Tài liệu Nghiên cứu địa hoá học của nước ngầm tại thành phố Đà Nẵng, Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai - Lê Phước Cường: ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 15
NGHIÊN CỨU ĐỊA HOÁ HỌC CỦA NƯỚC NGẦM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
ĐÀ LẠT VÀ TỈNH ĐỒNG NAI
STUDY ON GEOCHEMISTRY OF GROUNDWATER IN DANANG, DALAT CITIES
AND DONGNAI PROVINCE
Lê Phước Cường
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; lpcuong@dut.udn.vn
Tóm tắt - Địa hóa học của tầng chứa nước Holocene đã được
nghiên cứu qua các thông số hoá lý (nguyên tố hoá học, nhiệt độ,
pH, độ dẫn điện) trong nước ngầm vào mùa mưa và mùa khô tại các
khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê hoá học
STATISTICA cho thấy nước ngầm tại khu vực đèo Prenn, Đà Lạt với
ưu thế phân bố hàm lượng cao các nguyên tố K, Ca, Mg, Fe, Zn.
Các nguyên tố vi lượng đa lượng như Co, Mo, Na có sự phân bố với
tỉ lệ cao trong nước ngầm tại khu vực ấp Suối Râm, Đồng Nai.Tại
thành phố Đà Nẵng, nồng độ Pb trong các mẫu nước ngầm từ tầng
chứa nước Holocene tại ba khu vực (khu công nghiệp Hoà khánh và
Thọ Quang...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu địa hoá học của nước ngầm tại thành phố Đà Nẵng, Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai - Lê Phước Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 15
NGHIÊN CỨU ĐỊA HOÁ HỌC CỦA NƯỚC NGẦM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
ĐÀ LẠT VÀ TỈNH ĐỒNG NAI
STUDY ON GEOCHEMISTRY OF GROUNDWATER IN DANANG, DALAT CITIES
AND DONGNAI PROVINCE
Lê Phước Cường
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; lpcuong@dut.udn.vn
Tóm tắt - Địa hóa học của tầng chứa nước Holocene đã được
nghiên cứu qua các thông số hoá lý (nguyên tố hoá học, nhiệt độ,
pH, độ dẫn điện) trong nước ngầm vào mùa mưa và mùa khô tại các
khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê hoá học
STATISTICA cho thấy nước ngầm tại khu vực đèo Prenn, Đà Lạt với
ưu thế phân bố hàm lượng cao các nguyên tố K, Ca, Mg, Fe, Zn.
Các nguyên tố vi lượng đa lượng như Co, Mo, Na có sự phân bố với
tỉ lệ cao trong nước ngầm tại khu vực ấp Suối Râm, Đồng Nai.Tại
thành phố Đà Nẵng, nồng độ Pb trong các mẫu nước ngầm từ tầng
chứa nước Holocene tại ba khu vực (khu công nghiệp Hoà khánh và
Thọ Quang, khu dân cư Đô toả) dao động trong khoảng 74 ppb trong
mùa khô và 214 ppb trong mùa mưa, vượt quá ngưỡng cho phép
của WHO (2011) là 21 ppb. Nhiệt độ trung bình của nước ngầm trong
tầng chứa nước Holocene tại các khu vực nghiên cứu tăng từ 17oC
trong mùa mưa lên 26,2oC vào mùa khô.
Abstract - Geochemistry of the Holocene aquifer is studied
considering physicochemitry parameters (chemical elements,
temperature, pH, EC) of groundwater samples, which are
measured in wet and dry season. The results of chemometric
STATISTICA evaluation show that groundwater in Prenn pass,
Dalat has the advantage of high distribution of K, Ca, Mg, Fe, Zn.
The micro and macro elements such as Co, Mo, Na have high
distribution in groundwater in Suoi Ram hamlet, Dongnai. In
Danang city, the concentration of Pb in groundwater samples from
Holocene aquifer in three areas (Hoa khanh and Tho Quang IPs,
Do toa habitat) ranges between 74 ppb in dry season and 214 ppb
in wet season, exceeding the WHO guideline of 21 ppb.There is an
increase in mean temperature of groundwater from holocence
aquifer of studied areas, from 17oC in wet season to 26.2oC in dry
season.
Từ khóa - địa hoá học; thống kê; nước ngầm; Đà Nẵng; Đà Lạt;
Đồng Nai
Key words - geochemistry; statisti; groundwater; Danang; Dalat;
Dongnai
1. Đặt vấn đề
Nguồn gốc, tính chất và thành phần hóa học của nước
ngầm ở một số tỉnh thành khu vực miền bắc Việt Nam đã
được nghiên cứu bởi một số nhà nghiên cứu, có thể kể đến
như nghiên cứu của Hoàng V. Hoàng và cộng sự [1]; Lưu
TMN và cộng sự [2]; Lưu T và cộng sự [3]. Tuy nhiên các
dữ liệu hoá địa tại khu vực miền Trung, Cao nguyên và
miền nam Việt Nam thì vẫn chưa có nhiều tài liệu đề cập
đến và chưa có nghiên cứu chuyên sâu. Cụ thể, các dữ liệu
về thành phần kim loại nặng và các nguyên tố vết trong các
tầng chứa nước dưới đất. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng nước ngầm, nước uống vì có liên quan trực
tiếp đến sức khoẻ con người.
Ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, một vấn đề đáng
quan tâm và lưu ý đó là hàm lượng của các nguyên tố hoá
học trên bề mặt tầng phong hoá có thể ít hoặc không có mối
quan hệ nào với thành phần đá gốc. Thêm vào đó, một số
nguyên tố như Al, Fe, Mn, Co, U, P, Cr, Ni, Cu và Au có thể
được tập trung tạo quặng trong lớp phủ đá ongvà có thể tồn
tại hàm lượng lớn các nguyên tố có độc tính cao như As và
Pb. Một ví dụ điển hình như tại Jamaica, sự phân bố nồng độ
cao của chất phóng xạ và các nguyên tố có độc tính khác đã
được chứng minh có nguồn gốc từ quặng bauxite [4].
Nước dưới đất ở Việt Nam tồn tại trong các thành tạo
cát cuội sỏi bở rời, cát bột kết, bazan, đá vôi và một số
thành tạo khác, tạo thành các tầng chứa nước chính tại miền
Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ
[1]. Trong mấy thập kỷ qua, dưới tác động của các yếu tố
tự nhiên và con người, nước dưới đất trong các cấu trúc
chứa nước trong lãnh thổ Việt Nam biến động rất mạnh mẽ.
Nhiều tầng chứa nước đã được phát hiện trước kia, hiện
nay đang được khai thác sử dụng. Trong số những cấu trúc
chứa nước nêu trên thì cấu trúc chứa nước ở khu vực Bắc
Bộ và Nam Bộ có sự biến động mạnh mẽ nhất [2]. Trong
khuôn khổ bài báo này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu
và phân tích các thông số hoá học, vật lý của tầng chứa
nước Holocene (độ sâu phân bố từ 5m đến 20m dưới lòng
đất) tại khu vực miền Trung, Cao nguyên và đồng bằng
Nam bộ của Việt Nam. Cụ thể tại ba thành phố Đà Nẵng
(các khu công nghiệp Hoà khánh, Thọ Quang và khu dân
cư Đô toả, quận Ngũ Hành Sơn), Đà Lạt (đèo Prenn) và
Đồng Nai (ấp Suối Râm). Nghiên cứu nhằm mục đích (1)
để xác định tình trạng sức khỏe địa hóa của tầng chứa nước
và (2) để đánh giá mối tương quan giữa thành phần địa hóa
và phân bố nước ngầm giữa các khu vực nghiên cứu.
2. Đối tượng và phương pháp
2.1. Đối tượng
Năm địa điểm của ba khu vực nghiên cứu bao gồm: Đà
Nẵng (3 địa điểm), Đà Lạt (1 địa điểm) và Đồng Nai (1 địa
điểm) đã được triển khai thực địa trong nghiên cứu này
(Hình 1, 2, 3). Tất cả các mẫu nước ngầm của các khu vực
nghiên cứu được lấy trong cả hai mùa mưa (07/2017-
10/2017) và mùa khô (11/2017-06/2018). Nghiên cứu địa
chất tại các khu vực này được thực hiện bằng phương pháp
ảnh điện kết hợp mô hình bài toán ngược giải đoán hình
ảnh, nội dung này đã được trình bày cụ thể ở một nghiên
cứu khác [5].
2.2. Phương pháp phân tích hoá địa
Tổng cộng 50 mẫu nước ngầm (20 mẫu tại Đà Nẵng, 15
mẫu tại Đà Lạt và 15 mẫu ở Đồng Nai) của tầng chứa nước
Holocene được đem đi thực hiện phân tích các thông số hoá
lý. Các mẫu nước ngầm được lấy bằng phương pháp khoan
16 Lê Phước Cường
sâu dưới lòng đất tại các khu vực nghiên cứu ở các độ sâu
thích hợp, tuỳ từng địa điểm mà có độ sâu lấy mẫu dao động
từ 10m đến 20m. Quá trình lấy mẫu được thực hiện tuân theo
quy trình và các khuyến nghị của quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước ngầm do Bộ Tài nguyên Môi trường
Việt Nam ban hành QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Theo đó,
quy trình lấy mẫu nước ngầm đảm bảo các tiêu chuẩn yêu
cầu của TCVN 6663-1:2011, ISO 5667-1:2006; TCVN
6663-3:2008, ISO 5667-3:2003; TCVN 6663-11:2011, ISO
5667-11:2009. 50 mẫu nước ngầm tại các khu vực nghiên
cứu được lấy trong suốt mùa mưa (7-10/2018) và mùa khô
(11/2017-6/2018).
