Tài liệu Nghiên cứu định lượng đồng thời các Saponin chính trong viên nang mềm sâm Việt Nam bằng phương pháp Hplc-Cad: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 234
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI CÁC SAPONIN CHÍNH
TRONG VIÊN NANG MỀM SÂM VIỆT NAM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-CAD
Bùi Hồng Ngọc Vân Anh*, Nguyễn Trường Huy**, Huỳnh Trần Quốc Dũng***, Vũ Huỳnh Kim Long**,
Nguyễn Minh Cang**, Vũ Duy Dũng****, Nguyễn Minh Đức*,**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp định lượng các saponin chính trong viên nang mềm
Sâm Việt Nam (SVN) bằng phương pháp HPLC với detector CAD (Charged Aerosol Detector).
Phương pháp nghiên cứu: Quy trình định lượng đồng thời các saponin chính gồm ginsenosid-Rb1 (G-Rb1),
ginsenosid-Rd (G-Rd), ginsenosid-Rg1 (G-Rg1) và majonosid -2 (M-R2) trong viên nang mềm SVN trải qua
bước chiết xuất tinh chế các saponin bằng phân bố lỏng-lỏng với các hệ dung môi thích hợp, xử lý loại tạp bằng
chiết xuất cột pha rắn (SPE) trước khi phân tích định lượng trên hệ thống HPLC-CAD sử dụng cột C-18 với hệ
gradient pha động gồ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu định lượng đồng thời các Saponin chính trong viên nang mềm sâm Việt Nam bằng phương pháp Hplc-Cad, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 234
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI CÁC SAPONIN CHÍNH
TRONG VIÊN NANG MỀM SÂM VIỆT NAM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-CAD
Bùi Hồng Ngọc Vân Anh*, Nguyễn Trường Huy**, Huỳnh Trần Quốc Dũng***, Vũ Huỳnh Kim Long**,
Nguyễn Minh Cang**, Vũ Duy Dũng****, Nguyễn Minh Đức*,**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp định lượng các saponin chính trong viên nang mềm
Sâm Việt Nam (SVN) bằng phương pháp HPLC với detector CAD (Charged Aerosol Detector).
Phương pháp nghiên cứu: Quy trình định lượng đồng thời các saponin chính gồm ginsenosid-Rb1 (G-Rb1),
ginsenosid-Rd (G-Rd), ginsenosid-Rg1 (G-Rg1) và majonosid -2 (M-R2) trong viên nang mềm SVN trải qua
bước chiết xuất tinh chế các saponin bằng phân bố lỏng-lỏng với các hệ dung môi thích hợp, xử lý loại tạp bằng
chiết xuất cột pha rắn (SPE) trước khi phân tích định lượng trên hệ thống HPLC-CAD sử dụng cột C-18 với hệ
gradient pha động gồm CH3CN-H2O.
Kết quả và bàn luận:Qua thẩm định quy trình định lượng HPLC-CAD cho thấy có sự tuyến tính
theo hàm logarith giữa nồng độ các chất định lượng và diện tích đỉnh tương ứng với hệ số tương quan R2 ≥
0,997. Khoảng tuyến tính của G-Rb1 là 0,0015 – 0,0048 mg/ml, G-Rd là 0,00125 – 0,004 mg/ml, G-Rg1 là
0,05 – 0,16 mg/ml và M-R2 là 0,075 – 0,24 mg/ml, với hệ số tương quan lần lượt là 0,998; 0,998; 0,997và
0,997. Quy trình đạt yêu cầu về độ lặp lại (RSD < 2%) và độ đúng trong khoảng 90 – 110%.
Kết luận: Phương pháp định lượng HPLC-CAD đã nghiên cứu có thể ứng dụng để định lượng đồng
thời các saponin chính gồm G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, và M-R2 trong viên nang mềm SVN.
Từ khóa: Sâm Việt Nam, viên nang mềm, HPLC-CAD, ginsenosid, majonosid-R2.
ABSTRACT
SIMULTANEOUS QUANTITATIVE ANALYSIS OF MAJOR SAPONINS
IN VIETNAMESE GINSENG SOFT CAPSULES BY HPLC-CAD
Bui Hong Ngoc Van Anh, Nguyen Truong Huy, Huynh Tran Quoc Dung, Vu Huynh Kim Long,
Nguyen Minh Cang, Vu Duy Dung, Nguyen Minh Duc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 234-241
Objectives: This study is to develop a simultaneous quantitative analysis of majors saponin in VG soft
capsules by HPLC-CAD.
