Tài liệu Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các dòng/giống mướp đắng phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhằm cải thiện sản lượng trong chuỗi giá trị rau của vùng Đông Nam Á: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
546
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC DÒNG/GIỐNG MƯỚP
ĐẮNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI NHẰM CẢI THIỆN SẢN
LƯỢNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ RAU CỦA VÙNG ĐÔNG NAM Á
Nguyễn Quốc Hùng1, Trịnh Khắc Quang2, Ngô Thị Hạnh1, Phạm Thị Minh Huệ1
1Viện Nghiên cứu Rau quả
2Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trong số 13 dòng/giống mướp đắng tham gia thí nghiệm có 7 dòng mướp đắng từ Trung tâm
Rau thế giới, 5 giống mướp đắng địa phương và một giống mướp đắng lai F1 đã được đánh giá các
đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu bệnh trên đồng ruộng từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2015 tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Có sự sai khác
nhau rõ rệt của các mẫu giống tham gia thí nghiệm về các yếu tố cấu thành năng suất như số quả
trên cây, khối lượng quả, năng suất, đặc điểm quả và mức độ bệnh hại. Các dòng mướp đắng AVBG
1301, AVBG 1330 và AVBG 1334 được đánh giá là các dòng có triển vọng về...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các dòng/giống mướp đắng phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhằm cải thiện sản lượng trong chuỗi giá trị rau của vùng Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
546
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÁC DÒNG/GIỐNG MƯỚP
ĐẮNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI NHẰM CẢI THIỆN SẢN
LƯỢNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ RAU CỦA VÙNG ĐÔNG NAM Á
Nguyễn Quốc Hùng1, Trịnh Khắc Quang2, Ngô Thị Hạnh1, Phạm Thị Minh Huệ1
1Viện Nghiên cứu Rau quả
2Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trong số 13 dòng/giống mướp đắng tham gia thí nghiệm có 7 dòng mướp đắng từ Trung tâm
Rau thế giới, 5 giống mướp đắng địa phương và một giống mướp đắng lai F1 đã được đánh giá các
đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu bệnh trên đồng ruộng từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2015 tại khu thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Có sự sai khác
nhau rõ rệt của các mẫu giống tham gia thí nghiệm về các yếu tố cấu thành năng suất như số quả
trên cây, khối lượng quả, năng suất, đặc điểm quả và mức độ bệnh hại. Các dòng mướp đắng AVBG
1301, AVBG 1330 và AVBG 1334 được đánh giá là các dòng có triển vọng về khả năng chống chịu
bệnh trên đồng ruộng cao với bệnh phấn trắng Powdery mildew, bệnh đốm lá Cercospora và bệnh
virus Luteovirus. Các dòng mướp đắng khác của Trung tâm Rau thế giới như AVBG 1301, AVBG
1323 và AVBG 1324 được đánh giá có triển vọng về năng suất cao, kích thước quả, màu sắc quả,
đặc điểm gai quả, độ đắng của quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng miền Bắc Việt Nam.
Từ khóa: mướp đắng, chống chịu bệnh, bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá Cercopora, bệnh virus
Luteovirus
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, mướp đắng là
một trong các cây rau ăn quả trong họ bầu bí đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông
dân ở nhiều địa phương trong cả nước. Diện
tích sản xuất bầu bí mướp các loại năm 2013
đạt khoảng 27 nghìn ha với năng suất đạt trung
bình 16 tấn/ha và cho sản lượng đạt 450 nghìn
tấn (TCTT 2010). Là cây rau ăn quả vừa sinh
trưởng vừa cho thu hoạch, nên mướp đắng
cũng là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh hại.
Do vậy, trong quá trình canh tác việc sử dụng
thuốc BVTV không an toàn sẽ tạo ra sản phẩm
không đảm bảo VSATTP.
