Tài liệu Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 163
NGHIÊN CỨU GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY
ĐƯỜNG GIAN CƠ BẬC THANG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
TRONG PHẪU THUẬT CHI TRÊN
Nghiêm Thanh Tú*, Nguyễn Văn Xứng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vô cảm cho phẫu thuật vùng vai và cánh tay có thẻ sử dụng gây mê hay gây tê vùng. Gây tê
đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm đã có tính ưu việt và kết
quả tốt hơn so với kỹ thuật gây tê kinh điển và sử dụng máy kích thích thần kinh. Tỷ lệ thành công cao, hiệu
quả vô cảm tốt, thời gian tiềm tàng cũng được cải thiện rõ rệt.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây tê đám rối thần kinh cánh tay
đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật vùng vai và chi trên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang không đối chứng. 86 bệnh nhân xếp
ASA I,II, III, tuổi từ 11 ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 163
NGHIÊN CỨU GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY
ĐƯỜNG GIAN CƠ BẬC THANG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
TRONG PHẪU THUẬT CHI TRÊN
Nghiêm Thanh Tú*, Nguyễn Văn Xứng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vô cảm cho phẫu thuật vùng vai và cánh tay có thẻ sử dụng gây mê hay gây tê vùng. Gây tê
đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm đã có tính ưu việt và kết
quả tốt hơn so với kỹ thuật gây tê kinh điển và sử dụng máy kích thích thần kinh. Tỷ lệ thành công cao, hiệu
quả vô cảm tốt, thời gian tiềm tàng cũng được cải thiện rõ rệt.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây tê đám rối thần kinh cánh tay
đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật vùng vai và chi trên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang không đối chứng. 86 bệnh nhân xếp
ASA I,II, III, tuổi từ 11 đến 82 được gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới
hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật vùng vai và chi trên tại Bệnh Viện 175 từ 02/2016 – 8/2016. Thuốc tê sử
dụng là lidocain 2% số lượng 20 ml pha với adrenalin tỷ lệ 1/200000.
Kết quả: Tỉ lệ thành công là 100%. Kết quả đạt mức tê tốt là 100%. Thời gian tiềm tang mất cảm giác
đau và thời gian tiềm tàng liệt vận động trung bình là: 4.85 ± 0,78 phút và 7.58 ± 1,06 phút, thời gian tác
dụng gây tê là 165.80 ± 7,69 phút, thời gian hồi phục vận động là: 179,43 ± 8,62 phút và không có biến
chứng nào được ghi nhận. Thời gian thực hiện kỹ thuật gây tê trung bình là: 5,00 ± 1,00 phút
Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm trong
phẫu thuật vùng vai và chi trên đạt hiệu quả và tính an toàn cao.
Từ khóa: Gây tê gian cơ bậc thang, siêu âm
ABSTRACT
RESEARCH ON ULTRASOUND - GUIDED INTERSCALENE BRACHIAL PLEXUS BLOCK
FOR SHOULDER AND UPPER ARM SURGERY
Nghiem Thanh Tu, Nguyen Van Xung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 163 - 168
Introduction: Anesthesia for surgeries of the shoulder and upper arm may involve general anesthesia,
regional anesthesia. The advantages of ultrasound – guided interscalene brachial plexus block over
traditional landmark and nerve stimulation methods are well documented. Improved onset times, block
quality and success rates.
Objectives: To evaluate the effectiveness and safety of ultrasound-guided Interscalene brachial plexus
block in patients undergoing shoulder and upper arm surgery.
Methods: Prospective, crossection study. 88 patients with ASA I, II, III, aged from 11 to 82 who were
interscalene brachial plexus blocked with ultrasound - guided for shoulder and upper arm surgery at 175
hospital from 02/2016 to 08/2016. The procedure was performed with 20ml lidocaine 2% mixed adrenaline
1/200000.
* Bệnh viện 175
Tác giả liên lạc: TS.BSCKII: Nghiêm Thanh Tú ĐT: 0989001514 Email: dr.nghiemthanhtu175@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 164
Results: The successful surgical anesthesia was achieved in 100%. The result shown that, good effect
group is 100%. Onset time for sensory and motor is 4.85 ± 0,78 and 7.58 ± 1,06 minutes, the duration
times is 165.80 ± 7,69 minutes, motor recovery time was 179,43 ± 8,62 minutes and no complication
occurred in this study. Time to perform the technique is 5,00 ± 1,00 minutes.