Methods: A quantitative procedure was developed to determine the content of major saponins in VG
soft capsules including ginsenoside-Rb1 (G-Rb1), ginsenosid-Rd (G-Rd), ginsenoside-Rg1 (G-Rg1) and
majonoside-R2 (M-R2). Firstly, saponins in the capsules were extracted by liquid-liquid partition with
suitable solvent mixtures and then the sample was purified by SPE before introducing to an HPLC-CAD
system using a C18 column with a mobile phase of CH3CN-H2O in gradient mode.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Đại học Tôn Đức Thắng
***Bệnh viện Y học Cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh
****Trung tâm Ươm tạo và Hỗ trợ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Tác giả liên lạc: GS.TS. Nguyễn Minh Đức ĐT: 0908 988 820 Email: nguyenminhduc@tdtu.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 235
Results and discussion: Upon validation using ICH guidelines, the procedure showed to be reliable
with good logarithmic linearity with R2 ≥ 0.997, high reproducibility (%RSD < 2%) and the recovery of
saponins in the range of 90-110%.
Conclusion: The result showed the developed HPLC-CAD method can be used for simultaneous
quantitative analysis of major saponins in VG soft capsules including G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, và M-R2
Key words: Vietnamese gingseng, soft gelatin capsule, HPLC-CAD, ginsenoside, majonoside-R2.
MỞ ĐẦU
Sâm Việt Nam (SVN), còn gọi là Sâm Ngọc
Linh, Sâm Khu 5, có tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv, họ Araliaceae, là
một loài thuộc chi Panax được tìm thấy ở Việt
Nam năm 1973 ở vùng núi Ngọc Linh thuộc
tỉnh Kon Tum. Trải qua hơn 40 năm, nhiều
nghiên cứu về hóa học cũng như dược lý tiến
hành trên SVN đã giúp khẳng định giá trị của
loài sâm quý này của đất nước ta. Về thành
phần hóa học, hàm lượng saponin toàn phần
của SVN rất cao (10-15%) bao gồm các saponin
thường gặp ở Nhân sâm thuộc nhóm
protopanaxadiol (G-Rb1, G-Rb2, G-Rd ) và
protopanaxatriol (G-Rg1, G-Re ). Đặc biệt,
SVN chứa các saponin nhóm ocotillol trong đó
có majonoside R2 với hàm lượng vượt trội
(>5%) so với các loài Panax khác(4-6). Các nghiên
cứu về dược lý cũng cho thấy SVN có tác dụng
tăng lực, chống stress, điều hòa miễn dịch, bảo
vệ gan, kháng ung thư in vitro(2,7-9).
Nhân sâm (Panax ginseng CA Meyer), một
vị thuốc bổ nổi tiếng của y học phương đông,
hiện được sản xuất dưới nhiều dạng chế phẩm
phong phú như cao lỏng, cao khô, viên nén,
viên nang, sâm tẩm mật ong, trà hòa tan, nước
uống bổ dưỡng, tăng lực Trong khi đó, tuy
đã được xác định là một sản phẩm quốc gia có
giá trị cao nhưng hiện nay SVN được lưu hành
trên thị trường chủ yếu dưới dạng dược liệu
tươi, dược liệu khô hoặc dùng dưới dạng bào
chế truyền thống như thuốc sắc hoặc rượu
thuốc. Việc này đã hạn chế giá trị làm thuốc
của SVN do các dạng dùng trên khó kiểm soát
được liều lượng hoạt chất, không đảm bảo
chất lượng trong quá trình bảo quản lưu hành
và không thuận lợi khi sử dụng, Việc nghiên
cứu bào chế các dạng dùng mới từ SVN một
mặt giúp nâng cao giá trị và hiệu quả của SVN
nhưng mặt khác cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề
kiểm soát chất lượng. Vì vậy, mục tiêu của đề
tài này là nghiên cứu một quy trình định
lượng đồng thời các saponin chính trong viên
nang mềm SVN đáng tin cậy để có thể kiểm
tra và đảm bảo chất lượng chế phẩm.
