Tài liệu Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sai số định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nước nông: Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 84
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI SỐ
ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM TRONG VÙNG BIỂN NƯỚC NÔNG
Trịnh Đăng Khánh1, Nguyễn Xuân Long2, Trần Phú Ninh3*
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu thuật toán, khảo sát môi trường bố trí trạm trinh sát
thủy âm, mô hình truyền âm tại vùng nước nông biển Việt Nam. Mô phỏng và đánh giá
các yêu tố ảnh hưởng đến sai số định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông như
đặc tính nguồn âm, tham số môi trường thay đổi theo mùa, sự cần thiết phải cập
nhật tham số môi trường theo mùa, độ chính xác tối thiểu yêu cầu khi đánh giá vận
tốc âm. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi nhiệt độ biến thiên theo mùa lớn thì cần thiết
phải cập nhật theo giá trị thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Độ chính
xác yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm smC /4,0 , khi đó định vị cho kết quả
chính xác.
Từ khóa: Xử lý trường phối hợp, Hydrophone, Định ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sai số định vị mục tiêu ngầm trong vùng biển nước nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 84
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI SỐ
ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU NGẦM TRONG VÙNG BIỂN NƯỚC NÔNG
Trịnh Đăng Khánh1, Nguyễn Xuân Long2, Trần Phú Ninh3*
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu thuật toán, khảo sát môi trường bố trí trạm trinh sát
thủy âm, mô hình truyền âm tại vùng nước nông biển Việt Nam. Mô phỏng và đánh giá
các yêu tố ảnh hưởng đến sai số định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông như
đặc tính nguồn âm, tham số môi trường thay đổi theo mùa, sự cần thiết phải cập
nhật tham số môi trường theo mùa, độ chính xác tối thiểu yêu cầu khi đánh giá vận
tốc âm. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi nhiệt độ biến thiên theo mùa lớn thì cần thiết
phải cập nhật theo giá trị thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Độ chính
xác yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm smC /4,0 , khi đó định vị cho kết quả
chính xác.
Từ khóa: Xử lý trường phối hợp, Hydrophone, Định vị, Vùng nước nông.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã có nhiều nghiên cứu về phát hiện và định vị nguồn âm trong vùng biển nông sử
dụng thuật toán xử lý trường phối hợp MFP [1-4]. Phương pháp MFP thông thường sử
dụng mạng hydrophone theo chiều đứng hay chiều ngang để định vị dựa vào thông tin về
không gian giữa các hydrophone với nguồn âm. Sự chính xác định vị của phương pháp
phụ thuộc nhiều vào số phần tử trong mạng (số hydrophone). Phương pháp này tuy hiệu
quả nhưng khó khăn về khi triển khai thiết bị cũng như vấn đề giá thành. Để khắc phục
nhược điểm trên, một số nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu giải quyết vấn đề bằng
sử dụng một hoặc hai hydophone [5-6]. Sự khó khăn của phương pháp này là thiếu thông
tin về không gian. Do vậy, việc xác định, định vị mục tiêu tập trung vào hướng nghiên cứu
lấy thông tin về chuỗi tín hiệu theo thời gian. Một số nghiên cứu [5] chỉ ra có thể định vị
mục tiêu ngầm sử dụng một hydrophone nhưng phải biết thông tin về dạng tín hiệu phát
s(t). Tuy nhiên, đối với sonar thụ động, việc phát hiệu mục tiêu nhằm vào đối tượng không
có nhiều thông tin về nguồn tín hiệu.
