Nghiên cứu đề xuất phương án phân loại tại nguồn và cải thiện hoạt động thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030 - Nghiêm Văn Khanh

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án phân loại tại nguồn và cải thiện hoạt động thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030 - Nghiêm Văn Khanh: * ĐH Kiến Trúc Hà Nội TS. Nghiêm Vân Khanh* NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN VÀ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THU HỒI TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2030 (Khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh) 83Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Tại Quảng Ninh, chất thải rắn được quản lý theo cách tiếp cận “Quản lý tổng hợp chất thải rắn”, ưu tiên theo thứ tự: Phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, thu hồi vật liệu, thu hồi năng lượng trước khi đến bước xử lý cuối là chôn lấp hợp vệ sinh. Đến năm 2030, để giảm bớt khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế Tóm tắt: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách chất thải hữu cơ, tách thành phần nguy hại, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Chất thải hữu cơ có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao, tạo lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi t...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất phương án phân loại tại nguồn và cải thiện hoạt động thu hồi tái chế chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030 - Nghiêm Văn Khanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* ĐH Kiến Trúc Hà Nội TS. Nghiêm Vân Khanh* NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN VÀ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THU HỒI TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2030 (Khảo sát tại tỉnh Quảng Ninh) 83Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Tại Quảng Ninh, chất thải rắn được quản lý theo cách tiếp cận “Quản lý tổng hợp chất thải rắn”, ưu tiên theo thứ tự: Phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, thu hồi vật liệu, thu hồi năng lượng trước khi đến bước xử lý cuối là chôn lấp hợp vệ sinh. Đến năm 2030, để giảm bớt khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế Tóm tắt: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách chất thải hữu cơ, tách thành phần nguy hại, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Chất thải hữu cơ có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao, tạo lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể xử lý làm phân bón hoặc đốt thu hồi năng lượng, nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề về môi trường. Bài báo đề xuất các nguyên tắc, lộ trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt đô thị và phương án cải thiện hoạt động thu hồi, tái chế chất thải rắn sinh hoạt nhằm giúp cho tỉnh Quảng Ninh có thể đạt được các mục tiêu theo quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh đã đặt ra. Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt, phân loại tại nguồn, thu hồi, tái chế. Summary: The classification of solid waste at the source is of great significance. Its fundamental aims are to separate organic waste, hazardous elements, the rest is dumped. Organic waste has a major component of biodegradable substances and is a high humidity substance that produces large quantities of garbage water and bad odors polluting the environment, which can be treated to be fertilizers or can be heated to collect energy. This is not only economically meaningful but also solves environmental problems. The article proposes principles, routes to classify urban domestic solid waste and solutions to improve the activities of collecting, recycling domestic waste so as to help Quang Ninh province to achieve its aims of planning the solid waste management up to the year 2030, vision 2050. Key words: Domestic solid waste, classify at source, collect, recycle Nhận ngày 10/7/2017, chỉnh sửa ngày 20/7/2017, chấp nhận đăng ngày 27/7/2017 và sản xuất phân hữu cơ, đốt thu hồi năng lượng, chất thải rắn sinh hoạt cần được thực hiện phân loại tại nguồn theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2017 đến 2020 và giai đoạn 2 từ 2020 đến 2030. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn. Dưới đây là các nguyên tắc, lộ trình cần xây dựng kế hoạch để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh cũng như các phương án cần xem xét để cải thiện tốt hơn hiệu quả của hoạt động thu hồi, tái chế chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN Chất thải rắn sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn thành 3 loại sau: - Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa... đựng bằng túi nylon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5 - 4kg). Các loại chất thải này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ. - Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh... sử dụng túi nylon màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế. - Chất thải khác: Không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nylon phế thải hoặc các đồ chứa có sẵn trong dân. Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Việc phân loại tại nguồn được thực hiện thông qua các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và đơn vị thu gom chất thải rắn. Phương thức thu gom chung đối với chất thải rắn đô thị áp dụng như sau: Chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình: Trong mỗi gia đình có hai thùng đựng rác, một loại đựng rác thải hữu cơ (hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ) và một loại đựng rác thải vô cơ (xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu thuốc lá, tã bỉm). Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi (túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải hữu cơ, túi màu vàng đựng chất thải vô cơ. Hệ thống lưu chứa, thu gom chung cho các khu dân cư được quy hoạch ở những nơi thuận tiện trên toàn bộ khu vực có dịch vụ thu gom, các loại thùng lưu chứa rác thải có bánh xe được đặt cố định tại các vị trí quy hoạch. Tại vị trí cố định thu gom rác sẽ được đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ, thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ. Do các thùng này được đặt tại các vị trí cố định nên các hộ gia đình có thể đổ rác thải vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Chất thải rắn sinh hoạt của các cơ quan, trường học, cơ sở dịch vụ: Tuỳ theo tính chất các cơ quan, trường học, cơ sở dịch vụ và khối lượng rác tích luỹ hàng ngày mà chọn thời gian thu gom và thùng chứa thích hợp. Đối với nhà hàng, khách sạn lớn, khối lượng rác nhiều có thể đặt cả xe đẩy để đổ rác trực tiếp vào đó, sau 1 ngày rác đầy sẽ đổi xe. Chất thải rắn sinh hoạt của các khu vực công cộng như chợ, đường phố, công viên, các khu vui chơi giải trí: Rác thường chiếm một tỷ trọng khá lớn và gặp nhiều khó khăn. Tuỳ vị trí và khối lượng cụ thể của từng khu vực mà đặt các thùng đựng rác có nắp dung tích 60l, 120l, 200l dọc theo các đường phố, với đường phố trung tâm các thùng đặt cách nhau 100 - 200m, các đường khác các thùng đặt cách nhau 300 - 400m. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh Tuỳ vị trí và khối lượng cụ thể của từng khu vực mà đặt các thùng đựng rác có nắp dọc theo các đường phố 84 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG 85Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH LỘ TRÌNH PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN Việc xác định lộ trình thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với từng đô thị phụ thuộc vào các yếu tố: - Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đô thị - Tốc độ đô thị hoá - Năng lực xử lý chất thải rắn Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh chưa thực hiện phân loại tại nguồn. Để đạt được các mục tiêu theo quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đặt ra thì đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ phải thực hiện tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư và các trường học, công sở. Triển khai thí điểm phân loại rác tại 1 hoặc một số phường của thành phố Uông Bí theo mô hình 3R, triển khai thí điểm tại một số trường học, cơ quan để dần hình thành ý thức trong cộng đồng sau đó nhân rộng ra các địa phương khác. Các đô thị còn lại sẽ thực hiện sau năm 2020 [2]. Bảng 1 thể hiện lộ trình phân loại chất thải rắn tương ứng với các giai đoạn phát triển của các đô thị được đề xuất theo mô hình tại hình 1. Kết hợp với mục tiêu và mức độ ưu tiên về công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với từng đô thị theo quy hoạch bảo vệ môi trường [1] được thể hiện ở bảng 2. Hình 1. Sơ đồ tổng quát về mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [2] Bảng 1. Đề xuất lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn Bảng 2. Mục tiêu và mức độ ưu tiên về công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với từng đô thị vào năm 2020 và 2030 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguồn phát sinh chất thải rắn Nhà ở, hộ gia đình Trường học, cơ quan, công sở Nhà hàng, khách sạn, quán ăn Khu di tích lịch sử văn hóa, khu vui chơi giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế (chỉ tính chất thải rắn thông thường) Chợ Trung tâm thương mại, siêu thị Các cơ sở dịch vụ, buôn bán Các cơ sở sản xuất công nghiệp (chỉ tính riêng phần chất thải rắn sinh hoạt) Đường