Tài liệu Nghiên cứu đo biến dạng vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 165
11 10 9
31 4
5
6
7
812
13
14
15
16
17
18
2019 2
NGHIÊN CỨU ĐO BIẾN DẠNG VỎ ĐỘNG CƠ PHÓNG
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP
Đào Duy Việt1*, Hoàng Xuân Lượng2
Tóm tắt: Trong nghiên cứu chế tạo động cơ phóng (ĐCP) tên lửa phòng không
tầm thấp ngoài các thử nghiệm về thuật phóng cần thiết phải có các thử nghiệm để
đánh giá độ bền vỏ động cơ trong quá trình làm việc. Đặc điểm của ĐCP tên lửa
phòng không tầm thấp nói chung có thời gian làm việc rất ngắn (≈0,07 giây )[1],
trong quá trình làm việc vỏ động cơ luôn bị nóng lên bởi tác động của các sản
phẩm cháy trong lòng động cơ. Vì vậy, cần phải có các giải pháp đặc biệt trong
việc lựa chọn mô hình thực nghiệm để xây dựng hệ thống đo biến dạng vỏ động cơ
tương thích. Bài báo này trình bày một giải pháp đo biến dạng vỏ động cơ trong
quá trình làm việc. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đánh giá độ bền vỏ của
ĐCP tên lửa phò...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đo biến dạng vỏ động cơ phóng tên lửa phòng không tầm thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 165
11 10 9
31 4
5
6
7
812
13
14
15
16
17
18
2019 2
NGHIÊN CỨU ĐO BIẾN DẠNG VỎ ĐỘNG CƠ PHÓNG
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP
Đào Duy Việt1*, Hoàng Xuân Lượng2
Tóm tắt: Trong nghiên cứu chế tạo động cơ phóng (ĐCP) tên lửa phòng không
tầm thấp ngoài các thử nghiệm về thuật phóng cần thiết phải có các thử nghiệm để
đánh giá độ bền vỏ động cơ trong quá trình làm việc. Đặc điểm của ĐCP tên lửa
phòng không tầm thấp nói chung có thời gian làm việc rất ngắn (≈0,07 giây )[1],
trong quá trình làm việc vỏ động cơ luôn bị nóng lên bởi tác động của các sản
phẩm cháy trong lòng động cơ. Vì vậy, cần phải có các giải pháp đặc biệt trong
việc lựa chọn mô hình thực nghiệm để xây dựng hệ thống đo biến dạng vỏ động cơ
tương thích. Bài báo này trình bày một giải pháp đo biến dạng vỏ động cơ trong
quá trình làm việc. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đánh giá độ bền vỏ của
ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp được nghiên cứu chế tạo bằng công nghệ trong
nước theo tài liệu thiết kế của nước ngoài.
Từ khóa: Tên lửa phòng không tầm thấp, Động cơ phóng, Biến dạng vỏ động cơ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp lần đầu tiên được nghiên cứu chế tạo trong nước
theo bản vẽ thiết kế của Nga. Để làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo, cần phải tìm
hiểu các đặc tính và điều kiện làm việc của ĐCP.
Mục đích thí nghiệm: Xác định độ bền vỏ ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp khi làm
việc bằng phương pháp đo biến dạng.
Đo biến dạng bằng công nghệ tem biến dạng để đánh giá độ bền của các kết cấu đã
được nhiều công trình trong nước [2], [3], [4] và ngoài nước [5], [6], [7] đề cập, song đo
biến dạng vỏ động cơ tên lửa trong quá trình làm việc có áp suất cao, nhiệt độ lớn và làm
việc trong thời gian ngắn mới chỉ được tiến hành tại các nước có nền công nghiệp tên lửa
phát triển. Ở nước ta hiện nay chưa có cơ sở nghiên cứu nào tiến hành các thử nghiệm này
do phương tiện đo phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt vì vỏ động cơ bị nung
nóng trong khi làm việc.
ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp có cấu trúc như hình 1.
Hình 1. Cấu trúc ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp.