NGUYÊN VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên vật liệu:
Nguyên liệu nghiên cứu
Viên nang mềm SVN do Trung tâm Ươm
tạo và Hỗ trợ Doanh nghiệp KH & CN, Bộ
Khoa học và Công nghê sản xuất.
Chất chuẩn đối chiếu
Các chất chuẩn đối chiếu sử dụng gồm G-
Rb1 (99,17%), G-Rd (94,48%); G-Rg1 (96,43%);
và M-R2 (98,86%) do Ban Nghiên cứu Khoa
học và Thư viện Khoa Dược, Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh cung cấp.
Hóa chất, dung môi
Methanol, acetonitril (J.T. Baker, Mỹ,
HPLC-grade). Nước cất 2 lần được sản xuất từ
hệ thống cất nước 2 lần Aquatron, đạt tiêu
chuẩn HPLC. Các dung môi dùng trong xử lý
mẫu đạt tiêu chuẩn phân tích.
Trang thiết bị
Hệ thống HPLC Thermo Ultimate 3000 với
đầu dò CAD (Thermo Scientific, Mỹ) và cột sắc
ký Shim-pack GISK C18 (150 x 4,6 mm, 5μm).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 236
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
saponin chính trong Sâm Việt Nam bằng
phương pháp HPLC-CAD
Khảo sát quy trình tách hoạt chất ra khỏi
dịch đóng nang bằng phương pháp lắc phân
bố với dung môi hữu cơ(3): Cân 20 viên nang
mềm SVN, xác định khối lượng trung bình.
Cân chính xác lượng dịch viên tương ứng với
khối lượng 1 viên (400 mg) vào becher 50 ml.
Thêm 10 ml dung môi I (hexan – methanol –
nước, 4:3:2, lớp trên) vào becher chứa dịch
nang, siêu âm từ 3 đến 5 phút ở 25 – 30 oC, gạn
dịch vào bình lắn gạn. Thêm 10 ml dung môi
II (hexan – methanol – nước, 4:3:2, lớp dưới)
vào phần cắn còn lại trong becher, siêu âm từ
3 đến 5 phút ở 25 – 30 oC, gạn dịch vào bình
lắng gạn. Lặp lại bước trên 2 lần. Lắc đều dịch
trong bình lắng gạn (~ 60 ml), để yên đến khi
phân tách hoàn toàn. Lấy lớp bên dưới vào
chén sứ, cô đến cắn, hòa tan cắn trong 1 ml
methanol 100%. Lặp lại quá trình chiết lỏng
lỏng và các dịch chiết được kiểm tra bằng sắc
ký lớp mỏng (SKLM) cùng với hỗn hợp các
chất chuẩn để đối chiếu trên silica gel F254, khai
triển với hệ dung môi CHCl3 - MeOH - H2O
(65:35:10, lớp dưới), phát hiện bằng dung dịch
acid sulfuric 10% trong ethanol, sấy ở 105 oC
đến khi hiện màu.
Tinh chế mẫu qua cột SPE (Solid Phase
Extraction)
Dịch chiết sau khi lắc phân bố, tách hoạt
chất ra hỗn dịch dầu được gộp chung vào
chén sứ, cho bay hơi ở 45 – 50 oC đến cắn. Hòa
tan cắn trong 9 ml methanol 10%, siêu âm từ 3
đến 5 phút ở 25 – 30 oC. Dịch sau siêu âm được
nạp lên cột SPE C18 đã hoạt hóa bằng 9 ml
MeOH 100% và cân bằng với 9 ml MeOH 10%.
Mẫu trên cột SPE được loại tạp với 9 ml
MeOH 10% và rửa giải với 9 ml MeOH 100%
vào bình định mức 10 ml. Cột SPE sau khi rửa
giải được rửa với 9 ml MeOH 100%.
Tiến hành thu thập các dịch sau: dịch viên
nang mềm SVN trước khi qua cột SPE, dịch
nang sau khi qua cột SPE, dịch loại tạp
methanol 10%, dịch methanol 100% rửa giải
saponin và dịch methanol rửa cột. Các dịch
này sau đó được kiểm tra bằng SKLM.
