Tài liệu Nghiên cứu dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 295
NGHIÊN CỨU DẤU HIỆU ĐƯỜNG ĐÔI TRONG HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
KHỚP GỐI Ở BỆNH NHÂN GÚT
Bùi Đăng Khoa*, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Đình Khoa***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân bị
gút. (2) Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu đường đôi trên siêu âm khớp gối trong chẩn đoán gút. (3)
Đánh giá mối liên quan dấu hiệu đường đôi trong siêu âm khớp gối với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng
trên bệnh nhân gút.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng với nhóm bệnh nhân gút được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn ILAR và OMERACT 2000, nhóm chứng là bệnh nhân bị bệnh lý khớp khác có đau khớp gối, điều trị tại
khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2016 tới tháng 4/2017. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn
nhận vào nghiên cứu sẽ có một mẫu bệnh án thống nhất thu thập các thông tin về tiền căn bệnh lý,...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 295
NGHIÊN CỨU DẤU HIỆU ĐƯỜNG ĐÔI TRONG HÌNH ẢNH SIÊU ÂM
KHỚP GỐI Ở BỆNH NHÂN GÚT
Bùi Đăng Khoa*, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Đình Khoa***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân bị
gút. (2) Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu đường đôi trên siêu âm khớp gối trong chẩn đoán gút. (3)
Đánh giá mối liên quan dấu hiệu đường đôi trong siêu âm khớp gối với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng
trên bệnh nhân gút.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng với nhóm bệnh nhân gút được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn ILAR và OMERACT 2000, nhóm chứng là bệnh nhân bị bệnh lý khớp khác có đau khớp gối, điều trị tại
khoa Nội Cơ Xương Khớp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2016 tới tháng 4/2017. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn
nhận vào nghiên cứu sẽ có một mẫu bệnh án thống nhất thu thập các thông tin về tiền căn bệnh lý, đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và siêu âm khớp gối đọc kết quả siêu âm do bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp bệnh viện Chợ
Rẫy đã được đào tạo có chứng chỉ siêu âm khớp, không biết trước chẩn đoán thực hiện, ghi nhận tổn thương theo
một biểu mẫu thống nhất.
Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 80 bệnh nhân gút và 80 bệnh nhân nhóm chứng lần lượt có độ tuổi trung
bình là 58,9 và 56,6 tuổi, nam giới chiếm 93,8%, có nồng độ acid uric trung bình ở nhóm bệnh gút là 9,6 mg/dl,
nhóm chứng là 5,7 mg/dl. Có tỷ lệ dấu hiệu đường đôi trên hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút là 65%,
không gặp ở nhóm chứng. Độ nhạy của dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối là 65%, độ đặc hiệu
là 100%, giá trị tiên đoán dương là 100%, giá trị tiên đoán âm là 74%. Dấu hiệu đường đôi có liên quan tới thời
gian mắc bệnh, p<0,05, với thời gian mắc bệnh từ 5 năm tới <10 năm (OR: 5,1; 95% CI 1,36-19,1), thời gian mắc
bệnh ≥10 năm (OR: 9,2; 95% CI 1,7-49,8), với sự xuất hiện của tophi trên lâm sàng (OR: 6,6; 95% CI 2,3-18,9),
không liên quan tới mức độ đau khớp gối, nồng độ acid uric máu, suy giảm chức năng thận.
Kết luận: Tỷ lệ phát hiện dấu hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút khá cao
65%. Có độ đặc hiệu 100%. Siêu âm khớp gối có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý gút.
Từ khóa: Gút, siêu âm khớp gối, dấu hiệu đường đôi
ABSTRACT
RESEARCH OF DOUBLE CONTOUR SIGN IN IMAGING ULTRASOUND OF KNEE JOINTS IN GOUT
DISEASE AT CHO RAY HOSPITAL
Bui Dang Khoa, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Dinh Khoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 295 - 300
Objectives: (1) Identification of prevalance of double contour sign in imaging ultrasound of knee joints in
gout disease. (2) Evaluation of sensitivity and specificity of double contour sign in imaging ultrasound of knee
joints in gout dignosis. (3) Evaluation the association of s “double contour” sign in imaging ultrasound of knee
joints with the clinical, paraclinical characteristics in gout disease.
