Nghiên cứu điều trị thai bám ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu Nghiên cứu điều trị thai bám ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 129 NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THAI BÁM Ở SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Văn Phụng Thống*, Võ Minh Tuấn**, Nguyễn Long*, Trần Thanh Trúc Quỳnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để điều trị thai dưới 8 tuần bám ở sẹo mổ lấy thai, chúng tôi đã cải tiến phương pháp đặt bóng chèn của tác giả Timor thành phương pháp đặt bóng Foley và hút thai dưới hướng dẫn của siêu âm. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp kể trên tại bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm. Lấy mẫu toàn bộ từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 các trường hợp thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai. Thực hiện điều trị bằng cách đặt bóng Foley buồng tử cung lưu 24 giờ sau đó hút thai dưới siêu âm. Tiêu chí đánh giá kết quả thành công khi βHCG bằng 0, mất khối thai, không còn tăng sinh mạch máu. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị và theo dõi 311 trường hợp, tỉ lệ thành công củ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều trị thai bám ở sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 129 NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ THAI BÁM Ở SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Văn Phụng Thống*, Võ Minh Tuấn**, Nguyễn Long*, Trần Thanh Trúc Quỳnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để điều trị thai dưới 8 tuần bám ở sẹo mổ lấy thai, chúng tôi đã cải tiến phương pháp đặt bóng chèn của tác giả Timor thành phương pháp đặt bóng Foley và hút thai dưới hướng dẫn của siêu âm. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp kể trên tại bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm. Lấy mẫu toàn bộ từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 các trường hợp thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai. Thực hiện điều trị bằng cách đặt bóng Foley buồng tử cung lưu 24 giờ sau đó hút thai dưới siêu âm. Tiêu chí đánh giá kết quả thành công khi βHCG bằng 0, mất khối thai, không còn tăng sinh mạch máu. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị và theo dõi 311 trường hợp, tỉ lệ thành công của phương pháp đặt bóng Foley và hút thai là 90,7% (KTC 86,8-93,9). 29 trường hợp thất bại cần tiếp tục can thiệp bậc 2. Tất cả trường hợp đều bảo tồn được tử cung, khỏi bệnh an toàn. Các yếu tố làm tăng khả năng điều trị thành công bao gồm: nhóm lao động tay chân (OR = 7,14); tuổi thai ≤ 6 tuần (OR = 3,01); ßhCG ≤ 11.000 mUI/mL trước xuất viện (OR = 6,59); thể tích khối thai sau 2 tuần ≤ 5cm3 (OR = 9,10); máu mất sau hút thai ≤ 50ml (OR = 5,00). Kết luận: Phương pháp đặt bóng Foley và hút thai dưới siêu âm cung cấp thêm một chọn lựa điều trị hiệu quả cho thai dưới 8 tuần ở vết mổ cũ. Phương pháp có ưu điểm ở kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện. Hơn nữa phương pháp này có thời gian theo dõi ngắn, giảm chi phí điều trị. Từ khóa: thai ở sẹo mổ lấy thai, Foley, hút thai, siêu âm. ABSTRACT RESEARCH OF MANAGEMENT AMONG PATIENTS WITH CESAREAN SCAR PREGNANCY