Conclusions: Ultrasound – guided interscalene brachial plexus block for shoulder and upper arm
surgery have good result and safety.
Keywords: Interscalene block, ultrasound
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay là
phương pháp vô cảm vùng, có bốn vị trí gây tê
đám rối thần kinh cánh tay nó phụ thuộc vào
vị trí phẫu thuật. Gây tê đường gian cơ bậc
thang được chỉ định cho các phẫu thuật vùng
vai đến 1/3 giữa cánh tay. Trước đây người ta
sử dụng phương pháp chọc mò qua da và sử
dụng máy kích thích thần kinh do vậy tỷ lệ
thất bại cũng như tỷ lệ tai biến, biến chúng cao
như chọc vào mạch máu, chọc vào tủy sống
hoặc bơm thuốc vào mạch máu...
Trên thế giới, đã nghiên cứu và ứng dụng
siêu âm gây tê đám rối thần kinh cánh tay đã
hơn 10 năm và có nhiều báo cáo về sử dụng
siêu âm hướng dẫn gây tê đám rối thần kinh
cánh tay với hiệu quả và tính an toàn cao. Tuy
nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này, hơn nữa một số nghiên cứu
nhận xét bước đầu, cỡ mẫu nhỏ do vậy chưa
đủ cơ sở để đánh giá tính ưu việt của phương
pháp. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu này nhằm
hai mục tiêu sau:
Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây
tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ
bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm trong
phẫu thuật vùng vai và chi trên
Đánh giá tính an toàn của phương pháp
gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian
cơ bậc thang dưới hướng dẫn của siêu âm
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu.
88 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật từ
vùng vai đến 1/3 giữa cánh tay được phân loại
ASAI, ASAII và ASAIII Tuổi từ 11 đến 82 tuổi
không phân biệt nam nữ
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
Bệnh nhân có chỉ định thuật từ vùng vai
đến 1/3 giữa cánh tay, ASAI – III, tuổi từ 11 –
82. Bệnh nhân đồng ý gây tê và phối hợp với
thầy thuốc.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chống chỉ định gây tê đám rối thần kinh
cánh tay đường gian cơ bậc thang, dị ứng
thuốc tê.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.
Phương tiện, vật liệu nghiên cứu
- Máy siêu âm Sonosite, dầu do linear, tần
số 6 – 13Mhz
- Kim gây tê đám rối thần kinh
Phương pháp tiến hành
* Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Bệnh
nhân được thăm khám, tư vấn chuẩn bị trước
mổ theo qui định phẫu thuật.
* Chuẩn bị trang thiết bị, thuốc gây tê, hồi
sức.
- Chuẩn bị máy siêu âm hiệu SONOSITE,
M-TUBO, hãng Fujifilm, đầu dò linear, tần số
6 -13Mhz. Kim gây tê SonoPlex Stim cannula,
B-Braun 21Gx50mm.
- Máy gây mê và trang thiết bị hồi sức
- Thuốc tê lidocain 2%, pha với adrenalin
với tỷ lệ 1/200000.
- Dịch truyền và thuốc hồi sức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 165
* Tư thế bệnh nhân. Bệnh nhân nằm ngửa,
đầu quay về bên đối diện với bên gây tê
* Kỹ thuật tiến hành gây tê.
- Xát trùng vùng gây tê bằng dung dịch
betadine, trải xăng vô trùng, bọc đầu dò siêu
âm.
- Đặt đầu dò siêu âm tại vị trí hố trên đòn,
tương ứng điểm giữa xương đòn để quan sát
thấy động mạch dưới đòn và đám rối thần
kinh, sau đó di chuyển đầu do siêu âm lên
theo hướng của cơ bậc thang trước và giữa
tương ứng với sụn nhẫn, qua hình ảnh siêu
âm sẽ quan sát thấy các bó thần kinh của đám
rối thần kinh tự ngoài vào trong. Gây tê tại chỗ
chọc kim gây tê bằng lidocaine 0,5% 2ml, chọc
kim qua da trong bình diện siêu âm và hướng
kim gây tê theo hướng dẫn của siêu âm để gây
tê đám rối thần kinh ở ba vị trí của các rễ thần
kinh C4C5, C5C6, C6C7, số lượng thuốc tê 20 ml
lidocain 2%, sau khi bơm thuốc xong, rút kim
và kết thúc kỹ thuật.