Hình 1. Sơ đồ phân bố lấy mẫu nước ngầm tại 3 khu vực của thành phố Đà Nẵng, từ mẫu số 1 đến mẫu số 20
Da Nang
1•
2•
Aquaculture
Tho Quang
3•
4•
5•
6• 7• 8•
9•
10•
11•
12•
13•
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 17
Hình 2. Sơ đồ phân bố lấy mẫu nước ngầm tại khu vực lân cận đèo Prenn thành phố Đà Lạt, từ mẫu số 21 đến mẫu số 35
Hình 3. Sơ đồ phân bố lấy mẫu nước ngầm tại khu vực ấp Suối Râm, Đồng Nai, từ mẫu số 36 đến mẫu số 50
Độ dẫn điện, pH và nhiệt độ các mẫu nước ngầm được
đo bằng thiết bị đo di động HANA EC-HI8733 và thiết bị
AZ pH-8601. Các mẫu nước ngầm được thu thập và bảo
quản trong các lọ polyetylen (đã được rửa qua bằng chính
các mẫu nước ngầm đó) trước khi được phân tích các
nguyên tố vi lượng và đa lượng. Các mẫu nước ngầm trước
khi phân tích được axit hoá bằng axit HNO3 đạt chuẩn phân
tích, 65% (Merck, Đức) đến độ pH trong khoảng 1-2. Các
mẫu được giữ ổn định ở nhiệt độ phòng cho đến khi được
đem đi phân tích các nguyên tố vi lượng, đa lượng.
Nồng độ các nguyên tố vết như As, Mo, Co, Ni, Al, Zn
và Pb được xác định bằng phương pháp quang phổ khối kết
hợp cao tần cảm ứng (ICP-MS). Các nguyên tố vi lượng và
đa lượng khác như Fe, Ca, Mg, K, Na được xác định nồng
độ bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
tại phân viện bảo hộ và an toàn lao động miền Trung, Đà
Nẵng. Tất cả các phương pháp phân tích các thông số hoá lý
đều tuân theo các quy chuẩn của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT. Việc đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất
lượng (QA/QC) được thực hiện bởi các chuyên gia có
chuyên môn sâu về phân tích hoá học của phòng thí nghiệm,
bao gồm việc phân tích các mẫu trắng, phân tích lặp lại/mẫu
Da Lat
21•
22•
23•
24•
25•
26•
27•
28•
29•
30• 31•
32•
33•
34•
35•
Dong Nai
Cam My Market
36•
37•
38•
39•
40•
41• 42•
43•
44•
45•
46•
47•
48•
49•
50•
18 Lê Phước Cường
và kiểm soát các chứng nhận chất lượng hoá chất phân tích.
Các kết quả phân tích thông số nước ngầm tại các khu
vực nghiên cứu được tiến hành đánh giá địa hoá học qua
phần mềm STATISTICA. Đây là phần mềm thống kê được
ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu, phân tích
dữ liệu của nhiều ngành khác nhau về khoa học tự nhiên.
Ứng dụng mạnh của phần mềm này là phân tích các mô
hình hồi quy đa biến dạng tuyến tính hay phi tuyến tính với
các cách phân tích đa dạng như hồi quy lọc, hồi quy từng
bước, tổ hợp biến, mã hóa tự động các biến định tính [6]
Bài báo tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu thành phần hoá
lý trong nước ngầm tại các khu vực nghiên cứu trên phần
mềm STATISTICA nhằm mục đích xác định tình hình ô
nhiễm môi trường nước ngầm và đánh giá tình trạng sức
khoẻ địa hóa của tầng chứa nước Holocene.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả đặc trưng hoá lý nước ngầm khu vực nghiên
cứu
Kết quả phân tích hoá lý chất lượng nước ngầm được
trình bày trong Bảng 1. Từ kết quả này có thể thấy, chất
lượng nước ngầm tại các khu vực nghiên cứu có sự phân
biệt khá rõ. Tuy nhiên, vẫn có sự đồng nhất nhất định, nội
dung này được phân tích cụ thể trong phần hoá thống kê
được trình bày ở các Hình 4, 5, 6. Tại khu vực miền Trung,
cụ thể ở Đà Nẵng, các nguyên tố vết có độc tính (As, Ni, Pb)
với hàm lượng cao hơn khoảng gần hai lần so với hai khu
vực Đà Lạt và Đồng Nai. Một số nguyên tố vết gồm Mo, Co,
Al, Zn trong các mẫu nước ngầm ở tỉnh Đồng Nai được phát
hiện với giá trị nồng độ cao hơn giới hạn phát hiện của thiết
bị phân tích quang phổ khối kết hợp cao tần cảm ứng (ICP-
MS), ngoại trừ As có giá trị nồng độ nhỏ hơn giá trị cho phép
As trong nước uống được đưa ra bởi WHO (WHO, 2011).
Tại thành phố Đà Nẵng, nồng độ Pb trong các mẫu nước
ngầm của tầng chứa nước Holocene dao động trong khoảng
giữa 74 ppb trong mùa khô và 214 ppb trong mùa mưa, giá
trị này vượt quá giới hạn cho phép của WHO là 21 ppb.