Khi điểm hoả, dưới tác dụng của xung điện sẽ kích nổ mồi lửa 10, làm thỏi nhiên liệu 9
bùng cháy đột ngột và sinh khí lớn, áp suất trong buồng đốt tăng đột ngột. Thời gian thuốc
Trong đó:
1. Thân động cơ 11. Đĩa đàn hồi
2. Nắp động cơ 12. Cụm dây dẫn
3. Gioăng làm kín thân ĐC 13. Đai ốc
4. Khối loa phụt 14. Bạc trung gian
5. Nút bịt kín loa phụt 15. Màng cách điện
6. Gioăng làm kín nút bịt 16. Ống dẫn khí
7. Vít M3 bắt khối loa phụt 17. Vòng đệm
8. Đĩa phân phối 18. Giá đỡ
9. Thỏi nhiên liệu 19. Vòng đai
10. Mồi lửa 20. Vấu định vị
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực
Đ.D.Việt, H.X.Lượng, “Nghiên cứu đo biến dạng phòng không tầm thấp.” 166
phóng cháy cỡ vài phần trăm giây. Khí thuốc sinh ra chuyển động và thoát khỏi buồng đốt
của động cơ phóng qua 6 loa phụt, tạo ra lực đẩy tên lửa chuyển động thẳng về phía trước,
đồng thời tạo cho tên lửa một chuyển động quay quanh trục của nó. Một phần nhỏ xung
lửa trong buồng đốt của ĐCP theo ống dẫn khí 16 làm nhiệm vụ kích hoạt động cơ hành
trình hoạt động ngay sau đó. Khi thuốc phóng cháy trong buồng đốt ĐCP, vỏ ĐCP chịu tác
động tổng hợp của các yếu tố cơ - nhiệt, nếu vỏ ĐCP không đủ bền sẽ xảy ra nổ động cơ
gây mất an toàn khi sử dụng, bên cạnh đó nếu vỏ động cơ được thiết kế quá bền sẽ làm
khối lượng động cơ lớn gây tốn kém vật liệu để chế tạo và năng lượng phóng tên lửa.
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Cơ sở khoa học
Xuất phát từ đối tượng đo là ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp có các thông số kỹ
thuật cơ bản như sau [1]:
- Thuốc phóng: 9X196M - Khối lượng: (0,127 ± 0,003) kg
- Tổng xung lực đẩy: (235,4 274,6) N.s - Áp suất max: Pmax ≤ 1588,6.10
4 Pa
Mô hình 3D vỏ ĐCP và vị trí đo biến dạng được thể hiện trên hình 2.
Vị trí đo biến dạng dọc (phương z) và ngang (phương x) được lựa chọn theo kết quả mô
phỏng biến dạng cơ nhiệt trên phần mềm ANSYS, với các tham số đầu vào như sau:
- Kích thước động cơ: theo [1]
- Vật liệu chế tạo vỏ ĐCP: thép СП-28Х
- Áp suất làm việc cực đại của động cơ 1588,6.104 Pa
- Nhiệt độ bên trong buồng đốt động cơ: 2427 0C, nhiệt độ môi trường 250C
- Thời gian làm việc của động cơ: 0,09 s.
Kết quả mô phỏng biến dạng trên vỏ ĐCP dưới tác động của quá trình cơ nhiệt khi ĐCP
làm việc như trên hình 2.
a) b)
Hình 2. Kết quả mô phỏng biến dạng ngang (a) và biến dạng dọc (b) vỏ ĐCP.
Từ kết quả mô phỏng này sẽ định hướng cho việc xây dựng phương tiện đo biến dạng
vỏ ĐCP.
2.2. Xây dựng phương tiện đo
Cũng giống như các hệ thống đo khác, hệ thống đo biến dạng vỏ ĐCP được cấu tạo
gồm ba bộ phận chính là cảm biến, thiết bị gia công tín hiệu và thiết bị chỉ thị [3]. Cấu trúc
tổng quát của hệ thống được thể hiện trên hình 3.
Trong đó:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 167
Hình 4. Các tem biến dạng sau
khi được dán trên vỏ ĐCP.
Cảm biến là các tem biến dạng được dán trên vỏ động cơ, thực hiện chức năng tiếp
nhận và biến đổi thông tin về sự biến dạng trên vỏ động cơ thành sự biến thiên điện áp trên
đầu ra. Tín hiệu điện áp ra này được đưa tới thiết bị gia công tín hiệu để xử lý tiếp theo
bằng các cáp đo.
Thiết bị gia công tín hiệu được lắp đặt tại trung tâm xử lý tín hiệu và chỉ thị kết quả
đo, thực hiện chức năng khuếch đại tín hiệu đến biên độ đủ lớn và lọc nhiễu, đảm bảo cho
các bước xử lý tiếp theo trên thiết bị chỉ thị.