phố Lộ trình phân loại tại nguồn Từ 2017- 2020 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) 2 nhóm (1 và 2) Sau 2020 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 2 nhóm (1 và 2) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 3 nhóm (1, 2A, 2B) 2 nhóm (1 và 2) Khu vực TP Hạ Long TP Móng Cái TP Cẩm Phả TP Uông Bí Huyện Bình Liêu Huyện Tiên Yên Huyện Đầm Hà Huyện Hải Hà Huyện Ba Chẽ Huyện Vân Đồn Huyện Hoành Bồ Huyện Đông Triều T.X Quảng Yên Huyện Cô Tô Ghi chú Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên Dự án ưu tiên BCL ◎ - ◎ - - - - ◎ - ◎ ◎ - ◎ ◎ 3R ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ ◎ 2020 BCL - ◎ - ◎ ◎ ◎ ◎ - ◎ - - ◎ - - 3R - - - - - - - - - - - - - - 2030 Ghi chú: ◎: Hoàn thành dự án; “BCL” bao gồm cả hệ thống xử lý nước rác và thiết bị bãi rác PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG THU HỒI – TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Vai trò của ngành tái chế không chính thống, tự phát các phế liệu thu hồi hiện còn bị hạn chế bởi thực tế là hiện có rất ít hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn thải tại nguồn. Khi hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện, tỷ lệ các phế liệu có thể tái chế sẽ được tách ra từ dòng thải dao động từ 12 – 18% trọng lượng của chất thải. Các thành phần khác ít có giá trị kinh tế thì không thu hồi để tái chế. Duy trì hoạt động thu hồi các vật liệu tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức hoạt động không chính thống tập trung chủ yếu tại các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Hoành Bồ, Đông Triều, Quảng Yên. Xu hướng sau năm 2020, hoạt động này sẽ cần được Ủy ban nhân dân của các đô thị tổ chức lại với sự phát triển hoạt động phân loại tại nguồn trên toàn bộ các đô thị thuộc tỉnh. Hai cách tiếp cận cơ bản để cải thiện công tác thu hồi phế liệu từ chất thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: - Cải thiện vận hành của ngành thu hồi, tái chế không chính thống/quy mô nhỏ với trọng tâm lâu dài trong việc lồng ghép cùng với hoạt động của thu gom, xử lý - Phần lớn các hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ chất thải được thực hiện bởi khối tư nhân. Các trợ giúp tài chính và kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc. - Mở rộng năng lực hiện có của các công ty môi trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị bao gồm cả hoạt động thu hồi tái chế. Như vậy, các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải của khối tư nhân sẽ được trao cho khối doanh nghiệp công ích, mở rộng các chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn do công ty môi trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị đảm nhiệm. Việc so sánh hai phương án cải thiện thu hồi phế liệu từ chất thải rắn được thể hiện ở bảng 3. Phương án 1: Cải thiện vận hành của ngành thu hồi, tái chế không chính thống/ quy mô nhỏ Phương án 2: Mở rộng năng lực hiện có của các công ty môi trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị bao gồm cả hoạt động thu hồi tái chế Ưu điểm Nhược điểm Những liên can tài chính Ưu điểm Nhược điểm Những liên can tài chính Sử dụng được nguồn lực hiện có của ngành thu hồi tái chế đang hoạt động trên địa bàn các đô thị của tỉnh Quảng Ninh và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khối lượng rác thải tại các bãi chôn lấp. Triển vọng mang lại hiệu quả cao hơn vì có ít trở lực hơn so với khối doanh nghiệp công ích. Dịch vụ còn nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các công ty môi trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị, dịch vụ do khối này cung cấp hiện được vận hành theo cách thức hỗn tạp và không chính thống. Rủi ro về tài chính của dịch vụ được loại trừ hoàn toàn. Có sự dung hòa khá lớn cho thành phố khi khối tư nhân có trách nhiệm làm tăng thêm vốn đầu tư cần thiết để vận hành dịch vụ. Sẽ có đòi hỏi về quỹ dành cho giáo dục cộng đồng. Dịch vụ nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của các công ty môi trường đô thị/công ty quản lý công trình đô thị. Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài được giảm thiểu). Có sự liên quan với các Sở ban ngành khác của thành phố. Các chiến dịch giảm thiểu /tái chế chất thải được thuận lợi hơn so với phương án khác. Dịch vụ sẽ gây ra hậu quả làm mất kế sinh nhai của những người nhặt rác. Điều này gây ra những liên can nghiêm trọng về tài chính và những bất lợi về tài chính và xã hội cho những người trong cộng đồng. Cần thiết phải có sự bao cấp của UBND Tỉnh để thu hồi chi phí. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là yếu tố quyết định, nhằm đảm bảo hiệu quả cho các khâu thu gom, vận chuyển, trung chuyển, thu hồi, tái chế và xử lý đạt được tối ưu nhất. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Ninh việc phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được thực hiện. Vì vậy, để tạo được sự thành công ngay từ đầu, tỉnh cần xây dựng được lộ trình và lựa chọn phương án thực hiện công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy hoạch, gắn với đặc thù cụ thể tại mỗi đô thị trong địa bàn tỉnh. Tài liệu tham khảo 1. Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 86 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG Thành phố Melbourne của bang Victoria - Australia đã phá kỷ lục với danh hiệu “Thành phố đáng sống nhất thế giới” tới năm thứ 6 liên tục trong bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất trên toàn cầu do Economist Intelligence Unit bình chọn. Melbourne có không khí trong lành, an ninh tốt, nhiều công viên, công trình cổ được bảo tồn bên cạnh những tòa nhà hiện đại; Nền văn hóa đa dạng, phong phú nhưng có sự thống nhất; Người dân thân thiện, thú vị; Các công trình nghệ thuật khắp nơi; Phương tiện đi lại độc đáo và thuận lợi; Những con hẻm sôi động với nhiều nơi để nghỉ ngơi vào cuối tuần Đặc biệt là chiến lược dài hạn về quy hoạch và phát triển đô thị bền vững đã góp phần giúp cho thành phố được đánh giá cao nhất thế giới về giá trị cuộc sống ở đây. Các nhà quy hoạch và kiến trúc sư thành phố Melbourne đã có kế hoạch mở rộng thành phố để kịp thời đáp ứng được số dân đang tăng lên nhanh chóng cũng như bắt kịp xu hướng và sự thay đổi cách sống của người dân. Một số dự án lớn như mở rộng trung tâm thương mại của nội đô và xây dựng quận thương mại trung tâm (CBD) của toàn vùng đô thị Melbourne. Thành phố này còn đóng vai trò là trung tâm tài chính lớn của nước Úc và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố nổi tiếng với nhiều hẻm và khu mua sắm có tiếng, những tòa nhà kiến trúc thời Victoria đến đương đại cũng như nhiều công viên cây xanh rộng lớn. Năm trong số sáu tòa nhà cao nhất nước Úc cũng đang tọa lại tại thành phố này. Trong những năm gần đây, khu vực này đã nổi lên thành một thiên đường cho nghệ thuật đường phố. THÀNH PHỐ MELBOURNE VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Thành Phố Melbourne là thành phố trung tâm về phát triển kinh tế và là đô thị hiện đại của Bang Victoria – nước Úc. Thành phố này đã có nhiều chiến lược trong công tác quy hoạch và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và du khách. Chiến lược quy hoạch thành phố bắt đầu từ việc ban hành các văn bản pháp luật quy định những chính sách, điều khoản về sử dụng, phát triển và bảo vệ đất đai. Những quy định về quy hoạch phát triển thành phố đề cập đến một phạm vi rộng lớn về các mặt như: Giới hạn về độ cao của tòa nhà, đảm bảo việc sử dụng đất có trật tự và bền vững. Mỗi thành phố của Bang Victoria đều có một Chương trình quy hoạch riêng để quản lý việc sử dụng, phát triển và bảo vệ đất ở địa phương mình dựa trên nhu cầu về sử dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai. Một số dự án quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố Melbourne được điều hành bởi chính quyền bang Victoria và Chính phủ, một số cơ quan quản lý quốc gia và doanh nghiệp tư nhân. Thành Phố Melbourne là thành phần chủ chốt của các dự án và đóng vai trò đại diện cho người dân của thành phố. Vào tháng 5 năm 2014, Chính quyền Bang Victoria đã công bố Chiến lược Melbourne, một chiến lược quy hoạch đô thị để hướng sự phát triển của thành phố đến năm 2026. Chiến lược này được xây dựng trên một quá trình tham vấn rộng rãi sau khi công bố bản báo cáo thảo luận có tên ‘Melbourne, chúng ta hãy nói về tương lai’. Thanh Loan 87Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI Các buổi họp lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng về bản Chiến lược Melbourne đã được tổ chức tại các địa điểm chính trong thành phố. Chiến lược này đã phản ánh tầm nhìn dài hạn về các mặt: Nhà ở, tạo việc làm và ổn định cuộc sống, tích hợp giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chiến lược nhằm giải quyết những thách thức về tăng trưởng dân số và thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường và di sản của đô thị Melbourne. Chiến lược có các cách tiếp cận tổng hợp trong quy hoạch và phát triển bao gồm các mặt: - Sử dụng đất đai - Giao thông - Cơ sở hạ tầng xã hội và cộng đồng Quy hoạch khu dân cư để quản lý phát triển nhà ở Năm 2011 có hơn 3,848 triệu người chuyển đến sinh sống và làm việc ở Melbourne. 