Định vị đơn hydrophone là định vị trường phối hợp khi thực hiện phép đo chỉ từ một
hydrophone. Mỗi chuỗi theo thời gian của áp suất tại hydrophone được so sánh với chuỗi
theo thời gian được tính toán sử dụng mô hình truyền âm học đại dương cho các vị trí
nguồn âm khác nhau. Vị trí của nguồn có chuỗi dự đoán theo thời gian phù hợp nhất với
giá trị đo được coi là vị trí đúng nguồn âm. Thuật toán định vị nguồn âm được sử dụng
không yêu cầu dạng tham số của nguồn âm. Do vậy, một số nghiên cứu gần đây đã tập
trung vào giải pháp sử dụng kết quả đo ở hydrophone để ước lượng dạng tín hiệu của mục
tiêu, dự báo trường thay thế nguồn âm theo mô hình truyền âm học đại dương để giải bài
toán định vị [7]. Bài báo này trình bày giải pháp phát hiện và định vị nguồn âm dải rộng ở
môi trường nước nông khi không biết dạng tín hiệu của mục tiêu. Nội dung bài báo như
sau: nghiên cứu thuật toán, mô phỏng và đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến sai số định vị
nguồn âm trong vùng biển nước nông như đặc tính nguồn âm, tham số môi trường thay đổi
theo mùa, sự cần thiết phải cập nhật tham số môi trường theo mùa, độ chính xác tối thiểu
yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm.
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 85
2.1. Đánh giá môi trường bố trí trạm trinh sát thủy âm, mô hình truyền âm
Các công trình [1-4, 9] đã trình bày các phương pháp xử lý trường phối hợp MFP vectơ
định hướng được xác định bằng áp suất âm được dự báo từ các mô hình truyền âm đối với
vùng có thể của nguồn âm trong không gian ống dẫn sóng theo phân bố của tốc độ âm và
các tham số âm của các lớp đáy biển. Sơ đồ khối thực hiện các phương pháp được trình
bày trên hình 1.
Hình 1. Sơ đồ khối phương pháp xử lý trường phối hợp
đánh giá vị trí của nguồn âm.
Hiệu quả của phương tiện thủy âm phải bảo đảm giải quyết tốt bài toán định vị đặc biệt
là độ chính xác và cự ly phát hiện. Để giải quyết bài toán định vị, phương pháp xử lý
trường phối hợp yêu cầu cần thiết xây dựng mô hình truyền âm tại điểm lắp đặt và không
gian cột nước vùng quan sát theo cự ly và độ sâu. Bài báo lựa chọn vùng biển Việt Nam
với số liệu về cột nước với tham số đáy theo lát cắt địa hình đáy biển theo vết tọa độ từ
(Tây - Đông) và lát cát theo vết tọa độ từ (Nam - Bắc).
Ứng dụng về ống dẫn sóng Pekeris theo vùng nêu trên với độ sâu cực tiểu khoảng
110m, độ sâu cực đại khoảng 125m. Địa hình của đáy biển tương đối bằng phẳng với các
chênh lệch trung bình của độ sâu 0,51,75m/km thỏa mãn điều kiện của mô hình ống dẫn
sóng Pekeris [8]. Vận tốc âm trong các lớp nước là c1 trong khi vận tốc âm thanh trong lớp
đáy là c2, với c2>c1. Mặt nước tại z = 0 và biên giữa lớp nước và đáy là z = D, trong đó D
là chiều sâu của lớp nước. Lớp bề mặt nước hoạt động như một lớp phản xạ hoàn toàn đối
với sóng có góc tới lớn hơn góc tiêu chuẩn trong lý thuyết Ray (
c ), ở đáy biển ngoài
sự phản xạ còn hấp thụ. Mô hình này phù hợp cho việc giải thích tính chất truyền âm ở các
vùng nước ven biển và đặc trưng là vùng nước nông.
Ống dẫn sóng âm
Mô hình lan truyền âm
Véc tơ định hướng
1
2 3
M
Mạng anten
Mẫu số liệu theo
thời gian
Tần số
nguồn âm
Mô tả vận
tốc âm theo
độ sâu
Các số liệu
về môi trường
Ma trận phổ tương
quan chéo
Bộ lọc phối hợp
Bộ xử lý tín hiệu
Đánh giá vị trí nguồn âm
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 86
Hình 2. Mô hình môi trường đại dương tại điểm lắp đặt.
2.2. Thuật toán
Thuật toán định vị MFP dải rộng sử dụng 1 hydrophone dựa vào nguyên tắc chia không
gian cần quan sát thành các mắt lưới theo khoảng cách và độ sâu. Tiếp theo, tính trường
thay thế tại điểm thu khi giả thiết nguồn phát ở từng vị trí lưới với dữ liệu đo được tại
hydrophone. Kết quả tương quan tốt nhất giữa tín hiệu trường thay thế và giá trị đo được
tại hydrophone sẽ xác định được vị trí nguồn.
