Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhập: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0255
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 56-62
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP
Ngô Tứ Thành
Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tóm tắt. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Đối
với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam với nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển
lại càng cần thiết hơn để cải tiến nhằm tạo ra một định hướng cho giáo dục và đào tạo. Nội
dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ
thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này. Những biện pháp này bao
gồm những cải tiến trong môi trường giảng dạy, môi trường học tập, và trong môi trường
lớp học; trong đó tập trung vào các môi trường giảng dạy (xây dựng chương trình).
Từ khóa: Đào tạo, cải tiến, công nghệ thông tin, môi trường...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0255
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 56-62
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP
Ngô Tứ Thành
Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tóm tắt. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Đối
với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam với nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển
lại càng cần thiết hơn để cải tiến nhằm tạo ra một định hướng cho giáo dục và đào tạo. Nội
dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ
thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này. Những biện pháp này bao
gồm những cải tiến trong môi trường giảng dạy, môi trường học tập, và trong môi trường
lớp học; trong đó tập trung vào các môi trường giảng dạy (xây dựng chương trình).
Từ khóa: Đào tạo, cải tiến, công nghệ thông tin, môi trường dạy học.
1. Mở đầu
Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt “Đề án
sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về ICT (công nghệ thông tin và truyền thông)”, trong đó
nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp
CNTT. Đề án này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT)
và các cơ sở đào tạo CNTT trong cả nước.
Trong [1], trên cơ sơ nghiên cứu các mô hình Đại học đào tạo CNTT trên thế giới, bằng trải
nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy chuyên ngành CNTT, tác giả và các cộng sự đã xây dựng
mô hình “trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông” phù hợp với bối cảnh Việt Nam
trong xu thế hội nhập.
Trong bài viết này, trên cơ sở lí luận chung đã trình bày ở [1, 3, 4, 5, 6], tác giả mở rộng
phạm vi nghiên cứu, không bó hẹp trong trường học mà cho toàn xã hội. Tác giả sẽ tập trung phân
tích những cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp đổi mới đào tạo ngành ICT Việt Nam, phân tích yêu
cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ICT trong và ngoài nước hiện nay. Cuối cùng bài
viết kiến nghị giải pháp nhằm đổi mới phương thức đào tạo nghề ICT theo hướng hội nhập, góp
phần hiện thực hóa đề án đào tạo 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT vào năm 2020.
Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.
Liên hệ: Ngô Tứ Thành, e-mail: thanh.ngotu@hust.edu.vn
56
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành Công nghệ thông tin truyền thông,..
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở khoa học thay đổi phương thức đào tạo ngành ICT
2.1.1. Tốc độ phát triển ICT tác động đến “bức tranh” đào tạo nghề ICT
Vào cuối năm 2010, thế giới đã có 500 triệu người truy cập băng rộng di động. Dự kiến năm
2016-2017 sẽ có khoảng 5 tỉ người truy cập băng rộng di động, tương đương với số lượng truy cập
internet sẽ gấp 5 lần hiện giờ. Xã hội kết nối là bước phát triển kế tiếp của thời đại xã hội thông tin
hiện nay. Khi được kết nối một cách thông minh, cuộc sống của loài người sẽ thay đổi, thế giới sẽ
phát triển mạnh mẽ hơn. Hãng Ericsson nhận định trong thời gian tới, hai phần ba số thiết bị điện
tử sẽ được gắn thêm thiết bị kết nối di động, ví dụ như máy phát điện, bàn là điện, bếp điện,. . . như
hình 1.
Hình 1. Mô hình các thiết bị kết nối
Một bước tiến mới trong công
nghệ ICT là điện toán đám mây (cloud
computing). Nếu các cơ quan nhà nước ứng
dụng công nghệ điện toán đám mây theo
hình thức cung cấp phần mềm như dịch vụ
(Software as service – SaaS), tức là phần
mềm được tập trung tại một trung tâm dữ
liệu để cho người dùng sử dụng thông qua
internet, thì cơ quan nhà nước sẽ không phải
đầu tư phần cứng, phần mềm hệ thống và
phần mềm thương mại, giảm phần lớn chi
phí vận hành (điện, đường truyền và nhân
lực quản trị hệ thống). Như vậy triển khai
ứng dụng điện toán đám mây sẽ tiết kiệm
kinh phí duy trì hệ thống mạng và điều quan
trọng nhất, nhu cầu nguồn nhân lực ICT sẽ
thay đổi.