Patients and methods: A case control study was carried out on patients diagnosed with gout according
ILAR and OMERACT 2000 criteria and control group is the patient which had nongouty arthritis with painful
*Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, **Bộ môn Lão khoa–Đại học Y Dược TP.HCM, ***Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Bùi Đăng Khoa ĐT: 0979566257 Email: bdkhoa29@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 296
knee joints in the Department of Rheumatology at Cho Ray hospital, from septemper. 2016 to april 2017. The
subjects had a same medical record for each group that collected information about the history, clninical,
paraclinical characteristics and result of ultrasound knee joint evaluated by rheumatologist with certified
rheumatology ultrasound, and didn’t know the exact dignosis.
Results: The study recruited 80 gout patients and 80 control patients with means ages of 58.9 year and 56.6
year which 93.8% was male. The mean concentration of blood acid uric in gout group and control group were
9.6mg/dl and 5.7mg/dl. Prevalence of double contour sign in imaging knee joint ultrasould in gout group was 65
%, not seen in control group. The sensitivity of double contour sign in imaging ultrasound of knee joints in gout
dignosis was 65%, the specificity was 100%, positive predictive value was 100%, negative predictive value was
74%. The double contour sign was associated with the duration of the disease, p <0.05, with the duration from 5
years to <10 years (OR: 5.1; 95% CI 1.36-19.1), with the duration disease more than 10 years (OR: 9.2; 95% CI
1.7-49.8) and correlated with the presence of tophi (OR: 6.6; 95% CI 2.3-18.9). Not associated with the level of
knee pain, blood uric acid levels, renal function.
Conclusions: Prevalence of double contour sign in imaging knee joint ultrasould in gout group was 65 %,
the specificity was 100%. Knee joints ultrasound is a good tool in dignosis gout disease.
Keywords: Gout, Knee ultrasound, Double contour sign
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gút là bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển
hóa thường gặp nhất và đang là vấn đề được quan
tâm đối với sức khỏe cộng đồng. Các nghiên cứu
dịch tễ gần đây cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh gút ở
các quốc gia trên thế giới đã tăng lên rất nhiều
khoảng 3,9% ở Mỹ(17), 0,9 % ở Pháp(1), 1,4-2,5 % ở
Anh(8), 1,4 % ở Đức(5), 3,2 -6,1 % ở New Zealand(14). Ở
Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gút ngày càng tăng đáng
kể, trở thành gánh nặng cho nền y tế. Mặc dù bệnh
khá thường gặp nhưng vẫn bị chẩn đoán nhầm đặc
biệt khi vị trí khởi phát không điển hình như ở một
khớp gối. Từ việc chẩn đoán nhầm đó, bệnh nhân
không được điều trị đúng dẫn tới biến dạng khớp,
mất chứng năng, giảm chất lượng cuộc sống. Để
chẩn đoán gút dựa vào tiêu chuẩn vàng là chọc hút
dịch khớp hay mô mềm có sự hiện diện tinh thể
urat(16). Tuy nhiên điều này khó thực hiện. Thăm dò
siêu âm trong các bệnh lý cơ xương khớp đang
phát triển nhanh chóng và được xem như là một
phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và theo
dõi đáp ứng điều trị bệnh lý gút. Siêu âm có thể
phát hiện được những hình ảnh đặc trưng cho gút
mà không gặp ở những bệnh khớp khác, đó là hình
ảnh đường đôi, bào mòn xương khớp sớm, hiện
tượng lắng đọng tinh thể urat(15). Đặc biệt là hình
ảnh đường đôi, đây là hình ảnh đặc hiệu cho bệnh
lý gút, do sự lắng đọng tinh thể monosodium urat
trên bề mặt sụn khớp, tạo thành đường tăng âm
không đều song song với đường viền của vỏ
xương, không phụ thuộc vào góc quét của siêu âm,
do đó có thể phát hiện dễ dàng(6). Tại Việt Nam vai
trò của siêu âm trong chẩn đoán bệnh gút đã được
một số tác giả như Phạm Ngọc Trung(12), Trần
Huyền Trang(11), Mã Nguyễn Minh Tùng(7)tiến
hành, bước đầu cho thấy những giá trị nhất định.