5 năm sau (năm 2016) dân cư ở đây đã tăng lên 5,200 triệu người và thực tế là ngày càng có nhiều người coi thành phố này là nhà của họ. Chính vì vậy, năm 2013, Melbourne đã tiến hành công tác quy hoạch các khu dân cư mới. Bộ trưởng Bộ Quy hoạch Richard Wynne MP, đã chỉ định Ban Tư vấn Quản lý Phát triển Nhà ở (MRDAC) để xem xét quy trình phân bổ các khu dân cư mới; thực hiện nhiệm vụ tư vấn điều chỉnh các dự án quy hoạch, đề xuất các phương án nâng cấp các khu dân cư cũng như lắng nghe các ý kiến đóng góp từ các hội đồng, người dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. MRDAC sẽ mời các hội đồng, các tổ chức xã hội và người dân đưa ra ý kiến đóng góp và kinh nghiệm về việc quy hoạch các khu vực dân cư cho hiện tại và tương lai nhằm đáp ứng được yêu cầu của cả thành phố và người dân. Chiến lược phát triển thành phố Melbourne dựa trên quy hoạch khu dân cư trong tương lai của Melbourne, cho thấy mức gia tăng về dân số sẽ được đáp ứng như thông qua sự mở rộng phát triển các khu vực đô thị và toàn bộ khu vực ngoại ô rộng lớn của thành phố. Bên cạnh chiến lược về quy hoạch khu dân cư, sự kết hợp đồng bộ với các dịch vụ vận tải, dịch vụ cộng đồng và cơ sở hạ tầng đô thị tốt nhất dựa trên bản sắc văn hoá và lịch sử của thành phố Melbourne sẽ góp phần tạo nên một đô thị hiện đại, văn minh gắn liền cùng bản sắc văn hóa dân tộc. Chiến lược nhà ở cho người dân Chiến lược xây dựng nhà ở nhằm đáp ứng khả năng chi trả và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân thành phố. Thành phố Melbourne là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Úc, chính vì vậy thành phố đã chuẩn bị kế hoạch cho sự tăng trưởng này. Chiến lược nhà ở cho người dân nhằm thực hiện 3 mục đích chính: - Cung cấp nhà ở giá cả phải chăng hơn cho người có thu nhập thấp và trung bình - Cải thiện thiết kế và tiêu chuẩn về môi trường của căn hộ mới - Đảm bảo cho người dân được trang bị kiến thức và thông tin cần thiết về nhà ở chất lượng tốt. Phát triển thành phố là nơi phục vụ cuộc sống của người dân Vào năm 2015, thành phố Melbourne đã tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu, phân tích khả năng đáp ứng của thành phố. Công tác điều tra về khả năng đáp ứng của thành phố - một khía cạnh quan trọng của tất cả các đô thị đó là thành phố đã và đang đáp ứng, phục vụ được nhu cầu hàng ngày của người dân hay chưa? Đây là một quá trình nghiên cứu lâu dài nhằm tìm ra những giải pháp và tìm hiểu xem môi trường đô thị của thành phố đang thay đổi như thế nào? Các nghiên cứu tập trung vào cách thức người dân sử dụng thành phố trong cuộc sống hàng ngày từ các tòa nhà, lối đi bộ, đường phố đến các quảng trường, công viên và cây xanh từ đó đem đến những dữ liệu cơ bản mới nhất nhằm nâng cao hiểu biết của người dân và của cơ quan quản lý về thành phố. Nghiên cứu khả năng đáp ứng cuộc sống của thành phố Melbourne là cách tiếp cận tích hợp và năng động để tìm ra vai trò của thành phố ở hiện tại và tương lai, giúp thành phố trở nên khả thi và dễ tiếp cận hơn với người dân từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Melbourne thực hiện quy hoạch khu dân cư để quản lý phát triển nhà ở88 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI đưa ra một bản Dự thảo Chiến lược mới của Thành phố (MSS) trong đó nêu lên tầm nhìn dài hạn và chiến lược cho sự tăng trưởng và phát triển đô thị trong đó xác định Arden-Macaulay là một khu vực luôn luôn đổi mới, giúp thành phố đạt được mục tăng trưởng bền vững từ cộng đồng. Điều này đã đảm bảo cho thành phố Melbourne được thiết kế và quản lý tốt, tiếp tục giữ vững là một nơi tuyệt vời để sống và làm việc. Những hướng quy hoạch chính khu vực Arden-Macaulay: - Phát triển, mở rộng Trung tâm Arden trở thành trung tâm thành phố Melbourne. - Phát triển ba trung tâm lõi của khu vực này hài hòa với các khu vực lân cận - Mở rộng kết nối giao thông với các tuyến đường nội và ngoại tuyến trong Arden-Macaulay - Nâng cấp hành lang công viên Moonee Ponds Creek và thành lập 5 công viên mới trong khu vực này. - Làm cho năng lượng, nước và chất thải của Arden-Macaulay trở nên hiệu quả Quy hoạch lại phía Bắc và Tây thành phố Melbourne Phục vụ sự gia tăng dân số cũng như việc làm tăng lên đáng kể của thành phố trong 30 năm tới, việc quy hoạch lại phía Bắc và Tây của Melbourne là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với chính quyền thành phố. Vào đầu năm 2000, Thành phố Melbourne đã xem xét việc cải tiến các không gian mở công cộng ở Bắc và Tây Melbourne. Khu vực phía Bắc có diện tích 130 ha bao gồm các đường phố Grattan, Swanston, Victoria, Peel, Capel, Courtney và Harcourt. Khu vực này có sự đa dạng để phát triển kinh tế như: Công nghiệp, thương mại, bán lẻ và đông dân cư cùng với nhiều các tổ chức y tế, giáo dục và trung tâm nghiên cứu lớn và chợ Queen Victoria. Phía Tây là các khu phố có ít công viên lớn nhưng còn nhiều đất trống ở gần các nút giao thông của các