Tài liệu Nghiên cứu độ ổn định của mẫu huyết thanh đông khô ứng dụng cho ngoại kiểm hóa sinh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 227
NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA MẪU HUYẾT THANH
ĐÔNG KHÔ ỨNG DỤNG CHO NGOẠI KIỂM HÓA SINH
Vũ Quang Huy*,**,***, Nguyễn Thị Thanh Ngân****
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định độ ổn định của mẫu huyết thanh đông khô trong quá trình lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC; và
khi vận chuyển đến các phòng xét nghiệm.
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm. Các lọ huyết thanh đông khô được kiểm tra âm tính với HIV,
HBV, HCV trong quá trình sản xuất sẽ được lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC. Sau đó mẫu được hoàn nguyên với 1 ml
nước cất và phân tích lặp lại 1 lần sau 1, 2, 4, 6 tháng cho mẫu lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC. Một số mẫu được lưu
trữ ở 2 - 8oC được gửi đến các phòng xét nghiệm và yêu cầu chuyển nguyên về lại trung tâm mà không mở ra,
sau đó hoàn nguyên và phân tích độ ổn định trong vận chuyển.
Kết quả: Khi so sánh với nồng độ tại thời điểm ban đầu sau sản xuất, mẫu huyết thanh đông khô ch...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu độ ổn định của mẫu huyết thanh đông khô ứng dụng cho ngoại kiểm hóa sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 227
NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA MẪU HUYẾT THANH
ĐÔNG KHÔ ỨNG DỤNG CHO NGOẠI KIỂM HÓA SINH
Vũ Quang Huy*,**,***, Nguyễn Thị Thanh Ngân****
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định độ ổn định của mẫu huyết thanh đông khô trong quá trình lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC; và
khi vận chuyển đến các phòng xét nghiệm.
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm. Các lọ huyết thanh đông khô được kiểm tra âm tính với HIV,
HBV, HCV trong quá trình sản xuất sẽ được lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC. Sau đó mẫu được hoàn nguyên với 1 ml
nước cất và phân tích lặp lại 1 lần sau 1, 2, 4, 6 tháng cho mẫu lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC. Một số mẫu được lưu
trữ ở 2 - 8oC được gửi đến các phòng xét nghiệm và yêu cầu chuyển nguyên về lại trung tâm mà không mở ra,
sau đó hoàn nguyên và phân tích độ ổn định trong vận chuyển.
Kết quả: Khi so sánh với nồng độ tại thời điểm ban đầu sau sản xuất, mẫu huyết thanh đông khô cho 9 xét
nghiệm: Ure, Creatinin, AST, ALT, GGT, Glucose, Uric acid, Cholesterol, Triglycerid hầu hết đều có P-value <
0,05, do đó không đạt độ ổn định. Nhưng hầu hết các xét nghiệm này đều đạt độ ổn định với P-value > 0,05 ở thời
điểm 2 tháng khi so sánh với nhiệt độ tại thời điểm 1 tháng ở 2 - 8oC. Các xét nghiệm đó có giá trị trong khoảng ±
2SD so với giá trị ban đầu trước khi vận chuyển nên được đánh giá đạt độ ổn định trong vận chuyển.
Kết luận: Mẫu huyết thanh đông khô cho 9 xét nghiệm: Ure, Creatinin, AST, ALT, GGT, Glucose, Uric
acid, Cholesterol, Triglycerid đạt độ ổn định 1 tháng ở nhiệt độ 2 - 8oC khi so sánh với nồng độ mẫu ban đầu cũng
được lưu trữ ở cùng nhiệt độ này. Mẫu huyết thanh đông khô ổn định trong 8 ngày vận chuyển.
Từ khóa: Huyết thanh đông khô, ổn định trong lưu trữ, vận chuyển.
ABSTRACT
THE STUDY OF STABILITY OF LYOPHILIZED SERUM FOR BIOCHEMICAL EXTERNAL QUALITY
ASSESSMENT SCHEME
Vu Quang Huy, Nguyen Thi Thanh Ngan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 227- 232
Objectives: To determine the stability of lyophilized serum during storage at 2 - 8oC; and during
transportation to laboratories.