Nồng độ Pb tự nhiên cao cũng được đề cập đến trong báo
cáo về nguồn nước bị nhiễm axit từ địa hình granit (tầng đá
xâm nhập tương đương với độ cao của tầng chứa nước
Holocene) ở khu vực miền Bắc Việt Nam [1].
Nhiệt độ trung bình của các tầng nước ngầm Holocene
tại các khu vực nghiên cứu tăng từ 17oC vào mùa mưa,
26.2oC trong mùa khô. Điều này cho thấy, sự ảnh hưởng
của nhiệt độ môi trường nước ngầm phản ánh tương đối
các tính chất bề mặt của tầng chứa nước Holocene.
3.2. Kết quả đánh giá địa hoá học chất lượng nước
Đánh giá địa hoá học chất lượng nước ngầm được thực
hiện trên phần mềm thống kê STATISTICA 12.0, đối
tượng phân tích là bảng dữ liệu kết quả phân tích nước
ngầm (Bảng 1). Bảng dữ liệu bao gồm 32 thành phần thể
hiện các thông số về khu vực nghiên cứu: Đà Nẵng (mẫu
1-20), Đà Lạt (mẫu 21-35), Đồng Nai (mẫu 36-50) và các
thông số đo đạc EC, pH, T(oC), As, Mo, Co, Ni, Al, Zn, Pb,
Fe, Ca, Mg, K, Na trong nước ngầm ở hai mùa mưa và mùa
khô. Để lựa chọn một cách tối ưu số nhân tố chính, chúng
ta sử dụng sơ đồ Scree plot để mô tả tỉ lệ phân bố của các
thành phần (Hình 4). Các thành phần này liên kết với nhau
thể hiện qua đường cong xoắn đặc trưng với giá trị điểm
uốn bằng 4. Đây là 4 thành phần chủ yếu giải thích gần
50% sự thay đổi tổng số các tính năng trong các thành phần
và việc bổ sung thêm số lượng thành phần bất kỳ nào đó sẽ
không dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong các biến thành
phần, 28 thành phần còn lại với 50% có thể được coi là độ
nhiễu. Chính vì thế, khi mô tả tổng quát kết quả phân tích
thống kê dữ liệu ta chỉ xét đến bốn thành phần chính.
Tiến hành phân tích thành phần chính trong không gian
mới của bốn thành phần với hai hình thức đồ họa: đồ hoạ tài
khoản (t1-t2; t3-t4) và đồ hoạ phụ tải (p1-p2; p3-p4). Đồ hoạ
tài khoản biểu diễn tọa độ của 32 thành phần trong hệ quy
chiếu không gian, còn đồ hoạ phụ tải minh họa cho 32 thành
phần trong không gian mới của bốn thành phần chính.
Eigenvalues scree plot
5.0195%4.5982%4.1357%4.0507%
3.4547%2.9736%2.8269%.8897%2.5711%2.4469%2.2574%2.0409%1.9315%1.7073%1.3019%0.9653%0.8488%0.7976%0.6841%0.5205%0.4939%0.4126%0.3732%0.3057%.1667%0.1230%0.0998%0.0348%
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31
Component
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
E
ig
e
n
v
a
lu
e
s
25.1831%
10.5792%
7.1890%
6.9821%
Hình 4. Sơ đồ Scree plot mô tả tỉ lệ phân bố của các thành phần
Score scatterplot (t1 vs. t2)
Standard deviation of t1: 3,003
Standard deviation of t2: 2,305
+/-3,000*Std.Dev
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1314
15
16
17
18
19
20
21 22
23 245
26
2728
29
30
31
32
334
35
363738
3940
4142
4344 4546
47 484950
-12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12
t1
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
t2
Hình 5. Đồ hoạ tài khoản t1-t2
Hình 5 thể hiện không gian của đồ hoạ tài khoản t1-t2.
Có thể thấy, các mẫu nước ngầm được phân tích tại các khu
vực nghiên cứu được chia ra làm ba nhóm riêng biệt trên
đồ họa, mỗi nhóm mang đặc trưng riêng về đặc trưng thành
phần hóa lý trong các mẫu nước ngầm phân tích ở mỗi khu
vực. Khi dùng phần mềm hỗ trợ kính lúp phóng to ta sẽ
thấy được nhóm 1 góc bên phải gồm các mẫu từ 21 đến 35,
nhóm 2 nằm phía trên gồm các mẫu từ 36 đến 50, nhóm 3
góc dưới bên trái có các mẫu từ 1 đến 20. Để xét cụ thể sự
phân bố thành phần hóa lý trong các mẫu nước ngầm, ta
xét đến đồ hoạ phụ tải p1-p2 ở Hình 6. Có thể thấy ở góc
phần tư thứ I và thứ IV phân bố các nguyên tố như K, Ca,
Mg, Fe, Zn và các thông số vật lý như EC, T (oC) tương
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.1, 2019 19
ứng với nhóm 1 của đồ họa tài khoản (Đà Lạt); Góc phần
tư thứ III phân bố các cặp nguyên tố với sự liên kết tương
quan chặt chẽ với nhau như Co, Mo, Zn, Na, thông số pH
và tương ứng với nhóm 2 của đồ hoạ tài khoản (Đồng Nai);
Góc phần tư thứ II phân bố đa số các nguyên tố có tính độc
cao như As, Al, Pb, Ni và tương ứng với nhóm 3 của đồ
hoạ tài khoản (Đà Nẵng). Tiến hành phân tích với đồ hoạ
tài khoản t3-t4 và đồ hoạ phụ tải p3-p4 tác giả cũng tìm
thấy một số mối liên hệ tương tự nhưng không rõ ràng như
mối liên hệ giữa t1-t2 và p1-p2.
