Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn - Trường hợp điển hình tại nhà máy tinh bột sắn Gia Lai: KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT40
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và chịu tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của
toàn thể cộng đồng từ nhà sản xuất - kinh
doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho
tới ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển
kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường là xu thế
của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn (SXSH)
là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng
ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá
trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ
nhằm làm giảm tác động xấu đến con người
và môi trường [2]. Ở nước ta, Chính phủ
đã phê duyệt Chiến lược SXSH trong công
nghiệp [1]. Các hoạt động sản xuất thường
xuyên không tận dụng tối đa nguồn lực và
sự lãng phí nguyên vật liệu trong suốt quá
trình hoạt động [8, 10]. Do đó, hơn bao giờ
hết...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn - Trường hợp điển hình tại nhà máy tinh bột sắn Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT40
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và chịu tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của
toàn thể cộng đồng từ nhà sản xuất - kinh
doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho
tới ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển
kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường là xu thế
của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn (SXSH)
là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng
ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá
trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ
nhằm làm giảm tác động xấu đến con người
và môi trường [2]. Ở nước ta, Chính phủ
đã phê duyệt Chiến lược SXSH trong công
nghiệp [1]. Các hoạt động sản xuất thường
xuyên không tận dụng tối đa nguồn lực và
sự lãng phí nguyên vật liệu trong suốt quá
trình hoạt động [8, 10]. Do đó, hơn bao giờ
hết việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp
có tính hệ thống, tiếp cận phòng ngừa như
công nghệ SXSH là rất cần thiết [3, 7]. SXSH
là một quá trình liên tục có tính chiến lược
phòng ngừa nhằm thực hiện các giải pháp
bảo vệ môi trường thông qua thực hiện tổng
hợp các biện pháp can thiệp và tác động vào
hoạt động sản xuất - kinh doanh với mục đích
làm giảm tác động xấu đến môi trường và
sức khỏe. Mục đích nghiên cứu nhằm xem
xét đề xuất giải pháp SXSH tại Nhà máy sản
xuất tinh bột sắn Gia Lai - Cơ sở 2.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn -
trường hợp điển hình tại nhà máy tinh bột sắn Gia Lai
ThS. NGUYỄN MINH KỲ, KS. VÕ LÊ BẢO HÂN
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2. Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản
xuất tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia
Lai - Cơ sở 2, thuộc địa phận phường An Tân,
thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Công suất thiết kế
nhà máy là 200 tấn/ngày.
Hình 1. Khu vực nghiên cứu
Căn cứ nhu cầu thực tế, các công đoạn
được lựa chọn cho nghiên cứu như sau:
- Công đoạn vận chuyển nguyên liệu
Hình 2. Vận chuyển nguyên liệu
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 41
S
Ố
0
5
N
Ă
M
2
0
19
Hình 4. Công đoạn đóng bao
* Phương pháp nghiên cứu: Về phương
pháp luận và cơ sở đề xuất SXSH được thể
hiện theo quy trình hướng dẫn 6 bước của
Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam [5, 9]
như sau: Khởi động; phân tích các công đoạn;
đề xuất các cơ hội SXSH; lựa chọn các giải
pháp SXSH; thực thi giải pháp SXSH; duy trì
giải pháp SXSH. Trong đó, quá trình xác định
đầu vào, đầu ra dòng nguyên vật liệu dựa trên
cơ sở thu thập số liệu lưu trữ của nhà máy, kết
hợp đối chiếu điều tra phỏng vấn. Về nguyên
tắc cân bằng ở mỗi công đoạn, thiết bị hay
cả quá trình:
- Vật chất: Nguyên vật liệu đầu vào = Đầu
ra (sản phầm, chất thải) + Rò rỉ
- Năng lượng: Cung cấp = Tiêu thụ hữu ích
(nhiệt hơi, nhiệt lạnh) + Tổn thất
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là
nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 3 trên
thế giới. Hoạt động sản xuất tinh bột sắn
được đánh giá có tiềm năng áp dụng giải
pháp SXSH [6]. Qua khảo sát và phân tích
hiện trạng môi trường tại nhà máy cho thấy,
trung bình mỗi ngày tạo ra 200 tấn tinh bột
sắn cần 600 tấn củ sắn tươi. Quá trình vận
Hình 5. Hoạt động sản xuất tại Nhà máy
Ngoài ra trong quá trình đóng bao thất
thoát bụi tinh bột 200 kg. Nhìn chung, các
công đoạn trong quá trình sản xuất tinh bột
sắn đều tiêu tốn nguyên nhiên vật liệu và
phát sinh chất thải. Đây chính là hiện trạng
sản xuất tinh bột sắn ở nước ta nói chung và
ở Gia Lai nói riêng cần phải quan tâm.