Methods: Experimental study. Lyophilized serum vials were tested negative for hepatitis B and C and for
HIV 1 and 2 while production process, then storage at 2 - 8oC. After they were reconstituted with 1 ml distilled
water and analyzed in duplicate after 1, 2, 4, 6 months at 2 - 8oC. Others vials which storaged at 2 - 8oC were
posted to another laboratory and requesting that they be returned by post to the Organizer without opening, then
reconstitute and analyzed in duplicate for studying stability during transportation.
Results: When compared with the initial concentrations which were after production process, the whole 9
analytes: Ure, Creatinin, AST, ALT, GGT, Glucose, Uric acid, Cholesterol, Triglycerid had p-value ≤ 0.05, so
they were instable. But many analytes were stable with P-value > 0.05 at second month when compared with
initial concentration at the first month at 2 - 8oC. Their result of transportation was within range of the target
*Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, **Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
***Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
**** Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Vũ Quang Huy, ĐT: 0913586389, Email: drvuquanghuy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 228
value ± 2SD in about 8 days, so they were stable during transportation.
Conclusions: The lyophilized serum for 9 analytes: Ure, Creatinin, AST, ALT, GGT, Glucose, Uric acid,
Cholesterol, Triglycerid were stable up to 1 month at 2 - 8oC when compared with the initial concentrations were
also stored at the same temperature. And they were stable during transportation in 8 days.
Keywords: Lyophilized serum, stability during storage, transportation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm là
công tác đánh giá việc thực hiện xét nghiệm
của các phòng xét nghiệm thông qua so sánh
liên phòng xét nghiệm, giúp đảm bảo kết quả
đáng tin cậy cho phòng xét nghiệm, cơ sở
khám chữa bệnh, bác sĩ lâm sàng, bệnh nhân,
các cơ quan quản lý,.
Hiện nay, mẫu cung cấp cho các chương
trình EQA chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngoài với giá thành rất cao. Một số nước trên thế
giới như Bhutan, Hàn Quốc, cũng đã tự sản
xuất mẫu dùng cho chương trình ngoại kiểm
trong nước.
Do đó, Trung tâm kiểm chuấn chất lượng xét
nghiệm Y học thuộc Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh về quy mô sản
xuất và chất lượng mẫu để đảm bảo mang đến
cho các phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm
tra chất lượng thuộc các khu vực khác nhau
trong nước đều có được mẫu ổn định, đồng nhất
sau quá trình sản xuất và vận chuyển.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngay cả khi được
đóng gói đúng cách, mẫu cho thử nghiệm thành
thạo vẫn có thể bị hư hỏng bởi nhiệt độ quá thấp
hoặc quá cao, bởi thời gian vận chuyển kéo dài,
hoặc bởi quá trình bốc xếp mạnh tay quá mức.
Trong giai đoạn thử nghiệm mẫu mới, cần thực
hiện các nghiên cứu đánh giá quá trình vận
chuyển để xác nhận mẫu có bị ảnh hưởng bởi
quá trình vận chuyển hay không.
Đối với chương trình ngoại kiểm tra hóa
sinh, Trung tâm đã áp dụng việc sản xuất mẫu
huyết thanh đông khô ở quy mô phòng thí
nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8245:2009 tương đương với tiêu chuẩn quốc tế
ISO GUIDE 35:2006 về Mẫu chuẩn – Nguyên tắc
chung và nguyên tắc thống kê trong chứng nhận, đối
với một số loại mẫu chuẩn(8). Tiêu chuẩn này không
cho phép bỏ qua tác động của việc vận chuyển
vật liệu dù có thể duy trì điều kiện vận chuyển
cho phép. Vì vậy, để đưa ra khuyến cáo thích
hợp về nhiệt độ và thời gian bảo quản mẫu trong
quá trình lưu trữ cũng như vận chuyển, đáp ứng
được độ ổn định của mẫu ít nhất trong 1 vòng
thử nghiệm thành thạo sau khi vận chuyển đến
các phòng xét nghiệm thuộc các vùng miền
trong nước, đề tài “Nghiên cứu độ ổn định của
mẫu huyết thanh đông khô sử dụng cho ngoại
kiểm Hóa sinh” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ ổn định của mẫu huyết thanh
đông khô trong quá trình lưu trữ ở 2 - 8oC.