Tuy nhiên số lượng nghiên cứu hình ảnh siêu âm
khớp gối trong bệnh gút chưa nhiều và chưa có
nghiên cứu nào có nhóm đối chứng so sánh để
đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu
đường đôi trong chẩn đoán gút, do do đó chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu dấu hiệu đường đôi
trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút
tại Bệnh Viện Chợ Rẫy” với 3 mục tiêu
1. Xác định tỷ lệ dấu hiệu đường đôi trong
hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân bị gút.
2. Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của
dấu hiệu đường đôi trên siêu âm khớp gối
trong chẩn đoán gút.
3. Đánh giá mối liên quan dấu hiệu đường
đôi trong siêu âm khớp gối với một số yếu tố
lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân gút.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 297
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 80 bệnh nhân gút được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn ILAR và OMERACT 2000(13), và 80
bệnh nhân bị các bệnh lý khớp khác không phải
gút có đau khớp gối điều trị tại Khoa nội cơ
xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM từ
tháng 09/2016 đến hết tháng 04/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng, với nhóm chứng
được bắt cặp theo giới và tuổi của nhóm bệnh
nhân bị gút.
Nội dung nghiên cứu
Các đối tượng đủ tiêu chuẩn nhận vào
nghiên cứu sẽ có một mẫu bệnh án thống nhất
cho mỗi nhóm nghiên cứu được tiến hành theo
trình tự sau:
Bước 1: thu thập các thông tin
Các đặc điểm về nhân trắc- xã hội của hai
nhóm, bệnh sử, tiền sử bệnh lý
Đối với nhóm bệnh nhân gút: hỏi thêm và
các đặc điểm liên quan tới bệnh lý gút như thời
gian mắc bệnh, sử dụng thuốc điều trị, tophi..
Bước 2: ghi nhận các kết quả cận lâm sàng,
đánh giá kết quả siêu âm dấu hiệu đường đôi
của 2 nhóm.
Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft
Excel 2013, xử lý số liệu bằng phần mềm IBM
SPSS Statistics 20.0 cho Windows với các test
thống kê thường dùng trong y học.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 80
bệnh nhân bị gút và 80 bệnh nhân nhóm chứng.
Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm bệnh
(n=80)
Nhóm chứng
(n=80)
p
Tuổi trung bình (năm) 58,9 11,9 56,6
Nam n (%) 75 (93,8) 75 (93,8)
Đặc điểm
Nhóm bệnh
(n=80)
Nhóm chứng
(n=80)
p
Acid uric(mg/dl) TB±ĐLC
(NN-LN)
9,6 ± 2,3
(5-17)
5,7 ±1,4
(1,5-9)
0,000
α
Tăng acid uric n(%) 73 (91,2) 14 (17,5) 0,000
**
CRP mg/dl 95,6 ±72,7 72,5 ±70 0,013*
TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn, NN: nhỏ nhất,
LN: lớn nhất
Tỷ lệ dấu hiệu đường đôi của 2 nhóm và giá
trị của dấu hiệu đường đôi
Bảng 2: Dấu hiệu đường đôi trên siêu âm khớp gối
của 2 nhóm
Đặc điểm siêu âm
Nhóm bệnh
(n=80)
Nhóm chứng
(n=80)
p
Dấu hiệu
đường đôi
n(%)
Gối Phải 50 (62,5) 0 (0) 0,000
£
Gối Trái 47 (58,8) 0 (0) 0,000
£
Bệnh nhân 52 (65) 0 (0) 0,000
£
Nhận xét: Tỷ lệ dấu hiệu đường đôi ở nhóm
bệnh nhân gút là 65%, nhóm chứng là 0%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3: Giá trị dấu hiệu đường đôi
Dấu hiệu đường đôi
Độ nhạy % 65
Độ đặc hiệu % 100
Giá trị tiên đoán dương % 100
Giá trị tiên đoán âm % 74
Nhận xét: Độ nhạy của dấu hiệu đường đôi
trên hình ảnh siêu âm khớp gối trong chẩn đoán
gút là 65%, độ đặc hiệu là 100%, giá trị tiên đoán
dương là 100%, giá trị tiên đoán âm là 74%.