Bảng 1. Cân bằng vật liệu và năng lượng
cho 200 TSP/ngày
TT Công đoạn
Đầu vào Đầu ra
Tên Số lượng Tên Số lượng
1
Vận chuyển
nguyên liệu
Sắn tươi 600.000 kg
Sắn tươi 590.890 kg
Đất, cát, tạp chất 7.010 kg
Sắn rơi vãi 2.100 kg
Sắn vụn 10 kg
Dầu DO 1.000 Lít Khí thải -
2
Rửa và làm
sạch
Sắn tươi 590.890 kg
Sắn rửa sạch 571.740 kg
Vỏ gỗ 12.000 kg
Đất, cát 7.150 kg
Sắn vụn 150 kg
Nước 1.000 m3 Nước thải 1.000 m3
3 Đóng bao
Bột mịn 200.200 kg
Bột mịn 200.000 kg
Bụi tinh bột 200 kg
Bao 400 cái Bao hỏng 20 cái
Chỉ khâu 70 kg Chỉ khâu thừa 0 kg
Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động Nhà máy tinh bột
sắn Gia Lai - Cơ sở 2, 2018
- Công đoạn rửa và làm sạch
Hình 3. Công đoạn rửa và làm sạch
- Đóng bao
chuyển nguyên liệu củ sắn tươi thu nhận
được 600.000 kg/ngày, nhưng trong quá trình
vận chuyển xe rơi vãi hao hụt 2.100 kg; phần
sắn vụn, đất, cát, tạp chất lẫn vào trong sắn
tươi 7.010 kg. Công đoạn rửa và làm sạch củ
sắn tươi còn 590.890 kg, trong đó lượng chất
thải vỏ gỗ chiếm 12.000 kg; phần sắn vụn,
đất, cát là 7.150 kg. Công đoạn đóng bao 400
cái/ngày nhưng trong quá trình đóng bao hư
hỏng 20 cái/ngày.
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT42
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Bảng 2. Sàng lọc các cơ hội áp dụng
SXSH
Các giải pháp SXSH Phân loại
Thực
hiện
Phân
tích
Loại
bỏ
1. Kiểm soát lượng tạp chất, đất cát lẫn trong sắn
nguyên liệu trước khi nhập
KSQT O
2. Loại bỏ lượng tạp chất, đất cát lẫn trong sắn
nguyên liệu trước khi rửa, bóc vỏ
QLNV O
3. Phân khu lưu trữ sắn theo thời gian nhập KSQT O
4. Cải tiến, điều chỉnh thiết bị khuấy trộn khi rửa CTTB O
5. Hạ thấp gầu xúc của xe xúc tại phễu nạp liệu QLNV O
6. Yêu cầu công nhân xúc nguyên liệu phù hợp QLNV O
7. Trang bị khẩu trang cho công nhân hạn chế
ảnh hưởng của bụi
QLNV O
8. Khi nhập liệu nên đổ gần vị trí sản xuất nhất QLNV O
9. Hạ thấp gầu xúc của xe xúc trong vận chuyển QLNV O
10. Thu gom ngay khi sắn rơi vãi QLNV O
11. Sử dụng vỏ làm phân vi sinh hoặc bán SXSPP O
12. Lắp đặt đồng hồ đo nước tại vị trí sản xuất QLNV O
13. Kiểm soát các vị trí rò rỉ của đường ống QLNV O
14. Thu hồi và tái sử dụng nước rửa THTSD O
15. Điều chỉnh áp lực nước mức tối thiểu cho
hoạt động của quá trình và thiết bị
QLNV O
16. Kiểm tra các vị trí rò rỉ QLNV O
17. Lắp đặt thiết bị thu hồi bụi bằng tháp rửa khí KSQT O
18. Thay thế hệ thống đóng bao cũ bằng hệ
thống đóng bao mới
CTTB O
19. Đào tạo nâng cao tay nghề công nhân QLNV O
20. Lắp đặt thiết bị đệm chống rung ồn QLNV O
21. Thay thế máy móc thiết bị mới CTTB O
22. Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ QLNV O
23. Vít chặt vị trí tiếp xúc điện tránh hiện tượng
đánh lửa gây hao phí điện và cháy động cơ
QLNV O
24. Thay thế bóng đèn chiếu sáng tiết kiệm KSQT O
25. Tắt đèn khi kết thúc công việc QLNV O
Tổng cộng 19 3 3
Các công đoạn tiêu tốn nguyên nhiên
vật liệu cần quan tâm gồm công đoạn vận
chuyển nguyên liệu, rửa và làm sạch, đóng
bao. Việc phân tích nguyên nhân và đề xuất