tuyến phố. Những khu đất trống này hứa hẹn sẽ cung cấp nhiều cây xanh hấp dẫn trong khu vực dày đặc các tòa nhà chung cư cao tầng. Thành phố Melbourne đã đề xuất thiết kế các khu không gian mở nhỏ và đề xuất 9 địa điểm hứa hẹn nhất đưa ra lấy ý kiến của cộng đồng về mặt quy mô, vị trí của không gian và khả năng của thành phố Melbourne để thay đổi từng vị trí trong khung thời gian ngắn đến trung bình cũng như việc thay đổi sang các vị trí khác xung quanh. Xây dựng khung phát triển cơ sở hạ tầng công cộng Thành phố Melbourne cần có một khuôn khổ vững chắc dựa trên những bằng chứng, nghiên cứu và thực tiễn tốt nhất để đưa ra các quyết định về việc sẽ tài trợ và đưa ra các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng trong tương lai. Khung phát triển cơ sở hạ tầng công cộng được xây dựng nhằm đảm bảo các khu vực tăng trưởng của đô thị có cơ sở hạ tầng công cộng đầy đủ được phân bổ một cách công bằng và hiệu quả. Khung quy định này nhằm xem xét vai trò và trách nhiệm của công tác lập quy hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng cũng như các nguyên tắc để thành phố Melbourne có thể đưa ra quyết định về cơ sở hạ tầng công cộng trong tương lai. Quan trọng nhất là khung này phải có các cách tiếp cận sáng tạo về các cơ chế và mô hình tài trợ, bao gồm cơ hội hợp tác với Chính phủ, các tổ chức công hoặc các nhà phát triển để đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trong tương lai. MỘT SỐ DỰ ÁN QUY HOẠCH THÀNH PHỐ MELBOURNE Cấu trúc lại khu vực Arden- Macaulay Vào năm 2012, thành phố Melbourne tiến hành Kế hoạch Cấu trúc, quy hoạch lại khu vực Arden- Macaulay để khu vực này trở thành một khu đô thị mới hiện đại, nơi tập trung nhiều cư dân và tăng trưởng việc làm trong vòng 30 năm tới. Kế hoạch cấu trúc Arden-Macaulay cung cấp một tầm nhìn dài hạn nhằm quản lý bền vững sự đổi mới của khu vực này. Khu đô thị lớn này đã được thiết kế quy hoạch bài bản từ việc sử dụng đất hợp lý như: Quy hoạch mới các không gian mở, cải tiến và xây dựng những tuyến phố an toàn và hấp dẫn, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững kết hợp với các phương tiện giao thông đồng bộ. Thành Phố Melbourne đã Quy họach lại khu vực Arden-Macaulay 89Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI Các chiến lược và hành động trong kế hoạch cơ cấu khu vực phía Bắc và Tây thành phố gồm: - Các hoạt động lồng nghép để sử dụng đất phong phú và đa dạng. - Cấu trúc đô thị theo chiều cao các công trình xây dựng, kiểu dáng và mật độ các công trình. - Giao thông và kết nối các phương tiện nhằm đảm bảo sự liên thông và quản lý được lưu lượng xe tham gia lưu thông, bãi đậu xe, đi bộ, xe đạp, phương tiện giao thông công cộng, phương tiện cá nhân và các tuyến vận tải khác. - Thiết kế nhiều khu vực không gian mở công cộng mới để đường phố trở nên hấp dẫn và an toàn. - Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng để cung cấp các dịch vụ cộng đồng - Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững để đảm bảo rằng khu vực phía Bắc thành phố là một khu vực tự duy trì có hiệu quả. Xây dựng khu vực không gian công cộng tại Docklands Các tổ chức công và tư nhân đều được mời tham gia các ý tưởng thiết kế xây dựng khu vực không gian công cộng tại Docklands. Thành phố đã kêu gọi sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân nhằm có được kinh nghiệm tốt nhất trong việc tạo ra các khu vực không gian công cộng tại Docklands và các khu vực xung quanh. Kế hoạch này thể hiện sự cam kết của thành phố Melbourne trong việc tạo ra không gian và kết nối công cộng tuyệt vời trong toàn thành phố. Các công trình công cộng tại đây cũng đặt ra các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật đối với tất cả các công trình dân dụng, cảnh quan và cơ sở hạ tầng công cộng. Quảng trường Lincoln Carlton Square của Lincoln là một trong những công viên lâu đời nhất của Melbourne và là nơi có sân chơi công cộng đầu tiên của thành phố. Một trong những nhóm dân số phát triển nhanh nhất tại Melbourne là các hộ gia đình và sinh viên sống trong những căn hộ trên cao và ít được tiếp cận với không gian mở, thì Lincoln Square là một điểm đến phổ biến. Giờ đây khu vực quảng trường đã được tu sửa, xây dựng hồ chứa nước mưa, chỉnh trang lại cảnh quan để bảo đảm Lincoln Square đáp ứng được những mong đợi của cộng đồng trong tương lai. Thành phố cũng kêu gọi sự tham vấn của cộng đồng cùng chung tay xây dựng quảng trường Lincoln Square. Nâng cấp khu chợ Queen Victoria và Đại lộ Southbank Bên cạnh việc giữ lại và khôi phục di sản của khu chợ Queen Victoria đồng thời thành phố đã nâng cấp cơ sở vật chất cho thương nhân, khách hàng và khách tham quan nhằm đảm bảo tính khả thi đối với các thế