Thế kỉ XXI, với sự phát triển nhanh chóng của ICT, khối lượng thông tin và tri thức tăng
theo hàm mũ. Ví dụ trong vòng vài tháng, trong công nghệ phần cứng của máy tính lại xuất hiện
một công nghệ mới, trong vòng vài năm thì Microsoft lại xuất ra một phiên bản OS mới với nhiều
tính năng mới, .v.v. Đây là thời kì mà số lượng các công trình khoa học nhiều đến nỗi ông thầy
một số ngành ICT cũng không học hết nổi kiến thức một môn của mình dạy. Các thầy bậc đại học
và đào tạo nghề ICT đứng trước nguy cơ là khó truyền bá hết kiến thức của môn mình cho học trò.
Hơn nữa khi các thầy dạy nhiều kiến thức cho sinh viên trong trường, nhưng khi trò ra trường thì
những kiến thức ở trường lại có thể trở thành lạc hậu và các sinh viên tốt nghiệp phải đi đào tạo lại
mới có thể hành nghề, rất lãng phí công đào tạo.
2.1.2. Hình thành đội ngũ lao động tri thức mới trong lĩnh vực ICT
Cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 (từ 1995 đến 2010, khoảng 15 năm) là thời kì tăng trưởng của
thị trưởng Viễn thông- tin học. Kĩ sư viễn thông với công việc cụ thể như thiết kế mạng, lắp ráp
thiết bị, bảo hành bảo trì, quản trị mạng... trở nên “hot” và sáng giá hơn so với nhiều nghề khác.
Rất nhiều thanh niên ưu tú sau khi tốt nghiệp phổ thông đã đầu quân gia nhập ngành viễn thông.
Tuy nhiên hiện nay (năm 2015) dịch vụ phần cứng viễn thông đang có xu hướng bão hòa. Các thiết
bị di động thông minh ngày càng trở nên phổ biến thì nội dung trao đổi trên mạng di động (công
nghệ phần mềm) mới là yếu tố bùng nổ các loại dịch vụ kinh doanh khác nhau như: truyền hình
di động, game di động, thương mại điện tử, thanh toán di động,. . . . Như vậy nhu cầu nguồn nhân
lực viễn thông đang có sự thay đổi, chuyển từ dịch vụ cung cấp thiết bị viễn thông phần cứng sang
57
Ngô Tứ Thành
dịch vụ mới – cung ứng phần mềm đa phương tiện cho khách hàng sử dụng.
Khi dữ liệu được lưu trữ và trao đổi trên mạng ngày càng lớn thì nhu cầu bảo mật thông tin
trên mạng cũng ngày càng cao, tất yếu ngành mới: an toàn thông tin trên mạng ra đời. Các kĩ sư
ngành ICT phải thích ứng với tốc độ phát triển công nghệ để nhanh chóng phù hợp với nghề mới,
công việc mới. Thậm chí ngay cả khi các thầy hành nghề dạy học mà không cập nhật kiến thức
mới là tự đào thải mình. Ví dụ, trong hệ thống Aptech, mỗi giảng viên phải thi mỗi quý một lần,
bởi vì những gì thuộc chương trình năm trước có thể không còn trong năm nay.
2.1.3. Hình thành Công nghệ thông tin liên ngành [2]
Xã hội kết nối (Networked Society) là bước phát triển kế tiếp của thời đại xã hội thông tin.