Xác định độ ổn định của mẫu huyết thanh
đông khô trong quá trình vận chuyển mẫu đến
các phòng xét nghiệm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu
Các lọ huyết thanh đông khô.
Huyết thanh đông khô được sản xuất bằng
cách thu thập các mẫu huyết thanh không bị
tán huyết, không còn sử dụng để thực hiện xét
nghiệm cho bệnh nhân sau 48 giờ. Chiết tách
huyết thanh của ít hơn hoặc bằng 10 ống vào
một lọ, lắc trộn đều. Các mẫu huyết thanh này
được sàng lọc HIV, HBV, HCV; lọ nào dương
tính với 1 trong 3 xét nghiệm đó sẽ được loại
bỏ, chỉ những lọ nào âm tính với cả 3 xét
nghiệm trên mới được thu thập và trữ tủ đông
-30oC cho đến đủ 200 ml huyết thanh, lấy ra ly
tâm, rã đông rồi phân phối vào lọ, mang đi
đông khô để tạo ra các lọ huyết thanh đông
khô.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 229
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các lọ còn nguyên vẹn, khô ráo, không bị
nứt, mẻ và nhãn không bị rách.
Thu thập số liệu
Để thu thập số liệu cho nghiên cứu độ ổn
định trong lưu trữ, các lọ huyết thanh đông khô
sau khi sản xuất, được lưu trữ ở nhiệt độ 2 - 8oC
và nghiên cứu độ ổn định tại 4 thời điểm 1, 2, 4,
6 tháng.
Vào mỗi thời điểm nghiên cứu tương ứng
cho từng mức nhiệt độ, lấy 3 lọ mẫu ra, hoàn
nguyên và thực hiện 9 xét nghiệm: Ure,
Creatinin (CRE), Aspartate Aminotransferase
(AST), Alanin Aminotransferase (ALT), Gamma
Glutamyl Transferase (GGT), Glucose, Uric acid
(UA), Cholesterol (CHO), Triglycerid (TRI) trên
hệ thống máy Beckman Coulter AU480 tại trung
tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học
thuộc Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh,
mỗi xét nghiệm cho từng lọ được thực hiện lặp
lại 1 lần.
Để thu thập các kết quả cho nghiên cứu độ
ổn định trong vận chuyển, lấy 24 lọ huyết thanh
đông khô đóng gói, gửi đến 12 đơn vị thuộc các
khu vực khác nhau (miền Đông Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Trung) và sau đó
được chuyển nguyên lại về trung tâm. Sau khi
nhận lại, mẫu sẽ được hoàn nguyên và thực hiện
9 xét nghiệm, mỗi xét nghiệm lặp lại 1 lần trên
hệ thống máy Beckman Coulter AU480 như trên.
Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng Excel
2013 và STATA 13.0.
Đánh giá độ ổn định trong lưu trữ dùng
kiểm định t-test trong phần mềm STATA 13.0,
các mẫu được đánh giá là không ổn định nếu
P-value ≤ 0,05.
Đánh giá độ ổn định trong vận chuyển bằng
cách so sánh kết quả sau vận chuyển với giá trị
ban đầu trước khi vận chuyển. Nếu kết quả sau
vận chuyển nằm trong giới hạn ± 2 SD so với giá
trị ban đầu thì được xem là đạt độ ổn định(10).
KẾT QUẢ
Xác định độ ổn định trong lưu trữ
So với nồng độ ban đầu thì hầu hết các xét
nghiệm đều có P-value ≤ 0,05, nghĩa là các xét
nghiệm không ổn định so với nồng độ ban đầu.
Tuy nhiên, xét nghiệm Creatinin sau 1 tháng, 2
tháng; xét nghiệm Glucose sau 2 tháng; xét
nghiệm Triglycerid sau 1 tháng đạt độ ổn định
so với nồng độ ban đầu (Bảng 1).