Tiêu chuẩn đánh giá trên lâm sàng.
Chất lượng vô cảm trên lâm sàng
Theo Brommage cải biên được chia thành 4
mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Kém
Mức độ ức chế cảm giác đau
Sử dụng phương pháp châm kim(Pin -
Prick method) và hỏi bệnh nhân, dựa theo
phân độ Vester – Andersen(1984)
- Mức độ 0: Bệnh nhân thấy đau như bên
không gây tê
- Mức độ 1: Bệnh nhân còn thấy đau
nhưng ít hơn bên không gây tê
- Mức độ 2: Bệnh nhân thấy như có vật ù
chạm vào da
- Mức độ 3: Bệnh nhân không thấy có cảm
giác gì
Thời gian tiềm tàng mất cảm giác đau
(sensory onset time)
Tính từ khi tiêm thuốc tê xong đến khi bắt
đầu mất cảm giác đau tại vùng phẫu thuật
Thời gian tiềm tàng liệt vận động (motor
onset time)
Tính từ khi bơm thuốc tê xong đến khi bắt
đầu liệt vận động
Thời gian tác dụng của thuốc tê
Tính từ khi mất cảm giác đau đến khi bắt
đầu hồi phục cảm giác đau
Thời gian hồi phục hoàn toàn vận động:
Tính từ khi bắt đầu liệt vận động đến khi vận
động hồi phục hoàn toàn.
Tác dụng không mong muốn: Chọc vào
mạch máu, liệt cơ hoành, hội chứng Claude
Bernard Horner.
Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập và xử lý
theo phương pháp thống kê y học trên phần
mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên
cứu
* Tuổi nhỏ nhất 11, lớn nhất 82, tuổi trung
bình: 38.88 ± 16,51. Lứa tuổi từ 20 đến 59 tuổi
chiếm đa số 72,7%.
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: (n = 88)
Đặc điểm Số lượng %
Nam/Nữ 70/18 79,5/20,5
ASA I/II/III 56/29/3 63,6/33,0/3,4
BMI
Gầy/Bìnhthường/Béo phì độ
I/ béo phì độ 2/ béo phì độ 3
5/67/13/2/1
5,7/76,1/14,8
/2,3/1,1
Bảng 2: Tính chất phẫu thuật(n = 88)
Tính chất phẫu thuật Số lượng bệnh nhân %
Phẫu thuật kết xương 57 64,8
Lấy phương tiện kết
xương
16 18,2
Vết thương phần mềm 15 17,1
Tổng 88 100
Bảng 3: Vị trí phẫu thuật(n = 88)
Vị trí phẫu thuật Số lượng bệnh nhân %
Vùng vai 12 13,6
1/3 trên cánh tay 55 62,5
1/3 giữa cánh tay 21 23,9
Tổng 88 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 166
* Thời gian PT ngắn nhất 30 phút, dài nhất 120 phút, trung bình 55,53 ± 16,45
Hiệu quả vô cảm.
Bảng 4: Thời gian tiềm tàng(n = 88)
Thời gian (phút) Trung bình Tối thiểu Tối đa
Thời gian tiềm tàng mất cảm giác đau 4.85 ± 0,78 3 7
Thời gian tiềm tàng liệt vận động 7.58 ± 1,06 5 10
Bảng 5: Thời gian tác dụng(n = 88)
Thời gian Trung bình Tối thiểu thiểu Tối đa
Thời gian tác dụng tê 165.80 ± 7,69 150 180
Thời gian liệt vận động 179,43 ± 8,62 170 200
Bảng 6: Mức độ ức chế cảm giác theo Vester –
Andersen(n = 88)
Mức độ Mức 0 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
Số lượng BN 0 0 8 80 88
Tỷ lệ (%) 0 0 9,1 90,9 100
Nhận xét: Mức độ ức chế cảm giác đạt
100% từ mức 2 trở lên. Có 8 trường hợp (9,1%)
còn cảm giác xúc giác ở thì rạch da.