Loading scatterplot (p1 vs. p2)
EC wE d
pHw
pHd
T w
T d
As w
As d
Mo w
Mo d
Co w
Co d
Ni w
Ni d
Al wAl d
Zn wZn d
Pb wPb d
Fe w
Fe d
Ca w
Ca dMg w
Mg d
K w
K d
Na wNa d
Area {Da Nang}
Area {Da lat}
Area {Dong nai}
-1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
p1
-1.2
-1.0
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
p
2
Hình 6. Đồ hoạ phụ tải p1-p2
3.3. Thảo luận
Với sự phân bố dữ liệu phân tích nước ngầm trong Bảng
1 và thông qua kết quả phân tích thành phần chính theo
Hình 5 và Hình 6 thì nước ngầm tại ba khu vực nghiên cứu
của thành phố Đà Nẵng có tần suất phân bố độc tố môi
trường cao hơn so với hai khu vực tại Đà Lạt và Đồng Nai.
Nước ngầm tại khu vực Đà Lạt với ưu thế phân bố hàm
lượng cao các nguyên tố K, Ca, Mg, Fe, Zn. Các nguyên tố
vi lượng đa lượng như Co, Mo, Na có sự phân bố với tỉ lệ
cao trong nước ngầm tại khu vực Đồng Nai. Trong khi đó,
nước ngầm tại các điểm nghiên cứu ở Đà Nẵng cho thấy
hàm lượng lớn các nguyên tố kim loại nặng có tính độc cao
như As, Al, Pb, Ni. Kết quả này có thể thấy thực trạng hoạt
động sản xuất công nghiệp đang được bùng nổ và tình trạng
ô nhiễm môi trường tại khu vực thành phố Đà Nẵng hiện
nay là nghiêm trọng. Khu vực đèo Prenn tại Đà Lạt với độ
cao hơn 1000m so với mực nước biển, điều kiện tự nhiên
còn khá trong lành nên vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu
vực này hiện vẫn còn ở trong tầm kiểm soát. Khu vực ấp
Suối Râm, Đồng Nai tình hình phát triển công nghiệp vẫn
còn nhỏ lẻ với hoạt động của các nhà máy sản xuất công
suất nhỏ nên vẫn chưa gây ảnh hướng lớn đến chất lượng
môi trường nước ngầm.
4. Kết luận
Bài báo đã trình bày các kết quả nghiên cứu tính chất,
thành phần hoá học và vật lý của các mẫu nước ngầm tại
một số khu vực nghiên cứu cụ thể ở Đà Nẵng, Đà Lạt và
Đồng Nai. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân
tích thống kê hoá học để xác định tình trạng sức khoẻ địa
hóa của tầng chứa nước Holocene và đánh giá mối tương
quan giữa thành phần hoá lý & sự phân bố nước ngầm giữa
các khu vực nghiên cứu.
Thông qua các phân tích và dự báo trên, có thể thấy, để
cung cấp một giải pháp toàn diện và hiệu quả nhằm ngăn
ngừa nguy cơ tai biến địa chất trong tương lai cũng như
giảm thiểu tối đa rủi ro thiên tai và định hướng cho một xã
hội phát triển bền vững, đòi hỏi phải áp dụng linh hoạt
nhiều phương pháp trắc địa đa ngành khác nhau. Bên cạnh
phương pháp địa vật lý môi trường đã được ứng dụng phổ
biến thì phương pháp thống kê hoá học là một công cụ hữu
hiệu và tiện ích trong việc xác định nhanh tình trạng sức
khoẻ của các đối tượng môi trường (đất, nước, không khí)
hiện nay.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát
triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng trong đề tài
mã số B2018-ĐN02-39.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoang V. Hoang, Lam V. Nguyen, Nhan D. Dang, Frank Wagner,
Nhan Q. Pham, Hydro-geochemical characteristics of the
groundwater resources in the southern part of the Red River’s Delta
plain, Vietnam. Environmental Earth Sciences, 2018, 77:674.
[2] Luu TMN, Garnier J, Billen G, Orange D, Nemery J, Le TPQ, Tran
HT, Le LA,Hydrological regime and water budget of the Red River
Delta (Northern Vietnam). J Asian Earth Sci, 2010 37:219-228.
[3] Luu T, Tran F, Larsen NQ, Pham AV, Christiansen N, Tran HV, Vu
LV, Tran HV, Hoang, Hinsby K,Origin and extent of fresh
groundwater, salty paleowaters and recent saltwater intrusions in the
Red River flood plain aquifers. Vietnam Hydrogeol J., 2012
20:1295-1313.