Khi chọn mốc 1 tháng ở 2 - 8oC làm thời
điểm ban đầu để so sánh, tại thời điểm 2 tháng
các xét nghiệm Ure, AST, ALT, GGT, Glucose,
Uric acid, Triglycerid đều đạt độ ổn định với P-
value > 0,05; xét nghiệm Creatinin và Cholesterol
có P-value ≤ 0,05, nồng độ khác biệt so với thời
điểm 1 tháng lần lượt là 5,4% và 2,6%. Thời điểm
4 tháng có xét nghiệm AST, ALT, UA; thời điểm
6 tháng có xét nghiệm AST, ALT, GLU đạt độ ổn
định (P-value > 0,05) so với thời điểm 1 tháng
(khi mẫu ban đầu được lưu trữ ở cùng 2 - 8oC)
(Bảng 2).
Xác định độ ổn định trong vận chuyển
Để đảm bảo tính bảo mật, các đơn vị tham
gia trong nghiên cứu độ ổn định của mẫu trong
vận chuyển được mã hóa bằng các ký hiệu từ V1
đến V12. Dựa vào ngày (N) nhận lại mẫu từ
ngày gần nhất cho đến ngày xa nhất để đánh giá.
Mẫu sau khi được xác nhận đã gửi đến 12
đơn vị thuộc 4 khu vực miền Đông Nam Bộ (V1,
V2, V3), Nam Trung Bộ (V4, V5, V6), Tây
Nguyên (V7, V8, V9), miền Trung (V10, V11,
V12), nhân viên giao nhận hàng của đơn vị vận
chuyển sẽ nhận lại nguyên mẫu đã đóng gói và
chuyển về lại trung tâm (TT). Tuy nhiên, quá
trình vận chuyển ngược lại có thời gian không
đảm bảo như lúc chuyển mẫu đi và có 4 mẫu bị
thất lạc vì hình thức vận chuyển này cũng khá
mới đối với đơn vị vận chuyển.
Khi đánh giá độ ổn định trong vận chuyển
theo Tổ chức y tế thế giới, kết quả sau vận
chuyển nằm trong giới hạn ± 2 SD so với giá trị
ban đầu được xem là ổn định thì độ ổn định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 230
trong vận chuyển là 8 ngày(10) (Bảng 3).
Bảng 1. Đánh giá độ ổn định ở nhiệt độ 2-8oC tại thời điểm 1, 2, 4, 6 tháng so với nồng độ ban đầu sau sản xuất
Tên xét
nghiệm
Ban đầu Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 4 tháng Sau 6 tháng
Ure Nồng độ 30,75 28,67 29,17 30,00 31,83
P-value <0,001 <0,001 0,019 0,001
Cre Nồng độ 0,84 0,84 0,88 0,92 0,71
P-value 0,880 0,081 0,002 <0,001
AST Nồng độ 30,60 27,17 27,00 26,83 25,67
P-value <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
ALT Nồng độ 24,50 19,83 19,33 19,00 18,00
P-value <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
GGT Nồng độ 51,05 48,83 50,0 56,50 56,00
P-value <0,001 0,037 <0,001 <0,001
GLU Nồng độ 79,25 78,00 79,33 80,33 77,67
P-value 0,033 0,880 0,038 0,008
UA Nồng độ 5,53 5,35 5,3 5,37 5,45
P-value <0,001 <0,001 <0,001 0,032
CHO Nồng độ 234,70 215,67 221,33 230,00 219,83
P-value <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
TRI Nồng độ 174,05 173,67 176,0 180,83 186,00
P-value 0,644 <0,016 <0,001 <0,001
Bảng 2. Đánh giá độ ổn định tại thời điểm 2, 4, 6 tháng so với thời điểm 1 tháng ở 2 - 8oC.