Bảng 7: Chất lượng vô cảm trong mổ theo
Bromage(n = 88)
Chất lượng vô
cảm trong mổ
Tốt Khá
Trung
Bình
Kém Tổng
Số lượng BN 88 0 0 0 88
Tỷ lệ (%) 100 0 0 0 100
Thời gian thự hiện kỹ thuật
Thời gian thự hiện kỹ thuật từ 3 – 8 phút
trung bình 5,00 ± 1,00
Sự thay đổi tần số tim, huyết áp trung bình, tần số thở, SpO2
Bảng 8: Sự thay đổi tần số tim, huyết áp trung bình, tần số thở, SpO2
Thời điểm Tần số tim TB n = 88 Huyết áp TB n = 88 Tần số thở TB n = 88
SpO2 TB
n = 88
T0 80,05 ± 11,52 93,89 ± 9,59 16,45 ± 0,79 93,89 ± 9,59
T1 81,36 ± 9,27 93,02 ± 8,75 16,45 ± 0,79 93,02 ± 8,75
T2 79,21 ± 8,88 91,06 ± 7,60 16,45 ± 0,79 91,06 ± 7,60
T3 77,68 ± 8,65 89,56 ± 7,40 16,45 ± 0,79 89,56 ± 7,40
T4 77,13 ± 8,15 88,92 ± 6,47 16,45 ± 0,79 88,92 ± 6,47
T5 76,86 ± 8,09 88,67 ± 6,65 16,45 ± 0,79 88,67 ± 6,65
T6 76,56 ± 7,41 88,50 ± 6,53 16,45 ± 0,79 88,50 ± 6,53
T7 76,40 ± 7,17 88,19 ± 6,42 16,45 ± 0,79 88,19 ± 6,42
T8 76,18 ± 7,34 87,88 ± 6,57 16,45 ± 0,79 87,88 ± 6,57
BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
* Tuổi giới: trong nhóm nghiên cứu chúng
tôi gặp tuổi nhỏ nhất là 11 tuổi, cao nhất là 82
tuổi, tuổi trung bình 38.88 ± 16,51, Lứa tuổi từ
20 đến 59 tuổi chiếm đa số 72,7%. Trong nhóm
nghiên cứu chúng tôi gặp chủ yếu là nam giới
chiếm tỷ lệ 80,3%, kết quả nghiên cứu này
tương tự như kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
* Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
gây tê cho bệnh nhân được phân loại từ ASA I
đến ASAIII, chủ yếu là bệnh nhân có ASAI và
ASAII. Chỉ số khối cơ thể chúng tôi gặp bệnh
nhân có chỉ số khối cơ thể bình thường chiếm
đa số 84,1%, chúng tôi gặp 02 bệnh nhân béo
phì độ II và 01 bệnh nhân béo phì độ III.
* Vị trí tính chất phẫu thuật chủ yếu là vị
trí 1/3 trên cánh tay chiếm 62,5%, phẫu thuật
vùng vai chỉ gặp 12 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
13,6%. Trong nhóm nghiên cứu thì phẫu thuật
kết xương chiếm đa số 57 bệnh nhân chiếm tỷ
lệ 64,8%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác
giả khác.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 167
* Thời gian phẫu thuật. Thời gian phẫu
thuật ngắn nhất: 30 phút, dài nhất: 120 phút,
trung bình 55,53 ± 16,45. Thời gian mất cảm
giác đau ngắn nhất là 150 phút, dài nhất là 180
phút, trung bình 165,80 ± 7,69 phút, do vậy
thời gian tê bảo đảm cho thời gian phẫu thuật.
với các phẫu thuật kéo dài thi có thể sử dụng
thuốc tê có tác dụng kéo dài như
levobupivacain, theo một số nghiên cứu thi
thời gian tác dụng gây tê của levobupivacain
có thể kéo dài đến 13 giờ.
Bàn luận về kỹ thuật vô cảm.