[4] Plant JA, Baldock WJ, Smith B, The role of geochemistry in
environmental and epidemiological studies in developing countries:
a review. Environmental Geochemistry and Health, Geological
Society Special Publication No. 113, 1996, pp. 7-22.
[5] Lê Phước Cường, Lương Văn Thọ, Khảo sát môi trường đất bằng
phương pháp ảnh điện 2D-3D, nghiên cứu cụ thể tại các tuyến đường
Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Tạp chí KHCN-Đại học Đà
Nẵng, Số 1 (122), 2018, trang 7-10.
[6] Lê Phước Cường, Ứng dụng STATISTICA 7.0 vào đánh giá sự tích
luỹ độc chất môi trường trong tóc người. Tạp chí KHCN-Đại học Đà
Nẵng, Số 1 (74), 2014-Quyển 1, trang 85-90.
20 Lê Phước Cường
Bảng 1. Các thông số hoá-lý các mẫu nước ngầm tại các khu vực nghiên cứu (Đà nẵng, Đà lạt, Đồng nai) lấy ở tầng chứa nước Holocene trong mùa mưa (07/2017-10/2017) và
mùa khô (11/2017-06/2018)
Mẫu Khu vực
EC (µS cm-1) pH T (oC) As (ppb) Mo (ppb) Co (ppb) Ni (ppb) Al (ppb) Zn (ppb) Pb (ppb) Fe (ppb) Ca (ppm) Mg (ppm) K (ppm) Na (ppm)
mưa khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa Khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa Khô mưa khô mưa khô mưa khô
1
Thọ
Quang
(Đà Nẵng)
1120 1025 7,4 7,7 18,6 23,5 2,1 1,9 0,2 0,2 1,1 1,3 8 9,2 96 102 29,8 30,5 98 82 67 46 29,3 24,3 4,3 4,7 0,3 0,9 14 12,9
2 1293 1175 7,3 7,4 19,2 24,9 1,8 1,6 0,1 0 1,2 1,4 11,2 11,6 132 122 34,6 31,5 214 195 56 87 37,3 39,9 5,2 5,8 0,5 0,7 15,1 16,2
3 1295 1250 7,7 7,8 18,8 22,5 0,6 0,9 0 0,1 2,4 1,9 16,4 17,4 110 124 68,5 72,6 78 82 65 45 41,3 45,1 4,1 4,6 0,5 0,8 15,6 19,3
4 950 890 7,4 7,6 18,5 22 2,1 2 0 0 1,1 0,9 12,3 13,5 102 111 70,2 74 190 178 45 74 69,3 60,3 4,3 3,7 0,4 0,6 19,5 19,4
5 875 855 7,3 7,6 22,4 24,7 0,3 0,4 0 0,1 2,1 1,5 11 12,6 89 98 34 36,5 167 172 82 96 84,7 73,3 3,9 4,7 0,2 0,7 15,8 20,5
6 1290 1190 7,9 7,7 22,6 24,4 1,2 1,1 0 0,1 1,4 1,6 10 11,5 72 87 49,3 52,2 197 201 25 87 69,3 57,1 5,7 6,4 0 0,5 16,5 21,5
7
Hoà
Khánh
(Đà Nẵng)
2540 2340 7,5 7,8 23,3 25,1 1,8 1,8 0,1 0 0,9 1,1 12,3 14 78 68 57,7 55,5 179 185 45 90 45,3 39,9 6,2 5,8 0 0,2 14,7 16,3
8 1768 1765 7,6 7,7 19 23,1 1,5 1,2 0,4 0,2 1,1 0,8 12,7 13,5 89 78 54,7 64,6 166 167 34 67 56,3 48,5 7,2 8,9 0,5 0,7 15,4 13,6
9 1850 1950 8 7,8 20,4 23,4 0,3 0,7 0 0 2,8 2,5 9 11,2 67 89 23,6 29,5 105 101 14 56 55,3 48,9 4,5 5,2 0,9 1,3 22,3 29,5
10 2150 2210 8,2 8,1 21,1 22,1 0,9 0,8 0 0 1,4 1,8 8,5 11 98 87 43,5 47,7 197 167 54 78 78,7 78,9 3,7 4,1 0,8 1,1 25 31,3
11 1430 1650 7,9 8,1 21,5 24,4 0,6 0,2 0,2 0,1 1,8 2,2 10,5 10,9 79 78 56,3 60,5 91 69 76 98 85,3 80,1 4,2 3,9 0,1 0,4 20 21,2