Tên xét nghiệm Thời điểm 1 tháng Thời điểm 2 tháng Thời điểm 4 tháng Thời điểm 6 tháng
URE Nồng độ 28,67 29,17 30,00 31,83
P-value 0,209 0,003 < 0,001
CRE Nồng độ 0,84 0,88 0,92 0,71
P-value 0,004 < 0,001 < 0,001
AST Nồng độ 27,17 27,00 26,83 25,67
P-value 0,787 0,605 0,068
ALT Nồng độ 19,83 19,33 19,00 18,00
P-value 0,59 0,381 0,052
GGT Nồng độ 48,83 50,0 56,50 56,00
P-value 0,057 < 0,001 < 0,001
GLU Nồng độ 78,00 79,33 80,33 77,67
P-value 0,092 0,002 0,651
UA Nồng độ 5,35 5,3 5,37 5,45
P-value 0,174 0,600 0,010
CHO Nồng độ 215,67 221,33 230,00 219,83
P-value <0,001 < 0,001 < 0,001
TRI Nồng độ 173,67 176,0 180,83 186,00
P-value 0,057 < 0,001 < 0,001
Bảng 3. Nồng độ trung bình các xét nghiệm của 8 đơn vị sau vận chuyển
URE CRE AST ALT GGT GLU AU CHO TRI
XTB 28,30 0,85 28,10 20,40 48,30 78,25 5,23 217,0 172,5
SD 0,57 0,01 1,17 1,05 0,57 0,97 0,07 3,66 2,89
XTB-2SD 27,16 0,83 25,77 18,31 47,16 76,32 5,10 209,7 166,7
XTB+2SD 29,44 0,87 30,43 22,49 49,44 80,18 5,36 224,3 178,3
V6
3N
XTB 28,25 0,86 27,00 19,75 47,75 78,50 5,250 214,5 168,0
P 0,873 0,108 0,119 0,264 0,088 0,626 0,714 0,215 0,010
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 231
URE CRE AST ALT GGT GLU AU CHO TRI
V5
4N
XTB 28,00 0,83 27,00 19,00 47,75 76,50 5,325 217,0 175,0
P 0,313 0,053 0,119 0,020 0,130 0,003 0,315 1,000 0,114
V7
4N
XTB 28,75 0,83 27,00 19,25 47,75 76,50 5,325 217,8 174,0
P 0,158 0,271 0,088 0,055 0,088 0,004 0,336 0,694 0,322
V4
8N
XTB 28,00 0,83 28,75 21,5 47,25 77,50 5,200 210,5 172,5
P 0,313 0,021 0,309 0,077 0,003 0,152 0,217 0,002 1,000
V1
8N
XTB 27,50 0,86 26,50 19,00 46,75 70,25 5,175 210,3 172,3
P 0,018 0,203 0,015 0,020 <0,001 <0,001 0,089 0,002 0,875
V10
10N
XTB 27,50 0,84 23,25 15,25 46,25 70,00 5,175 209,0 167,5
P 0,018 0,366 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,089 <0,001 0,004
V3
11N
XTB 28,50 0,84 22,00 12,25 45,50 61,50 5,175 205,8 167,5
P 0,530 0,642 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,089 <0,001 0,003
V9
17N
XTB 28,00 0,87 21,00 16,75 47,50 74,5 5,175 207,3 163,0
P 0,313 <0,001 <0,001 <0,001 0,018 <0,001 0,089 <0,001 <0,001
TT
14N
XTB 28,67 0,84 27,17 19,83 48,33 78,00 5,35 215,67 173,67
P 0,173 0,051 0,079 0,341 0,074 0,609 0,083 0,389 0,372
BÀN LUẬN
Độ ổn định trong lưu trữ
Ở 2 - 8oC, khi so với nồng độ ban đầu thì
các xét nghiệm hầu như không đạt độ ổn định,
điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ
Quang Huy, Nguyễn Thị Quỳnh Nga: mẫu ổn
định trong 5 tháng ở nhiệt độ -20oC, còn ở 2 -
8oC thì không ổn định(9). Như vây, nhiệt độ
càng thấp thì mẫu huyết thanh đông khô sẽ ốn
định hơn.
Tuy nhiên, khi so với nồng độ tại thời điểm
1 tháng (khi mẫu được lưu trong cùng nhiệt độ
lưu trữ), nồng độ thay đổi cao nhất của một số
xét nghiệm như Glucose, Uric acid,
Cholesterol, Creatinin vẫn rất nhỏ so với sai số
cho phép của CLIA:
- Xét nghiệm Glucose, sau 4 tháng nồng độ
tăng 2,99 % so với thời điểm 1 tháng, trong khi
khoảng biến thiên cho phép của CLIA là 10%.