Do khác với thuật toán MFP thông thường sử dụng mạng hydrophone là sự đồng bộ dựa
trên thông tin tương quan giữa vectơ dữ liệu tại các hydrophone và vectơ trường thay thế.
Khi dùng một hydrophone, không có thông tin về không gian. Do đó, người ta so sánh chuỗi
tín hiệu theo thời gian đo ở hydrophone và chuỗi tín hiệu trường thay thế theo thời gian.
Hình 3. Minh họa thuật toán MFP với mạng hydrophone.
Trong hình 3 minh họa quá trình xử lý trường phối hợp, mục tiêu cần định vị là phương
tiện ngầm dưới đại dương tương ứng với tọa độ (r0, z0). Nếu mô hình truyền sóng trong đại
dương thực sự là phối hợp, khi đó bản ghi của véc tơ dữ liệu tại hydrophone ở một tần số
tại một thời điểm tương quan với dữ liệu thay thế sẽ là đánh giá tốt nhất về vị trí ( zr ˆ,ˆ ).
Khi đó mô hình xác định được tọa độ mục tiêu (r0, z0). Trên hình 3, đỉểm đánh dấu X biểu
thị vị trí tương quan lớn nhất. Vòng tròn nhỏ đánh dấu chỉ thị tương quan kém từ kết quả
so sánh kém với số liệu đo được. Vòng phản hồi là cách để tối ưu mô hình, vòng phản hồi
cũng chính là quá trình xử lý tín hiệu thích nghi tìm điểm phối hợp.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 87
Các nghiên cứu về thuật toán định vị MFP sử dụng một hydrophone cũng đã được mô
tả trong các nghiên cứu của Shuai YAO, Kun LI, Shiliang FANG [9]. Một số căn bản của
thuật toán có thể tóm tắt như sau:
Đối với hệ thống tuyến tính bất biến theo thời gian, tín hiệu thu ở hydrophone được
biểu diễn theo công thức sau [9]:
( ) ( )* ( ) ( )r t s t g t n t ( ) ( ) ( )s g t d n t
(1)
Trong đó s(t) là nguồn âm, g(t) là đáp ứng xung của môi trường, n(t) tạp âm môi
trường, r(t) tín hiệu thu tại hydrophone.
Với hệ thống rời rạc, công thức trên được biểu diễn dưới dạng:
1
0
( ) ( ) ( ) ( )
N
m
r n s m g n m n n
(2)
Công thức trên có thể viết dưới dạng ngắn gọn:
nsGr (3)
Ở đó G là ma trận tích chập của hàm Green cho một vị trí thu và phát cố định trong môi
trường thử nghiệm, s là véc tơ tín hiệu rời rạc theo thời gian, r là véc tơ đo được tại
hydrophone, n là tạp âm môi trường.
Để tính ma trận tích chập G , phải tính giá trị hàm Green theo thời gian bằng giải
phương trình sóng:
2
2
2
2 1
t
p
c
p
(4)
Hàm Green có thể tính trực tiếp theo phương trình (4) hoặc tính hàm Green theo tần
số, sau đó biến đổi ngược FFT để nhận được hàm Green theo thời gian.
Hàm Green phụ thuộc tần số như sau [ 9]:
4
1
( , , ) ( ) ( )
( ) 8
mjk rj
m s m
ms m
i e
g r z f e z z
z r k
(5)
Theo công thức (5), hàm Green theo tần số phụ thuộc vào tham số môi trường như cấu
trúc các lớp, vận tốc âm thanh, hệ số hấp thụ, hệ số suy hao của các lớp và vị trí tương đối
giữa nguồn phát và nguồn thu.