Mối liên quan giữa dấu hiệu đường đôi với một số
yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân gút
Bảng 4: Mối liên quan giữa dấu hiệu đường đôi với
tuổi, tiền căn, bệnh lý khác kèm theo của bệnh nhân gút
Đặc điểm
Có đường
đôi (n=52)
Không có
đường đôi
(n=28)
p
Tuổi
TB±ĐLC 59,9 ±10,2 57,1 ±16,5 0,374
α
<40 tuổi 2 (3,8) 2 (7,1) 0,286
**
40-59 tuổi 20 (38,5) 15 (53,6) 0,344
**
>= 60 tuổi 30 (57,7) 11 (39,3) 0,145
**
Tiền sử gia
đình bị gút n(%)
Có 12(23,1) 40 (76,9)
0,586
**
Không 5 (17,9) 23 (82,1)
Tăng huyết áp
n(%)
Có 48 (60) 29 (36,2)
0,924
**
Không 32 (40) 51 (63,7)
Đái tháo đường
n(%)
Có 9 (17,3) 4(14,3)
0,727
**
Không 43 (82,7) 24 (85,7)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 298
Đặc điểm
Có đường
đôi (n=52)
Không có
đường đôi
(n=28)
p
Sử dụng rượu,
bia n(%)
Có 47 (90,4) 22(78,6)
0,143
**
Không 5 (9,6) 6 (21,4)
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa dấu
hiệu đường đôi và nhóm tuổi, tiền sử gia đình bị
gút, tăng huyết áp, đái tháo đường, sử dụng
rượu bia với p > 0,05.
Bảng 5: Mối liên quan giữa dấu hiệu đường đôi với
giai đoạn bệnh, điều trị hạ acid uric, xuất hiện hạt
tophi và thời gian mắc bệnh
Đặc điểm
Có đường
đôi 52 (%)
Không có đường
đôi 28 (%)
p
Giai đoạn
bệnh
Gút cấp 3 (33,3) 6(66,7)
0,059
£
Gút mạn 49(69) 22(31)
Điều trị hạ
acid uric
Có 14(26,9) 1 (3,6)
0, 014
£
Không 5 (73,1) 27 (96,4)
Có tophi 41 (78,8) 10 (35,7) 0,000
**
Thời gian mắc bệnh
(năm)
10 ± 6,2 5,5 ± 4,1 0,000
α
α T test **Chi-square £ Fisher’s test
Nhận xét: Có mối liên quan giữa dấu hiệu
đường đôi với điều trị hạ acid uric, sự xuất
hiện tophi trên lâm sàng và thời gian mắc
bệnh với p < 0,05.
Bảng 6: Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa
dấu hiệu đường đôi và các đặc điểm lâm sàng
Yếu tố p OR 95% CI
Tophi 0,000 6,6 (2,3;18,9)
Có điều trị hạ acid uric 0,067 0,129 (0,14;1,152)
Phân nhóm
thời gian
mắc bệnh
Từ 2 tới <5 năm 0,338 1,89 (0,5;7,0)
Từ 5 năm tới <10 năm 0,016 5,1 (1,36;19,1)
≥10 năm 0,01 9,2 (1,7;49,8)
Nhận xét: Dấu hiệu đường đôi có mối liên
quan với sự xuất hiện của tophi trên lâm sàng
(OR: 6,6; 95% CI 2,3-18,9), thời gian mắc bệnh từ 5
năm tới <10 năm (OR: 5,1; 95% CI 1,36-19,1), thời
gian mắc bệnh ≥10 năm (OR: 9,2; 95% CI 1,7-49,8).
