Tài liệu Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi đục quả phương đông (bactrocera dorsalis h.) và ruồi ổi (bactrocera correcta b.) tại tỉnh Bình Thuận: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
905
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG
(BACTROCERA DORSALIS H.) VÀ RUỒI ỔI (Bactrocera correcta B.) TẠI TỈNH
BÌNH THUẬN
Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Hà Thị Kim Liên,
Vũ Văn Thanh, Vũ Thị Thùy Trang
TÓM TẮT
Ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta là hai loài được xác định là gây hại cho quả thanh long
tỉnh Bình thuận. Số liệu điều tra cho thấy cả hai loài ruồi này luôn có mặt trên vườn quả với mật độ cá
thể trên vườn dao động dưới 200 con/tháng. Riêng năm 2010 đã có sự biến thiên nhanh với đỉnh cao
thiết lập trong tháng 6 của loài B. dorsalis là 518 con và loài B. correcta là 352 con. Trong năm sự
xuất hiện và gia tăng mật độ của hai loài ruồi này thường từ tháng 5 cho đến tháng 8 và chịu chi phối
bởi mùa chín của các loại quả ký chủ khác có trong vùng.
Từ khóa: Ruồi đục quả, thanh long, bẫy pheromone
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ruồi hại quả (Diptera:Tephritidae) được
ghi nhận là loài dịc...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi đục quả phương đông (bactrocera dorsalis h.) và ruồi ổi (bactrocera correcta b.) tại tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
905
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG
(BACTROCERA DORSALIS H.) VÀ RUỒI ỔI (Bactrocera correcta B.) TẠI TỈNH
BÌNH THUẬN
Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Hà Thị Kim Liên,
Vũ Văn Thanh, Vũ Thị Thùy Trang
TÓM TẮT
Ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta là hai loài được xác định là gây hại cho quả thanh long
tỉnh Bình thuận. Số liệu điều tra cho thấy cả hai loài ruồi này luôn có mặt trên vườn quả với mật độ cá
thể trên vườn dao động dưới 200 con/tháng. Riêng năm 2010 đã có sự biến thiên nhanh với đỉnh cao
thiết lập trong tháng 6 của loài B. dorsalis là 518 con và loài B. correcta là 352 con. Trong năm sự
xuất hiện và gia tăng mật độ của hai loài ruồi này thường từ tháng 5 cho đến tháng 8 và chịu chi phối
bởi mùa chín của các loại quả ký chủ khác có trong vùng.
Từ khóa: Ruồi đục quả, thanh long, bẫy pheromone
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ruồi hại quả (Diptera:Tephritidae) được
ghi nhận là loài dịch hại mang tính toàn cầu.
Chúng có mặt ở hầu hết các vùng sản xuất
nông nghiệp và được xem như là đối tượng gây
hại nguy hiểm nhất cho sản xuất rau - quả các
nước từ vùng Đông Nam Á đến vùng Thái
Bình Dương. Những nghiên cứu về diễn biến
và sự phân bố đã chỉ ra được mối liên quan khá
mật thiết giữa sự xuất hiện của ruồi hại quả với
môi trường sống. Theo dõi về diễn biến của
loài trên đồng ruộng giúp phán đoán được loài
ruồi đó là do di cư tới hay xuất phát từ nội tại
và đã được đề cập trong các công trình nghiên
cứu của Yuan Meng et al. (2008), Zhou et al.
(2008), Hollingsworth et al. (1996),... Ở nước
ta đã có một số nghiên cứu về diễn biến phát
sinh của một số loài ruồi như B. dorsalis, B.
correcta, B. tau, B. cucurbitae, B. prifoliae
được thực hiện tại Mộc Châu (Sơn La), Bình
Thuận, Hà Nội, Tiền Giang (Drew và nnk.,
2001, Lê Đức Khánh và nnk., 2008, 2010,
Đặng Xuân Kỳ và nnk., 2008, Lê Thị Điểu và
Nguyễn Văn Huỳnh, 2009, Nguyễn Thị Thanh
Hiền và nnk., 2012).