Bài toán định vị mục tiêu sử dụng một hydrophone thực hiện tính trường thay thế tại
điểm thu tương ứng với mỗi vị trí có thể tại nguồn phát. Muốn vậy phải biết dạng tín hiệu
nguồn âm s. Vì chưa biết dạng tín hiệu nguồn âm, chúng ta phải ước lượng nguồn âm s
khi có thông tin về tín hiệu đo được ở hydrophone, dựa vào phương trình sau [9]:
ˆ ˆr G s n (6)
Gˆ là ma trận tích chập hàm Green cho mỗi mắt lưới. sˆ là giá trị ước lượng nguồn tín
hiệu. Giải phương trình (6) ta sẽ tính giá trị ước lượng nguồn phát sˆ . Tuy nhiên, nếu ma
trận Gˆ không là ma trận vuông (kích thước m x n). Bài toán ước lượng phải dựa vào lý
thuyết triển khai kỳ dị sử dụng ma trận giả khả nghịch. Khi đó [9]:
s G r
(7)
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 88
1
T TG G G G
gọi là ma trận giả khả nghịch suy rộng của G
. Tín hiệu trường
thay thế cho mỗi vị trí mắt lưới tại hydrophone thu được tính bằng công thức [9]:
r G s G G r
(8)
Tín hiệu trường thay thế ở từng vị trí mắt lưới r
sau đó được so với tín hiệu thu r tại
hydrophone sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu.
22
2
. .e r r r G G r
(9)
Vị trí mắt lưới gần vị trí mục tiêu nhất sẽ có giá trị tín hiệu mô hình r
có dạng tương
quan nhất so với tín hiệu r. Hay nói cách khác
2
e sẽ cho giá trị nhỏ nhất.
Vị trí nguồn L khi đó là: L = min(||e||2) hoặc L = max(1/||e||2) (10)
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN
3.1. Kịch bản mô phỏng
a) Mô phỏng sử nguồn âm có đặc tính nguồn âm của mục tiêu ngầm, đánh giá kết quả
định vị với các dạng nguồn âm khác nhau;
b) Mô phỏng sử điều kiện môi trường thay đổi như nhiệt độ, vận tốc âm theo mùa làm
cơ sở đặt yêu cầu cần thiết thiết lập tham số môi trường phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mô phỏng khi tham số môi trường đánh giá bị sai số so với điều kiện thực tế và đưa
ra độ chính xác yêu cầu khi đánh giá tham số thủy âm.
d) Mô phỏng dải thông mục tiêu khác nhau.
Tiếp theo, bài báo mô phỏng và luận giải một số đặc tính chính của các kịch bản mô
phỏng trên.
Để mô phỏng nguồn âm của mục tiêu ngầm, trước hết chúng ta phân tích một số đặc
điểm chính của nguồn âm. Sự phát xạ tiếng ồn của máy móc và các cơ cấu ở mục tiêu
ngầm phụ thuộc vào thành phần của chúng (ở mục tiêu ngầm nguyên tử chúng nhiều hơn
đáng kể so với ở mục tiêu ngầm điện hay điêzen), tuy các loại mục tiêu ngầm đều có kỹ
thuật khử tiếng ồn (chống rung và giảm sóc) nhưng mức độ đạt được là khác nhau. Sự liên
kết các bộ phận máy với lớp vỏ cứng nếu không tốt cũng gây ồn và lan truyền ra môi
trường ngoài mạn tàu. Chân vịt mục tiêu ngầm là nguồn gốc chính của sự phát xạ tiếng ồn,
ngay cả khi tốc độ hành trình nhỏ, mức ồn sẽ tăng lên nhiều khi tốc độ hành trình tăng.
Đối với các mục tiêu ngầm quân sự trước đây (thế hệ cũ), thành phần tiếng ồn gây ra khi
di chuyển có tần số khoảng từ 5kHz đến 20kHz, hiện nay do giải pháp công nghệ tiên tiến
hơn tiếng ồn đã được giảm thiểu và thành phần tiếng ồn chủ yếu cỡ khoảng dưới 1KHz.
Các thành phần tạp âm từ máy móc, động cơ của mục tiêu ngầm chỉ còn vài trăm Hz. Từ
những đặc điểm của nguồn phát xạ từ các loại mục tiêu ngầm, bài báo lựa chọn tập trung
vào dải tần số nguồn hạ âm dải rộng từ 50Hz đến 500Hz để mô phỏng cho tiếng ồn của
mục tiêu ngầm gây ra.