AT TUDU HOSPITAL Van Phung Thong, Vo Minh Tuan, Nguyen Long, Tran Thanh Truc Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 129 - 135 Objective: To demonstrate the efficacy of management under 8 weeks Cesarean scar pregnancy by using ultrasound-guided foley balloon catheter placement combined with ultrasound-guided dilation and curettage at Tu Du hospital, which was improved from the foley balloon catheter placement method of Timor-Tritsch. Methods: A Quasi experimental study with total sampling technique was conducted from March 2015 to March 2016 among patients with under 8 weeks Cesarean scar pregnancy. Placement foley balloon catheter into the uterus in 24 hours under ultrasound control and ultrasound-guided dilation were applied all. The standard of successful treatment include human chorionic gonadotropin (βHCG) level return to zero, absent gestational sac as well as no rich vascular pattern at or in the area of a Cesarean section scar. Results: After 3 months of managment and following 311 cases, the prevalence of successful treatment was 90.7% (CI = 86.8-93.9). There was 29 failure cases, which needed higher intervention. All cases was successful uterine conservation, safely rehibilation. Some factors significantly related to succesfull management found include gestational age ≤ 6 weeks (OR = 3.01); ßhCG level ≤ 11.000 mUI/mL before discharge from hospital (OR = * BM Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM ** BS Bệnh viện Từ Dũ Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn ĐT: Email: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 130 6.59); volume of gestational sac after two weeks of treatment ≤ 5cm3 (OR = 9.10), blood volume loss after ultrasound-guided dilation and curettage ≤ 50ml (OR = 5.00). Conclusions: Using ultrasound-guided foley balloon catheter placement combined with ultrasound-guided dilation and curettage provide us new effective management choice for under 8 weeks Cesarean scar pregnancy. This method is simple, easy to understand and apply, short follow-up time and reduce treatment costs. Key words: cesarean scar pregnancy, Foley ballon catheter, dilation and curettage, ultrasound. GIỚI THIỆU Bệnh viện Từ Dũ có thai bám ở SMLT tăng đột biến theo từng năm, năm 2011 có 192 trường hợp, năm 2012 là 234 trường hợp, năm 2013 có 629 trường hợp, đến năm 2014 tăng lên 875 trường hợp(1). Thai ở SMLT là bệnh có diễn biến phức tạp với những biến chứng nặng như: băng huyết, vỡ tử cung, có thể phải cắt tử cung, có thể dẫn đến tử vong. Điều trị ưu tiên là chấm dứt thai kỳ sớm trong tam cá nguyệt đầu ngay sau khi xác định được chẩn đoán. Theo khuyến cáo của tác giả Timor-Tritsch năm 2012(2), chúng tôi đã sử dụng Methotrexate tiêm vào túi thai 25mg và bánh nhau 25 mg và tiêm bắp 25 mg. Trong 2 năm (2012-2014) khoa Phụ đã điều trị 736 trường hợp, trong đó áp dụng phương pháp Methotrexate tiêm tại chỗ và toàn thân 237 trường hợp, bảo tồn thành công 84,7% các trường hợp. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy thủ thuật với MTX trên đòi hỏi phải có máy siêu âm và dụng cụ chuyên biệt, thời nằm viện và theo dõi ngoại trú kéo dài (4 đến 64 ngày tại viện và 1 đến 65 tuần ngoại trú); phải cắt tử cung cấp cứu 12 trường hợp do chảy máu nhiều. Do đó chúng tôi nhận thấy cần phải có 1 phương pháp thực hiện đơn giản hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, ít tai biến cho người bệnh. Tham khảo quan điểm mới của Timor- Tritsch(3,4), áp dụng phương pháp đặt bóng Foley, chúng tôi đã nghiên cứu và cải tiến phương pháp đặt bóng Foley phối hợp với hút thai dưới hướng dẫn của siêu âm. Mục đích cải tiến để phối hợp ưu điểm và hạn chế nhược của các phương pháp điều trị này phù hợp với tình hình điều trị thực tế tại Việt Nam. Câu hỏi nghiêu cứu của chúng tôi là: Tỉ lệ thành công của Phương pháp điều trị bằng phương pháp đặt Foley và hút thai trong các trường hợp thai dưới 8 tuần bám ở SMLT là bao nhiêu? Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ thành công của phương pháp đặt Foley và hút thai trong các trường hợp thai dưới 8 tuần bám ở SMLT sau 3 tháng theo dõi. Xác định các yếu tố liên quan đến thành công của phương pháp đặt Foley và hút thai. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bán thực nghiệm (Quasi- Experimental Study). Dân số chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán thai dưới 8 tuần bám ở SMLT tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 3/2015 – 3/2016. Tiêu chuẩn nhận Được chẩn đoán thai dưới 8 tuần bám ở SMLT. Chưa có can thiệp phá thai nội khoa hay ngoại khoa trước đây. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Sẹo mổ ở vị trí khác trên cơ TC (bóc UXTC). Thai lưu. Xuất huyết âm đạo trên 200 ml. Tổng trạng nguy hiểm cho can thiệp (bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, rối loạn đông máu). Bệnh nhân bỏ cuộc. Cỡ mẫu Xác định một tỷ lệ với độ chính xác tuyệt đối: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 131 2 1 2 2 . (1 ) n d   Z Z1-α/2 = 1,96, d=0.05, tỉ lệ thành công P giao động theo các nghiên cứu trước đây 80%-90%. Thế P=80% để có mẫu lớn nhất => N=246. Dự kiến 15% mất dấu nên cần ít nhất 300 đối tượng tham gia nghiên cứu. Định nghĩa biến số chính Chẩn đoán thai ở vết mổ cũ theo Timor-Tritsch 2014(4) Buồng tử cung rỗng, không có tiếp xúc túi thai. Thấy rõ ống cổ tử cung rỗng, không tiếp xúc túi thai. Sự mất liên tục ở thành trước tử cung thấy trên hình ảnh cắt dọc tử cung khi hướng tia siêu âm đi qua túi ối. Hiện diện túi thai có hoặc không có cực thai và tim thai (tùy theo tuổi thai) ở phần trước của eo tử cung. Không có hoặc thiếu tổ chức cơ tử cung giữa bàng quang và túi thai. Kết quả điều trị Timor-Tritsch 2012(1) Thành công Sau 3 tháng điều trị: ßhCG=0 và siêu âm không còn khối thai ở SMLT và không TSMM. Thất bại Hút thai máu mất trên 300ml, không đáp ứng đặt bóng chèn phải chuyển phẫu thuật. Trong quá trình theo dõi nếu: ßhCG tăng hay thể tích khối thai tăng hay tăng sinh mạch máu nhiều phải chuyển phương pháp điều trị khác Phương pháp tiến hành Lấy mẫu toàn bộ. Bước 1: Sàng lọc đối tượng nghiên cứu tại khoa Phụ Những trường hợp nghi ngờ thai dưới 8 tuần bám ở SMLT khi đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ, bệnh nhân được cho nhập khoa Phụ và được thử ßhCG và siêu âm (bởi bác sĩ có kinh nghiệm) được chẩn đoán thai ở SMLT theo các tiêu chuẩn chẩn đoán(3). Bước 2: Thu nhận vào nghiên