Trong công tác chọn tạo giống, ngoài
mục tiêu chọn giống có năng suất cao và chất
lượng tốt, tính chống chịu bệnh hại được các
nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Một số bệnh
hại chính trên mướp đắng như: bệnh sương mai
(Pseudoperonospora cubensis), bệnh phấn
trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh đốm lá
(Cercospora) và bệnh Luteovirus đã làm hạn
chế sản xuất mướp đắng của hầu hết các nước
trên thế giới. Hàng năm, thiệt hại do bệnh có
thể làm giảm sản lượng quả thương phẩm từ 10
- 50%. Do vậy, đánh giá nguồn gen chống chịu
và xác định gen chống chịu trên cây mướp đắng
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong
chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Rau
quả và Trung tâm Rau thế giới AVRDC, Viện
Nghiên cứu Rau quả thực hiện dự án “Đánh giá
các dòng/giống rau phù hợp với điều kiện
nhiệt đới nhằm cải thiện sản lượng trong
chuỗi giá trị rau của vùng Đông Nam Á” giai
đoạn 2015-2018, trong đó có đối tượng cây
mướp đắng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 7 dòng
mướp đắng từ Trung tâm Rau thế giới –
AVRDC (AVBG 1301, AVBG 1304, AVBG
1323, AVBG 1324, AVBG 1330, AVBG 1334,
AVBG 1331); 5 mẫu giống mướp đắng địa
phương của Việt Nam (VL, VD, Đông Dư,
Khổ qua, MDVR) và giống Én Vàng (F1) làm
đối chứng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm gồm 13 công thức được bố
trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần nhắc lại,
lần thứ 4 không phun thuốc BVTV. Kích thước ô
thí nghiệm 1,5 x 12 m với 12 cây/công thức.
Trồng 1 hàng/ô, khoảng cách hàng cách hàng là 3
m, cây cách cây là 1 m. Mật độ là 6.200 cây/ha.
Tổng diện tích là 1.000 m2. Hạt mướp đắng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
547
được gieo ngày 26 tháng 8 năm 2015 và trồng
ngày 11 tháng 9 năm 2015.
* Các chỉ tiêu theo dõi: đặc điểm nông
học, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất và
khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính trên
đồng ruộng như: mức độ nhiễm bệnh sương
mai (Pseudoperonospora cubensis); bệnh phấn
trắng (Erysiphe cichoracearum); bệnh đốm lá
(Cercospora) và bệnh Luteovirus.
Theo dõi mức độ nhiễm bệnh trên đồng
ruộng theo hướng dẫn của Trung tâm Rau Thế
giới (AVRDC), dựa trên tỷ lệ % diện tích lá
nhiễm bệnh: Điểm 0: % (Chống chịu cao-
CCC); Điểm 1: Nhẹ 1-10% (Chống chịu -CC);
Điểm 2: Trung bình 11-25% (Chống chịu trung
bình - CCTB); Điểm 3: Nặng 26-50% (Mẫn
cảm trung bình-MCTB); Điểm 4: Rất nặng 51-
75% (Mẫn cảm-MC); Điểm 5: Nghiêm trọng
76-100% (Rất mẫn cảm-RMC).
Áp dụng quy trình sản xuất mướp đắng
an toàn thương phẩm của Viện Nghiên cứu
Rau quả: phân hữu cơ: 20,000 kg/ha; N - P2O5
- K2O: 120 - 60 - 120 kg/ha.
Số liệu được tổng hợp và xử lý theo
phương pháp phân tích phương sai bằng
IRRISTAT 5.0 và xử lý trên Excel 2005.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống mướp đắng
(vụ thu đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội)
TT
Ký hiệu Ngày từ trồng tới (ngày)
Hoa đực đầu Hoa cái đầu Thu quả đầu Kết thúc thu
1 AVBG 1301 44 48 54 120
2 AVBG 1304 43 45 52 110
3 AVBG 1323 40 45 51 120
4 AVBG 1324 42 46 52 120
5 AVBG 1330 42 46 53 120
6 AVBG 1334 41 45 51 120
7 AVBG 1331 44 48 54 85
8 VL 41 45 51 100
9 VD 40 46 52 100
10 Dong Du 40 46 52 100
11 Kho qua 39 44 51 100
12 MDVR 38 43 50 100
13 Én Vàng 37 41 48 100
Sự xuất hiện hoa cái đầu của các mẫu
giống có sự sai khác rõ rệt, mẫu giống Én Vàng
ra hoa cái sớm nhất tại 41 ngày sau trồng. Hai
mẫu giống AVBG 1301 và AVBG 1331 ra hoa
cái đầu muộn nhất tại 48 ngày sau trồng. Các
mẫu giống còn lại ra hoa cái đầu sau trồng 43-
46 ngày.