Trong các tham số môi trường, vận tốc âm là tham số quan trọng nhất, vận tốc âm là
hàm của các tham số như nhiệt độ, độ sâu, độ mặn. Thực nghiệm cho thấy rằng, vận tốc
lan truyền âm trong đại dương thay đổi trong giới hạn từ 1420 m/s đến 1520 m/s. Giá trị
trung bình của vận tốc âm thanh trong nước biển vào khoảng 1500 m/s.
Sự phụ thuộc của vận tốc âm thanh vào nhiệt độ, độ mặn và áp suất thủy tĩnh, độ sâu
được xác định tương đối chính xác nhờ công thức sau:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 89
21450 4.21 0.037 1.14 0.0175c t t s d (11)
Trong đó, c - Vận tốc âm thanh (m/s); t - Nhiệt độ (0C); s - Độ mặn (0/00); d - Độ sâu (m).
Công thức trên cho thấy rằng, vận tốc âm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn và độ sâu,
trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, thể tích tăng, còn mật độ
giảm, điều này làm tăng vận tốc âm.
3.2. Số liệu đầu vào
Môi trường vùng nước nông trong vùng biển Việt Nam có các tham số như sau:
- Lớp nước: vận tốc âm c1 = 1522 ÷ 1543m/s, mật độ 1= 1024g/m3, độ sâu 110m;
- Lớp nước đáy: Vận tốc âm c2 = 1572÷1593m/s, 2= 1500g/m3, độ sâu 10m;
- Lớp cát: Vận tốc âm c3 = 1800m/s, 3= 2000g/m3, độ dày sâu là 12m;
- Lớp đáy: Vận tốc âm c4=3000m/s, 4= 2400 g/m3;
- Nguồn âm: các nguồn âm dải rộng (50÷100)Hz, (50÷250)Hz; (50÷450)Hz;
(50÷500)Hz. Độ sâu nguồn âm 59m, khoảng cách 2000m;
- Sử dụng một hydrophsone thu: Độ sâu 50m.
3.3. Phương pháp, công cụ mô phỏng
- Phương pháp: Tính toán kết quả bằng modul phần mềm theo lưu đồ thuật toán sau
trên hình 4.
- Công cụ mô phỏng: Sử dụng phầm mềm Matlab.
Hình 4. Lưu đồ thuật toán định vị nguồn âm theo phương pháp MFP dải rộng.
3.4. Kết quả mô phỏng và bình luận
Kết quả mô phỏng xác định vị trí nguồn âm ở vị trí (2000m, 59m) với môi trường thử
nghiệm theo tham số đầu vào đã nêu.
a. Khảo sát các dạng tín hiệu nguồn âm
Kết thúc
Tính hàm
Green, G
Ước lượng giá trị
nguồn âm s
Tính giá trị
trường thay thế r
Tính giá trị sai số
tính min
2
e
Giá trị thu được ở
hydrophone r
Xác định vị trí
nguồn âm
Tham số môi trường Vận tốc âm Tần số
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 90
1000
1500
2000
2500
3000
0
20
40
60
80
100
120
0
10
20
30
40
50
Kâoaûná caùcâ (m)
Ñoä íaâï (m)
B
ie
ân
ñ
o
ä
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
Kâoaûná caùcâ (m)
Ñ
o
ä í
a
âï
(
m
)
Toïa ñoä mïïc tieâï: Rí=2000m, Zí=60m
5
10
15
20
25
30
35
40
1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 2600 2800 3000
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
Kâoaûná caùcâ (m)
Ñ
oä
í
aâ
ï
(m
)
Toïa ñoä mïïc tieâï: Rí=2000m, Zí=60m
5
10
15
20
25
30
1000
1500
2000
2500
3000
0
20
40
60
80
100
120
0
5
10
15
20
25
30
35
Kâoaûná caùcâ (m)
Ñoä íaâï (m)
B
ie
ân
ñ
o
ä
0 50 100 150 200 250
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
Tafn íoá (f)
B
ie
ân
ñ
oä
(
m
)
Pâoå ö ùôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5
-1
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
Tâôøi áian (í)
B
ie
ân
ñ
oä
(
m
)
Ö ôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
-30
-20
-10
0
10
20
30
Tâôøi áian (í)
B
ie
ân
ño
ä (m
)
Tín âieäï tâï
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
Tâôøi áian (í)
B
ie
ân
ñ
o
ä (
m
)
Ö ôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
-30
-20
-10
0
10
20
30
Tâôøi áian (í)
B
ie
ân
ño
ä (
m
)
Tín âieäï tâï
0 50 100 150 200 250
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
Tafn íoá (f)
B
ie
ân
ñ
o
ä (
m
)
Pâoå ö ùôùc lö ôïná tín âieäï pâaùt
- Dạng tín hiệu điều tần tuyến tính LMF, độ rộng phổ 50-150Hz;
- Dạng tín hiệu (tiếng ồn) biên độ thay đổi ngẫu nhiên, độ rộng phổ 50-150Hz:
150
50
( ) ij f ti
i
s t a e
Trong đó ia là giá trị ngẫu nhiên, theo phân bố Gauss, tần số 50 150if .