Bài viết này cung cấp dẫn liệu về diễn
biến mật độ của hai loài ruồi gây hại quả thanh
long tại một số tiểu vùng sinh thái thuộc vùng
trồng cây thanh long của tỉnh Bình Thuận.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Chất có hoạt tính sinh học cao Methyl
eugenol (sau đây viết tắt là ME), bẫy dẫn dụ
kiểu Steiner, thuốc hóa học Regent 800 WG và
các dụng cụ để mẫu ruồi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra diễn biến mật độ ruồi vào bẫy
dẫn dụ
Thí nghiệm được tiến hành tại một số
vùng trồng thanh long của tỉnh Bình thuận dựa
theo phân vùng của tác giả Nguyễn Thơ
(2006). Theo đó, địa điểm cụ thể là xã Xã Đức
Thuận (Tánh linh), xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận
Bắc), xã Tân Hải (Lagi), xã Hồng Thái (Bắc
Bình), xã Hàm Cường (Hàm Thuận Nam)
Phương pháp đặt bẫy: Treo bẫy ở độ cao
2/3 chiều cao trụ, thu mẫu ruồi 2 tuần/ lần và
1,5 tháng thay mới bông tẩm chất dẫn. Xử lý
mẫu theo phương pháp của Viện BVTV (1997)
đối với bộ hai cánh.
2.2.2. Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi hại
quả trong quả thanh long bị hại
Nghiên cứu tại xã Hàm Minh, Hàm Thạnh
(Hàm Thuận Nam), xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận
Bắc)
Thu quả chín già 10 quả/ lô/ vườn của
3 lứa quả chính vụ trong năm trên một lô cố
định của một vườn cố định tại mỗi vùng. Mẫu
thu về phòng thí nghiệm từng đợt đặt riêng mỗi
hộp để nuôi thu ruồi trưởng thành.
Mẫu ruồi được định danh tại Viện Bảo vệ
Thực vật theo phương pháp so với mẫu chuẩn
và đĩa phân loại Lucid của trường đại học
Griffith- Úc (Drew và ctv.,1999).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
906
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi hại
quả tại Bình Thuận vào bẫy dẫn dụ
3.1.1. Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi
chung trong toàn tỉnh
Theo dõi diễn biến mật độ ruồi đực vào
bẫy dẫn dụ trong toàn tỉnh cho thấy ruồi xuất
hiện quanh năm trên vườn quả và thường đỉnh
cao mật độ của năm tăng trùng với thời điểm
mùa quả ký chủ chín là từ tháng 4 đến 8, không
phụ thuộc vào lượng mưa trong năm (hình 1).
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Th
án
g 4
5
6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
TS
R
uồ
i (
co
n)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
TL
m
ư
a
(m
m
)
TS TL mưa
Hình 1. Biến động số lượng trưởng thành ruồi hại quả họ Tephritidae bắt trong bẫy dẫn dụ tại 5
tiểu vùng sinh thái ở Bình Thuận (4/2009 - 4/2011)
3.1.2. Nghiên cứu diễn biến ruồi hại quả vào
bẫy dẫn dụ của từng điểm nghiên cứu
Nghiên cứu và so sánh các kết quả thu
được tại mỗi điểm điều tra nhận thấy yếu tố
tiểu vùng khí hậu và thành phần cây ký chủ của
ruồi trên địa bàn có ảnh hưởng khá rõ đến diễn
biến mật độ và tần xuất bắt gặp ruồi trên vườn.
Ở tất cả các xã giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4
mật độ ruồi trung bình chỉ dao động quanh 50-
100 con/tháng, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8
khi vào mùa chín của các loại quả ký chủ ruồi
như mận (gioi), sơ ri, chôm chôm, xoài thì mật
độ ruồi tăng lên rất nhanh, trung bình trên là
100 con/tháng và sau đó lại giảm nhanh (hình 2,
3, 4, 5, 6)
38
98
2
207
373
0
50
100
150
200
250
300
350
400
T4
/20
09 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/10 T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/11 T4
Tháng
TS
r
uồ
i (
co
n)
10
187
52
148
122
57
2
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
T4
/09 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
10 T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
11 T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(c
on
)
Hình 2. Diễn biến mật độ ruồi hại quả bắt
trong bẫy dẫn dụ tại xã Hàm Hiệp
Hình 3. Diễn biến mật độ ruồi hại quả bắt
trong bẫy dẫn dụ tại xã Hàm Thạnh
106
14
446
57
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
T4
/20
09 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
10 T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
11 T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(c
on
)
Hình 4. Diễn biến mật độ ruồi đực bắt trong
bẫy dẫn dụ tại xã Đức Thuận
Mùa quả chín Mùa quả chín
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
907
266
121
0
50
100
150
200
250
300
T4
/09 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
10 T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
11 T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(c
on
) 330
16
456
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
T4
/09 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
10 T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/20
11 T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(c
on
)
Hình 5. Diễn biến mật độ ruồi đực bắt
trong bẫy dẫn dụ từ tại xã Hồng Thái
Hình 6. Diễn biến mật độ ruồi đực bắt trong
bẫy dẫn dụ tại xã Tân Hải
3.2. Nghiên cứu diễn biến số lượng của 2 loài
ruồi gây hại cho quả Thanh long
3.2.1. Diễn biến số lượng chung toàn tỉnh
Bằng phương pháp thu quả Thanh long
bị ruồi gây hại và theo dõi trong phòng thí
nghiệm đã xác định được hai loài ruồi
Bactrocera dorsalis và Bactrocera correcta
gây hại cho quả Thanh long của tỉnh Bình
Thuận. Số liệu điều tra cho thấy cả hai loài ruồi
này luôn có mặt trên vườn quả, nhưng mật độ
cá thể trên vườn quả năm 2009 và 2011 dao
động dưới 200 con/tháng, còn năm 2010 biến
thiên nhanh với đỉnh cao thiết lập trong tháng
6 của loài B. dorsalis là 518 con, loài
B.correcta là 352 con.