Mọi hoạt động trong xã hội kết nối đều trực tiếp hay gián tiếp sử dụng ICT, ví dụ: kĩ thuật mổ nội
soi hiện đại sử dụng máy tính điều khiển, máy bay sử dụng phần mềm tại trung tâm điều khiển,
tàu hỏa được điều khiển bởi phần mềm xử lí tín hiệu,. . . . Khi được kết nối một cách thông minh,
các ngành khoa học, các nghề nghiệp khác nhau sẽ giao thoa với Công nghệ thông tin (CNTT). Ví
dụ: CNTT + ngân hàng = tin học ngân hàng; CNTT + viễn thông = tin học viễn thông; CNTT +
xây dựng = tin học xây dựng; CNTT + thương mại = thương mại điện tử...
Một số liên ngành ra đời đồng nghĩa với thủ tiêu ngành cũ, ví dụ viễn thông tin học hiện
nay đã thay thế viễn thông truyền thống sử dụng Tổng đài từ thạch, thủ tiêu luôn điện tín truyền
thống. Các ngành giao thoa với CNTT sẽ luôn tồn tại với CNTT và không thể tách rời nhau, nếu
hệ thống CNTT mất đi thì toàn bộ các liên ngành trên sẽ bị phá vỡ.
Khi có liên ngành với CNTT, tất yếu sẽ hình thành đội ngũ người lao động liên ngành vừa
có kiến thức chuyên môn vừa có kiến thức CNTT. Ví dụ, để hình thành đội ngũ nguồn nhân lực
Tin học Xây dựng, trường Đại học Xây dựng đã thiết lập chương trình đào tạo phù hợp với thực
tế sản xuất. Sinh viên ngành Tin học Xây dựng được trang bị tốt về chuyên môn Xây dựng và Lập
trình tin học ứng dụng trong Xây dựng. Trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay đã thành
lập các khoa liên ngành: thương mại điện tử, tin học kinh tế. . . để phục vụ cho việc đào tạo nguồn
nhân lực cho các liên ngành tương ứng. Các liên ngành mới ra đời với đội ngũ nguồn nhân lực qua
đào tạo sẽ ngày một phát triển bền vững.
Ví dụ về bức tranh nghành ICT trên cho thấy, chính tốc độ phát triển ICT đã làm thay đổi
nhu cầu nguồn nhân lực ICT, nếu không có giải pháp đổi mới quy trình đào tạo ICT thì kết quả
đào tạo trong nhà trường sẽ luôn chậm và đi sau bước phát triển công nghệ ICT trong thực tế và
mọi thiệt thòi đó, suy cho cùng người học lãnh đủ.
2.1.4. Yêu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ICT trên thế giới
Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn để tham gia vào thị trường Công nghệ thông
tin truyền thông (ICT) thế giới, một thị trường mang lại hàng nghìn tỉ đô la mỗi năm và còn thiếu
hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Việt Nam vừa gia nhập WTO và đầu tư thế giới đang hướng về
Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn. Đặc biệt, làn sóng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ICT
đang diễn ra rất sôi động.
Có thể dự báo trong 10 năm tới Việt Nam chưa thể trở thành một cường quốc công nghệ
thông tin, song Việt Nam có thể trở thành “Cường quốc đào tạo và cung ứng nhân lực phần mềm”.
Việt Nam có thể vào TOP5 (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nga)
Các nước trên thế giới sẵn sàng tiếp nhận các kĩ sư phần mềm được đào tạo ở Việt Nam nếu
chất lượng đạt chuẩn Quốc tế. Vì vậy Việt Nam cần có tầm nhìn toàn cầu về đào tạo nguồn nhân
lực ICT để nắm cơ hội cung ứng nhân lực ICT cho thế giới và đưa ngành đào tạo ICT của Việt
Nam hội nhập quốc tế !