Hình 5. Tín hiệu thu và ước lượng khi tín hiệu nguồn âm dạng LMF.
Hình 6. Tín hiệu thu và ước lượng khi tín hiệu nguồn âm dạng ngẫu nhiên.
Với 2 dạng tín hiệu trên, kết quả định vị được thể hiện trên hình 7,8 và bảng 1.
Hình 7. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với tín hiệu dạng điều tần tuyến tính LMF.
Hình 8. Hàm bề mặt định vị mục tiêu với tín hiệu dạng ngẫu nhiên NN.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 91
Bảng 1. Kết quả định vị với các dạng tín hiệu khác nhau.
Dạng
tín hiệu
Tọa độ mục tiêu
thực tế
Tọa độ đánh
giá
Sai số xác định
tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) Up Ug PBR
Dạng
LFM
2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.1 215.7
Dạng
NN
2000 59 2000 60 0 1 34.1 0 438.6
Từ kết quả định vị với 2 dạng tín hiệu khác nhau trong dải tần 50-150Hz trình bày trên
bảng 1, chúng ta thấy kết quả định tốt với cả hai dạng tính hiệu điều tần tuyến tính LFM và
ngẫu nhiên NN, sai số định vị nhỏ. Tỷ số đỉnh/nền PBR > 200. Kết quả định vị cho thấy
dạng tín hiệu ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng định vị.
b. Khảo sát khi tham số môi trường thay đổi theo mùa
Xét sự thay đổi mùa, khi nhiệt độ thay đổi Ct 05,2 , theo (11), khi đó c10m/s.
Bảng 2. Kết quả định vị với các tham số thay đổi theo mùa.
Điều kiện môi
trường
Tọa độ mục
tiêu thực tế
Tọa độ đánh
giá
Sai số xác
định tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m) Δr(m) Δz(m) Up Ug PBR
Không đổi 2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.2 215.7
C=10, cập
nhật DL
2000 59 2000 60 0 1 37.5 0.2 204.2
C=10,Không
cập nhật DL
2000 59 2100 110 100 41 0.93 0.1 13.1
Từ kết quả định vị với biến thiên nhiệt độ theo mùa, chúng ta thấy nếu cập nhật tham
số môi trường định vị sai số nhỏ, tỷ số Đỉnh/Nền PBR > 200 và kết quả định vị không
khác nhau nhiều. Nếu không cập nhật tham số, kết quả định vị sẽ cho sai số lớn. Do đó,
khi nhiệt độ biến thiên theo mùa lớn hơn giá trị nhất định cần thiết phải cập nhật theo giá
trị thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Các tham số độ sâu, tham số đáy gần
như không thay đổi theo mùa.
c. Khảo sát chất lượng định vị khi khi đo tham số môi trường đánh giá bị sai số so với điều
kiện thực tế
Trong bộ tham số môi trường, ở đây chúng ta khảo sát với vận tốc âm vì nó là tham số
ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng định vị. Trong phần này chúng ta đánh giá ảnh hưởng
của sai số ΔC đánh giá vận tốc âm C0 so với giá trị thực tế C. Từ kết quả trên bảng 3 cho
thấy: khi ΔC ≥ 0,4m/s, định vị cho kết quả sai số lớn, không đáp ứng chất lượng định vị.