Bảng 7: Mối liên quan giữa dấu hiệu đường đôi và
các yếu tố cận lâm sàng
Đặc điểm
Có đường
đôi n=52
Không có
đường đôi n=28 p
Acid uric mg/dl
(TB±ĐLC)
9,4±2,0 9,8 ±2,7 0,476
α
Tăng acid uric n(%) 47(90,4) 25( 89,3) 0,876
**
Máu lắng mm(TB±ĐLC) 73,8±33,4 75,2 ±43 0,868
α
Đặc điểm
Có đường
đôi n=52
Không có
đường đôi n=28 p
Tăng tốc độ máu lắng 46(88,5) 25(89,3) 0,911
**
CRPmg/dl(TB±ĐLC) 90,6±64,7 104,8±86.2 0,449
α
Tăng CRP 50(96,2) 26(92,9) 0,591
**
Creatinin mg/dl
(TB±ĐLC)
1,37±0,52 1,29 ±0,36 0,591
α
α T test **Chi-square
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa dấu
hiệu đường đôi với nồng độ acid uric, tăng nồng
độ acid uric máu, tốc độ lắng máu, tăng tốc độ
lắng máu, CRP, tăng CRP p>0,05.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khảo sát
siêu âm ở 80 bệnh nhân bệnh lý gút (160 khớp)
và 80 bệnh nhân nhóm chứng (160 khớp) ghi
nhận tỷ lệ dấu hiệu đường đôi ở khớp gối là
65%, không ghi nhận dấu hiệu đường đôi ở
nhóm chứng. So sánh với kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài(3,4,9) cho thấy, tỷ lệ
đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp gối ở
các nghiên cứu của chúng tôi và các đồng nghiệp
trong nước(7,12) hơn nhiều. Sự khác nhau này có
thể do các thiết kế nghiên cứu khác nhau, đồng
thời có thể do trình độ phát triển của các nước
này, việc kiểm soát bệnh gút tốt hơn ở nước ta
bởi vì đường đôi là dấu hiệu của sự tích tụ acid
uric, nên nếu việc điều trị có hiệu quả giảm nồng
độ acid uric thì tỷ lệ xuất hiện đường đôi có thể
giảm theo.
Sự dao động rộng về độ nhạy từ (21-92%) và
độ đặc hiệu cao từ 98-100% của dấu hiệu đường
đôi trong siêu âm chẩn đoán gút đã được đề cập
nhiều trong y văn(3,4,10). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, dấu hiệu đường đôi ở khớp gối trong
chẩn đoán bệnh gút có độ nhạy là 65%, độ đặc
hiệu là 100%, giá trị tiên đoán dương là 100%, giá
trị tiên đoán âm là 74% (Bảng 3). Nghiên cứu của
tác giả Kuo-Lung L(6) cho thấy độ nhạy là 36,8%,
độ đặc hiệu là 97,3%, giá trị tiên đoán dương là
93,3%, giá trị tiên đoán âm là 60%. Nghiên cứu
của tác giả Elsaman AM(2) có độ nhạy và độ đặc
hiệu của dấu hiệu đường đôi là 42% và 97% so
với tiêu chuẩn vàng là chọc hút dịch khớp xác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 299
định có tinh thể urat trong dịch khớp. Tác giả
Filippucci(3) cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của
dấu hiện đường đôi lần lượt là 43,7%, và 99%.
Giá trị tiên đoán dương 93%, giá trị tiên đoán âm
là 84,6%. Kết quả của những nghiên cứu này cho
thấy siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc
phân biệt các bệnh lý viêm khớp do tinh thể. Có
độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương rất cao.
Nhìn chung qua các nghiên cứu đều cho
thấy sự dao động khá lớn về độ nhạy của dấu
hiệu đường đôi trong chẩn đoán gút. Điều này
có thể giải thích là do các thiết kế nghiên cứu
khác nhau, vị trí đánh giá, bệnh nhân đã được
điều trị hay chưa của từ đó cho các kết quả khác
nhau. Tuy nhiên độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
dương của dấu hiệu đường đôi khá hằng định ở
hầu hết các nghiên cứu điều này càng củng cố
thêm cho kết luận dấu hiệu đường đôi có tính
chất đặc hiệu cho bệnh lý gút mà không gặp ở
các bệnh lý khác. Do đó khi siêu âm có dấu hiệu
đường đôi, thì chẩn đoán gút hầu như đã chính
xác mà không cần phải làm thêm các khảo sát
khác như chọc hút dịch khớp để soi tìm tinh thể
urat, hay chụp CT năng lượng kép. Tránh cho
bệnh nhân không phải làm những cận lâm sàng
tốn kém và xâm lấn.