Vị trí đặt đầu dò siêu âm ở hố trên đòn để
quan sát thấy rõ đám rối thần kinh và động
mạch dưới đòn, từ đó di chuyển đầu do siêu
âm lên trên theo hướng gian cơ bậc thang thì
sẽ dẽ dàng quan sát được rõ các vị trí của các
bó sợi thần kinh của đám rối thần kinh cánh
tay. Tuy nhiên chúng tôi thấy vị trí của đầu dò
siêu âm tương ứng với bờ dưới của sụn nhẫn
khoảng 0,5 cm và đầu dò siêu âm lệch với mặt
phẳng cắt ngang cơ thể khoảng 5 độ thì sẽ
quan sát các bó thần kinh của đám rối thần
kinh cánh tay rõ hơn so với vị trí ngang với
sụn nhẫn. Đối với bệnh nhân béo phì độ I
chúng tôi thấy không ảnh hưởng đến kỹ thuật
thực hiện, tuy nhiên với bệnh nhân béo phì độ
II và độ III thì chúng tôi thấy các bó thần kinh
nằm sâu hơn vì vậy phải tăng độ sâu của máy
siêu âm và kỹ thuật thực hiện cũng khó hơn.
Bàn luận hiệu quả vô cảm.
Thời gian tiềm tàng mất cảm giác đau và
thời gian tiềm tàng mất vận động.
Thời gian tiềm tàng mất cảm giác đau của
thuoos tê từ 3 đến 7 phút trung bình 4.85 ±
0,78 phút. Thời gian tiềm tàng mất vận động
từ 5 đến 10 phút trung bình 7.58 ± 1,06 phút.
Chan và cộng sư(1), Grossman(3) sau khi
nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh
tay dưới hướng dẫn của siêu âm tác giả kết
luận là thời gian tiềm tàng tác dụng của
thuốc tê ngắn hơn so với kỹ thuật gây tê
kinh điển và sử dụng máy kích thích thần
kinh. Nghiên cứu của Phạm Văn Quỳnh(8) và
các tác giả khác khi sử dụng kỹ thuật kinh
điển và máy kích thích thần kinh thì thời
gian tiềm tàng mất cảm giác đau khoảng từ
6 – 8 phút. Kỹ thuật gây tê dưới hướng dẫn
siêu âm giúp điều khiển mũi kim gây tê tiếp
cận và bơm thuốc tê gần vị trí thần kinh có thể
sẽ góp phần rút ngắn thời gian tiềm tàng của
thuốc tê. Kết quả thời gian tiềm tàng trong
nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn có ý nghĩa
so với các tác giả sử dụng kỹ thuật kích thích
thần kinh và kỹ thuật kinh điển.
Bàn luận về thời gian tác dụng của thuốc tê
lidocain.
Thời gian tác dụng trung bình của thuốc tê
lidocain phối hợp với adrenalin từ 150 phút
đến 180 phút trung bình 165.80 ± 7,69 phút và
thời gian hồi phục vận động trung bình từ 170
phút đến 200 phút trung bình 179,43 ± 8,62
phút. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đáng và
các tác giả khác thì thời gian tác dụng mất cảm
giác đau trung bình khoảng 170 phút và thời
gian hồi phục vận động khoảng từ 180 đến 190
phút. Một số nghiên cứu của tác giả sử dụng
số lượng thuốc tê lớn thì thời gian tác dụng tê
kéo dài hơn khoảng từ 195 phút đến 215 phút
và thời gian hồi hujuc vận động cũng kéo dài
hơn, tuy nhiên tác giả cũng gặp tỷ lệ tai biến
cao hơn.
Bàn luận về kết quả vô cảm chung và tỷ lệ
thành công.
Kết quả đánh giá chất lượng vô cảm chung
theo phân độ Bromage, kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thì đạt tỷ lệ tê tốt là 100% và tỷ
lệ gây tê thành công của nghiên cứu đạt 100%.
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Quang(6) trên 30
bệnh nhân thi tỷ lệ thành công là 100% va tỷ lệ
tê tốt là 96,7%. Nghiên cứu của Marhofer(4) thì
tỷ lệ thành công đạt 100%. Luyet C và CS
(2013) đã tiến hành nghiên cứu so sánh siêu
âm và kích thích thần kinh trong gây tê
ĐRTKCT. Tác giả kết luận rằng kỹ thuật gây tê
dưới hướng dẫn siêu âm dễ thực hiện hơn kỹ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 168
thuật sử dụng máy kích thích thần kinh. Yuan.