Theo một trang web của Mỹ ( ): cơ hội việc làm từ xa” (có thể thực
hiện bất cứ nơi đâu, không kể vị trí địa lí), thì cần 3 kĩ năng : kĩ năng phát triển, giao tiếp và ứng
58
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành Công nghệ thông tin truyền thông,..
dụng. Điều này có nghĩa là ứng viên muốn được chấp nhận phải biết cách sáng tạo những cái mới
(công việc phát triển). Nhưng ngay cả trước khi sáng tạo ra cái mới, hoặc trong khi dự án đang tiến
hành, người lao động cần có khả năng truyền đạt thông suốt những vấn đề kinh doanh và những
vấn đề kĩ thuật với cấp trên và cấp dưới một cách có hiệu quả. Cuối cùng khi công việc hoàn thành,
người lao động phải biết ứng dụng kết quả trong công ti hay trong một số trường hợp rộng hơn,
triển khai ở cấp độ tổng công ti. Đối với các kĩ năng chuyên ngành kĩ thuật, phần mềm Oracle dẫn
trước phần mềm Microsoft SQL với tỉ lệ 33/17 vị trí công việc trong lĩnh vực này.
Lợi thế và cơ hội của Việt Nam trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ICT [8]
Việt Nam có dân số đông thứ 13 thế giới. Thu nhập trong nước một số ngành nghề rất chênh
lệch. Người nông dân thu nhập 10USD/1 tháng, công nhân ngành may thu nhập 50USD/1 tháng,
kĩ sư phần mềm thu nhập 800USD/1 tháng. Trong khi đó kĩ sư phần mềm quốc tế có thu nhập từ
2000 – 5000USD/1 tháng là động lực lớn cho các gia đình Việt Nam sẵn sàng đầu tư cho con em
theo học ngành phần mềm và ICT. Tại các nước công nghiệp như Mỹ Nhật, Đức,. . . giới trẻ không
thích làm ICT, không có ý thức cạnh tranh với nguồn nhân lực của Việt Nam. Còn các nước đang
phát triển như Indonesia, Pakistan, Brasil,. . . kém Việt Nam về giáo dục phổ thông.
Tóm lại, từ số liệu phân tích ở trên, có thể đưa ra nhận định, ngành ICT Việt Nam muốn
phát triển không thể “quanh quẩn ao làng” mà phải có thay đổi về chất theo hướng hội nhập với
thế giới. Đây là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng ICT
Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhu cầu nhân lực ICT Việt Nam đã vượt quá khả năng đáp
ứng của hệ thống đào tạo trong nước. Để đảm bảo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ICT đáp ứng
nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, cần phải có giải pháp quyết liệt theo phương châm đào
tạo đạt chuẩn, đào tạo theo chuẩn Quốc tế và theo nhu cầu xã hội. Dưới đây sẽ trình bày các giải
pháp đó.
2.2. Một số giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nghề ICT theo hướng hội
nhập
2.2.1. Giải pháp chung
Theo mô hình đào tạo truyền thống thì nguồn cung ứng nhân lực nói chung, nguồn nhân
lực ICT nói riêng chủ yếu đến từ các trường đào tạo nghề hoặc các trường đại học và bao gồm các
bậc học phổ biến như: trung học nghề, cao đẳng, cử nhân/kĩ sư . . . . Tuy nhiên, đặc thù của ngành
nghề trong xã hội kết nối có liên quan mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của ngành ICT là phục vụ cho
rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, do đó người lao động phải có nhiều kĩ năng khác mà nhà trường
ICT khó có thể đào tạo được nên việc đào tạo bổ sung là rất cần thiết trong mô hình mới. Ở đây
cần phân biệt đào tạo lại và đào tạo bổ sung. Đào tạo lại là trường hợp đã được học nghề ở trường
nhưng khi ra làm việc không đáp ứng được công việc phải đi đào tạo lại, có khi phải học ngành
mới không liên quan với kiến thức đã học ở trường. Còn đào tạo bổ sung là trường hợp sinh viên
được đào tạo cơ bản ở trường, sau đó đến làm việc ở lĩnh vực hẹp nào thì được đào tạo bổ sung
kiến thức phù hợp công việc ở đó. Đào tạo bổ sung là tất yếu phù hợp với chuyên ngành ICT, còn
đào tạo lại là một sự lãng phí.
Trong hình 2, mũi tên từ trái sang phải có nghĩa là sau khi đào tạo truyền thống theo các
trình độ khác nhau: kĩ thuật viên, cử nhân, thạc sĩ, tiễn sĩ . . . người học mới có nghề để đi làm.