Dấu hiệu đường đôi là biểu hiện của tình
trạng lắng đọng tinh thể urat trên bề mặt khớp,
nếu tình trạng tăng acid uric kéo dài không được
kiểm soát thì khả năng xuất hiện dấu đường đôi
tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian
mắc bệnh càng lâu thì sự lắng đọng các tinh thể
urat sụn khớp càng nhiều. Trong nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa
dấu hiệu đường đôi và độ tuổi, nhưng có mối
liên quan giữa dấu hiệu đường đôi với thời gian
mắc bệnh. Kết quả này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của tác giả Mã Nguyễn Minh
Tùng(7) và tác giả Elsaman AM(2).
Thời gian mắc bệnh càng lâu thì khả năng
xuất hiện dấu hiệu đường đôi càng cao. Khi phân
nhóm thời gian mắc bệnh gút thành nhiều nhóm
trong nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa dấu
hiệu đường đôi với thời gian mắc bệnh từ 5 năm
tới <10 năm (OR: 5,1; 95% CI 1,36-19,1) và với thời
gian mắc bệnh ≥10 năm (OR: 9,2; 95% CI 1,7-
49,8).Tuy nhiên thời gian bệnh lý của bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả này
được tính từ lúc bệnh nhân khởi phát cơn đau
khớp đầu tiên, do đó đánh giá mối liên quan giữa
dấu hiệu đường đôi là chưa chính xác hoàn toàn,
bởi vì tình trạng tăng acid uric đã diễn tiến trong
một thời gian dài từ trước, sau đó mới khởi phát
cơn gút cấp. Do đó nếu đánh giá được thời điểm
bệnh nhân bắt đầu tăng acid uric thì sẽ có tính
chính xác cao hơn. Điều này cũng cho thấy tầm
quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
mối liên quan giữa dấu hiệu đường đôi và sự
xuất hiện của hạt tophi trên lâm sàng (OR: 6,6;
95% CI 2,3-18,9). Điều này cũng khá là dễ hiểu, vì
khi có sự xuất hiện hạt tophi trên lâm sàng,
thông thường bệnh nhân phải có quá trình tăng
acid uric không triệu chứng trong một thời gian
dài, khi mà các tinh thể urat lắng đọng ở mô liên
kết dưới da, thì chắc hẳn cũng có một phần tinh
thể urat lắng đọng ở khớp
Tăng acid uric máu cũng nằm trong tiêu
chuẩn mới của chẩn đoán gút. Sự gia tăng nồng
độ acid uric máu có thể tạo ra các tinh thể urat
lắng đọng ở các vị trí quanh khớp gây nên các
tổn thương ở khớp. Một trong những dấu hiệu
tổn thương sớm chính là dấu hiệu đường đôi.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không
phát hiện mối liên quan giữa nồng độ acid uric
trong máu và sự xuất hiện dấu hiệu đường đôi,
cũng như không thấy mối liên quan giữa tăng
nồng độ acid uric máu và sự xuất hiện của dấu
hiệu này. Ngược lại nghiên cứu của tác giả Mã
Nguyễn Minh Tùng(7) cho thấy có mối liên quan
giữa tăng acid uric máu có liên quan tới dấu hiệu
đường đôi. Điều này có thể được lý giải là do đối
tượng nghiên cứu của tác giả chủ yếu là ở phóng
khám chưa được điều trị thuốc hạ acid uric trước
đó, do đó nồng độ acid uric không bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố. Trong khi nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện ở đối tượng nằm viện, một
số bệnh nhân đã được điều trị thuốc hạ acid uric
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 300
trước đó, đồng thời khi nhập viện có thể có các
bệnh lý khác kèm theo, làm giảm lượng dinh
dưỡng hằng ngày, điều này có thể khiến cho việc
đo nồng độ acid uric trong lúc nằm viện không
phản ánh chính xác tình trạng tăng acid uric của
bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ phát hiện dấu hiệu đường đôi trong
hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân gút khá
cao 65%. Độ nhạy của dấu hiệu đường đôi trong
hình ảnh siêu âm khớp gối là 65%, độ đặc hiệu là
100%, giá trị tiên đoán dương là 100%, giá trí tiên
đoán âm là 74%. Siêu âm khớp gối có giá trị
trong chẩn đoán bệnh lý gút ở những bệnh nhân
có biểu hiện viêm khớp gối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bardin T, Bouee S, Clerson P (2014), "Prevalence of gout in the
adult population of France in 2013", Ann Rheum Dis, 73.
