị suy tim mà chỉ được chỉ định để điều trị hoặc phòng ngừa cơn tím ở trẻ em mắc Tứ chứng Fallot. Một số trẻ được phẫu thuật tạm thời trước đó và có dùng vật liệu nhân tạo thì có chỉ định kháng đông hoặc chống kết tập tiểu cầu. Nồng độ NT-ProBNP ở dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ NT-proBNP trung bình 759,8 ± 2819,9 pg/ml tương đương với giá trị NT-proBNP trong nghiên cứu của Perez-Piaya là 691 pg/ml(6). Moses và cộng sự khảo sát trên 2 nhóm bệnh tim bẩm sinh tím (372 pg/ml) và tim bẩm sinh không tím (1023 pg/ml)(5), nên giá trị đó có sự khác biệt rất rõ với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể thấy rằng nồng độ NT-proBNP dao động trong một khoảng khá lớn mặc dù trong cùng một nhóm bệnh. Chúng tôi tạm lý giải là cho dù tổn thương bệnh lý là tương tự nhau nhưng mức độ nặng của tổn thương khác nhau, hệ quả là mức độ suy tim cũng khác nhau nên NT-proBNP cũng khác nhau nhiều. Như vậy, có thể nói giá trị của NT-proBNP không phải dùng để chẩn đoán tổn thương mà chỉ dùng để hỗ trợ đánh giá mức độ nặng của tổn thương đó. Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP tiền phẫu với diễn tiến trong và sau mổ Nghiên cứu của chúng tôi, tương quan giữa NT-proBNP tiền phẫu với thời gian gây mê, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch là khá lỏng lẻo (r < 0,3). Trong nghiên cứu của Walsh và cộng sự thì hệ số tương quan của NT-proBNP với thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (CPB) (với r = 0,445, p = 0,005)(7), là tương quan mức độ vừa. Cõ lẽ sự khác nhau là do Walsh và cộng sự chỉ nghiên cứu ở độ tuổi 0 – 3 tuổi, còn chúng tôi nghiên cứu từ 0 – 15 tuổi. Mặc khác, thời gian gây mê, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian kẹp động mạch chủ phản ánh mức độ phức tạp của cuộc mổ chứ không phản ánh mức độ suy tim. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tương quan của NT-proBNP với thời gian hồi sức, thời gian nội khí quản lần lượt là r = 0,4814, p < 0,05 và r = 0,5250, p < 0,05 là tương quan từ vừa đến khá chặt chẽ. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Walsh và cộng sự(7). Như vậy, nồng độ NT-proBNP trước mổ có khả năng tiên đoán được thời gian hồi sức và thở máy sau mổ. Tương tự, giá trị NT-proBNP tiền phẫu có tương quan khá chặt chẽ với thời gian dùng vận mạch với hệ r = 0,6714 (p < 0,05).Đây có thể xem là một phát hiện quan trọng. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu vai trò của NT-proBNP trong tiên lượng thời gian vận mạch. Một số ít nghiên cứu, ví dụ tác giả Perez-Piaya cũng đưa ra kết luận rằng nồng độ NT-proBNP tiền phẫu tăng cao trước phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học 49 cho sự chăm sóc kéo dài ở nhi khoa(6). Như vậy, các thông số quan trọng đánh giá mức độ nặng của giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em là thời gian nằm hồi sức, thời gian đặt nội khí quản thở máy hỗ trợ và thời gian dùng vận mạch đeèu có tương quan từ trung bình đến khá chặt với nồng độ NT- proBNP tiền phẫu. Do hạn chế về thiết kế nghiên cứu cũng như các điều kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi không khảo sát được giá trị của NT-proBNP trong tiên đoán các biến cố hậu phẫu ví dụ như rối loạn nhịp. Mặc khác, do điều kiện tài chính không cho phép, chúng tôi không thể thực hiện định lượng NT-proBNP trong giai đoạn hậu phẫu mặc dù có thể định lượng NT- proBNP trong giai đoạn này sẽ phản ánh tốt hơn tình trạng thực tế của bệnh nhân. Đây cũng có thể là một hướng nghiên cứu trong tương lai. KẾT LUẬN Đây là nghiên cứu lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam khảo sát giá trị của NT-proBNP trong tim bẩm sinh trẻ em và tìm hiểu giá trị tiên lượng của chỉ điểm sinh học này trong phẫu thuật tim mạch nhi. NT-proBNP không có khả năng phân biệt giữa các nhóm tổn thương giải phẫu trong tim bẩm sinh và có tương quan khá lỏng lẻo với các thời gian trong cuộc mổ. Điều quan trọng là, nghiên cứu của này đã chứng minh rằng NT-proBNP tiền phẫu có giá trị khá tốt để góp phần tiên lượng diễn tiễn của bệnh nhân hậu phẫu. Như vậy, bên cạnh các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tim, chụp MSCT, khảo sát huyết động học thì NT-proBNP cũng là một phương tiện giúp thầy thuốc lâm sàng có thêm dữ kiện tiên lượng mức độ nặng ở giai đoạn hậu phẫu. Trong tương lai cần có nghiên cứu giá trị của NT-proBNP trong từng nhóm bệnh ri êng biệt cũng như cần khảo sát biến đổi của chỉ điểm này trong giai đoạn hậu phẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gerber L, Stewart R, Legget M, West T, French L, Sutton TM, Yandle TG, French JK, Richards AM, White HD (2003). Increased plasma natriuretic peptide levels reflect symptom onset in aortic stenosis. Circulation,107: pp. 1884-90. 2. Karl R, Cochrane D, Brizard P (1999). Advances in pediatric cardiac surgery. Curr Opin Pediatr, 11: pp.419-424. 3. Mann L, Bristow R (2005). Mechanisms and models in heart failure: the biomechanical model and beyond. Circulation,111: pp. 2837-49. 4. Mohammed A, Januzzi L Jr (2009). Natriuretic peptide guided heart failure management. Curr Clin Pharmacol,4: pp. 87-94. 5. Moses J, Mokhtar I, Hamzah A et al (2011). Usefulness of N- Terminal pro-B type natriuretic peptide as a screening tool for identifying pediatric patients with congenital heart disease. Lab Med, 42: pp. 75-80 6. Pérez-Piaya M1, Abarca E, Soler V, Coca A, Cruz M, Villagrá F, Giannivelli S, Asensio A (2010). Levels of N-terminal-pro- brain natriuretic peptide in congenital heart disease surgery and its value as a predictive biomarker. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 12: pp. 461-466. 7. Walsh R, Boyer C, LaCorte J, Parnell V, Sison C, Chowdhury D, Ojamaa K (2008). N-terminal B-type natriuretic peptide levels in pediatric patients with congestive heart failure undergoing cardiac surgery. J Thorac Cardiovasc Surg, 135: pp. 98-105. Ngày nhận bài báo: 07/04/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/04/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_cua_nt_probnp_trong_tien_luong_dien_tien.pdf
Tài liệu liên quan