Kết quả nghiên cứu về thời gian ra hoa
cái đầu và thời gian cho thu quả đầu có sự liên
quan. Nhìn chung, các mẫu giống ra hoa cái
đầu sớm thường cho thu quả đầu sớm và ngược
lại. Điều này được thể hiện rõ trong các mẫu
giống tham gia thí nghiệm, mẫu giống Én Vàng
ra hoa cái đầu sớm nhất cũng là mẫu giống cho
thu quả đầu sớm nhất tại 48 ngày sau trồng.
Hai mẫu giống AVBG 1301 và AVBG 1331 ra
hoa cái đầu muộn nhất cũng là mẫu giống cho
thu hoạch quả đầu muộn nhất tại 54 ngày sau
trồng.
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả
năng thích ứng của giống đối với điều kiện sinh
thái vùng trồng đó là chỉ tiêu về thời gian sinh
trưởng từ trồng tới kết thúc thu. Đa số các mẫu
giống từ AVRDC có thời gian sinh trưởng đạt
110-120 ngày, dài hơn so với các mẫu giống
mướp đắng địa phương của Việt Nam đạt 100
ngày, trừ mẫu giống của AVRDC là
AVBG1331 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất
đạt 85 ngày sau trồng.
Đối với người tiêu dùng miền Bắc Việt
Nam, chiều dài quả đạt từ 18-22 cm là phù
hợp. Do vậy, trong số 13 mẫu giống tham gia
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
548
thí nghiệm mẫu giống AVBG 1324 của
AVRDC, Én Vàng và VL là phù hợp về chiều
dài quả cho thị trường miền Bắc. Đường kính
quả của các mẫu giống tham gia thí nghiệm
dao động từ 3,95 - 4,95 cm và phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng. Hầu hết các mẫu giống
của Việt Nam đều có độ dày thịt quả cao đạt từ
0,92 đến 1,04 cm và cao hơn so với các mẫu
giống của AVRDC.
Bảng 2. Đặc điểm quả của các mẫu giống mướp đắng trong vụ thu đông 2015
tại Gia Lâm, Hà Nội
TT Ký hiệu Chiều dài
quả
(cm)
Đường kính
quả
(cm)
Dày thịt
quả
(cm)
Hình
dạng
quả
Màu sắc
quả
Đặc điểm u
vấu, gai quả
Độ đắng
của quả
1 AVBG 1301 13,66 hi 3,96 ef 0,65 f Thoi Xanh Nhọn TB
2 AVBG 1304 24,40 a 3,95 ef 0,92 c Dài XĐ Gờ, nhẵn TB
3 AVBG 1323 15,12 f 4,29 cde 0,74 e Thoi Xanh Nhọn Cao
4 AVBG 1324 21,08 b 4,14 def 0,62 f Thoi Xanh Nhọn TB
5 AVBG 1330 14,86 fg 4,59 b 0,74 e Thoi Xanh Nhọn TB
6 AVBG 1334 15,21 f 4,38 cd 0,66 f Thoi XĐ Nhọn Cao
7 AVBG 1331 10,76 j 4,56 bc 0,94 c Thoi XS Gờ nhẵn TB
8 VL 18,47 d 4,49 bc 0,97 b Elip XS Hỗn hợp Thấp
9 VD 14,09 gh 4,95 a 0,88 d Elip XS Hỗn hợp Thấp
10 Dong du 13,21 i 4,59 b 1,04 a Elip XS Hỗn hợp Thấp
11 Kho qua 17,28 e 4,11 ef 1,00 ab Elip XS Hỗn hợp Thấp
12 MDVR 14,28 g 4,05 ef 0,92 c Elip XS Hỗn hợp Thấp
13 En vang 19,95 c 4,74 ab 1,01 ab Elip XS Hỗn hợp Thấp
CV (%) 2,9 3,8 3,2
LSD 0,05 0,8 0,27 0,04
Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, 13 mẫu
giống mướp đắng tham gia thí nghiệm được
phân thành các dạng hình quả như sau: dạng quả
dài (AVBG 1304 của AVRDC); dạng quả hình
thoi (AVRDC như AVBG1301, AVBG1323,
AVBG 1324, AVBG 1330, AVBG 1334 AND
AVBG 1331); Dạng quả hình elip (VL, VD,
Đông Dư, Khổ qua, MDVR và Én Vàng). Trong
đó, hình thoi dài và elip phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng ở miền Bắc.