2. Elsaman A.M, Muhammad E.MS, Pessler F, (2016),
"Sonographic findings in gouty arthritis: diagnostic value and
association with disease duration", Ultrasound in medicine &
biology, 42 (6), 1330-1336.
3. Filippucci E, Riveros MG, Georgescu D (2009), "Hyaline
cartilage involvement in patients with gout and calcium
pyrophosphate deposition disease. An ultrasound study",
Osteoarthritis Cartilage, 17 (2), 178-81.
4. Howard R. G, Pillinger MH, Gyftopoulos S (2011),
"Reproducibility of musculoskeletal ultrasound for
determining monosodium urate deposition: concordance
between readers", Arthritis Care Res (Hoboken), 63 (10), 1456-
62.
5. Kuo CF, Grainge MJ, Mallen C (2015), "Rising burden of gout
in the UK but continuing suboptimal management: a
nationwide population study", Ann Rheum Dis, 74.
6. Lai K-L, Chiu YM (2011), "Role of ultrasonography in
diagnosing gouty arthritis", Journal of Medical Ultrasound, 19
(1), 7-13.
7. Mã Nguyễn Minh Tùng (2015), "Nghiên cứu giá trị của dấu
hiệu đường đôi trong hình ảnh siêu âm khớp và các mối liên
quan ở bệnh nhân gút nguyên phát tại Trung tâm Y khoa
Medic TP HCM", Luận văn chuyên khoa II, Đại Học Y Dược
Huế.
8. Mikuls TR, Farrar JT, Bilker WB (2005), "Gout epidemiology:
results from the UK General Practice Research Database", Ann
Rheum Dis, 64.
9. Roddy E, Menon A, Hall A (2013), "Polyarticular sonographic
assessment of gout: a hospital-based cross-sectional study",
Joint Bone Spine, 80 (3), 295-300.
10. Thiele R. G, Schlesinger N (2007), "Diagnosis of gout by
ultrasound", Rheumatology (Oxford), 46 (7), 1116-21.
11. Trần Huyền Trang , Nguyễn Vĩnh Ngọc (2015), "Mối liên
quan giữa hình ảnh siêu âm 2d,siêu âm doppler năng lượng
của khớp gối với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
trong bệnh gút", Tạp chí nghiên cứu y học 97 (5), 1-9.
12. Phạm Ngọc Trung (2009), "Nghiên cứu đặc điểm tổn thương
khớp bàn ngón chân I Trong bệnh gút qua siêu âm đối chiếu
với lâm sàng và hình ảnh X Quang", Luận Văn Tốt Nghiệp
Bác Sỹ Chuyên Khoa Cấp II,Đại Học Y Hà Nội.
13. Tugwell P, Boers M, Brooks P (2007), "OMERACT: an
international initiative to improve outcome measurement in
rheumatology", Trials, 8 (1), 38.
14. Winnard D, Wright C, Jackson G (2013), "Gout, diabetes and
cardiovascular disease in the Aotearoa New Zealand adult
population: co-prevalence and implications for clinical
practice", N Z Med, 126.
15. Wright S, Filippucci E, McVeigh C (2007), "High-resolution
ultrasonography of the first metatarsal phalangeal joint in
gout: a controlled study", Ann Rheum Dis, 66, 859-864.
16. Zhang W, Doherty M, Pascual E (2006), "EULAR evidence
based recommendations for gout. Part I: Diagnosis. Report of a
task force of the Standing Committee for International Clinical
Studies Including Therapeutics (ESCISIT)", Ann Rheum Dis,
65 (10), 1301-11.
17. Zhu Y, Pandya BJ, Choi HK (2011), "Prevalence of gout and
hyperuricemia in the US general population: the National
Health and Nutrition Examination Survey 2007-2008",
Arthritis Rheum, 63 (10), 3136-41.
Ngày nhận bài báo: 24/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dau_hieu_duong_doi_trong_hinh_anh_sieu_am_khop_go.pdf