JM(9) phân tích gộp gồm 16 thử nghiệm lâm
sàng trên 1321 bệnh nhân, kết quả tỷ lệ thất
bại khi gây tê dưới hướng dẫn siêu âm chỉ
bằng 36% so với khi sử dụng máy kích thích
thần kinh (RR: 0.36). Anahi Perlas(7), MD,
Giovanni Lobo MD(2009) nghiên cứu trên 510
bệnh nhân và Eric C, Grossman, MD(3) sau khi
nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay
dưới hướng dẫn của siêu âm tác giả kết luận
có kết quả tốt và tính an toàn cao.
Với nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong
gây tê đám rối thần kinh sẽ quan sát hình ảnh
trực quan về vị trí đám rối thần kinh và các cơ
quan liên quan như động mạch, tĩnh
mạchHơn nữa dưới hướng dẫn của siêu âm
sẽ kiểm soát được hướng di chuyển của kim
gây tê và kiểm soát được sự lan thuốc tê trong
bao đám rối một cách rõ ràng. Như vậy đây là
một kỹ thuật hiện đại, dễ thực hiện và đem lại
hiệu quả gây tê cao và an toàn.
Bàn luận về tính an toàn của phương
pháp.
Trong các biến chứng mà chúng tôi theo
dõi, không gặp tai biến, biến chứng nào. Ứng
dụng siêu âm hướng dẫn kim gây tê đã góp
phần hạn chế các biến chứng này. Gauss(2014)
nghiên cứu quan sát trên 6366 trường hợp gây
tê ĐRTKCT hướng dẫn siêu âm. Tỷ lệ tràn khí
màng phổi là 0.06% (Tỷ lệ được công bố khi
chưa có hướng dẫn siêu âm là 0.2-0.7% nếu
gây tê đường dưới đòn và 6.1% khi gây tê
đường trên đòn). Trong nhóm nghiên cứu thi
các chỉ số về tuần hoàn, hô hấp như: tần số
tim, huyết áp động mạch, tần số thở, độ bão
hòa oxy máu luôn nằm trong giới hạn bình
thường.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 88 trường hợp gây tê đám
rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc
thang dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật
chi trên, chúng tôi rút ra kết luận sau:
Tỷ lệ thành công 100%, hiệu quả vô cảm
tốt 100%. Thời gian tiềm tàng ngắn, hạn chế
thể tích thuốc tê,
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường
gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm cho
phẫu thuật chi trên là kỹ thuật an toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chan V W, Perlas A, Rawson R, et al. (2003), "Ultrasound-
guided supraclavicular brachial plexus block", Anesth Analg,
97 (5), pp. 1514-1517.
2. Gauss A, Tugtekin I, Georgieff M, et al. (2014), "Incidence of
clinically symptomatic pneumothorax in ultrasound-guided
infraclavicular and supraclavicular brachial plexus block",
Anaesthesia, 69 (4), pp. 327-336.
3. Grossman, MD (2014). “Ultrasound – Guided Interscalene -
Supraclavicular Block”, AANA Journal, June 2014. Vol. 82,
N0 3, pp. 219 – 222.
4. Marhofer P, et al.(2010). “Ultrasonographic quided axillary
plexxus blocks with low volumes of local anesthetics: a
crrossover volunteer study ”, Anesthesia, 65(3), pp. 266 – 271.
5. Nguyễn Văn Đáng(2002). Đánh giá hiệu quả của gây tê đám
rối thần kin cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng
lidocain, luận ăn thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
6. Nguyễn Viết Quang((2014).“ Đánh giá kết quả bước đầu
gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu
âm“. Tạp chí y học thực hành, tr. 21 – 25.
7. Perlas A, Lobo G (2009). “Ultrasound – guided
supraclavicular block Outcome of 510 Consecutive Cases”,
Regional anessthesia and pain Medicine, Volum 34, Number 2,
pp. 171 – 176.
8. Phạm Văn Quỳnh (2014). Nghiên cứu gây tê đám rối thần
kin cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối
hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên. Tạp chí y
học thự hành số: 2/1014, tr. 6 – 9.