Quả mướp đắng thương phẩm sử dụng
cho nấu nướng được thu hoạch và sử dụng ở
thời kỳ quả xanh, non. Căn cứ vào màu sắc quả
khi xanh, mầu sắc quả của các mẫu giống tham
gia thí nghiệm được phân thành các dạng sau:
màu quả xanh đậm (AVBG 1304 và AVBG
1334); màu quả xanh (AVBG 1301, AVBG
1323, AVBG 13324, AVBG 1330); Màu sắc
xanh sáng (AVRDC là AVBG 1331 và tất cả
các mẫu giống của Việt Nam).
Căn cứ vào sự xuất hiện và phân bố u
vấu, gai trên bề mặt vỏ quả, các mẫu giống
mướp đắng tham gia thí nghiệm được chia thành
3 dạng: dạng gờ (AVBG 1304, AVBG 1331 và
Khổ qua); dạng gai nhọn rải phân bố đều trên bề
mặt quả (AVBG 1301, AVBG 1323, AVBG
13324, AVBG 1330 và AVBG 1334); các giống
Việt Nam còn lại có dạng hỗn hợp.
Thử chất lượng cảm quan cho thấy, các
mẫu giống của AVRDC có độ đắng trung bình
và cao. Trong khi các giống của Việt Nam có
độ đắng thấp. Người tiêu dùng miền Bắc ưu
chuộng mướp đắng có độ đắng thấp và trung
bình. Tuy nhiên hiện nay, một số bộ phận
người tiêu dùng miền Bắc đã ưa chuộng mướp
đắng có độ đắng cao, ăn giòn, đặc biệt là các
bệnh nhân tiểu đường.
Hầu hết các mẫu giống mướp đắng từ
AVRDC cho số quả trên cây cao hơn các mẫu
giống mướp đắng của Việt Nam và cao hơn
giống đối chứng Én Vàng (F1), chỉ trừ mẫu
giống AVBG 1331. Các mẫu giống của
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
549
AVRDC cho số quả trên cây cao dao động từ
31,55 quả đến 43,41 quả/cây, trừ mẫu giống
AVBG 1331 đạt 17,80 quả. Mẫu giống đạt số
quả trên cây cao nhất là AVBG1301 với 43,41
quả/cây, tiếp theo là mẫu giống AVBG 1324
đạt 38,15 quả/cây và AVBG 1334 đạt 38,94
quả/cây.
Bảng 3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống mướp đắng trong vụ thu
đông 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội
TT Ký hiệu Số
quả/cây
(quả)
Khối lượng
quả (g)
Khối lượng
quả/cây (kg)
Năng suất lý
thuyết
(tấn/ha)
Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
1 AVBG 1301 43,41 a 70,70 g 3,06 e 20,52 15,60 f
2 AVBG 1304 31,55 d 125,50 d 3,96 bc 26,57 20,77 cd
3 AVBG 1323 35,26 c 102,50 e 3,61 d 24,21 19,60 d
4 AVBG 1324 38,15 b 138,20 b 5,27 a 38,68 30,44 a
5 AVBG 1330 35,39 c 120,50 d 4,26 b 28,54 22,84 b
6 AVBG 1334 38,94 b 93,30 f 3,63 cd 24,32 19,27 de
7 AVBG 1331 17,80 g 79,00 g 1,40 g 9,4 6,95 i
8 VL 25,30 e 130,00 bcd 3,28 de 21,97 17,47 ef
9 VD 15,80 g 135,50 bc 2,14 f 14,35 11,06 g
10 DONG DU 13,43 h 110,00 e 1,47 g 9,87 7,54 hi
11 KHO QUA 15,40 g 126,30 cd 1,94 f 13,03 9,96 gh
12 MDVR 17,90 f 108,50 e 1,94 f 13,00 10,47 g
13 EN VANG 26,30 e 164,50 a 4,32 b 28,98 22,86 bc
CV (%) 3,6 4,6 7,4 10,5 10,00
Ba mẫu giống AVBG 1301, AVBG 1324
và AVBG 1334 được đánh giá có tính trạng
quý về tiềm năng cho năng suất cao, đây là
nguồn gen quý sử dụng trong công tác phát
triển giới thiệu giống cho sản xuất cũng như
phục vụ công tác chọn tạo giống mướp đắng lai
trong thời gian tới.