cứu tại khoa Phụ Nghiên cứu viên giải thích quy trình thực hiện đặt Foley sau đó hút thai, ưu và khuyết điểm, giải thích nghiên cứu và nhận bệnh nhân vào nghiên cứu. Kiểm tra lại các tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh nhân ký vào bảng cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu. Bước 3: Thực hiện thủ thuật tại buồng thủ thuật của Khoa Phụ Thực hiện thủ thuật tại phòng thủ thuật của khoa Phụ. Dưới hướng dẫn của siêu âm, tiến hành đặt Foley 14 F vào đoạn eo tử cung, đặt bóng Foley ngay bên dưới túi thai. Sau đó bơm 25 ml nước muối sinh lý để đẩy túi thai về phía lòng tử cung và bóng Foley ép vào vị trí vết mổ cũ để cầm máu. Nếu rớt túi Foley trước 6 giờ và chưa có dấu hiệu sẩy thai tiến triển, tiến hành đặt lại Foley lần 2 và chèn 1 tampon. Nếu rớt sau 6 giờ kèm dấu hiệu sẩy khối nhau ta tiến hành hút thai. Lưu bóng Foley 24 giờ. Sau 24 giờ rút bóng Foley và tiến hành hút thai dưới siêu âm. Dưới dướng dẫn siêu âm: rút bóng Foley, quan sát túi thai có sẩy xuống đoạn dưới hay không. Sau đó tiến hành hút thai: Sử dụng Carman 1 van và ống hút số sáu, hút nhẹ nhàng mô nhau thai ở đoạn đáy thân và đoạn eo. Chừa một ít mô nhau ở vị trí vết mổ cũ, không cố gắng lấy hết hay hút sạch vì có nguy cơ tổn thương cơ tử cung gây chảy máu nhiều. Kiểm tra chất hút + Đo lượng máu mất trong túi BRASSS- V. * Lưu ý: các thủ thuật đặt bóng chèn và hút thai cần thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để không gây tổn thương lớp cơ tử cung vốn đã rất mỏng. Bơm bóng Foley vừa đủ thể tích tử cung (thường từ 30-40ml); hút thai nếu có dấu hiệu lún vết mổ trên siêu âm cần ngưng thủ thuật vì sẽ làm rách vết mổ cũ. Sau thủ thuật sử dụng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 132 kháng sinh uống và thuốc gò tử cung: Oxytocin 5 đơn vị x2 ống tiêm bắp và Misoprostol 200 ug x3 viên đặt trực tràng. Ghi nhận co hồi tử cung, máu mất sau hút thai. Bước 4: Chăm sóc sau thủ thuật Trong 24 giờ đầu tiên sau hút thai, bệnh nhân được các bác sĩ và nữ hộ sinh Khoa Phụ theo dõi sát tại khoa Phụ: các dấu hiệu sinh tồn, gò tử cung, huyết âm đạo. Sau 48 giờ bệnh nhân được nghiên cứu viên khám và cho thử lại beta HCG. Nếu bệnh nhân ổn định: không đau bụng, không sốt, khám âm đạo ít huyết, tử cung kích thước bình thường, ßhCG giảm >50% thì bệnh nhân sẽ được cho xuất viện, theo dõi ngoại trú, toa về: thuốc kháng sinh trong vòng 1 tuần. Bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám tại lầu 2 Khoa Phụ theo lịch: mỗi tuần trong 3 tuần đầu tiên, mỗi 2 tuần trong 6 tuần tiếp theo, sau đó mỗi tháng tại khoa Phụ, đến khi mất khối nhau, ßhCG về bằng 0, không có tăng sinh mạch máu. Tái khám theo hẹn hay khi đau bụng nhiều hoặc ra huyết âm đạo nhiều (2 băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 giờ). Bước 5: Tái khám tại khoa Phụ, đánh giá kết cục và kết thúc nghiên cứu Mỗi lần tái khám theo lịch nêu ở bước 4 bệnh nhân sẽ được nghiên cứu viên ghi nhận các triệu chứng đau bụng, ra huyết âm đạo, khám âm đạo, tử cung, đồng thời được thử ßhCG huyết thanh và siêu âm doppler đo thể tích khối nhau và tăng sinh mạch máu. Bệnh nhân được cho nhập viện ngay khi có ra huyết nhiều (2 băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 giờ hay khám lâm sàng quan sát thấy âm đạo ra huyết 100 ml) và/hoặc nồng độ ßhCG tăng và/hoặc thể tích khối nhau tăng 15% và/hoặc tăng sinh mạch máu nhiều. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2015-3/2016, có tổng cộng 963 trường hợp nhập viện Khoa Phụ với chẩn đoán liên quan đến thai ở VMC, gồm có 628 trường hợp (65,22%) thai ở SMLT và 335 trường hợp (34,78%) còn khối nhau tại SMLT. Chúng tôi mời được 342 sản phụ đủ tiêu chí và đồng ý tham gia nghiên cứu. Theo dõi được 311 sản phụ, loại 31 do mất dấu hay không đủ dữ kiện. Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm N=311 Tỉ lệ (%) Tuổi thai * 6,25±0,52 ≤ 6 tuần 176 (56,6) 56,6 Từ trên 6 đến 7 tuần 119 (38,3) 38,3 > 7 tuần 16 (5,1) 5,1 Triệu chứng cơ năng (%) Không triệu chứng 236 (75,9) 75,9 Đau bụng dưới 8 (2,6) 2,6 Ra huyết âm đạo 59 (19,0) 19,0 ĐB kèm ra huyết 8 (2,6) 2,6 Bề dày lớp cơ TC ở VMC** 1,8 (1,5-2,0) Tăng sinh mạch máu (%) Ít 302 (97,1) 97,1 Trung bình 9 (2,9) 2,9 ßhCG lúc nhập viện** 31408(280,5-422256.0) * Trung bình ** Trung vị Bảng 2: Đặc điểm thủ thuật Đặc điểm thủ thuật N=311 Tỉ lệ (%) Thời gian lưu bóng Foley(%) < 6 giờ 10 3,2 ≥6 giờ 301 96,8 Máu mất sau hút thai (%) < 50 ml 278 89,4 50-100 ml 29 9,3 > 100 ml 4 1,3 Biến chứng trong thủ thuật(%) Máu mất 200ml 2 0,6 Nhiễm trùng 0 0 Thủng tử cung 0 0 Nhận xét: Máu mất sau hút thai đo bằng túi nhựa đo máu ở các đối tượng tham gia nghiên cứu trung bình 25,59±23,4ml, mất máu ít là 5ml, nhiều nhất là 200ml (có 2 trường hợp máu mất 200ml). Không ghi nhận các biến chứng nặng của hút thai như nhiễm trùng hay thủng tử cung, chỉ có 2 trường hợp chảy máu 200ml và đáp ứng với bóng chèn sau đó. Máu mất ít nhờ hiệu quả của bóng chèn ép vào vết mổ trong 24 giờ giúp cầm máu cơ học; hơn nữa việc bóng chèn đẩy khối thai về phía lòng TC và chèn ép khối thai cũng làm ngưng hoạt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 133 động tim thai trong 24 tiếng. Sau khi rút bóng chèn hút thai dưới hướng dẫn siêu âm giúp kiểm soát không tổn thương đến vết mổ cũ vốn đã khá mỏng. Thực hiện hút phần lớn thể tích khối thai chỉ chừa phần bám chặt vào vết mổ giúp giảm thời gian theo dõi về sau. Cải thiện triệu chứng sau điều trị Cải thiện nồng độ betaHCG Nồng độ ßhCG huyết thanh trung bình trước điều trị là 80017,5±58035,3 UI/ml và giảm dần theo thời gian sau 3 tháng điều trị có chiều hướng khác biệt ngày càng lớn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Phân tích phương sai tái đo lường). Thời gian ßhCG về bằng 0 trung bình 3,84 ± 0,15 tuần. Nồng độ ßhCG giảm nhanh trong 4 tuần đầu sau điều trị, giảm chậm từ tuần thứ 5 và về bình thường sau 12 tuần điều trị. Cải thiện thể tích khối thai Thể tích khối thai trung bình sau điều trị 1 tuần là 4,89±9,13 cm3 và giảm dần theo thời gian sau 3 tháng điều trị có chiều hướng khác biệt ngày càng tăng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Phân tích phương sai tái đo lường). Thời gian tồn tại khối nhau thai trung bình 5,08 ± 0,26 tuần. Thể tích khối nhau giảm nhanh trong 4 tuần đầu theo dõi, giảm chậm sau 4 tuần và có trường hợp kéo dài đến sau 12 tuần theo dõi sau điều trị. Cải thiện tăng sinh mạch máu Điểm trung bình tăng sinh