Khi ΔC < 0,4m/s, kết quả định vị tốt. Độ chính xác yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm
ΔC < 0,4m/s khi đó định vị cho kết quả chính xác. Yêu cầu này đối với các máy đo vận tốc
âm thỏa mãn. Sai số đo vận tốc thường đạt được ΔC < 0,05m/s.
Bảng 3. Kết quả định vị với các sai số đo vận tốc âm.
C thay đổi
Tọa độ mục tiêu
thực tế
Tọa độ đánh
giá
Sai số xác
định tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m)
Δr(m) Δz(m) Up Ug PBR
0C 2000 59 2000 60 0 1 42.4 0.1 215.7
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T.Đ.Khánh, N.X.Long, T.P.Ninh, “Nghiên cứu đánh giá vùng biển nước nông.” 92
1,0C 2000 59 2000 60 0 1 37.3 0.1 199.8
2,0C 2000 59 2000 60 0 1 30.5 0.1 171.6
3,0C 2000 59 2000 60 0 1 23.3 0.1 134.3
4,0C 2000 59 2240 110 240 51 0.6 0.1 9.5
1C 2000 59 2220 110 220 51 0.4 0 15.4
d. Mô phỏng dải thông mục tiêu khác nhau
Mô phỏng định vị nguồn âm theo phương pháp MFP dải rộng đối với các tín hiệu có độ
rộng phổ 50 Hz-450H.
Bảng 4. Đánh giá sai số định vị và biên độ đỉnh phát hiện
đối với các nguồn âm có dải thông khác nhau.
Dải thông
nguồn âm
Tọa độ mục tiêu
thực tế
Tọa độ
đánh giá
Sai số xác định
tọa độ
Đỉnh Nền
Đỉnh/
Nền
0sr (m) 0sz (m) rˆ (m) zˆ (m) r (m) z (m) Up Ug PBR
Dải rộng
(50÷100)Hz 2000 59 2000 60 0 0 72.08 0.09 787.28
(50÷150)Hz 2000 59 2000 58 0 1 42.42 0.19 215.77
(50÷250)Hz 2000 59 2000 58 0 1 9.78 0.31 30.84
(50÷350)Hz 2000 59 2000 58 0 1 1.23 0.04 32.66
(50÷450)Hz 2000 59 2000 60 0 0 1.06 0.09 10.84
(50÷500)Hz 2000 59 2000 26 0 33 2.29 0.07 30.91
Dải hẹp
100Hz 2000 59 1160 68 840 9 1.89 0.5568 3.39
Kết quả đánh giá sai số định vị trình bày trên bảng 4 cho thấy, đối với nguồn âm có dải
thông 50Hz tương ứng với dải tần (50 ÷100)Hz có độ chính xác định vị rất tốt (Δr = 0m;
Δz = 0m) và tỷ số Đỉnh/Nền lớn (PBR =787.28). Khi dải thông tăng lên từ 100Hz đến
400Hz có sai số lớn hơn và biên độ đỉnh phát hiện giảm dần khi dải thông tăng lên. Với
nguồn âm có dải thông rộng lớn 450Hz sai số định vị lớn đặc biệt đối với sai số định vị độ
sâu nguồn âm (Δz =33m), biên độ đỉnh phát hiện giảm mạnh và xuất hiện nhiều đỉnh
phát hiện xung quanh điểm đỉnh phát hiện chính. Đối với nguồn dải hẹp (vạch phổ
100Hz) và xử lý MFP thông thường khi sử dụng 1 hydrophone, kết quả định vị cho hiệu
quả rất thấp rˆ =1160m, zˆ =68m; tương ứng sai số theo khoảng cách và độ là Δr = 840m,
z = 9m.
Do vậy, theo như luận giải về dải tần nguồn âm của mục tiêu ngầm trong phần 3.1 có
dải dải rộng từ 50Hz đến 500Hz và theo kết quả phân tích kết quả mô phỏng với MFP dải
rộng phù hợp với dải tần mục tiêu ngầm như trên bảng 4 cần thiết thực hiện MFP dải rộng
để nâng cao hiệu quả của hệ thống.