Định lượng hoạt chất chính bằng HPLC với đầu
dò CAD
10 μl dịch chiết sau khi xử lý được bơm
vào hệ thống HPLC-CAD sử dụng cột Shim-
pack GISK C18 (150 x 4,6 mm, 5μm), tốc độ
dòng 1 ml/phút với pha động bao gồm
acetonitril (A) và nước (B) theo chương trình
rửa giải gradient trong Bảng 1.
Bảng 1: Chương trình rửa giải gradient định
lượng trong dịch nang SVN
Thời gian (phút) Acetonitril (%) Nước (%)
0 → 17 19,5 → 25 80,5 → 75
17 → 23 25 → 29 75 → 71
23 → 26 29 → 29 71 → 71
26 → 40 29 → 40 71 → 60
40 → 50 40 → 70 60 → 30
50 → 65 70 → 70 30 → 30
65 → 66 70 → 19,5 30 → 80,5
66 → 76 19,5 → 19,5 80,5 → 80,5
Thẩm định quy trình định lượng
Phương pháp HPLC-CAD được đánh giá
theo hướng dẫn của ICH bao gồm các chỉ tiêu
tính tương thích hệ thống, độ đặc hiệu, tính
tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng(1).
Kiểm nghiệm viên nang mềm thành phẩm bằng
phương pháp sắc ký
- Định tính: Sử dụng phương pháp SKLM,
yêu cầu trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có các vết chính cùng màu và có giá trị Rf
tương đương với Rf của các vết chất chuẩn. Sử
dụng bản mỏng silica gel F254, với hệ dung môi
CHCl3 - MeOH - H2O (65:35:10, lớp dưới), hiện
màu bằng dung dịch H2SO4 10% trong ethanol,
sấy ở 105 oC đến khi hiện màu.
Dung dịch chuẩn: Hòa 1 mg mỗi chuẩn G-
Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-R2 trong 1 ml MeOH
để làm chuẩn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 237
Dung dịch thử: Hòa 50 mg dịch nang với
0,5 ml dung dịch butanol bão hòa hơi nước,
thêm 0,5 ml nước vào hỗn hợp trên, lắc đều,
để yên chờ dung dịch tách lớp hoàn toàn. Lấy
lớp trong bên trên để chấm sắc ký.
- Định lượng: Áp dụng quy trình HPLC-
CAD đã xây dựng và thẩm định để định
lượng hàm lượng saponin chính trong 1 viên
nang mềm.
KẾT QUẢ
Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng
saponin chính trong viên nang mềm SVN
bằng phương pháp HPLC-CAD
Kết quả khảo sát chiết xuất saponin từ
dịch nang
Dịch nang được chiết lỏng-lỏng với dung
môi I (hexan – methanol – nước, 4 : 3 : 2, lớp
trên) và dung môi II (hexan – methanol –
nước, 4 : 3 : 2, lớp dưới). Kiểm tra các dịch
chiết bằng SKLM cho thấy sau 4 lần lắc phân
bố, các saponin chính G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và
M-R2 đã được chiết hoàn toàn. Dịch chiết
lần thứ 5 không còn hiện vết trên bản mỏng
(Hình 1) và không còn pic các sapomim trên
sắc ký đồ HPLC so sánh với dung dịch
chuẩn (Hình 2). Do đó có thể áp dụng quy
trình tách hoạt chất ra khỏi dịch đóng nang
viên nang mềm Sâm Việt Nam bằng phương
pháp lắc phân bố được trình bày ở trên với 4
lần lắc phân bố với dung môi II (hexan–
methanol–nước, 4 : 3 : 2, lớp dưới).
Hình 1: Sắc đồ SKLM kiểm tra quy trình tách saponin ra khỏi hỗn dịch nang thuốc. HHC: Hỗn hợp chuẩn.
Lần 1, lần 2, lần 3, lần 4, lần 5: dịch chiết phân bố thu được trong lần chiết thứ 1, 2, 3, 4, 5.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 238
Hình 2: Sắc ký đồ HPLC kiểm tra qúa trình chiết tách hoạt chất ra khỏi hỗn dịch dầu. A. Sắc ký đồ hỗn hợp
chất chuẩn. B. Sắc ký đồ dịch nang thuốc xử lý lần 5
Kết quả khảo sát xử lý mẫu qua cột SPE
Kết quả khảo sát quá trình xử lý mẫu qua
cột SPE được trình bày trong Hình 3. Với
phương pháp đã áp dụng, các saponin G-Rb1,
G-Rd, G-Rg1, và M-R2 không bị hao hụt đáng
kể trong quá trình nạp mẫu, loại tạp và được
rửa giải hoàn toàn ra khỏi cột. Do đó có thể áp
dụng quy trình xử lý mẫu qua cột SPE đã trình
bày để tinh chế mẫu trước khi định lượng
bằng HPLC.