Thiết bị chỉ thị thực hiện chức năng biến đổi tín hiệu từ dạng tương tự thành dạng số
và tính toán xử lý số liệu theo thuật toán xác định rồi chỉ thị kết quả đo theo các dạng thích
hợp.
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống đo biến dạng.
Để phép đo biến dạng vỏ động cơ được chính xác phải căn cứ vào đặc điểm của đối
tượng cần đo để có các lựa chọn các phần tử tương thích trong hệ thống.
2.2.1. Lựa chọn tem biến dạng và dán tem trên vỏ động cơ
Do vỏ động cơ bị biến dạng bởi các tác động cơ – nhiệt khi động cơ làm việc nên các
tem biến dạng được chọn ngoài tác dụng phải “cảm nhận” được biến dạng trên vỏ động cơ
còn phải làm việc được trong điều kiện nhiệt độ
cao. Vì vậy loại tem được nhóm nghiên cứu lựa
chọn là KHC-10-120-G15-11 của hãng KYOWA
có các đặc tính kỹ thuật như sau:
- Kích thước dài: 10 mm
- Điện trở: 120
- Nhiệt độ làm việc cực đại: 550oC
- Độ nhạy: 2,11
Tem biến dạng KHC-10-120-G15-11 được
dán trên vỏ động cơ theo một quy trình đặc biệt
bằng keo gốm áp dụng cho những phép đo biến
dạng tại nhiệt độ cao (nhỏ hơn 650oC). Các tem
biến dạng sau khi được dán trên vỏ ĐCP có cấu
trúc như trên hình 4.
2.2.2. Lựa chọn thiết bị gia công tín hiệu và chỉ
thị
Thiết bị gia công tín hiệu đo biến dạng được nhóm nghiên cứu lựa chọn loại CDV-
700A của hãng KYOWA để làm việc đồng bộ được với loại tem biến dạng trên, thiết bị có
thể tự động chuẩn biến dạng theo biểu thức sau:
Tem biến
dạng
Thiết bị
GCTH
Thiết bị
chỉ thị
Đối tượng đo Trung tâm đo
Khoảng cách
an toàn
Độ lớn biến dạng [m/m] =
Điện áp ra tương ứng với biến đổi đầu vào
Điện áp ra sau khi chuẩn
x Giá trị chuẩn
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực
Đ.D.Việt, H.X.Lượng, “Nghiên cứu đo biến dạng phòng không tầm thấp.” 168
Ngoài ra do vị trí dán tem biến dạng bị hạn chế trên động cơ nên ở đây nhóm tác giả
sử dụng phương pháp đo biến dạng 1 tem, vì vậy để kết nối thiết bị CVD với tem biến
dạng cần sử dụng bộ nối cầu DB-120A đi kèm như trên hình 5.
Hình 5. Hộp nối cầu DB-120A.
Tín hiệu điện áp ra từ thiết bị CDV-700A được đưa đến máy tính và hiển thị trên phần
mềm DASYLab 11.0 thông qua Card ADC NI PCI 7613. Cấu trúc hệ thống đo biến dạng
vỏ động cơ được xây dựng như trên hình 6.
Hình 6. Cấu trúc hệ thống đo biến dạng vỏ ĐCP.
3. KẾT QUẢ ĐO THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
Thực nghiệm đo biến dạng vỏ ĐCP cùng với đo nhiệt độ và áp suất buồng đốt động cơ
đã được nhóm tác giả phối hợp cùng nhóm nghiên cứu Phòng thí nghiệm đo lường động
học bay, Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, thực hiện tại trường bắn
Nhà máy Z195, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - hình 7.
Hình 7. Thực nghiệm đo biến dạng vỏ ĐCP phòng không tầm thấp.
Kết quả biến dạng ngang và dọc vỏ động cơ đo được khi tiến hành thử nghiệm như
biểu đồ hình 8.