12 1235 1120 7,5 7,6 23 24,1 1,8 1,4 0,5 0,4 1,2 1,5 11,4 10,7 88 90 54,6 56,7 182 172 44 90 53,3 39,5 4,1 4,9 0,2 1,2 14,9 14,3
13 1455 1340 7,7 7,7 19,2 21,6 1,5 1,7 0,2 0,1 0,8 1,1 12,4 13,2 79 98 35,7 40,3 98 86 63 98 40,3 33,3 5,2 5,7 0,9 2,3 14,4 17,4
14
Đô Toả
(Đà Nẵng)
1527 1460 7,8 7,7 18,8 23,1 1,6 1,9 0 0,1 1,3 1,5 11,8 10,6 98 76 64,2 65,7 175 135 65 78 44,1 44,7 4,9 4,5 0,4 1,2 16,1 19,3
15 1630 1530 8 7,9 20,5 21,9 2,3 1,9 0 0,2 2,4 2,7 13,5 12,5 103 98 26,7 30,6 103 98 47 76 55,5 50,3 5,2 5,9 0,2 0,9 16,1 20,2
16 2155 2051 7,5 7,6 18,9 21,4 1,3 1,2 0 0,3 2,2 2,1 16,5 16,8 167 158 47,8 44,5 78 108 73 80 69,4 71,9 4,3 6,1 0,4 0,9 11,1 16,4
17 2230 2190 7,9 8 19,5 22,1 0,7 0,9 0 0,1 1,4 1,6 7,9 10,3 68 75 46,4 51,2 88 74 47 54 61,2 80,9 5,3 5,6 0,3 0,8 19,2 18,9
18 1980 2005 7,6 7,8 21,7 24,1 1,6 0,9 0 0,1 1,6 1,8 14,7 11,4 97 87 56,4 53,6 181 162 64 71 57,5 66,7 3,6 3,9 0,2 1 14,3 20,3
19 2190 2100 7,9 7,7 21,4 22,3 2,3 1,5 0 0,1 1,7 1,5 18,4 21,8 79 90 66,4 67,5 201 180 62 69 72,7 83,3 3,7 4,1 0,5 1,1 19,6 18,8
20 2330 2210 8,1 8,2 16,7 22,6 3,2 2,6 1,3 1,2 0 0,6 16,7 19,3 76 97 43,7 49,7 178 159 34 41 92,1 72,5 4,3 4,5 0,3 0,9 20,9 21,9
21
Đèo Prenn
(Đà Lạt)
2430 2340 8,3 8,4 18,6 22,9 1,5 1,1 0,1 0,2 1,3 1,1 10,2 11,2 98 104 56,5 58,4 78 89 35 42 92,6 112,7 4,9 4,5 1,4 1,7 23,8 32,5
22 2500 2420 8,3 8,3 19,2 21,3 1,7 1,6 0,6 0,3 1,2 1,1 7,6 8,8 69 76 26,1 30,2 65 55 76 83 72,4 65,9 5,2 5 1,9 2,1 17,3 20,3
23 3610 3210 7,4 7,6 18,8 22,3 0,4 0,7 0,5 0,4 1,5 1,8 9,8 10,3 87 89 34,6 35,9 56 67 34 41 100,5 92,1 7,8 7,3 2,8 3,2 11,3 14,3
24 3280 2980 7,5 7,7 18,5 23 0,5 0,4 0,2 0 1,6 1,9 6,5 8,3 89 94 43,2 46,4 34 76 63 70 124,1 131,1 6,5 7,1 2,9 3,5 6,8 10
25 3640 3410 7,7 7,7 18,5 23,4 0,7 0,6 0,2 0 1,8 2,1 6,2 7,2 97 112 45,2 49,5 65 66 85 92 104,6 132,2 6,3 6,8 3,2 3,9 9,3 11,3
26 2850 2560 7,7 7,8 17,2 22 0,9 0,4 0,6 0 1,9 2,2 7,4 8,3 68 75 52,4 55,3 35 46 76 83 100,7 112,6 7,2 7,6 1,8 2,3 10,4 9,2
27 3210 3110 7,3 7,7 17,3 23,3 1,3 1,1 0,1 0 1,3 1,5 10,2 10,8 87 90 34,2 41,5 56 63 79 86 114,5 102,3 6,6 7,8 1,2 1,9 5,3 9,3
28 2810 2950 7,8 7,5 20,4 24,2 1,3 1,6 0 0,1 1,4 1,2 9,4 8,4 79 78 52,1 54,5 65 46 56 63 120,3 131,4 5,4 6,5 4,8 5,4 10,2 17
29 3780 3650 7,3 7,6 19,7 25,2 0,7 1 0,4 0,3 1,3 1,6 11,2 10,7 69 76 54,6 57,4 33 45 89 96 125,5 142,7 5,8 6,3 3,2 3,9 7,9 8,3
30 2560 2420 7,7 7,5 18,4 23,3 0,8 1,1 0,2 0,1 1,3 1,6 5,3 6,4 98 85 55,7 60,2 54 59 67 74 92,5 112,1 6,1 6,5 2,1 2,9 8,3 6,4
31 3215 3115 7,2 7,7 21 24,8 0,5 0,8 0,1 0,5 1,2 1,4 6,2 5,9 89 100 58,3 61,6 64 73 87 94 100,4 124,7 8,2 7,8 5,1 5,8 4,2 6,3