hệ doanh nghiệp nhỏ tương lai. Thành phố Melbourne nâng cấp khu chợ di sản dưới sự quản lý nghiêm ngặt. Đối với khu vực xung quanh khu chợ, thành phố Melbourne dự định biến khu vực này thành trung tâm phía bắc của thành phố với một loạt những tiện ích như: Không gian công cộng mới xây dựng, bãi đậu xe đại, các căn hộ, các trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng trưng bày, trung tâm cộng đồng và khách sạn. Thành phố cho quy hoạch lại hệ thống giao thông giữa hai tuyến đường của đại lộ Southbank Boulevard và Dodds Street để tạo ra 2,5 ha khu không gian công cộng cho Southbank - Ngôi nhà nghệ thuật của Melbourne, khu vực kinh doanh thịnh vượng và nằm ngay phía trước trung tâm của thành Quy họach lại khu chợ Queen Victoria 90 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI phố. Hiện tại, có hơn 18.000 cư dân sinh sống tại đại lộ Southbank và con số này dự kiến sẽ tăng lên 45.000 người vào năm 2035. Có khoảng 80.000 người khách tham quan Southbank mỗi ngày. Đây cũng là một trong những vùng ngoại ô đông dân nhất ở Melbourne nhưng khu vực này lại không có đủ không gian công cộng cho người dân. Tại Southbank, mỗi cư dân hiện có 3m2 không gian công cộng, vì vậy Chiến lược Không gian mở của Thành phố Melbourne khuyến khích mỗi cư dân sẽ có 20m2 không gian mở công cộng. Năm 1988, Đại lộ Southbank vận chuyển 40.000 xe một ngày. Hiện tại lưu lượng xe ở đây đã giảm xuống còn 13.000 xe một ngày sau khi thành phố cho xây dựng Queensbridge Square năm 2001. Thành phố tiến hành quy hoạch lại Đại lộ Southbank và Đường Dodds để tạo không gian công cộng mới, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại của thành phố. Dự án này là một cơ hội nhằm đáp ứng nhu cầu về không gian công cộng của người dân đang gia tăng nhanh chóng về số lượng và tạo ra một loạt không gian công cộng độc đáo. MELBOURNE ĐỀ RA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2026 Thành phố Melbourne đã xây dựng mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2026 với 9 mục tiêu cơ bản tạo nền tảng cho những cá nhân và tổ chức quan tâm đến tương lai của thành phố cùng làm việc theo mục tiêu chung đó. Khuôn khổ của các mục tiêu và ưu tiên dựa trên những điểm mạnh giúp cho thành phố Melbourne trở thành thành phố đáng sống nhất ở thời điểm hiện tại và cho thế hệ tương lai. Mục tiêu đã xác định rõ Melbourne tự hào là một thành phố có nền văn hoá, tri thức và di sản Thổ dân. Melbourne vinh danh những người dân mở cõi đầu tiên đã chia sẻ đất của họ cho những người đến sau. Cùng nhau, hậu duệ của những người đầu tiên định cư ở Melbourne đã chia sẻ những hiểu biết truyền thống và cập nhật những tri thức mới để có thể đạt được một tầm nhìn về một thành phố bền vững, sáng tạo, hòa quyện sôi động và hưng thịnh. Mục tiêu 1: Thành phố quan tâm đến môi trường. Tính bền vững là cơ sở của tất cả các mục tiêu trong tương lai của Melbourne. Mục tiêu này đòi hỏi các thế hệ người dân lựa chọn cách thức đáp ứng nhu cầu của họ mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của những thế hệ trong tương lai. Ưu tiên 1.1: Duy trì sinh quyển đô thị Ưu tiên 1.2: Thích ứng với biến đổi khí hậu Ưu tiên 1.3: Không thải ra khí nhà kính Ưu tiên 1.4: Lưu trữ và tái sử dụng nước mưa Ưu tiên 1.5: Sử dụng nguồn lực hiệu quả Ưu tiên 1.6: Ghi nhận các lợi ích bền vững của mật độ đô thị Mục tiêu 2: Thành phố vì người dân Một thành phố luôn luôn chào đón tất cả mọi người. Một thành phố mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, giá cả phải chăng, an toàn và hấp dẫn. Quan tâm đến sức khoẻ của người dân, phúc lợi xã hội, lôi kéo được sự tham gia của cộng đồng và công bằng xã hội. Một thành phố mà ở đó người dân có quyền tự do chính trị, tôn giáo và trí tuệ, nuôi dưỡng một nền văn hoá phong phú và đa dạng. Thành phố tôn trọng, tôn vinh và chấp nhận sự đa dạng của con người. Mọi người ở mọi lứa tuổi và khả năng đều cảm thấy an toàn và được trao quyền. Đưa yếu tố thân thiện của gia đình trong thiết kế quy hoạch thành phố, đặt con người là trọng tâm. Ưu tiên 2.1: Một nơi tuyệt vời để sống Ưu tiên 2.2: Một cộng đồng lành mạnh Ưu tiên 2.3: Thiết kế bởi người dân và cho người dân. Ưu tiên 2.4: Giá cả phải chăng cho tất cả mọi người Ưu tiên 2.5: Không gian công cộng có chất lượng Ưu tiên 2.6: Các cơ sở và dịch vụ cộng đồng giá cả phải chăng Ưu tiên 2.7: Một thành phố toàn diện Ưu tiên 2.8: Thành phố thân thiện của gia đình Ưu tiên 2.9: Hỗ trợ người vô gia cư Mục tiêu 3: Thành phố sáng tạo Melbourne khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo. Thành phố cổ vũ và đánh giá sự sáng tạo từ cộng đồng. Thành phố sẽ đầu tư cho các ý tưởng sáng tạo của người dân thuộc mọi nguồn gốc và khả năng trong tất