các giải pháp đã được sàng lọc và tổng hợp ở
Bảng 2. Kết quả chỉ ra tính hiệu quả áp dụng
giải pháp SXSH vào các hoạt động sản xuất
nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm thiểu
tác động môi trường [3, 7-8]. Nhìn chung, kết
quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng về các cơ
hội giải pháp, bao gồm quản lý nội vi (QLNV),
thay đổi nguyên liệu (TĐNL), kiểm soát quá
trình (KSQT), thay đổi công nghệ (TĐCN), thay
đổi sản phẩm (TĐSP), sản xuất sản phẩm phụ
(SXSPP), tuần hoàn và tái sử dụng (THTSD) và
cải tiến thiết bị (CTTB). Trong đó, nghiên cứu
chỉ ra 19 giải pháp có thể thực hiện ngay phù
hợp điều kiện của nhà máy.
4. Kết luận
Nghiên cứu khảo sát các vấn đề môi
trường tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia
Lai- Cơ sở 2 cho thấy hoạt động sản xuất phát
sinh chất thải và tiêu tốn nguyên liệu, năng
lượng. Kết quả nghiên cứu đề xuất được 25
giải pháp SXSH với 19 giải pháp thực hiện
ngay, 4 giải pháp cần phân tích thêm và 3
giải pháp bị loại bỏ. Phần lớn các giải pháp
đáp ứng yêu cầu chi phí đầu tư thấp. Các giải
pháp mang lại lợi ích kinh tế, ý nghĩa về xã
hội và môi trường. Qua đó, góp phần nâng
cao chất lượng môi trường, giảm lượng chất
thải, tiết kiệm năng lượng và nâng cao ý thức
người lao động./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính Phủ (2009). Quyết định số 1419/QĐ-TTG ngày
07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến
năm 2020. Hà Nội.
[2]. EPA (1998). Principles of pollution prevention and
cleaner production. United States Environmental Protection
Agency.
[3]. Guo H.C., Chen B., Yu X.L., Huang G.H., Liu L., Nie X.H.,
(2006). Assessment of cleaner production options for alcohol
industry of China: a study in the Shouguang Alcohol Factory.
Journal of Cleaner Production, 14:94-103.
[4]. Nhà máy tinh bột sắn Gia Lai (2018). Báo cáo tổng
hợp hoạt động Nhà máy tinh bột sắn Gia Lai- Cơ sở 2. Gia Lai.
[5]. Nguyễn Minh Kỳ (2017). Bài giảng sản xuất sạch hơn.
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh.
[6]. Orathai C., Maneerat O., (2009). Clean technology
for the tapioca starch industry in Thailand. Journal of Cleaner
Production, 17(2):105-320.
[7]. Phan Như Thúc (2017). Nghiên cứu tiềm năng áp
dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề gốm Thanh Hà, TP. Hội
An, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Đà Nẵng, 7(116):73-78.
[8]. Razuana R., Abdul A.A.R., (2015). Cleaner production
implementation in a fruit juice production plant. Journal of
Cleaner Production, 101:215-221
[9]. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2011). Tài liệu
hướng dẫn Sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Hà Nội.
[10]. Văn Hữu Tập, Ngô Trà Mai (2016). Nghiên cứu và lựa
chọn một số giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề miến
Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 32(4):46-56.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_7439_2207508.pdf