32 1989 1840 7,9 8,1 18,6 23,3 0,4 0,3 0 0,1 1,5 1,8 5,3 5,8 79 86 67,8 70,3 57 76 79 86 90,4 89,1 6,1 6,8 3,6 4,1 9,3 11,3
33 2245 2130 7,4 7,7 22,4 25,5 0,9 0,7 0 0,2 1,3 1,9 4,3 5,2 98 107 44,6 47,8 48 56 87 94 122 92,4 9,2 9,8 4,9 5,3 5,9 8,2
34 2675 2432 7,7 7,8 19,6 23,2 1,4 0,8 0 0,2 0,3 0,5 5,7 6,1 79 89 54,6 59,6 75 82 67 74 105,3 94,3 8,2 6,3 2,4 2,8 9,3 9,9
35 2860 2670 7,1 7,6 21,4 24 1,7 0,6 0,3 0,5 1,4 1,8 7,3 8,2 89 96 52,5 55,6 46 56 65 72 114,6 104,3 5,6 4,5 1,9 2,3 4,2 7,4
36
Ấp suối
râm (Đồng
Nai)
1560 1430 8,2 8,3 23 25,9 1,9 1,2 0,3 0 1,3 1,2 9,2 8,3 78 75 46,8 50,4 57 67 78 85 136,5 151,2 6,4 8,3 1,2 1,7 11,9 18,3
37 1210 1145 7,9 7,8 18,5 20,4 1,4 1,5 0,2 0 2,4 1,9 8,3 9,1 99 87 48,8 50,3 73 78 65 72 100,5 115,1 6,3 9,4 0,5 0,9 12,4 19,3
38 990 895 7,9 7,8 19,8 21,1 1,1 1,2 0,1 0 1,3 1,9 7,4 8,3 88 98 51,5 56,2 35 45 86 93 91,6 102,3 7,3 8,4 0,5 0,8 13,7 12,3
39 1120 1090 8,1 7,9 21,4 23,1 0,9 0,8 0,5 0,2 1,9 1,5 8,6 9,5 102 134 54,5 55,1 75 67 88 95 100,5 130,1 6,3 8,7 0,2 0,6 20 20,9
40 2027 1955 7,8 7,7 21,9 21,4 0,5 0,6 0,4 0,5 2,5 2,8 7,3 8,4 78 89 49,2 48,4 45 64 76 83 79,1 91,2 5,8 8,3 1,2 1,6 22,4 24,3
41 1930 1830 7,7 7,6 17,3 21,6 0,6 0,6 0,2 0,4 0,9 1,4 8,3 9,2 99 80 52,5 50,4 43 56 80 87 91,6 96,1 6,2 8,2 1,1 1,5 24,3 19,4
42 1760 1650 7,6 7,6 18,4 22,8 0,4 0,7 0,1 0,2 1,3 1,1 8,9 9,1 78 98 46,6 48,9 62 47 76 83 75,3 85,4 5,4 7,4 0,4 0,9 19,8 20,9
43 1550 1345 7,7 7,6 19,3 22,3 0,3 0,6 0,4 0,4 2,6 23 5,2 6,6 68 67 61 60,2 35 29 67 74 71,5 87,5 6,3 7,8 0,7 0,8 18,7 21,3
44 990 885 7,9 8,1 18,9 23,3 0,7 0,9 0,5 0,2 1,4 1,7 6,4 7,4 97 87 47,8 49,4 23 43 57 64 83,5 89,3 5,7 6,7 0,2 0,6 16,5 20,8
45 1230 1125 7,8 7,8 18,7 24 0,7 0,8 0,2 0,4 1,6 1,2 7,2 8,4 69 87 54,3 57,4 58 45 87 94 86 91,1 7,1 9,4 0 0,6 19,4 22,4
46 1020 980 7,9 7,7 18,8 24,4 1,7 1,3 0,5 0,4 1,8 2,1 6,3 7,2 97 98 43,6 49,7 43 57 56 63 81,5 90,2 4,9 6,4 0,5 0,8 20,3 22,8
47 1190 1045 8,1 8,2 17 22,4 1,9 1,6 0,3 0,2 2,3 2,6 6,6 8,1 88 98 51,4 53,4 48 56 37 44 83,7 74,3 6,1 7,2 0 0,5 23 29,7
48 1215 1060 8,5 8,3 17,4 24 1,7 1,4 0,5 0,3 1,5 1,7 7,4 8,3 87 87 45,6 49,5 36 45 76 83 95,9 112,3 6,7 7,1 0,5 0,9 26,4 31,3
49 1005 920 8,2 8,2 19,3 23,8 1,5 1,9 0,6 0,4 1,6 1,2 8,3 7,9 97 95 45,2 49,7 28 35 69 76 89,7 91,1 7,8 8,6 0,2 0,5 20,8 24
50 950 890 8,2 8,3 20,3 26,2 1,7 1,4 0,1 0,1 0,7 1,1 7,6 7,8 68 72 53,2 55,2 34 37 75 82 93,4 90,5 6,4 7,8 0 0,4 22,4 26,9
(BBT nhận bài: 28/12/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/01/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdffull_2019m05d09_10_11_42_5301_2134887.pdf