Quan sát các đồ thị trên hình 8, nhận thấy:
Động cơ
Tem ®o
Hép cÇu
ADC
NI PCI
6713
PC
DASYLab
Chỉ thị phân tích
kết quả đo
100 mét
Giá đo ĐCP
tên lửa Igla
Bộ nối cầu
DB-120A
Cảm biến
đo áp suất
ĐCP tên
lửa Igla
Cảm biến đo nhiệt
độ vỏ động cơ
Tem biến dạng
được gắn trên
vỏ động cơ
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 169
- Giá trị biến dạng vỏ của ĐCP do tác động tổng hợp của quá trình cơ nhiệt khi động cơ
làm việc. Khi thuốc phóng cháy áp suất và nhiệt độ trong động cơ tăng đột ngột làm biến
dạng vỏ động cơ.
mc Eps
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
s
8.010 8.020 8.030 8.040 8.050 8.060 8.070
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:BIEN DANG
-10833.744 ms
5.043 mc Eps
-10773.144 ms
2160.980 mc Eps
0.061 s 16.502 Hz
2155.937 35576.521
5.043 3031.831
157.946 2654.193
®å thÞ biÕn d¹ng vá ®c - ph¬ng däc
BIEN DANG
oC
250
225
200
175
150
125
100
75
50
25
0
s
9 12 15 18 21 24 27 30
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:NHIET DO
-22124.316 ms
36.376 oC
-4723.716 ms
204.672 oC
17.401 s 0.057 Hz
168.297 9.672
36.376 205.968
3204.670 187.424
®å thÞ nhiÖt ®é theo thêi gian
NHIET DO
bar
150
125
100
75
50
25
0
s
8.010 8.020 8.030 8.040 8.050 8.060 8.070 8.080
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:AP SUAT
-10833.151 ms
0.000 bar
-10772.951 ms
88.676 bar
0.060 s 16.611 Hz
88.676 1473.031
0.000 138.634
7.156 120.208
®å thÞ ¸p suÊt theo thêi gian
AP SUAT
mc Eps
1750
1500
1250
1000
750
500
250
0
s
8.950 8.960 8.970 8.980 8.990 9.000 9.010 9.020 9.030
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:BIEN DANG
-21046.400 ms
31.613 mc Eps
-20984.800 ms
1299.678 mc Eps
0.062 s 16.234 Hz
1268.064 20585.459
31.613 1467.174
56.795 994.269
®å thÞ biÕn d¹ng vá ®c - ph¬ng ngang
BIEN DANG
oC
250
225
200
175
150
125
100
75
50
25
0
s
10 15 20 25
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:NHIET DO
-51035.800 ms
39.080 oC
-35032.600 ms
207.067 oC
16.003 s 0.062 Hz
167.987 10.497
38.975 207.622
2896.338 184.977
®å thÞ nhiÖt ®é theo thêi gian
NHIET DO
bar
150
125
100
75
50
25
0
s
8.950 8.960 8.970 8.980 8.990 9.000 9.010 9.020
Y1: Y2:
t1: t2:
dt: f:
dY: dY/dt:
Min: Max:
Int: RMS:
Channel:AP SUAT
-21046.400 ms
0.000 bar
-20984.800 ms
27.099 bar
0.062 s 16.234 Hz
27.099 439.921
0.000 143.604
7.242 120.130
®å thÞ ¸p suÊt theo thêi gian
AP SUAT
Hình 8. Đồ thị đo biến dạng vỏ ĐCP theo phương ngang và phương dọc.
- Quá trình biến dạng vỏ động xảy ra như sau: Khi áp suất bắt đầu tăng thì biến dạng
cũng bắt đầu xuất hiện. Khi áp suất đạt giá trị cực đại quá trình biến dạng vẫn tiếp tục tăng
vì khi này ngoài ảnh hưởng của áp suất thì nhiệt độ vỏ động cơ tăng do nhiệt từ bên trong
lòng động cơ truyền ra. Giá trị biến dạng đạt cực đại tại thời điểm khoảng 0,05 giây kể từ
khi động cơ làm việc, lúc này áp suất đã giảm nhưng nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng. Sau thời
điểm này áp suất trong lòng động cơ giảm đột ngột do thuốc phóng đã cháy hết, biến dạng
cũng giảm theo tuy rằng nhiệt độ vẫn tăng do độ trễ của quá trình truyền nhiệt. Điều đó
cho thấy quy luật biến dạng vỏ động cơ phù hợp với quá trình cơ nhiệt khi động cơ làm
việc.
- Quá trình biến dạng dọc lớn hơn quá trình biến dạng ngang do vật liệu vỏ động cơ trong
quá trình gia công đã được biến dạng vuốt mỏng theo chiều dọc.