BDO, 518
BCO, 352
0
100
200
300
400
500
600
T4
/2
00
9
T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
0
T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
1
T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(
co
n)
Hình 7: Diễn biến tổng số lượng ruồi trưởng thành hai loài gây hại quả Thanh long (Bình Thuận,
tháng 4/2009 – 4/2011)
3.2.2. Diễn biến số lượng ruồi vào bẫy dẫn
dụ của mỗi điểm điều tra
So sánh diễn biến tổng số lượng cá thể
hai loài B.dorsalis và B.correcta bắt trong bẫy
dẫn dụ đặt trên vườn quả của 5 điểm trong 24
tháng điều tra nhận thấy có sự khác nhau khá
rõ. Trong khi hai xã Hàm Thạnh và Hàm Hiệp
có diễn biến số lượng biến thiên liên tục, cả hai
loài B. correcta và B. dorsalis có 4 đỉnh cao và
các đỉnh cao này đều rơi vào khoảng thời gian
từ tháng 4-6 và 10 - 12 hàng năm. Ba xã còn lại
là xã Tân Hải, Hồng Thái và Đức Thuận chỉ có
một đỉnh cao tăng vọt số lượng cá thể trên
vườn vào tháng 6-8 năm 2011 đạt xấp xỉ 500
cá thể (hình 8, 9).
Tuy nhiên ở cả 5 xã điều tra thì loài
B.correcta luôn có số lượng cá thể bắt được
trong bẫy nhiều hơn loài B.dorsalis (hình 8, 9).
Nguyên nhân của hiện tượng nêu trên do hàng
năm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 6 là thời
điểm chín của nhiều loại quả ký chủ của B.
correcta như Thanh long, Roi (Mận), Táo, Sơ ri,
Ổi, trong khi số cây ký chủ của loài B.dorsalis
vào chín cùng kỳ ít hơn. Mặt khác việc chín và
thu hoạch quanh năm của các quả ký chủ này
cộng với công tác phòng trừ ruồi trong nông dân
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
908
chưa đồng loạt và thường xuyên là những
nguyên nhân cơ bản góp phần duy trì ổn định số
lượng cá thể ruồi trên vườn quả.
BDO
BCO
0
50
100
150
200
250
300
T4
/2
00
9
T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
0
T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
1
T4
Tháng
T
S
ru
ồi
(c
on
)
Hình 8: Diễn biến tổng số lượng hai loài gây hại quả thanh long tại xã Hàm Thạnh và Hàm Hiệp
(Bình Thuận, tháng 4/2009 – 4/2011)
BDO
BCO
0
100
200
300
400
500
600
T4
/2
00
9
T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
0
T4 T6 T8 T1
0
T1
2
T2
/2
01
1
T4
Tháng
T
S
R
uồ
i
Hình 9: Diễn biến tổng số lượng hai loài gây hại quả Thanh Long tại
Xã Tân Hải, Hồng Thái, Đức Thuận (Bình Thuận, tháng 4/2009 – 4/2011)
3.2.3. Diễn biến số lượng hai loài ruồi gây hại
quả Thanh long trong quả bị hại
Nghiên cứu diễn biến tổng số lượng 2
loài ruồi gây hại cho lứa quả Thanh long ruột
trắng chính vụ bằng cách thu quả theo ở hai
huyện trọng điểm, thấy rằng tổng số lượng hai
loài B. dorsalis và B. correcta thu từ quả bị hại
không cao, dưới 5 con/quả, trong khi số lượng
hai loài này vào bẫy dẫn dụ trên vườn quả rất
cao tới gần 45 con/bẫy. Như vậy đối chiếu với
hiện trạng sản xuất của địa phương chúng tôi
cho rằng nhiều khả năng có hai nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng này. Nguyên nhân thứ nhất là
do người dân đã sử dụng nhiều chủng loại hóa
chất phun lên Thanh long cho suốt các lứa quả
trong năm như: kích thích trái, chất giữ mầu tai
quả,... điều này đã góp phần xua đuổi ruồi hại
quả. Nguyên nhân thứ hai có thể do thanh long
chưa phải loại ký chủ ưa thích của hai loài ruồi
này. Các ký chủ khác trong vùng sản xuất là ký
chủ chính, nếu có biện pháp loại bỏ các loại cây
này cho các vùng sản xuất chuyên thanh long
xuất khẩu sẽ hạn chế khả năng bùng quần thể, là
điều kiện tốt để áp dụng một số biện pháp khác
như sử dụng kỹ thuật triệt sản, tạo vùng không
có ruồi gây hại. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ,
liên tục mật độ quần thể ruồi tại các vùng sản
xuất hiện tại, khống chế tỷ lệ thiệt hại do ruồi
gây ra ở mức thấp nhất.