Khối lượng quả dao động từ 70,70 g đến
164,50 g. Trong đó Én Vàng có khối lượng quả
đạt cao nhất 164,50 g, tiếp theo là các mẫu
giống AVBG 1324, VD và VL đạt 135,50 và
130,00 g. Các mẫu giống còn lại có kích thước
quả nhỏ và trung bình.
Năng suất cá thể là sự kết hợp hài hòa
giữa số quả trên cây và khối lượng trung bình
quả. Mẫu giống AVBG 1324 từ AVRDC đạt
được sự hài hòa về hai chỉ tiêu nêu trên nên
mẫu giống này cho năng suất cá thể đạt cao
nhất 5,27 kg/cây, cao hơn giống đối chứng Én
Vàng (F1) đạt 4,32 kg/cây. Tiếp theo mẫu
giống AVBG 1330 được đánh giá là giống có
triển vọng với năng suất cá thể đạt 4,26 kg/cây.
Các mẫu giống cho năng suất cá thể khá đó là
AVBG 1301, AVBG 1304, AVBG 1323,
AVBG 1334 và VL.
Năng suất thương phẩm đạt cao nhất
30,44 tấn/ha ở mẫu giống AVBG 1324 trong
khi giống đối chứng Én Vàng (F1) là giống
hiện đang trồng phổ biến ngoài sản xuất của
miền Bắc chỉ đạt 22,86 tấn/ha. Các mẫu giống
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
550
mướp đắng của AVRDC như AVBG 1304 và
AVBG 1330 có năng suất thương phẩm tương
đương giống đối chứng Én Vàng (20,77 và
22,84 tấn/ha).
Bảng 4.4. Tình hình bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu giống mướp đắng tại 90 ngày sau
trồng trong vụ thu đông 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội
TT Ký hiệu Bệnh phấn
trắng
(điểm)
Bệnh sương
mai
(điểm)
Bệnh đốm lá
Cercospara
(điểm)
Bệnh virus
Luteovirus
(điểm)
Phản ứng với bệnh
1 AVBG 1301 2 0 0 1 CCTB
2 AVBG 1304 0 0 0 2 CCC
3 AVBG 1323 2 1 0 1 CCTB
4 AVBG 1324 2 0 0 1 CCTB
5 AVBG 1330 0 0 0 1 CCC
6 AVBG 1334 0 2 0 2 CCC bệnh PT
7 AVBG 1331 5 0 0 5 MCC bệnh PT và LV
8 VL 3 0 1 3 MCTB bệnh PT và LV
9 VD 4 0 1 3 MCTB bệnh PT
10 DONG DU 4 0 1 3 MC bệnh PT
11 KHO QUA 4 0 1 2 MC bệnh PT
12 MDVR 4 0 1 2 MC bệnh PT
13 EN VANG 4 0 1 4 MC bệnh PT và bệnh
LV
Đánh giá khả năng chống chịu bệnh trên
đồng ruộng tại thời điểm 90 ngày sau trồng của
các mẫu giống mướp đắng trong vụ thu đông
cho thấy: Ba mẫu giống của AVRDC như
AVBG 1304, AVBG 1330 và AVBG 1334 được
đánh giá có khả năng chống chịu cao với bệnh
Phấn trắng. Mẫu giống AVBG1331 của
AVRDC được đánh giá là giống rất mẫm cảm
với bệnh Phấn trắng. Hầu hết các mẫu giống
của Việt Nam đều mẫm cảm với bệnh Phấn
trắng. Tất cả các mẫu giống mướp đắng từ
AVRDC có khả năng chống chịu cao với bệnh
đốm lá Cercospara. Mẫu giống AVBG 1331
của AVRDC được đánh giá là mẫu giống rất
mẫn cảm và mẫu giống Én Vàng của Việt Nam
mẫm cảm với bệnh Luteovirus này.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Tất cả các mẫu giống mướp đắng tham
gia thí nghiệm đều thể hiện sự sinh trưởng,
phát triển phù hợp trong điều kiện vụ thu đông
vùng Gia Lâm - Hà Nội.