- Xét nghiệm Uric acid, sau 6 tháng nồng độ
tăng 1,9% so với thời điểm 1 tháng, trong khi
khoảng biến thiên cho phép của CLIA là 17%.
- Xét nghiệm Cholesterol, sau 2 tháng nồng
độ tăng 2,6% so với thời điểm 1 tháng, trong khi
khoảng biến thiên cho phép của CLIA là 10%.
- Xét nghiệm Creatinin, sau 2 tháng nồng độ
tăng 5,4% so với thời điểm 1 tháng, trong khi
khoảng biến thiên cho phép của CLIA là 15%.
Như vậy, sự không ổn định của các xét
nghiệm này có thể do sự biến đổi nhiệt độ đột
ngột giữa hai thời điểm T0 và T1, làm cho nồng
độ tại thời điểm T1 khác biệt có ý nghĩa so với
nồng độ tại thời điểm T0. Điều này cho thấy việc
thay đổi nhiệt độ đột ngột có ảnh hưởng đến độ
ổn định của xét nghiệm.
Đặc biệt, nếu dùng thời điểm 1 tháng khi
mẫu đã được lưu trữ ổn định ở nhiệt độ 2-8oC
làm nhiệt độ ban đầu để so sánh thì tại thời điểm
2 tháng 7 xét nghiệm Ure, AST, ALT, GGT,
Glucose, Uric acid, Triglycerid đều đạt độ ổn
định với P-value > 0,05; xét nghiệm Creatinin và
Cholesterol có P-value ≤ 0,05, tuy nhiên, xét
nghiệm Creatinin tăng 5,4% trong khi sai số cho
phép của CLIA là 15%, xét nghiệm Cholesterol
tăng 2,6% trong khi sai số cho phép của CLIA là
10%. Như vậy, điều này có thể minh chứng rằng
sự ổn định sẽ tăng ngoài yếu tố nhiệt độ càng
thấp thì cần thêm yếu tố duy trì nhiệt độ lưu trữ.
Khi xét xu hướng giảm hoặc tăng của các xét
nghiệm trong quá trình lưu trữ:
Nồng độ xét nghiệm Ure có xu hướng tăng
trong quá trình lưu trữ cũng tương tự nghiên
cứu của Heins(5), nghiên cứu của An(1).
Nồng độ xét nghiệm Crearinin có xu hướng
tăng tương tự nghiên cứu của Jamtsho(6), nghiên
cứu của Tanner(7), nghiên cứu của Boyanton(2) và
nghiên cứu của Heins(5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 232
Nồng độ xét nghiệm AST, ALT có xu hướng
giảm tương tự nghiên cứu của Jamtsho(6), nghiên
cứu của Donnelly(4) và nghiên cứu của An(1).
Nồng độ xét nghiệm GGT có xu hướng tăng
dần tương tự như nghiên cứu của Heins(5) và
nghiên cứu của Boyanton(2).
Nồng độ Cholesterol có xu hướng tăng rõ rệt
từ tháng 1 đến tháng thứ tư tương tự nghiên cứu
nghiên cứu của Heins(5) và nghiên cứu của
Boyanton(2).
Nồng độ Triglycerid có xu hướng ổn định ở
2 - 8oC sau 1 tháng lưu trữ và sau đó tăng dần;
theo nghiên cứu của Cuhadar(3).