- Kết quả thực nghiệm đo biến dạng vỏ ĐCP tại hiện trường hoàn toàn phù hợp với kết
quả mô phỏng bằng phần mềm ANSYS. Kết quả thực nghiệm nhỏ hơn kết quả mô phỏng
là hợp lý vì trong bài toán mô phỏng các tham số đầu vào là áp suất và thời gian làm việc
của động cơ được chọn lớn nhất, tuy nhiên trong thực tế áp suất và thời gian làm việc của
động cơ nhỏ hơn.
- Theo [1] giá trị biến dạng vỏ của động cơ phóng cho phép ≤ 5000 µm/m, qua kết quả
đo được tại hiện trường từ đồ thị hình 8 giá trị biến dạng cực đại theo phương dọc là
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực
Đ.D.Việt, H.X.Lượng, “Nghiên cứu đo biến dạng phòng không tầm thấp.” 170
3031,83 µm/m và giá trị biến dạng cực đại theo phương ngang là 1467,17 µm/m, ta thấy
vỏ ĐCP đủ bền khi động cơ làm việc.
4. KẾT LUẬN
Kết quả giá trị biến dạng vỏ ĐCP tên lửa phòng không tầm thấp đo được bằng công
nghệ tem biến dạng mà nhóm tác giả thực hiện phản ánh đúng quy luật biến dạng vỏ động
cơ phù hợp với quá trình cơ nhiệt khi động cơ làm việc đã góp phần đánh giá động cơ
phóng tên lửa chế tạo trong nước đạt chất lượng tốt, đủ bền khi làm việc. Trên cơ sở này
có thể áp dụng công nghệ tem biến dạng để đo biến dạng của động cơ hành trình tên lửa
phòng không tầm thấp và các động cơ của các loại tên lửa khác, từ đó có những hiểu biết
sâu phục vụ công tác thiết kế và cải tiến vũ khí trang bị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Τехническая документация на изделие”, 9M39.04.00.
[2]. Đào Mộng Lâm, Trình Hữu Tuấn, Đoàn Hồng Ngọc, “Về một giải pháp đo mô phỏng
kiểm tra độ bền cấu trúc thân vỏ của thiết bị bay”, Tạp chí NC KHKT&CNQS, số 5
(2010), tr 28-33.
[3]. Trình Hữu Tuấn: “Về một giải pháp đo ứng suất – biến dạng thân vỏ của thiết bị
bay”, Tạp chí NC KHKT&CNQS, số đặc biệt (08-2010), tr 46-50.
[4]. Trình Hữu Tuấn, Đào Mộng Lâm, Nguyễn Thanh Bình, “Đo phân bố biến dạng
đường chu vi và đường sinh trên thiết bị bay”, Tạp chí NC KHKT&CNQS, số 13
(06-2011), tr 12-16.
[5]. James F. Doyle, “Modern experimental stress analysis”, John Wiley & Sons Ltd,
(2004), pp. 3-5.
[6]. Sabrie Soloman, “Sensors handbook”, McGraw-Hill, NewYork (1998).
[7]. Фахрутдинов И.Х, Котельников A.B, “Конструкция и Проектирование РДТТ”,
Машиностроение, Москва (1987).
ABSTRACT
RESEARCH ON MEASURING THE LAUNCH ENGINES SHELL’S DEFORMATION
OF THE SHORT-RANGE AIR DEFENSE MISSILE
In the research and manufacture the launch engines of short-range air defense
missile, in addition to launch technical tests, it’s necessary to have technical testing
to evaluate the durability of engines shell during work. These launch engines have
the very short working time (≈ 0,07s), during this process, engines shell is always
heated by the impact of burning product inside engines. Therefore, there should be
special solutions to select the experimental model to construct the compatible strain
gauge measurement system for engines shell’s deformation. This paper presents a
solution for this measurement system. The results are the basis for the evaluation
the shell durability of launch engines of short-range air defense missile, which were
manufactured using domestic technology according to design documents of
foreigners.
Keywords: Short-range air defense missile, Strain gauge, Engines shell’s deformation.
Nhận bài ngày 31 tháng 5 năm 2016
Hoàn thiện ngày 08 tháng 6 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016
Địa chỉ: 1 Viện Công Nghệ/Tổng cục CNQP; *E-mail: daoduyvietsp@gmail.com
2 Khoa cơ khí/Học viện Kỹ thuật quân sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_viet_cokythuat_kythuatcokhidongluc_457_2150277.pdf