4. KẾT LUẬN
Bài báo nghiên cứu thuật toán, khảo sát môi trường bố trí trạm trinh sát thủy âm, mô
hình truyền âm tại vùng nước nông biển Việt Nam. Mô phỏng và đánh giá các yêu tố ảnh
hưởng đến sai số định vị nguồn âm trong vùng biển nước nông như đặc tính nguồn âm,
tham số môi trường thay đổi theo mùa, sự cần thiết phải cập nhật tham số môi trường theo
mùa, độ chính xác tối thiểu yêu cầu khi đánh giá vận tốc âm. Kết quả mô phỏng cho thấy,
dạng tín hiệu nguồn phát không ảnh hưởng nhiều đến kết quả định vị; khi nhiệt độ biến
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 93
thiên theo mùa lớn hơn một giá trị ngưỡng nhất định, cần thiết phải cập nhật theo giá trị
thực của nhiệt độ để đảm bảo chất lượng định vị. Độ chính xác yêu cầu khi đánh giá vận
tốc âm smC /4,0 , khi đó định vị cho kết quả chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Baggeroer, A.B., W.A. Kuperman, and P.N. Mikhalevsky. 1993. “An Overview of
Matched Field Methods in Ocean Acoustics”. IEEE Journal of Oceanic Engineering
18 (4): 401-424.
[2]. Tolstoy, A. 1993. “Matched Field Processing for Underwater Acoustics”. Singapore: World
Scientific.
[3]. Porter M B, Tolstoy A. “The Matched-field processing benchmark problems”. Journal
of Computational Acoustics, 1994, 2(3):161-185.
[4]. Xiao Z, Xu W, Gong Xianyi. “Robust Matched Field Processing for Source
Localization Using Convex Optimization”. IEEE Oceans’ 2009, Bremen, 2009: 1-5.
[5]. Frazer LN, Pecholcs PI. “Single - hydrophone localization”. J.Acoust.Soc.Am, 1990, 88(2):
995- 1002.
[6]. Lee Y P. “Time - domain single hydrophone localization in a real shallow water
environment”. IEEE Oceans’98 Conference Proceedings, Nice, France, 1998: 1074-1077.
[7]. Skarsoulis E K, Kalogerakis M A. “Two - hydrophone localization of a click source in
the presence of refraction”. Applied Acoustics, 2006, 67(11): 1202-1212.
[8]. Jensen, F., W. Kuperman, M. Porter, and H. Schmidt 1994. “Computational Ocean
Acoustics”. New York: AIP Press.
[9]. Shuai YAO, Kun LI, Shiliang FANG, “Cross correlation matched field localization
for unknown emitted signal waveform using two-hydrophone”, Inter-noise 2014,
Melbourne, Nov. 16-19, 2014.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF FACTORS AFFECTING ERROR POSITIONING SOURCE
LOCALIZATION FOR UNDERWATER ACOUSTIC TARGET IN SHALLOW WATER
This paper focuses on algorithm, survey hydroacoustic located stations, model
sound transmission in Vietnam shallow water. Simulation and evaluation of factors
affecting the localization error on the sound source in shallow water such as the
sound source characteristics, environmental parameter changes on the seasons, the
need to update the seasonal environmental parameters, minimum accuracy
requirements when to assess the speed of sound. The simulation results show that
the temperatures is changed at high value by seasonal variations, needed to be
updated according to the real value of the temperature to ensure the quality of
localization. The accuracy required when to assess velocity smC /4,0 , while
localization for accurate results.
Keywords: Matching Field Processing – MFP, Localization, Hydrophone, Shallow water.
Nhận bài ngày 20 tháng 5 năm 2016
Hoàn thiện ngày 26 tháng 5 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016
Địa chỉ: 1 Học viện Kỹ thuật quân sự;
2 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng;
3 Học viện Hải quân.
*E-mail: daidaingoc@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_ninh_kythuatdieukhien_dientu_8798_2150270.pdf