Mũi tên từ phải sang trái có nghĩa là người lao động đã có nghề nghiệp ổn định vẫn được thường
xuyên được đào tạo bổ sung.
Trong mô hình mới này, người lao động được đào tạo những kiến thức cơ bản về nghề và
liên quan thông qua các chương trình đào tạo chính thức và sau khi đi làm nếu cần thêm kiến thức
gì thì đi học bồi dưỡng bổ sung thông qua các chương trình đào tạo thường xuyên ngắn hạn như
ngôn ngữ lập trình, công nghệ mới. . . Trong trường hợp đào tạo thường xuyên (hình 2) người thầy
phải luôn cập nhật kiến thức thực tế mới đảm nhận vai trò “làm thầy thiên hạ” được. Theo mô hình
59
Ngô Tứ Thành
đào tạo ở hình 2, trong trường đào tạo nghề không nhất thiết phải đào tạo tất cả những gì xã hội
cần, mà nên lựa chọn những môn học thật cần thiết để làm nền tảng cho người học có thể phát
triển kĩ năng làm việc trong tương lai.
Hình 2. So sánh đào tạo nghề truyền thống và xu hướng đào tạo mới
2.2.2. Đào tạo nghề ICT hướng tới người lao động tri thức
Như đã trình bày ở 2.1.2, ngày nay, hầu hết các công việc như cài đặt, cấu hình và bảo trì
được thực hiện một cách tự động, nên các kĩ năng cần thiết cho người lao động ICT sẽ thay đổi
chuyển từ các công việc mang tính kĩ thuật trước đây sang đòi hỏi những kiến thức về trải nghiệm
và những kĩ năng phù hợp khác. Sự phát triển này đi cùng với sự chấp nhận nhanh chóng của điện
toán đám mây trên toàn cầu, sẽ đòi hỏi phải gia tăng rất mạnh số lao động hiểu biết về lĩnh vực
này. Tức là nhu cầu nhân lực lao động kĩ thuật khai thác ICT sẽ giảm nhường chỗ cho nguồn nhân
lực là những lao động tri thức có những kĩ năng mới.
Vì vậy trước hết cần nâng cấp các trường cao đẳng đào tạo nghề ICT thành trường Đại học
thực hành ICT. Vì thực chất lao động trong nghề ICT là lao động tri thức có kĩ năng mới khác
với lao động thuần tuý kĩ thuật trước đây. Giải pháp này sẽ kích thích thu hút nhiều thanh niên gia
nhập vào lĩnh vực nghề ICT.
2.2.3. Thay đổi nội dung và phương pháp đào tạo nghề một cách khoa học
Nếu trước đây việc tích lũy kiến thức (nhớ) là ưu tiên số 1 thì giờ đây khi mà các phương
tiện lưu trữ đã đầy đủ, sẵn sàng cho việc truy cập và xử lí thông tin, thì ưu tiên số 1 lại là khả năng
nhanh chóng tiếp cận tri thức mới, vận dụng tri thức mới và khả năng ... sinh ra tri thức mới. Trong
tình hình đó, cách đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề bậc đại học nói riêng không thể giữ
nguyên như khoảng nửa thế kỉ trước đây. Nếu trước kia người ta có thể sử dụng thời gian 4, 5 năm
đại học để trang bị một vốn tri thức về một nghề nghiệp cao cấp nào đó cho một sinh viên để anh
ta sử dụng hầu như trong cả cuộc đời hành nghề của mình, thì ngày nay điều đó là hoang tưởng.
Nghĩa là nếu vẫn tập trung vào mục tiêu trang bị tri thức, thì dù có kéo dài bao nhiêu lần thời gian
học ở đại học cũng không giải quyết được mâu thuẫn đã nêu. Do đó nội dung chương trình đào tạo
nghề phải chú trọng loại kiến thức nền tảng chứ không phải loại kiến thức về một quy trình cụ thể,
vì kiến thức nền tảng mới tạo cho người học một cái nền vững chắc để tiếp tục học tập những thứ
cụ thể khác. Tiếp đến là đào tạo kĩ năng phù hợp với xã hội kết nối, phù hợp với ngành nghề mà
60
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành Công nghệ thông tin truyền thông,..
người lao động lựa chọn.