9. Yuan J M, Yang X H, Fu S K, et al. (2012), "Ultrasound
guidance for brachial plexus block decreases the incidence
of complete hemi-diaphragmatic paresis or vascular
punctures and improves success rate of brachial plexus
nerve block compared with peripheral nerve stimulator in
adults", Chin Med J (Engl), 125 (10), pp. 1811-1816.
Ngày nhận bài báo: 07/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 169
GIÁ TRỊ CỦA PHÂN ÁP CO2 MÁU TĨNH MẠCH (PVCO2)
TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THÔNG KHÍ PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH
SUY HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH
Nguyễn Thu Tịnh*, Phạm Lê An**, Phan Hữu Nguyệt Diễm***
TÓM TẮT
Mở đầu: Phân áp CO2 máu động mạch (PaCO2) là xét nghiệm chuẩn vàng cung cấp thông tin về thông
khí phổi. Tuy nhiên, thủ thuật chích hay đặt catheter động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng, nhất là khi
thực hiện trên trẻ sơ sinh non tháng hay lặp lại nhiều lần. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tính
giá trị của phân áp CO2 máu tĩnh mạch (PvCO2) nhằm thay thế cho PaCO2 trong đánh giá tình trạng thông
khí phổi ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: chúng tôi thực hiện lấy khí máu động mạch và tĩnh mạch
cùng lúc trên 322 bệnh nhân suy hô hấp nhập khoa hồi sức sơ sinh. Thực hiện phân tích tương quan, phân
tích hồi qui để xác định mô hình tiên đoán PaCO2 từ PvCO2 và đánh giá mức độ tương đồng qua biểu đồ
Bland-Altman. Mô hình này được ngoại kiểm về sự phân loại và sự hiệu chỉnh trên 40 trường hợp thu thập
sau mẫu nghiên cứu 20 tháng.
Kết quả: Qua thời gian 12 tháng thực hiện lấy mẫu, chúng tôi thu thập được 322 cặp khí máu động và
tĩnh mạch. Giá trị trung bình của PvCO2 là 47,94 mmHg và của PaCO2 là 43,61 mmHg; trung bình khác
biệt là 4,32 mmHg và giới hạn tương đồng là -5,32 tới 13,96 mmHg; phương trình hồi qui PaCO2 = -
1,6611 + 0,9445 x PvCO2 (R2=0,893, p < 0,0001); ngoại kiểm mô hình cho thấy có sự hiệu chỉnh và sự phân
loại tốt.
Kết luận: chỉ số PvCO2 có thể thay thế tốt cho PaCO2 để đánh giá tình trạng thông khí phổi ở trẻ sơ
sinh suy hô hấp tại khoa hồi sức sơ sinh.
Từ khoá: PaCO2, PvCO2, thông khí phổi, suy hô hấp, khí máu động mạch, khí máu tĩnh mạch.
ABSTRACT
THE VALIDITY OF PARTIAL PRESSURE OF VENOUS CARBON DIOXIDE (PVCO2)
IN ASSESSMENT OF LUNG VENTILATION IN NEWBORNS WITH RESPIRATORY FAILURE.
Nguyen Thu Tinh, Pham Le An, Phan Huu Nguyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 169 - 177
Background and objective: Partial pressure of arterial carbon dioxide (PaCO2) is the gold standard
test in assessment of lung ventilation; however, arterial puncture or arterial cannulation can cause many
complications, especially when they are performed in preterm infants or repeatedly in the same patient. We
investigate the validity of partial pressure of venous carbon dioxide (PvCO2) in assessment of lung
ventilation in newborns with respiratory failure.
Methods: We collected simultaneously venous blood and arterial blood samples from 322 neonates who
had been admitted to NICU with respiratory distress. The correlation and regression model was assessed to
predict PaCO2 from PvCO2; Bland – Altman plot was derived to assess the agreement between PaCO2 and
PvCO2. The model was externally validated from a separate group of 40 patients who were gathered 20
months later.
* Bộ môn Nhi, ĐHYD TpHCM **: Bộ môn BS gia đình
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Thu Tịnh ĐT: 0937911277 Email: tinhnguyen@ump.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_gay_te_dam_roi_than_kinh_canh_tay_duong_gian_co_b.pdf