Hình 3: Sắc ký lớp mỏng kiểm tra quy trình xử lý mẫu qua cột SPE. HHC: Hỗn hợp chuẩn. 1: Dịch chiết VNM
trước khi qua cột. 2: Dịch VNM sau khi qua cột. 3: Dung dịch methanol 10% loại tạp. 4: Dung dịch methanol 100%
rửa giải saponin. 5: Dung dịch methanol 100% rửa cột.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 239
Thẩm định quy trình định lượng HPLC-CAD
Tính tương thích của hệ thống
Bảng 2: Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống
trên mẫu chuẩn nồng độ 100% (n = 6)
Diện tích
pic
(RSD%)
Thời gian
lưu
(RSD%)
Hệ số bất
đối
trung bình
(Astb)
Số đĩa lý
thuyết
trung bình
(Ntb)
G-
Rb1
1,47 0,14 0,91 326710.83
G-Rd 1,63 0,15 0,91 387944,33
G-
Rg1
1,73 0,89 0,86 30493,50
M-R2 1,62 0,71 0,85 31407,50
Hỗn hợp chuẩn G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và
M-R2 nồng độ 100% được bơm liên tiếp 6
lần vào hệ thống HPLC-CAD và% RSD của
diện tích đỉnh, thời gian lưu, hệ số bất đối
và số đĩa lý thuyết được trình bày ở Bảng 2.
Giá trị RSD của các thông số khảo sát gồm
diện tích pic, thời gian lưu đều < 2%, hệ số
bất đối 0,8 1000
chứng tỏ quy trình có tính tương thích hệ
thống (Bảng 2).
Tính đặc hiệu
Tiến hành sắc ký mẫu trắng, mẫu chuẩn,
mẫu thử và mẫu thử thêm chuẩn. Kết quả cho
thấy: mẫu thử có các pic tương ứng về thời
gian lưu với mẫu chuẩn và mẫu trắng không
có pic trùng với pic G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-
R2 trong mẫu chuẩn. Khi thêm chất chuẩn vào
mẩu thử, diện tích đỉnh tương ứng với chất
chuẩn của mẫu thử tăng lên (Hình 4). Do đó,
quy trình phân tích đạt tính đặc hiệu.
Hình 4: Sắc ký đồ HPLC khảo sát tính đặc hiệu của phương pháp định lượng A: Mẫu trắng. B: Mẫu chuẩn.
C: Mẫu thử. D: Mẫu thử thêm chuẩn
Tính tuyến tính
Giai mẫu gồm 6 nồng độ của mỗi chuẩn
G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-R2 được bơm vào
hệ thống HPLC. Bảng 3 cho thấy có sự
tương quan nồng độ (x) và diện tích đỉnh (y)
của các saponin theo hàm logarith thập
phân với hệ số tương quan trên 0,997. Vì
vậy quy trình đạt tính tuyến tính trong định
lượng các saponin chính trong viên nang
mềm SVN.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 240
Bảng 3: Kết quả khảo sát tính tuyến tính của phương pháp định lượng.
Saponin Phương trình hồi quy R
2
Khoảng tuyến tính
(mg/ml)
LOD
(mg/ml)
LOQ
(mg/ml)
G-Rb1 logy = 0,9036logx + 1,3596 0,998 0,0015 – 0,048 0,00048 0,0012
G-Rd logy = 0,9135logx + 1,3135 0,998 0,00125 – 0,04 0,0004 0,0008
G-Rg1 logy = 0,8673logx + 1,1979 0,997 0,005 – 0,16 0,00128 0,0032
M-R2 logy = 0,8545logx + 1,2345 0,997 0,0075 – 0,24 0,0016 0,0032
Độ lặp lại
Sáu mẫu thử được chuẩn bị và bơm vào hệ
thống HPLC. Kết quả phân tích độ lặp lại 6 lần
mẫu thử được trình bày ở Bảng 4 cho thấy quy
trình có độ lặp lại cao với giá trị% RSD của 6
lần định lượng ≤ 3,5%, chứng tỏ quy trình có
tính lặp lại và phù hợp để định lượng các hợp
chất tự nhiên trong chế phẩm.
