Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long - Nguyễn Thị Thủy

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long - Nguyễn Thị Thủy: Hóa học & Kỹ thuật môi trường N. T. Thủy, N. Q. Tuyên, “Nghiên cứu đề xuất khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long.” 330 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT AN TOÀN QUY MÔ NHỎ CHO KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG Nguyễn Thị Thủy*, Nguyễn Quốc Tuyên Tóm tắt: Hiện nay tại khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long tỉ lệ hộ dân sử dụng nước đạt QCVN 09: 2009/BYT là 66,98%.Phần lớn các trạm cấp nước nông thôn đang hoạt động vượt công suất thiết kế, tuy nhiên dân cư tại một số vùng ngập lũ, vùng nông thôn sâu vẫn chưa có khả năng sử dụng nước sạch do điều kiện kinh tế khó khăn. Một số vùng chưa có quy hoạch cấp nước, đa số người dân sử dụng nước trực tiếp từ các nguồn như sông, hồ, giếng khoan hộ gia đình chất lượng nước cấp không đảm bảo yêu cầu nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp về lựa chọn nguồn nước, công nghệ xử lý, mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Vĩnh Long là cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chư...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường N. T. Thủy, N. Q. Tuyên, “Nghiên cứu đề xuất khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long.” 330 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT AN TOÀN QUY MÔ NHỎ CHO KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG Nguyễn Thị Thủy*, Nguyễn Quốc Tuyên Tóm tắt: Hiện nay tại khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long tỉ lệ hộ dân sử dụng nước đạt QCVN 09: 2009/BYT là 66,98%.Phần lớn các trạm cấp nước nông thôn đang hoạt động vượt công suất thiết kế, tuy nhiên dân cư tại một số vùng ngập lũ, vùng nông thôn sâu vẫn chưa có khả năng sử dụng nước sạch do điều kiện kinh tế khó khăn. Một số vùng chưa có quy hoạch cấp nước, đa số người dân sử dụng nước trực tiếp từ các nguồn như sông, hồ, giếng khoan hộ gia đình chất lượng nước cấp không đảm bảo yêu cầu nên nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp về lựa chọn nguồn nước, công nghệ xử lý, mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Vĩnh Long là cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chương trình vệ sinh an toàn nước sạch nông thôn của Quốc gia. Từ khóa: Cấp nước nông thôn, Hiện trạng cấp nước, Vĩnh Long. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, đây là nguồn nước ngọt cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và giao thôngphục vụ hơn 1 triệu người dân trong tỉnh.Tuy nhiên do tác động của lũ lụt, sạt lở bờ sông, biến đổi khí hậu, quá trình sản xuất, tập quán sinh hoạt của người dân nông thôn làm cho nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này gây hạn chế đến việc cấp nước sạch, hợp vệ sinh cho người dân.Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ khu vực nông thôn được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp cấp nước tổng thể về công nghệ, kỹ thuật và quản lý-vận hành. Trong đó, chú trọng quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước, xây dựng kế hoạch/quy hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững các nguồn nước. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các nguồn nước an toàn phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn: nước mưa, nước dưới đất (NDĐ), nước mặt.Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu; phương pháp khảo sátthực địa về các nguồn nước cấp sinh hoạt an toàn và các trạm cấp nước nông thôn; 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng cấp nước nông thôn tỉnh Vĩnh Long 3.1.1. Nhu cầu sử dụng nước Kết quả điều tra cập nhật bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long năm 2016, khu vực nông thôn có 102 trạm cấp nước do Trung tâm nước sạch vàVệ sinh môi trường nông thôn (TTNS&VSMTNT) quản lý, với tổng công suất thiết kế 29.440 m3/ngày và công suất khai thác 37.716 m3/ngày. Theo báo cáo của TTNS&VSMTNT đến cuối năm 2016 tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của toàn tỉnh đạt 68,62%, tương Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 331 đương 46.387 hộ; Trong tổng số 94 xã của tỉnh Vĩnh Long có 76 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và có 98% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, dân số được cấp nước sạch là 100%, khu vực nông thôn 100 lít/người/ngày. Dân số toàn tỉnh Vĩnh Long năm 2020 là 1.136.148 người, trong đó dân số nông thôn là 876.789 người (chiếm 77,18%)[1]. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nước cấp sinh hoạt của tỉnh là 46.202.686 m3/năm, cấp nước nông thôn là 32.002.835 m3/năm, chiếm 69,27%[2]. 3.1.2. Hiện trạng sử dụng nguồn nước mưa Hiện nay tỉnh Vĩnh Long có khoảng 90.885lu, bể chứa nước mưa với dung tích 123.858 m3chiếm khoảng 8,8% trong tổng số các loại hình cấp nước của toàn tỉnh, dùng cho khoảng 200.000 người dân sinh hoạt ăn uống. Nguồn nước mưa được khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu tập trung nhiều nhất ở các huyện: Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn. Đến năm 2020, theo Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn, hệ số công suất dùng nước của mỗi lu, bể chứa nước là 0,02 m3/ngày. 3.1.3. Hiện trạng sử dụng nguồn nước dưới đất Vĩnh Long nằm trong đới sụt lún của vùng đồng bằng Nam Bộ xen kẹp giữa hai đứt gãy lớn sông Tiền và sông Hậu trên địa bàn tỉnh tồn tại 7 tầng chứa nước,tổng trữ lượng nước nhạt là 297.840 m3/ngày trong đó nước tầng nông chiếm 29%, tầng sâu chiếm 71%. Các giếng khoan tập trung công nghiệp tập trung chủ yếu ở TP. Vĩnh Long, huyện Long Hồ khai thác tầng chứa nước sâu và một số ở huyện Trà Ôn khai thác tầng chứa nước nông. Do hiện trạng khoan khai thác NDĐ tầng nông quá mức làm cho chất lượng NDĐ tầng nàybị nhiễm vi sinh khá cao(nồng độ coliform trong NDĐ tầng nông khoảng34 đến 401 MPN/100mlvượt QCVN 09:2008/BTNMT)[3]. Hiện nay các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm đang khai thác vượt trữ lượng an toàn nước nhạt tầng nông, vì vậy vùng nước nhạt của các đơn vị hành chính này được xếp vào vùng hạn chế khai thác.NDĐ tầng sâu tập trung ở thành phố Vịnh Long, huyện Long Hồ, Bình Tân, Mang Thít, chất lượng tốt có thể dụng cho các mục đích ăn uống sinh hoạt. 3.1.4. Hiện trạng sử dụng nước mặt Vĩnh Long có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào với mạng lưới 91 sông, 383 kênh, rạch được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Chất lượng nước mặt trong giai đoạn 2010- 2015 cho thấy nước mặt tại hầu hết các con sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh đã ô nhiễm các chỉ tiêu hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh[3]. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt chính hiện nay của tỉnh là từ nguồn nước mặt, với 128 trạm cấp nước với tổng công suất là 63.849 m3/ngày đêm, chiếm 95% tổng lưu lượng cấp nước sinh hoạt của toàn tỉnh trong đó 97 trạm cấp nước nông thôn thuộc sự quản lý của TTNS&VSMTNT với công suất là 37.146 m3/ngày. Ngoài ra, tỉnh còn có 18 trạm cấp nước tư nhân với công suất 3.000m3/ngày đêm cấp nước sinh hoạt nông thôn. 3.1.5. Mô hình quản lý Hiện nay tại tỉnh Vĩnh Longcó 02 mô hình quản lý các trạm cấp như sau: TTNS&VSMTNT do tỉnh trực tiếp quản lý; Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) quản lý và vận hành. Mô hình của TTNS&VSMTNTcung cấp nguồn nước có chất lượng mà giá thành phù hợp với người dân. Tuy nhiên, mô hình này cần nguồn vốn đầu tư lớn, việc quản lý và bảo dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của người dân còn yếu kém. Đối với mô hình do DNTN quản lý, có những ưu Hóa học & Kỹ thuật môi trường N. T. Thủy, N. Q. Tuyên, “Nghiên cứu đề xuất khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long.” 332 điểm về khả năng đáp ứng linh hoạt, tuy nhiên khuyết điểm đối với mô hình này là giá thành sản xuất đầu vào lớn dẫn đến giá nước cao, chất lượng nước không ổn định và đôi khi không đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. 3.1.6. Về quản lý vận hành Tại các trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ do công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ còn buông lỏng (chỉ được thực hiện ở các trạm trung tâm thị trấn, các trạm tại các khu dân cư vùng sâu chưa được thực hiện), việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước định kỳ chưađược thực hiện thường xuyên dẫn đến chất lượng nguồn nước cấp không ổn định, công suất chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước. 3.1.7. Công nghệ xử lý Công nghệ xử lý nước đang áp dụng nhìn chung tương đối phù hợp với từng loại quy mô cấp nước. Tuy nhiên đối với các trạm cấp nước quy mô nhỏ chất lượng nước sau xử lý không được đảm bảo do khó khăn trong công tác quản lý, vận hành. Ngoài ra công suất xử lý chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý cấp nước nông thôn tỉnh Vĩnh Long 3.2.1. Giải pháp lựa chọn nguồn nước Tận dụng tối đa khai thác nguồn nước tại