IV. KẾT LUẬN
Diễn biến mật độ cá thể các loài ruồi
hại quả thanh long trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận có liên quan đến mùa vụ chín của các
loại quả ký chủ (tháng 5-8), các lứa chín của
quả thanh long đóng vai trò duy trì nguồn thức
ăn sau khi một số loại quả kia hết vụ. Ngoài ra
yếu tố lượng mưa cũng có vai trò nhất định tạo
ẩm độ thấp là điều kiện tốt cho ruồi sinh trưởng
trong mùa khô.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
909
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ
Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí thực
hiện đề tài theo quyết định số 629/QĐ-BKHCN
ngày 20/4/2009 và Hợp đồng số 02/2009/HĐ-
ĐTKHCN ngày 22/4/2009 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Liên hệ: thanhhien1456@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drew, R.A.I., Hà Minh Trung, Lê Đức Khánh,
2001. Kết quả thực hiện dự án” Quản lý ruồi
hại quả ở Việt Nam” TCP/VIE 8823(A)
1999- 2000, trang 43, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh, (2009),
“Điều tra thành phần loài sâu hại, thiên địch
và ruồi đục trái trên cây thanh long tại tỉnh
Long An, 2009”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số
2, tr. 3-12.
3. Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần
Thanh Toàn, Vũ Thị Thuỳ Trang, Lê Quang
Khải, Vũ Văn Thanh, Đặng Đình Thắng,
Nguyễn Thị Thuý Hằng (2010), “Thành
phần ruồi hại quả họ Tephritidae và ký chủ
của chúng tại một số vùng sinh thái nông
nghiệp ở Việt Nam”. Tạp chí BVTV số 3, tr.
10-14.
4. Đặng Xuân Kỳ, Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn
Đĩnh và Vũ Thanh Hải, (2008), “Một số nét
về sâu bệnh hại bí xanh (Benincasa hispida
Cogn) và biện pháp phòng chống ở Yên
Châu, Sơn la”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5, tr.
19-24.
5. Nguyễn Thơ. Dự án phát triển thanh long Bình
thuận giai đoạn 2006-2010
6. Drew R.A.I. and M.C.Romig, (2010), “Fruit
flies biology, biosecurity, pest management
and taxonomy”, ICMPFF, tr.10-19.
7. R.G.Hollingsworth, M. Vagalo và F.Tsatsia,
1996. Biology of Melon Fly, with special
reference to Solomon Islands. In:
Management of fruit flies in the Pacific,
ACIAR proceedings No 76, p.140 - 144
8. Zhou Wei- chuan, Li Wei-feng, Zhan Kai-rui,
Zhao Shi-xi, Chen Shou-ling, Ning Shao-
Zhu, Zhang Hui, (2008), Field population
Dynamics of Oriental fruit fly in Fujian
province , truy cập tháng 12/2012 từ
en.cnki.com.cn.
9. Yuan Meng et al., (2008), Effect of climate
factors and Host plants on population
dynamic of Bactrocera dorsalis (Hendel) in
SuZhou, truy cập tháng 12/2013 từ http://
www. en.cnki.com.cn.
ABSTRACT
Seasonal abundance of oriental fruit fly (Bactrocera dorsalis H.) and guava fruit fly
(Bactrocera correcta B.) in Binh Thuan province
Oriental fruit fly and guava fruit fly are important pests on fruit trees since larvae feed on and
cause direct damage to fruits. Survey using pheromone traps and collecting of damaged fruits in some
locations of Binhthuan province recorded that these pest occurred in dragon fruit growing in Binhthuan.
Host was in ripening and harvesting stage in May to August. It created a significant increase of B.
dorsalis and B. correcta populations so that warning and preventing must be done in time.
Keywords: fruit fly, dragon fruit, pheromone traps.
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_86_3201_2130173.pdf