Ba mẫu giống AVBG 1301, AVBG 1330
và AVBG 1334 được đánh giá là các mẫu
giống có khả năng chống chịu bệnh tốt với
Phấn trắng, bệnh đốm lá Cercospora và bệnh
virus Luteovirus.
Ba mẫu giống AVBG 1301, AVBG 1323
và AVBG 1324 được đánh giá phù hợp với thị
hiếu người sản xuất và người tiêu dùng Việt
Nam về năng suất, kích thước quả, màu sắc quả
và độ đắng của quả, trong đó: mẫu giống
AVBG 1324 được đánh giá là giống triển vọng
nhất với nhiều ưu điểm vợt trội như sai quả
(đạt 38,15 quả/cây), có tiềm năng cho năng
suất cao (5,27 kg/cây), chống chịu rất tốt với
các bệnh Phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh
đốm lá Cercospara và bệnh virus Luteovirus.
Mẫu giống địa phương VL được đánh giá
là có nhiều ưu điểm vượt trội các giống địa
phương khác.
Tất cả các mẫu giống mướp đắng của
AVRDC trừ mẫu giống mẫn cảm AVBG 1331
đều là nguồn gen quý phục vụ công tác giới
thiệu phát triển và công tác chọn tạo giống lai
F1 trong tương lai.
4.2. Đề nghị
Khai thác và sử dụng nguồn vật liệu
chống chịu bệnh của Trung tâm Rau thế giới
(AVRDC) để phục vụ công tác chọn tạo giống
mướp đắng của Việt Nam.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
551
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Thanh, Nguyễn Tập. Một số kết
quả nghiên cứu bước đầu về mặt thực vật
của cây mướp đắng trồng ở Việt Nam.
Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học
(1987 - 2000)
2. Trần Khắc Thi, Nguyễn Thu Hiền, Ngô Thị
Hạnh, Phạm Mỹ Linh (2008) Rau ăn quả.
NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
3. Bose T.K. etc (2003), Vegetable Crops.
4. Dey S.S., Singh A.K., Chandel D. and
Behera T.K. (2008), Genetic diversity of
bitter gourd (Momordica charantia L.)
genotypes revealed by RAPD markers and
agronomic traits.
5. Ram J. Singh (2007), Cucurbit
(cucurbitaceae; Cucumis spp, cucurbita
spp., Citrullus spp.), In: Genetic Resources,
Chromosome Engineering, and Crop
Improvement: Vegetable crops, Volume 3,
CRC press, Taylor & Francis Group,
Chapter 8, p. 271-376
ABSTRACT
Evaluation and selection on tropically - adapted lines of biiter gourd aimed to improve
productiivity of the vegetable value chain in Southeast Asia
Nguyen Quoc Hung, Ngo Thi Hanh, Pham Thi Minh Hue
13 bitter gourd lines/varieties including 7 lines introduced from AVRDC and 5 local varieties and
one hybrid were evaluated for agronomicla traits and disease resistance from August to December,
2015 in FAVRI experimental field at Gialam - Hanoi - Vietnam. Highly significant differences among
entries in yield, number of fruit and fruit weight, horticultural and fruit characters, and disease damage
was recorded. Of materials studied, AVBG 1301, AVBG 1330 and AVBG 1334 were considered
promising lines in terms of high disease resistance to Powdery mildew, Cercospora and bitter gourd
Luteovirus. In the other hand, varieties coded AVBG 1301, AVBG 1323 and AVBG 1324 were also
regarded as potential ones presented by high yield, adaptable fruit size, fruit color and fruit bitterness.
Keywords: Bitter gourd, disease resistance, Powdery mildew, Cercopora, Luteovirus
Người phản biện: PGS. TS. Đặng Văn Đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_103_5406_2130190.pdf