Để thực hiện giải pháp này cần nhanh chóng nâng cấp vị thế giảng viên đào tạo nghề ICT.
Người thầy trong lĩnh vực này ngoài việc phải được nâng cấp trình độ của mình qua mô hình đào
tạo truyền thống (theo hình 2 từ trái sang phải) để đạt được các học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ còn phải
biết tự đào tạo bổ sung kiến thức cho chính mình.
2.2.4. Đào tạo liên kết nhà trường với doanh nghiệp
Trong lĩnh vực ICT ở Việt Nam hiện nay, cung vẫn chưa bằng cầu, vì thế các trường đại học
chưa quan tâm đến doanh nghiệp. Nếu ngày càng nhiều các trường đại học của nước ngoài đến mở
ra ở Việt Nam trong vài năm tới thì các trường đại học Việt Nam muốn cạnh tranh thắng lợi phải
tìm đến với các doanh nghiệp. Trong kinh doanh, những phát minh sáng chế và những công nghệ
mới được phát triển trong công nghiệp trước khi lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục. Ngoài
ra các trường đại học cần đến các doanh nghiệp để có nguồn vốn tài trợ, sắp đặt việc làm cho sinh
viên của trường mình, chuyển giao công nghệ mới hay thậm chí là để bán những phát minh, nghiên
cứu của trường. Để đẩy mạnh mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp, các trường đại học cần
quan tâm đến những vấn đề sau:
Tạo mối quan hệ với những doanh nhân có kinh nghiệm. Trường cần theo sát để biết cựu
sinh viên của mình đang làm việc ở công ty nào, với chức danh gì. Mời các doanh nhân có kinh
nghiệm tham gia việc giảng dạy qua những buổi thỉnh giảng về những chủ đề nóng, đương thời
hay hay có liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh đang được giảng dạy trong trường.
Thành lập văn phòng dịch vụ việc làm. Sắp xếp việc làm cho sinh viên là một phần quan
trọng trong các tiêu chí xếp hạng ở các trường có thứ hạng cao. Văn phòng dịch vụ việc làm có thể
kết hợp với hội sinh viên tổ chức những buổi nói chuyện với những vị khách mời để đem lại cho
sinh viên những kiến thức cần thiết này. Dịch vụ việc làm ở các trường tốt không chỉ cung cấp cho
sinh viên thông tin việc làm mà còn chuẩn bị cho sinh viên những gì xảy ra trước, trong và sau
cuộc phỏng vấn. Chẳn hạn, những quy tắc ứng xử trong kinh doanh là một lãnh vực rất quan trọng
mà nhiều trường thường bỏ qua.
Cuối cùng là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm, không có kĩ năng này, sinh viên không
thể là một nhân công làm việc hiệu quả. Trong lĩnh vực ICT, người lao động cần phải học cách làm
việc nhóm để giải quyết những vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều người, hoặc để các nhóm
thay phiên nhằm giải quyết vấn đề phức tạp hiệu quả v.v. . . Vì vậy, trong trường hợp chương trình
đào tạo (CTĐT) của trường không thay đổi nhanh để đáp ứng yêu cầu này, sinh viên có thể phải
tìm kiếm những hình thức học khác bên ngoài CTĐT.
3. Kết luận
Trong khi sự thiếu hụt về nguồn lực ICT rất lớn, vấn đề đào tạo không chuẩn dẫn đến không
đáp ứng đủ nhân công chất lượng cao cho lĩnh vực này trong tương lai. Để giúp cho ngành ICT
đáp ứng được nhu cầu to lớn và ngày càng tăng như hiện nay, cần phải có những những thay đổi có
ý nghĩa trong CTĐT ngành ICT ở Việt Nam, đây là một thách thức lớn nhằm đưa Việt Nam trên
con đường hội nhập vào “nền kinh tế tri thức”.