Bảng 4: Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương
pháp định lượng trên mẫu chuẩn (n = 6)
Mẫu G-Rb1
(%)
G-Rd
(%)
G-Rg1
(%)
M-R2
(%)
TB 0,31 0,23 0,90 1,65
SD 0,01 0,004 0,01 0,02
% RSD 3,23 1,74 1,11 1,21
Độ đúng
Tiến hành định lượng mẫu thử đã thêm
chuẩn ở nồng độ 80%, 100%, 120% nồng độ
trong mẫu thử. Kết quả ở Bảng 5 cho thấy quy
trình có độ phục hồi trong khoảng 90,08 –
97,35%, RSD ≤ 2,79%. Vậy quy trình đạt yêu
cầu về độ đúng.
Bảng 5: Kết quả khảo sát độ đúng của phương
pháp định lượng khi thêm mẫu chuẩn ở nồng độ
80%, 100%, 120%
Saponin Khoảng độ
đúng (%)
Độ phục hồi trung
bình (%)
RSD
(%)
G-Rb1 90,19 – 95,99 93,21 2,14
G-Rd 90,81 – 93,76 92,07 1,00
G-Rg1 90,08 – 95,08 91,91 2,33
M-R2 90,30 – 97,35 93,03 2,79
Kết luận: Quy trình định lượng các
saponin chính bằng HPLC-CAD đáng tin cậy
để ứng dụng trong kiểm nghiệm viên nang
mểm SVN.
Kết quả kiểm nghiệm viên nang mềm SVN
thành phẩm
Định tính
Tiến hành SKLM, kết quả trong Hình 5 cho
thấy trên sắc ký đồ của dung dịch 4 saponin
chính (G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-R2) trong viên
nang mềm SVN có các vết chính cùng màu và
có giá trị Rf tương đương với Rf của các vết chất
chuẩn. Như vậy viên thành phẩm ở 3 lô thử
nghiệm đạt chỉ tiêu về định tính.
Hình 5: Sắc đồ SKLM định tính nang mềm SVN
Định lượng
Quy trình định lượng sau khi thẩm định
đã được áp dụng để định lượng 4 saponin
chính G-Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-R2 trong
viên nang mềm SVN. Kết quả được trình
bày trong Bảng 6. Mỗi viên nang mềm Sâm
Việt Nam 400 mg có chứa 12,38 ± 0,134 mg
tổng cộng 4 saponin chính (chiếm 3,09%/ viên),
trong đó hàm lượng G-Rb1 là 1,26 ± 0,017 mg
(chiếm 0,32%/ viên), G-Rd là 0,92 ± 0,010
mg (chiếm 0,23%/ viên), G-Rg1 là 3,63 ± 0,055 mg
(chiếm 0,91%/ viên) và M-R2 là 6,57 ± 0,061
mg (chiếm 1,64%/ viên). RSD của các
saponin định lượng và tổng 4 saponin định
lượng < 2%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 241
Bảng 6: Kết quả định lượng các saponin chính trong viên nang mềm SVN (n = 3).