cả các mục đích mà họ theo đuổi. Danh tiếng của thành phố Melbourne sẽ thu hút và giữ chân những người tiên phong trong nghệ thuật sáng tạo và đổi mới, giúp họ đóng góp vào sự thịnh vượng của thành phố. Ưu tiên 3.1: Tăng cường sự sáng tạo Ưu tiên 3.2: Đánh giá có sự sáng tạo của cộng đồng 91Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI Mở rộng khu không gian công cộng tại Southbank Ưu tiên 3.3: Tôn vinh sự đa dạng sáng tạo Ưu tiên 3.4: Thúc đẩy sự thịnh vượng bằng cách đầu tư vào sự sáng tạo Mục tiêu 4: Một thành phố thịnh vượng Ưu tiên 4.1: Một thành phố an toàn và linh hoạt Ưu tiên 4.2: Thu hút và hỗ trợ các ngành nghề kinh doanh hiện có và mới Ưu tiên 4.3: Một thành phố của các sự kiện Ưu tiên 4.4: Một nơi tuyệt vời để tham quan Ưu tiên 4.5: Một xã hội từ thiện Mục tiêu 5: Thành phố của tri thức Trong một thành phố tri thức, sức mạnh tập thể của trí tuệ và kinh nghiệm thúc đẩy sự thịnh vượng của thành phố, khả năng cạnh tranh trên toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thành phố sẽ hỗ trợ một hệ thống nghiên cứu giáo dục có nguồn lực tốt hợp tác với doanh nghiệp nhằm tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao và có năng lực. Xây dựng một nền văn hoá sống động và hợp tác. Ưu tiên 5.1: Duy trì việc giáo dục sớm Ưu tiên 5.2: Quan tâm đến giáo dục Tiểu học và Trung học Ưu tiên 5.3: Đi đầu trong giáo dục Đại học, nghiên cứu sinh và đổi mới Ưu tiên 5.4: Hỗ trợ học tập suốt đời Mục tiêu 6: Một thành phố được kết nối Trong một thành phố được kết nối, mọi người và hàng hoá có thể di chuyển đến và vào thành phố một cách hiệu quả. Để thành phố phát triển và hướng đến sự thịnh vượng, đòi hỏi thành phố phải có kế hoạch cho một mạng lưới vận tải hiệu quả và bền vững. Công nghệ và các hình thức chuyển đổi phương tiện giao thông sáng tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách thức di chuyển của con người và hàng hoá. Các cơ quan quản lý sẽ hợp tác với các đơn vị có liên quan để thực hiện các biện pháp giúp người dân dễ dàng lựa chọn các phương tiện khi đi du lịch đến và quanh thành phố như: xe đạp, xe điện, xe buýt, xe lửa hay xe hơi để giúp thành phố phát triển bền vững và thông minh hơn. Ưu tiên 6.1: Một thành phố tuyệt vời để đi bộ Ưu tiên 6.2: Thành phố thuận tiện để đi xe đạp Ưu tiên 6.3: Cung cấp phương tiện giao thông công cộng hợp nhất và hiệu quả Ưu tiên 6.4: Thực hiện vận chuyển đô thị sáng tạo và có hiệu quả Ưu tiên 6.5: Chuyển tiếp sang các công nghệ vận tải trong tương lai Ưu tiên 6.6: Kết nối khu vực và toàn cầu Mục tiêu 7: Thành phố thảo luận Melbourne sẽ thực hiện chính sách khuyến khích sự dân chủ cùng tham gia vào các quyết sách quan trọng. Melbourne lắng nghe ý kiến từ cộng đồng: Sẽ có những cuộc đối thoại, thảo luận và hành động có trách nhiệm. Khai thác công nghệ thông tin mới cho phép công dân tham gia sâu vào các quy trình quản trị địa phương. Ưu tiên 7.1: Chủ trì dân chủ Ưu tiên 7.2: Trao quyền cho cộng đồng địa phương Ưu tiên 7.3: Một thành phố hợp tác Ưu tiên 7.4: Đảm bảo cam kết của công dân với các công nghệ mới Ưu tiên 7.5: Mở dữ liệu của chính phủ Mục tiêu 8: Thành phố quản lý sự thay đổi Ưu tiên 8.1: Quản lý mật độ gia tăng Ưu tiên 8.2: Một thành phố trực tuyến Ưu tiên 8.3: Lập kế hoạch cho cơ sở hạ tầng dài hạn Ưu tiên 8.4: Đổi mới công nghệ đô thị Ưu tiên 8.5: Sử dụng dữ liệu để tạo ra một thành phố tốt hơn Ưu tiên 8.6: Hỗ trợ mọi người chuyển đổi sang công nghệ mới Mục tiêu 9: Thành phố của những người Thổ dân Văn hoá, tri thức và di sản của thổ dân sẽ làm phong phú thêm sự phát triển của thành phố. Melbourne sẽ luôn là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng có ý nghĩa xã hội, giáo dục, thể thao và văn hóa. Ưu tiên 9.1: Nhận thức về bản sắc thổ dân của mình Ưu tiên 9.2: Được giáo dục về nền văn hoá thổ dân Ưu tiên 9.3: Thịnh vượng từ sự tập trung của người thổ dân Ưu tiên 9.4: Thu hút người thổ dân trong quản lý đất đô thị Phát triển đô thị bền vững trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay, cần có sự quan tâm tham gia của tất cả các cấp chính quyền và mọi thành phần xã hội. Kinh nghiệm trong các chiến lược quy hoạch và xây dựng thành phố Melbourne (Úc) – Một thành phố đáng sống nhất thế giới đã phần nào giúp nước ta học tập nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực cho công tác xây dựng và phát triển đô thị. Tài liệu tham khảo - development/urban-planning/Pages/urban-planning.aspx - https://en.wikipedia.org/wiki/Melbourne - Melbourne - la-noi-dang-song-nhat-trong-6-nam-lien-tiep/401681. vnp 92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ XÂY DỰNG THẾ GIỚI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf52_1804_2171659.pdf
Tài liệu liên quan