Tuy nhiên, thực hiện được mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo ngành ICT lại liên quan
đến hàng loạt các vấn đề khác như: cơ sở vật chất, trang thiết bị. . . và cuối cùng cũng là vấn đề
nhân lực: đội ngũ những nhà quản lí giáo dục và đội ngũ giảng viên có tâm và có tài, thực hiện
mục tiêu đổi mới đó. Đây là một chu trình khép kín, đi lên, và liên hệ chặt chẽ với nhau. Cuối
cùng tác giả muốn chuyển tải một thông điệp quan trọng là nếu chúng ta có quyết tâm đổi mới, thì
việc phát triển đào tạo ngành ICT mới đi đúng hướng và đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp một dấu
chấm trong vòng tròn đi lên của xã hội Việt Nam.
61
Ngô Tứ Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Tứ Thành, Trần Quang Tuyết, 2010. Mô hình trường đại học công nghệ thông tin và
truyền thông trong xu thế hội nhập, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
55 (4), tr.48-54.
[2] Ngô Tứ Thành, 2014. Nghiên cứu xây dựng ngành công nghệ thông tin giáo dục. Tạp chí
khoa học và Công nghệ các trường Đại học kĩ thuật, Số 98, tr. 75-81.
[3] Ngô Tứ Thành, 2009. Đổi mới chương trình đào tạo ngành ICT theo tiêu chuẩn Quốc tế. Tạp
chí Khoa học Giáo dục, Số 43, tr. 35-39.
[4] Ngô Tứ Thành, 2009. Xây dựng triết lí giáo dục nhằm phát triển tư duy người học hình thành
tri thức trong xu thế hội nhập. Tạp chí Nghiên cứu con người. Tập 1, Số 40, trang 59-66.
[5] Ngô Tứ Thành, 2009. Đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực Công nghệ thông tin. Tạp
chí Giáo dục. Số 236, tr. 73-81.
[6] Ngô Tứ Thành, 2010. Dự báo đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT. Tạp chí Giáo
dục, Số 236 kì 2 tháng 4, pp 36-40.
[7] Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 “Phê duyệt đề án đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
[8] Bộ thông tin và truyền thông, 2008. Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực CNTT. Hội thảo
quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT và TT theo nhu cầu xã hội, tháng 1/2008.
[9] Trần Khánh Đức, 2007. Kinh tế tri thức và phát triển chương trình đào tạo đại học hiện đại.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 02 Tập 23, tr. 135.
[10] Nguyễn Thị Hương Giang, 2013. Đổi mới chương trình giảng dạy chuyên ngành Sư Phạm Kỹ
Thuật tại Đại học Bách khoa Hà Nội theo hướng tích hợp. Tạp chí Giáo dục, Số 315, tr 27.
[11] Hativa, N., Barak, R., Simhi, E., 2001. Exemplary university teachers: Knowledge and beliefs
regarding effective teaching dimensions and strategies. The Journal of Higher Education 72
(6): 699-729.
[12] Narendra M. Agrawal, Mohan Thite, 2003. Human resource issues, challenges and strategies
in the Indian software industry. International Journal of Human Resources Development and
Management (IJHRDM), Vol. 3, No. 3.
[13] Tigelaar, 2004. The development and validation of a framework for teaching competencies in
higher education. Higher Education 48 (2): 253-268.
ABSTRACT
Improving curriculum and training of information technology to meet international
standards
Education that will meet social demand is a must for every nation. For an emerging economy
like Vietnam with its many new sectors, it is even more essential that improvements be made to
create an orientation for education and training. This paper presents measures that could be taken
to improve the teaching of information technology such that it will meet the needs of this high
tech industry. These measures include improvements in the teaching environment, in the learning
environment and in the school environment itself, with a focus on the teaching environment
(curriculum).
Keywords: Training, improvements, information technology, teaching environment
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3821_ntthanh_4608_2178497.pdf