STT
Hàm lượng trong một viên Tổng hàm lượng
các saponin chính
trong 1 viên G-Rb1 G-Rd G-Rg1 M-R2
% mg % mg % mg % mg % mg
1 0,31 1,24 0,23 0,92 0,9 3,6 1,64 6,56 3,08 12,32
2 0,32 1,27 0,23 0,91 0,9 3,59 1,63 6,52 3,07 12,28
3 0,32 1,27 0,23 0,93 0,92 3,69 1,66 6,64 3,13 12,53
TB 0,32 1,26 0,23 0,92 0,91 3,63 1,64 6,57 3,09 12,38
SD 0,005 0,017 0,000 0,010 0,011 0,055 0,015 0,061 0,032 0,134
%RSD 1,82 1,37 0,00 1,09 1,27 1,52 0,93 0,93 1,04 1,09
BÀN LUẬN
Đề tài đã nghiên cứu xây dựng quy trình
định lượng 4 saponin chính (G-Rb1, G-Rd, G-Rg1
và M-R2) trong viên nang mềm SVN trải qua các
bước chiết xuất phân bố saponin từ dịch nang
mềm, tinh chế mẫu bằng SPE trước khi định
lượng bằng phương pháp HPLC với detector
CAD. Phương pháp HPLC-CAD xây dựng đã
được thẩm định theo các hướng dẫn của ICH về
tính tương thích hệ thống, độ đặc hiệu, tính
tuyến tính, độ lặp lại và độ đúng và đã chứng tỏ
đáng tin cậy. Đặc biệt, detector CAD lần đầu tiên
áp dụng vào định lượng saponin trong SVN đã
chứng minh khả năng phát hiện và định lượng
tốt các saponin nhóm occotillol không có nhóm
nối đôi trong phân tử, tiêu biểu là M-R2, được
xem là một hoạt chất chính của SVN.
KẾT LUẬN
Quy trình định lượng 4 saponin chính (G-
Rb1, G-Rd, G-Rg1 và M-R2) trong viên nang
mềm SVN bằng phương pháp HPLC-CAD đã
chứng tỏ tính chính xác và đáng tin cậy, có
thể ứng dụng để định lượng đồng thời các
saponin chính trong viên naang mềm SVN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ICH Harmonised Tripartite Guideline (2005), Validation of
analytical procedures: text and methodology Q2 (R1),
International Conference on Harmonization, Geneva,
Switzerland.
2. Konoshima T, Takasaki M, et al. (1998), "Anti-tumor-
promoting activity of majonoside-R2 from Vietnamese
ginseng, Panax vietnamensis Ha et Grushv, (I)", Biol Pharm
Bull, 21(8): pp.834-838.
3. Li W, Fitzloff JF(2002), "HPLC determination of
ginsenosides content in ginseng dietary supplements using
ultraviolet detection", Journal of liquid chromatography &
related technologies, 25 (16), pp.2485-2500.
4. Nguyen Minh Duc, Nguyen Thoi Nham, Kasai R, Ito A,
Yamasaki K, Osamu Tanaka O (1993), "Saponins from
Vietnamese ginseng, Panax vietnamensis Ha et Grushv,
Collected in central Vietnam, I,", Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, 41(11): pp.2010-2014.
5. Nguyen Minh Duc, Nguyen Thoi Nham, Kasai R, Ito A,
Yamasaki K, Tanaka O (1994), "Saponins from Vietnamese
Ginseng, Panax vietnamensis Ha et Grushv, Collected in
central Vietnam, II,", Chemical and Pharmaceutical Bulletin,
42(1): pp.115-122.
6. Nguyen Minh Duc, Nguyen Thoi Nham, Kasai R, Ito A,
Yamasaki K, Tanaka O (1994), "Saponins from Vietnamese
ginseng, Panax vietnamensis Ha et Grushv, collected in central
Vietnam, III,", Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 42(3):
pp.634-640.
7. Nguyen Thi Thu Huong, Matsumoto K, Yamasaki K,
Nguyen Minh Duc, Nguyen Thoi Nham, Watanabe H
(1995), "Crude sponin extracted from Vietnamese ginseng
and its major constituent majonoside-R2 attenuate the
psychological stress-and foot-shock stress-induced
antinociception in mice", Pharmacology Biochemistry and
Behavior, 52(2): pp.427-432.
8. Nguyen Thi Thu Huong, Matsumoto K, Yamasaki K,
Nguyen Minh Duc, Nguyen Thoi Nham Watanabe H
(1996), "Effects of majonoside-R2 on pentobarbital sleep
and gastric lesion in psychologically stressed mice",
Pharmacology Biochemistry and Behavior, 53(4): pp.957-963.
9. Tran Le Quan, I, Ketut Adnyana, Yasuhiro Tezuka,
Takema Nagaoka, Tran Kim Qui, Shigetoshi Kadota (2001),
"Triterpene Saponins from Vietnamese Ginseng (Panax
vietnamensis) and Their Hepatocytoprotective Activity",
Journal of Natural Products, 64(4): pp.456-461.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dinh_luong_dong_thoi_cac_saponin_chinh_trong_vien.pdf