chỗ, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt có chất lượng tốt, tăng cường khai thác nước mặt ở các vùng ngọt hóa thay thế cho nguồn nước ngầm không đảm bảo chất lượng. Đối với các vùng không có nguồn nước ngầm, có nguồn nước mặt không ổn định, bị nhiễm mặn vào một số ngày trong năm, một số giờ trong ngày, áp dụng giải pháp khai thác nước mặt và sử dụng hồ điều hòa trữ nước ngọt. Quy mô hộ gia đình: thu gom nước mưa trên mái nhà và dự trữ nước mưa trong các bể chứa, lu; một số vùng có chất lượng NDĐ tốt cho phép khai thác và thực hiện giải pháp kỹ thuật khoan khai thác bảo vệ chất lượng nguồn nước. Xây dựng quy hoạch, phân vùng khai thác và cấm khai thác NDĐ cho tứng đối tượng và mục đích khai thác sử dụng. 3.2.2. Giải pháp công nghệ Các giải pháp công nghệ đề xuất phải được xem xét dựa trên các tiêu chí: Đặc điểm nguồn nước hiện có; Đặc trưng về địa lý của từng địa phương; Ranh giới hành chánh;Đặc điểm phân bố dân cư; Chi phí xây dựng; Chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng, Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các công nghệ xử lý nước an toàn và hiệu quả, thân thiện môi trường và không gây ô nhiễm. 3.2.3. Giải pháp quản lý Cấp nước tập trung nông thôn theo hướng phát triền an toàn và bền vựng được thực hiện qua 05 nội dung: Quản lý vận hành, để cộng đồng tham gia các công trình cấp nước, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường, quản lý tài chính, tổ chức vận hành các công trình cấp nước. Phát triển các mô hình DNTN quản lý vận hành. Phát triển các mạng lưới quan trắc chất lượng nước và xây dựng ngân hàng dữ liệu nước trên cơ sở đó đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn nước thích hợp. Phát triển các giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thồng nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 333 4. KẾT LUẬN Một số giải pháp cấp nước sinh hoạt an toàn quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long được đề xuất áp dụng như sau: Tận dụng tối đa khai thác nguồn nước tại chỗ, ưu tiên khai thác nguồnnước mặt có chất lượng tốt, tăng cường khai thác nước mặt ở các vùng ngọt hóa thay thế cho nguồn NDĐ không đảm bảo chất lượng; Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn NDĐ, nước mặt trong sự thống nhất với chính sách quản lý tài nguyên nước lưu vực sông của Chính phủ theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu quy hoạch nguồn nước cho từng vùng. Lựa chọn phương pháp, công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thực tế của từng địa phương. Tận dụng tối đa các nguồn nước mặt tại chỗ để đầu tư những công trình cấp nước hợp lý tùy thuộc theo quy mô cụm dân cư; Cấp nước tập trung nông thôn theo hướng phát triền an toàn và bền vựng được thực hiện qua 05 nội dung: quản lý vận hành, để cộng đồng tham gia các công trình cấp nước, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường, quản lý tài chính, tổ chức vận hành các công trình cấp nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011- 2020," UBND tỉnh Vĩnh Long, 2010. [2]. "Điều tra và quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030," Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, 2014. [3]. "Hiện trạng Môi trường tỉnh Vĩnh Long 2010- 2015," Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, 2015. ABSTRACT PROPOSING SOLUTIONSON SMALL SCALE SAFE WATER SUPPLY FOR RURAL AREAS IN VINH LONG PROVINCE It is reported that only 66,98% of rural population at Vinh Long province has access to clean water that meet standard QCVN 09:2009/BYT. Most of rural water supply stations exceed design capacity, however people living in flooded and rural areas lacks access to clean water due to economic situation. In some areas with no water supply planning, most of population using water directly from various sources such as river, lake, wells. The water quality of this sources not safe for using, and can be affected to human health. Therefore, proposing the solutions for selecting water sources, treatment technologies, water supply management models in rural areas at Vinh Long province is necessary to reach the target in National Target Program for Rural Water Supply and Sanitation. Keywords: Rural water supply, Current state of water supply, Vinh Long Nhận bài ngày 25 tháng 8 năm 2017 Hoàn thiện ngày 06 tháng 9 năm 2017 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường/Viện KH-CNQS; * Email: thuyvittep@yahoo.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_3924_2151850.pdf
Tài liệu liên quan