mạch máu trước thủ thuật tăng sau hút thai 0,1 điểm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên sau khi điều trị điểm trung bình của tăng sinh mạch máu có xu hướng giảm dần theo thời gian theo dõi và sự khác biệt này cũng có không ý nghĩa thống kê ở thời điểm sau 2 tuần, nhưng có ý nghĩa thống kê ở thời điểm theo dõi 1 tháng và 3 tháng với p<0,05. (Phân tích phương sai tái đo lường). Thời gian tồn tại tăng sinh mạch máu trung bình 4,07 ± 1,19 tuần. Tăng sinh mạch máu giảm đều theo thời gian 12 tuần theo dõi, tuy giảm có vẻ nhanh trong 4 tuần đầu. Kết quả điều trị Bảng 3: Kết quả sau điều trị Kết quả điều trị Tổng (n=311) Tỉ lệ (%) Thời gian nằm viện (ngày)* 4,59±1,87 Theo dõi trong 3 tháng (%) ßhCG tăng 16 5,1 Khối thai còn tồn tại 29 9,3 Tăng sinh mạch máu 24 7,7 Kết quả điều trị (%) Thành công 282 90,7 Thất bại 29 9,3 Chuyển phương pháp khác (%) Điều trị nội 10 3,2 Methotrexate 16 5,1 Phẫu thuật bảo tồn tử cung 3 1 Phẫu thuật cắt tử cung 0 0 * Trung bình ** Trung vị (khoảng tứ phân vị) Thời gian nằm viện trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là 4,59±1,87 ngày, trong đó ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 19 ngày (1 trường hợp). Sau thời gian theo dõi 3 tháng, 90,7% các trường hợp tham gia nghiên cứu được điều trị thành công. 29 trường hợp thất bại do: Tồn tại khối thai là 29 (9,3%), có 16 phối hợp thêm ßhCG tăng (5,1%), 24 còn tăng sinh mạch máu (7,7%). Trong số thất bại: 10 trường hợp tồn tại khối thai đáp ứng điều trị nội khoa, 16 trường hợp có ßhCG tăng đáp ứng với điều trị Methotrexate đơn liều toàn thân, 3 trường hợp sau hút thai có khối thai to từ 5-8 cm phải chuyển phẫu thuật mở bụng phẫu thuật lấy khối thai, cả 3 trường hợp đều bảo tồn được tử cung, không có trường hợp nào bị cắt tử cung. Tỉ lệ thành công của chúng tôi tương đồng với Timor-Tritsch khi sử dụng Foley bóng đơn phối hợp MTX(4) điều trị thành công 17/18 trường hợp thai ở SMLT; khi sử dụng bóng đôi(5) với MTX điều trị thành công 9/10 trường hợp. Điểm khác biệt là tác giả Timor-Tritsch lưu bóng chèn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 134 lâu hơn 3,6 ngày và không hút thai mà xử dụng phối hợp MTX. Các yếu tố liên quan đến sự thành công của kết quả điều trị Phân tích hồi quy Logistic đơn biến 26 cặp biến số, chúng tôi phát hiện ra được 9 yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị. Tuy nhiên nhằm khống chế cho các yếu tố gây nhiễu và tương tác để, chúng tôi đưa các biến số có p trị giá < 0,25 trong phân tích đơn biến vào phương trình hồi quy đa biến, bao gồm 13 biến số. Chọn ngưỡng cắt các biến liên tục như nồng độ ßhCG lúc nhập viện, xuất viện, máu mất sau hút thai, thể tích khối thai sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần bằng cách vẽ đường cong ROC và bảng phân tích chi tiết các điểm cắt; sau đó chọn điểm cắt tối ưu bằng cách tính giá trị tối đa chỉ số Youden (J =Se + Sp -1) và giá trị tối thiểu của d = . Bảng 4: Mối liên quan giữa các yếu tố với tỉ lệ tỉ lệ thành công sau 3 tháng điều trị Yếu tố Thành công (n=282) Thất bại (n=29) OR* 95% CI P* Nghề nghiệp Lao động tay chân 46(95,8) 2(4,2) 1 Trí thức 95(87,2) 14(12,8) 0,14 0,02-0,83 0,03 Khác 141(91,6) 13(8,4) 0,42 