Độ ổn định trong vận chuyển
Theo hướng dẫn chương trình thử nghiệm
thành thạo của Tổ chức Y tế thế giới(10), các kết
quả xét nghiệm sau khi nhận lại từ đơn vị vận
chuyển đạt trong giới hạn ± 2SD so với nồng độ
ban đầu tại thời điểm gửi mẫu đi được xem là ổn
định. Và với phương pháp đánh giá này thì lọ
huyết thanh đông khô được thu nhận vào ngày
thứ 8 có kết quả của 9 xét nghiệm đều trong giới
hạn cho phép ± 2SD, một số các xét nghiệm Ure,
Creatinin, Uric acid vẫn đạt được giới hạn này
cho đến ngày thứ 17 nhận mẫu trở lại trung tâm
kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học thuộc
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài
ra, nếu dùng phương pháp kiểm định t-test để
đánh giá độ ổn định trong vận chuyển (xét
nghiệm nào có P-value > 0,05 khi so với giá trị
ban đầu tại thời điểm gửi mẫu đi được xem là
đạt độ ổn định) thì những xét nghiệm được
đánh giá là không ổn định trong vận chuyển với
giá trị nằm ngoài khoảng giới hạn ± 2SD cũng
đều có P-value ≤ 0,05, nhưng một số các xét
nghiệm có giá trị nằm trong khoảng giới hạn ±
2SD lại có P-value ≤ 0,05: nồng độ Triglycerid
vào ngày thứ ba nhận lại mẫu; nồng độ Glucose
và ALT vào ngày thứ tư; nồng độ Creatinin,
GGT, Cholesterol vào ngày thứ tám.
Như vậy, việc sử dụng phương pháp thống
kê khác nhau cũng có ảnh hưởng đến việc đánh
giá sự ổn định và việc lựa chọn phương pháp
nào đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích tuỳ
thuộc vào tần suất và bản chất của phép đo
lường, điều này cũng được đề cập trong nghiên
cứu của Jamtsho(6).
KẾT LUẬN
Mẫu huyết thanh đông khô đạt độ ổn định
1 tháng tại nhiệt độ 2 - 8oC khi so sánh với
nồng độ mẫu ban đầu cũng được lưu trữ ở
cùng nhiệt độ này.
Mẫu huyết thanh đông khô ổn định trong 8
ngày vận chuyển. Các xét nghiệm Ure, Creatinin,
GGT có thể ổn định hơn 2 tuần vận chuyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An B and Park CE (2014), “Evaluation of Stability of Serum on
Different Storage Temperatures for Routine Chemistry
Analytes”, Korean J Clinical Lab Science, 46(4), pp. 111-116.
2. Boyanton BL Jr, Blick KE (2002), “Stability studies of twenty-
four analytes in human plasma and serum”, Clincal Chemistry,
48, pp. 2242–2247.
3. Cuhadar S, Atay A, Koseoglu M, Dirican A, Hur A (2012),
“Stability studies of common biochemical analytes in serum
separator tubes with or without ge; barrier subjected to various
storage conditions”, Biochemia Medica, 22(2), pp. 202-206.
4. Donnelly JG, Soldin SJ, Nealon DA, Hicks JM (1995), “Stability
of Lyophilized Human Serum for Use as Quality Control
Material in Bhutan”, Pediatr Pathol Lab Med, 15(6), pp. 869-874.
5. Heins M, HeiP W, Withold W (1995), “Storage of serum or
whole blood samples? Effects of time and temperature on 22
serum analytes”, Clinical Chemistry and Laboratory Medicine,
33(4), pp. 231–238.
6. Jamtsho R (2013), “Stability of Lyophilized Human Serum for
Use as Quality Control Material in Bhutan”, Indian J Clin
Biochem, 28(4), pp. 418–421.
7. Tanner M, Kent N, Smith B, Fletcher S, Lewer M (2008),
“Stability of common biochemical analytes in serum gel tubes
subjected to various storage temperatures and times pre-
centrifugation”, Clinical Biochemistry and Laboratory Medicine,
45(4), pp. 375-379.
8. Tiêu chuẩn Quốc gia (2009), Mẫu chuẩn - Nguyên tắc chung và
nguyên tắc thống kê trong chứng nhận (TCVN 8245:2009 ISO
Guide 35), Nhà xuất bản Hà nội.
9. Vũ Quang Huy, Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2017), “Xây dựng
quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu huyết thanh ứng dụng
trong ngoại kiểm hóa sinh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
21(3), tr. 210-215.
10. World Health Organization (WHO) (1999), Requirement and
guidance for external quality assessment schemes for health
laboratories, Geneva: World Health Organization, pp.43-45.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_do_on_dinh_cua_mau_huyet_thanh_dong_kho_ung_dung.pdf