0,07-2,32 0,32 Tuổi thai >6 tuần 115(85,2) 20(14,8) 1 ≤6 tuần 167(94,9) 9(5,1) 3,01 1,03-8,76 0,04 ßhCG lúc xuất viện > 11000 UI 62(74,7) 21(25,3) 1 ≤ 11000 UI 220(96,5) 8(3,5) 6,59 1,42-30,6 0,01 Thể tích khối thai sau 2 tuần ≤ 5 cm 3 179(97,8) 4(2,2) 1 > 5 cm 3 103(80,5) 25(19,5) 0,11 0,02-0,51 0,00 Thể tích khối thai sau 3 tuần ≤ 4 cm 3 117(97,5) 3(2,5) 1 > 4 cm 3 165(86,4) 26(13,6) 0,20 0,04-0,98 0,05 Máu mất sau hút thai ≤ 50 ml 258(92,8) 20(7,2) 1 > 50 ml 24(72,7) 9(27,3) 0,25 0,06-0,99 0,04 Multivariate Logistic Regression Sau khi phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các biến số và kết quả điều trị thai bám vết mỗ cũ chỉ còn lại 6 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến kết cục điều trị thành công trên thai ngoài tử cung dưới 8 tuần bám vết mổ cũ đó là: Nghề nghiệp, tuổi thai, ßhCG huyết thanh lúc xuất viện, thể tích khối thai sau 2 tuần hay 3 tuần và lượng máu mất sau hút thai. KẾT LUẬN Trong thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 311 bệnh nhân được chẩn đoán thai ở SMLT có tuổi thai dưới 8 tuần nhập bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi rút ra kết luận và một số nhận xét sau: Tỉ lệ thành công là 90,7% KTC 86,8-93,9. Các yếu tố làm tăng khả năng điều trị thành công bao gồm: Nhóm lao động tay chân (OR* = 7,14; 95%CI: 1,2-50). Tuổi thai ≤ 6 tuần (OR* = 3,01; 95%CI: 1,03-8,76). Nồng độ ßhCG xuất viện ≤ 11.000 mUI/mL (OR* = 6,59; 95%CI: 1,42-30,6). Thể tích khối thai sau 2 tuần ≤ 5cm3 (OR* = 9,10; 95%CI: 1,96-50). Thể tích khối thai sau 3 tuần ≤ 4cm3 (OR* = 5,00; 95%CI: 1,02-25). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 135 Máu mất sau hút thai ≤ 50ml (OR* = 5,00; 95%CI: 1,01-16,66). Phương pháp đặt Foley và hút thai cung cấp thêm một chọn lựa điều trị khá hiệu quả những trường hợp thai dưới 8 tuần bám ở sẹo mổ lấy thai, với kỹ thuật thực hiện đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao áp dụng phù hợp cho những nước phát triển cả lẫn đang phát triển, giúp giảm tai biến điều trị của các phương pháp khác gây ra do tình trạng dương tính giả của siêu âm khá cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Đỗ Hiếu, Võ Minh Tuấn (2015). Đánh giá kết quả điều trị thai ngoài tử cung dưới 11 tuần bám vết mổ cũ tại bệnh viện Từ Dũ năm 2014-2015. Luận văn chuyên khoa 2, tr 44-45. 2. Timor-Tritsch IE, Monteagudo A (2012). The diagnosis, treatment, and follow-up of cesarean scar pregnancy. Am J Obstet Gynecol. 2012 Jul;207(1):44.e1-13. 3. Timor-Tritsch IE, Monteagudo A (2014). How to identify and manage cesarean-scar pregnancy. OBG Management. June 2014. Vol. 26 No. 6. 4. Timor-Tritsch IE, Monteagudo A (2015). Foley balloon catheter to prevent or manage bleeding during treatment for cervical and Cesarean scar pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol. 2015 Jul;46(1):118-23. 5. Timor-Tritsch IE, Monteagudo A (2016). A new minimally invasive treatment for cesarean scar pregnancy and cervical pregnancy. Am J Obstet Gynecol. 2016 Mar 12. pii: S0002- 9378(16)00472-5. Ngày nhận bài báo: 21/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dieu_tri_thai_bam_o_seo_mo_lay_thai_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan