Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm kháng thể kháng Phospholipid bao gôm kháng đông Lupus, kháng thế kháng Cardiolipin và β2 – Glycoprotein 1 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 416
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ KHÁNG
PHOSPHOLIPID BAO GỒM KHÁNG ĐÔNG LUPUS, KHÁNG THỂ
KHÁNG CARDIOLIPIN VÀ β2 – GLYCOPROTEIN 1
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Vũ Đức Quang*, Trần Thị Kiều My**, Đào Thị Thiết*, Nguyễn Thị Thanh Hương*,
Nguyễn Thị Ngọc Quyên*, Bạch Quốc Khánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm một vài loại kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng
đông Lupus, kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein góp phần hỗ trợ các bác sĩ lâm
sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc hội chứng antiphospholipid.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một vài loại kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng đông Lupus, kháng thể
kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein với một số xét nghiệm liên quan tại Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương giai đoạn 2017-2018.
Đối tượng và phương ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm kháng thể kháng Phospholipid bao gôm kháng đông Lupus, kháng thế kháng Cardiolipin và β2 – Glycoprotein 1 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 416
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM KHÁNG THỂ KHÁNG
PHOSPHOLIPID BAO GỒM KHÁNG ĐÔNG LUPUS, KHÁNG THỂ
KHÁNG CARDIOLIPIN VÀ β2 – GLYCOPROTEIN 1
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Vũ Đức Quang*, Trần Thị Kiều My**, Đào Thị Thiết*, Nguyễn Thị Thanh Hương*,
Nguyễn Thị Ngọc Quyên*, Bạch Quốc Khánh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm một vài loại kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng
đông Lupus, kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein góp phần hỗ trợ các bác sĩ lâm
sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc hội chứng antiphospholipid.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một vài loại kháng thể kháng phospholipid bao gồm kháng đông Lupus, kháng thể
kháng Cardiolipin, kháng thể kháng β2 – Glycoprotein với một số xét nghiệm liên quan tại Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương giai đoạn 2017-2018.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu 501 bệnh nhân
được khám và điều trị tại Viện huyết học – Truyền máu Trung ương từ 1/1/2017-30/12/2018.
Kết quả: 39,9% bệnh nhân có xuất hiện kháng thể: kháng thể LA chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9% bệnh nhân).
Bệnh nhân dương tính với một loại kháng thể chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6%). Chỉ số rAPTT kéo dài hơn, số lượng
TC có xu hướng giảm hơn, D-Dimer có xu hướng tăng hơn và KĐKPT dương tính chiếm tỷ lệ cao hơn ở các
bệnh nhân có kháng thể, đặc biệt khi có sự kết hợp cả ba kháng thể. Các chỉ số xét nghiệm Fib, INR, rTT không có
sự khác biệt ở bệnh nhân có và không có kháng thể.
Kết luận: Bệnh nhân có kháng thể có chỉ số rAPTT kéo dài hơn, số lượng tiểu cầu giảm hơn, D-Dimer tăng
cao hơn so với nhóm không có kháng thể kháng phospholipid. Bệnh nhân có xuất hiện đồng thời cả 3 kháng thể có
sự thay đổi rõ rệt nhất ở các chỉ số rAPTT, tiểu cầu, D-Dimer. Không có sự khác biệt của các chỉ số Fib, INR, rTT
ở các nhóm bệnh nhân.
Từ khóa: kháng thể kháng phospholipid (aPL), kháng đông lupus (LA), kháng thể kháng Cardiolipin (aCL),
kháng thể kháng β2 – Glycoprotein (aGPI)
ABSTRACT
RESEARCH CHARATERISTICS OF ANTIPHOSPHOLIPID ANTIBODY
INCLUDING LUPUS ANTICOAGULANT, ANTI CARDIOLIPIN, ANTI β2 – GLYCOPROTEIN 1
IN NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION
Vu Duc Quang, Tran Thi Kieu My, Dao Thi Thiet, Nguyen Thị Thanh Huong,
Nguyen Thi Ngoc Quyen, Bach Quoc Khanh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 416 – 423
Backgrounds: Study on characteristics some type of antiphospholipid antibodies test including Lupus
anticoagulant, anti Cardiolipin, anti β2 – Glycoprotein to help clinicians in diagnosing and treating patients with
antiphospholipid syndrome.
Objectives: Describe the characteristics some type of antiphospholipid antibodies test including Lupus
* Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ** Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: KTV. Vũ Đức Quang ĐT: 0986501350 Email: quangvu.nihbt@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 417
anticoagulant, anti Cardiolipin, anti β2 – Glycoprotein with some related coagulation tests at National Institute
of Hematology and Blood Transfusion from 2017 to 2018.
Methods: Cross-sectional descriptive retrospective and prospective study of 501 patients who were
examined and treated at the National Institute of Hematology - Blood Transfusion from January 1, 2017 to
December 30, 2018.
Results: 39.9% of patients had antibodies: LA antibodies accounted for the highest proportion (33.9% of
patients). The antibody positive for the antibody was the highest percentage (22.6%), the rAPTT index is longer,
Platelet count tends to decrease, D-Dimer tends to increase and Immediate acting inhibitor is positive. The rate
was higher in patients with aPL antibodies, especially when there were a combination of all three antibodies. Fib,
INR, rTT assays showed no difference in patients with or without antibodies.
Conclusion: Patients with antiphospholipid antibodies have a longer rAPTT, lower platelet count, higher D-
Dimer than those without antiphospholipid antibodies. Patients with simultaneous presence of all three antibodies
showed the most significant changes in the rAPTT, platelet, D-Dimer indices. There were no differences in Fib,
INR and rTT in the patient groups.
Key words: anti phospholipid antibody (aPL), lupus anticoagulant (LA), anti Cardiolipin (aCL), anti β2 –
Glycoprotein (aGPI)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng antiphospholipid là bệnh lý tự
miễn được mô tả bởi huyết khối động tĩnh
mạch tái diễn hoặc sảy thai nhiều lần cùng với
sự có mặt của kháng thể kháng phospholipid.
Để chẩn đoán APS, xét nghiệm kháng thể
kháng phospholipid đóng vai trò quan trọng.
Kháng thể kháng phospholipid còn gặp trong
các bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng, ung thư. Tại
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương,
các xét nghiệm phát hiện chất kháng đông
lupus (LA), kháng thể kháng β2 -
Glycoprotein, kháng thể kháng Cardiolipin
đang được thực hiện thường quy với các bệnh
nhân có nghi ngờ kháng thể kháng
phospholipid lưu hành.
Tại Việt nam, những nghiên cứu tìm hiểu
đặc điểm các xét nghiệm đông máu và kháng
thể kháng phospholipid còn chưa nhiều. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm
xét nghiệm kháng thể kháng phospholid với
mục tiêu: "Mô tả đặc điểm kháng thể kháng
phospholipid bao gồm kháng đông Lupus,
kháng thể kháng Cardiolipin, kháng thể kháng
β2 – Glycoprotein với một số xét nghiệm liên
quan tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ương giai đoạn 2017-2018".
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
501 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi
ngờ APS hoặc có kết quả rAPTT kéo dài được
khám và chỉ định xét nghiệm sàng lọc APS lần
đầu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương
từ 1/1/2017- 30/12/2018.
Chọn mẫu
Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng
nghi ngờ APS hoặc có kết quả xét nghiệm
rAPTT kéo dài, được chỉ định các xét nghiệm
sàng lọc APS lần đầu tại Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương.
Mẫu xét nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn của
phòng xét nghiệm, mẫu được ly tâm hai lần với
tốc độ 2500 vòng/phút trong 10 phút để loại trừ
yếu tố tiểu cầu và được xét nghiệm ngay trong
vòng 4 giờ đồng hồ kể từ sau khi lấy máu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có rối loạn đông máu bẩm sinh
như: Hemophilia A, Hemophilia B.
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống
đông, thuốc kháng vitamin K, heparin standard,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 418
hidroxil chloroquine.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.
Nội dung nghiên cứu
Thu thập mẫu bệnh phẩm từ các khoa lâm sàng.
Xét nghiệm Fibrinogen, PT, APTT, TT, tổng
phân tích tế bào máu ngoại vi.
Xét nghiệm phát hiện chất ức chế đường
đông máu nội sinh.
Thực hiện các xét nghiệm LA, kháng thể
kháng β2glycoprotein, kháng thể kháng
cardiolipin.
Phân tích và xử lý số liệu
Đặc điểm xét nghiệm các kháng thể kháng
phospholipid: tỷ lệ dương tính, phối hợp các
kháng thể, mối liên quan với một số xét nghiệm
đông cầm máu.
Xử lý số liệu nghiên cứu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ nữ: nam là 2,2:1. Tuổi trung bình
nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 39,6 tuổi.
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 16-30 tuổi,
chiếm 24,8%.
Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể lưu hành
Trong các kháng thể kháng phospholipid,
kháng khể LA chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%).
Kháng thể kháng Cardiolipin và β2glycoprotein
chiếm tỷ lệ tương đương (lần lượt là 18,6% và
16,6%) (Hình 1).
Tỷ lệ phối hợp kháng thể dương tính
nhómbệnh nhân nghiên cứu
Bệnh nhân dương tính với một loại kháng
thể chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6%. Bệnh nhân
dương tính với hai loại kháng thể chiếm tỷ lệ
thấp nhất với 5,6%. Có 11,8% bệnh nhân dương
tính với cả ba loại kháng thể.
Đặc điểm xét nghiệm đông máu liên quan đến
các loại kháng thể kháng phospholipid trong
nghiên cứu
Giá trị trung bình một số xét nghiệm đông cầm
máu theo giá trị xét nghiệm LA
Giá trị trung bình của xét nghiệm rAPTT của
nhóm bệnh nhân có LA (+) cao hơn ở nhóm bệnh
nhân có xét nghiệm LA nghi ngờ và nhóm bệnh
nhân LA (-). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p <0,05 (Bảng 1).
Giá trị D-Dimer cao nhất ở nhóm bệnh
nhân có LA (+). Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p <0,05.
Không có sự khác biệt về giá trị trung bình
của các chỉ số INR, Fib, và số lượng tiểu cầu ở
các nhóm bệnh nhân.
Hình 1. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính với từng loại kháng thể (n=501)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 419
Hình 2. Tỷ lệ phối hợp kháng thể dương tính (n=501)
Bảng 1. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm đông cầm máu theo giá trị xét nghiệm LA (n=501)
rAPTT INR Fib (g/L) D-Dimer (ng/mL) Tiều cầu (G/L)
LA (+) 2,43±1,31 1,08±0,16 3,71±1,07 2650±3295 235±189
LA (-) 1,37±0,49 1,07±0,17 3,78±1,41 2098±2815 280±222
LA (±) 1,44±0,27 1,12±0,15 4,62±1,73 1644±1656 339±206
p
p(1,2)<0,05
p>0,05 p>0,05
p(1,2)<0,05
p>0,05
p(1,3)<0,05 p(1,3)<0,05
Bảng 2. Đặc điểm chỉ số rAPTT theo giá trị xét
nghiệm LA (n=501)
rAPTT bình thường (%) rAPTT kéo dài (%)
LA (+) 8,9 91,1
LA (-) 37,8 62,2
LA (±) 7,3 92,7
p
p(1,2)<0,05 P(1,2)<0,05
p(2,3)<0,05 p(2,3)<0,05
Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm rAPTT kéo
dài là tương đương nhau ở nhóm có xét nghiệm
LA (+) và xét nghiệm LA nghi ngờ, cao hơn ở
nhóm có xét nghiệm LA(-) với p <0,05 (Bảng 2).
Bảng 3. Đặc điểm xét nghiệm KĐKPT theo giá trị
LA (n=501)
KĐKPT (-) % KĐKPT (+) % KĐKPT (±) %
LA (+) 7,6 84,1 8,2
LA (-) 67,5 14,9 17,6
LA (±) 45,2 26,2 28,6
p
p(1,2)<0,05 p(1,2)<0,05 p(1,2)<0,05
p(1,3)<0,05 p(1,3)<0,05 p(1,3)<0,05
Tỷ lệ bệnh nhân có kháng đông nội sinh
không phụ thuộc thời gian, nhiệt độ dương tính
cao nhất nhóm có LA (+) (84,1%). Khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 3).
Giá trị trung bình một số xét nghiệm đông cầm
máu theo giá trị xét nghiệm aCL và Agpi
Giá trị rAPTT kéo dài hơn ở những bệnh
nhân có kháng thể aCL IgM/IgG và aGPI
IgM/IgG dương tính (Bảng 4).
Số lượng tiểu cầu thấp hơn ở những bệnh
nhân có kháng thể aCL IgM/IgG và aGPI
IgM/IgG dương tính, thấp nhất ở nhóm có
kháng thể aCL IgG dương tính.
Nhóm các bệnh nhân có kháng thể aCL và
aGPI dương tính có tỷ lệ bệnh nhân có rAPTT
kéo dài cao hơn các nhóm không có kháng thể
(Bảng 5).
Bệnh nhân có D-Dimer tăng gặp với tỷ lệ cao
ở nhóm có kháng thể aGPI IgM (+) và aCL
IgM(+) (90,5 và 100%) (Bảng 6).
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm
gặp với tỷ lệ cao hơn ở các nhóm có kháng thể
aCL và Agpi (Bảng 7).
Bệnh nhân có kháng đông nội sinh không
phụ thuộc thời gian, nhiệt độ chiếm tỷ lệ cao ở
các nhóm có kháng thể aCL và aGPI (+), đặc biệt
cao ở nhóm có kháng thể aCL IgG (+) (96,6%)
(Bảng 8).
Chỉ số rAPTT kéo dài nhất và số lượng tiểu
cầu giảm sâu nhất ở nhóm bệnh nhân có đồng
thời cả 3 loại kháng thể kháng phospholipid
(Bảng 9).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 420
Bảng 4. So sánh giá trị trung bình rAPTT và số lượng tiểu cầu theo xét nghiệm aGPI và aCL
aGPI IgM
(-)
aGPI IgM
(+)
aGPI IgG
(-)
aGPI IgG
(+)
aCL IgM
(-)
aCL IgM
(+)
aCL IgG
(-)
aCL IgG
(+)
p
rAPTT 1,58±0,80 2,48±1,40 1,69±0,94 2,37±1,39 1,71±0,98 2,02±1,00 1,59±0,78 2,81±1,55 p<0,05
Tiểu cầu
(G/L)
292±219 159±121 277±214 148±108 276±214 179±170 288±216 135±105 p<0,05
Bảng 5. Đặc điểm chỉ số rAPTT theo giá trị xét nghiệm aGPI và aCL
aGPI
IgM(-)
aGPI
IgM(+)
aGPI
IgG(-)
aGPI IgG
(+)
aCL
IgM(-)
aCL
IgM(+)
aCL
IgG(-)
aCL
IgG(+)
p
rAPTT
bình
thường
n 127 1 126 6 126 2 125 4
p<0,05
% 26,5 4,8 28,7 9,7 27 5,9 28,3 6,8
rAPTT
kéo dài
n 353 20 313 56 341 32 317 55
p<0,05
% 73,5 95,2 71,3 90,3 73 94,1 71,7 93,2
Bảng 6. Đặc điểm chỉ số D-Dimer theo giá trị xét nghiệm aGPI và aCL
aGPI
IgM(-)
aGPI
IgM(+)
aGPI
IgG(-)
aGPI
IgG(+)
aCL
IgM(-)
aCL
IgM(+)
aCL
IgG(-)
aCL
IgG(+)
p
D-Dimer
bình
thường
n 108 2 96 14 107 0 89 18
p<0,05
% 22,5 9,5 21,9 22,6 22,9 0 20,1 30,5
D-Dimer
tăng
n 372 19 343 48 360 34 353 41
p<0,05
% 77,5 90,5 78,1 77,4 77,1 100 79,9 69,5
Bảng 7. Đặc điểm số lượng tiểu cầu theo giá trị xét nghiệm aGPI và aCL
aGPI
IgM(-)
aGPI
IgM(+)
aGPI
IgG(-)
aGPI
IgG(+)
aCL
IgM(-)
aCL
IgM(+)
aCL
IgG(-)
aCL
IgG(+)
p
Tiểu cầu
giảm
n 141 13 114 35 138 19 119 37
p<0,05
% 29,4 61,9 26 56,5 29,6 55,9 26,9 62,7
Tiểu cầu
BT
n 267 8 252 26 259 13 251 22
p<0,05
% 55,6 38,1 57,4 41,9 55,5 38,2 56,8 37,3
Tiểu cầu
tăng
n 72 0 73 1 70 2 72 0
p<0,05
% 15 0 16,6 1,6 15 5,9 16,3 0
Bảng 8. Đặc điểm xét nghiệm KĐKPT theo giá trị xét nghiệm aGPI và aCL
aGPI
IgM(-)
aGPI
IgM(+)
aGPI
IgG(-)
aGPI
IgG(+)
aCL
IgM(-)
aCL
IgM(+)
aCL
IgG(-)
aCL
IgG(+)
p
KĐKPT (-)
n 229 2 232 4 224 4 226 2
p<0,05
% 47,7 9,5 52,8 6,5 48 11,8 51,1 3,4
KĐKPT (+)
n 174 18 130 55 170 26 139 57
p<0,05
% 36,3 85,7 29,6 88,7 36,4 76,5 31,4 96,6
KĐKPT (±)
n 77 1 77 3 73 4 77 0
p<0,05
% 16 4,8 17,5 4,8 15,6 11,8 17,4 0
Bảng 9. So sánh giá trị trung bình một số chỉ số xét nghiệm đông cầm máu theo số lượng kháng thể dương tính
rAPTT INR Fib (g/L) D-Dimer (ng/mL) Số lượng tiểu cầu (G/L)
Âm tính 1,36 ± 0,47 1,07 ± 0,17 3,87 ± 1,44 2125 ± 2766 293 ± 222
1 kháng thể (+) 2,11 ± 1,07 1,10 ± 0,18 3,88 ± 1,39 2130 ± 2050 297 ± 212
2 kháng thể (+) 2,04 ± 0,88 1,04 ± 0,15 3,51 ± 1,02 4172 ± 6589 200 ± 117
3 kháng thể (+) 2,78 ± 1,57 1,05 ± 0,13 3,64 ± 0,84 2055 ± 2093 129 ± 100
p p0,05 p>0,05 p<0,05 p<0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 421
BÀN LUẬN
Đặc điểm xuất hiện các loại kháng thể kháng
phospholipid trong nghiên cứu
Nghiên cứu về tỷ lệ xuất hiện từng loại
kháng thể trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
nhận thấy, kháng thể lupus (LA) chiếm tỷ lệ cao
nhất với 33,9%. Kháng thể kháng Cardiolipin
(aCL) và β2glycoprotein (aGPI) chiếm tỷ lệ
tương đương nhau, lần lượt là 18,6% và 16,6%
(Hình 1). Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Phương
Lan trên đối tượng xảy thai liên tiếp, kháng thể
aCL và aGPI lại xuất hiện với tỷ lệ cao hơn
kháng thể LA(5). Nghiên cứu của tác giả Hoàng
Thị Thuý Hà trên 8 bệnh nhân được chẩn đoán
xác định APS tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có 7/8 bệnh
nhân xuất hiện kháng thể aCL, 5 bệnh nhân xuất
hiện thêm kháng thể LA(4). Nghiên cứu của
chúng tôi đa số dựa trên các bệnh nhân có xét
nghiệm APTT kéo dài (có thể xuất hiện kháng
đông nội sinh lưu hành) cũng đã bắt gặp tỷ lệ
khá cao bệnh nhân có các kháng thể kháng
phospholipid (40,0%). Theo các nhà nghiên cứu,
kháng thể kháng phospholipid nên được chỉ
định ở tất cả các bệnh nhân có xét nghiệm APTT
kéo dài chưa rõ nguyên nhân(4,1) .Điều này nhằm
mục đích phát hiện sớm sự xuất hiện của kháng
thể kháng phospholipid ngay cả khi bệnh nhân
chưa có triệu chứng APS trên lâm sàng để có kế
hoạch theo dõi cho bệnh nhân, phòng các biến
chứng tắc mạch có thể xảy ra. Theo nghiên cứu
của tác giả Laura và Galli, tỷ lệ bệnh nhân có
kháng thể LA có nguy cơ biến chứng tắc mạch
cao hơn ở bệnh nhân có kháng thể aCL và
aGPI(1,2,3). Như vậy, sự xuất hiện kháng thể LA
với tỷ lệ cao hơn kháng thể aCL và aGPI trong
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các bệnh
nhân này cần được tư vấn để phát hiện sớm các
biến chứng tắc mạch và cân nhắc điều trị dự
phòng cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân nghi ngờ hoặc được chẩn
đoán xác định APS có thể xuất hiện 1, 2 hay
đồng thời cả 3 loại kháng thể LA, aCL và aGPI.
Hình 2 biểu thị sự phối hợp các kháng thể xuất
hiện ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân có một loại kháng thể
dương tính chiếm tỷ lệ cao nhất với 22,6%. bệnh
nhân có cả ba loại kháng thể dương tính cũng
chiếm tỷ lệ khá cao là 11,8%. bệnh nhân có xuất
hiện 2 trong 3 loại kháng thể kháng
phospholipid chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ với 5,6%.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán APS, vai trò của các
loại kháng thể kháng phospholipid là tương
đương nhau. Tuy nhiên, sự kết hợp của nhiều
loại kháng thể được cho là có thể liên quan đến
nguy cơ biến chứng tắc mạch và ảnh hưởng đến
kết quả các xét nghiệm đông máu khác(8,7). Theo
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Phương Lan, tỷ lệ
bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng
phospholipid ở bệnh nhân sẩy thai liên tiếp
chiếm 56%(5). Tác giả Hoàng Thị Thuý Hà nghiên
cứu trên 8 bệnh nhân APS thì có 5/8 bệnh nhân
có sự kết hợp hai loại kháng thể LA và aCL (tại
thời điểm nghiên cứu, bệnh viện Chợ Rẫy chưa
tiến hành xét nghiệm kháng thể aGPI)(4).
Đặc điểm một số xét nghiệm đông máu liên
quan tới sự xuất hiện các loại kháng thể kháng
phospholipid trong nghiên cứu
Đặc điểm một số xét nghiệm đông máu liên
quan tới sự xuất hiện kháng thể LA
Giá trị xét nghiệm LA được chia làm 3
ngưỡng: Âm tính, nghi ngờ và dương tính. So
sánh giá trị trung bình và đặc điểm của một số
xét nghiệm đông máu, chúng tôi nhận thấy:
- Chỉ số rAPTT có sự khác biệt giữa các
nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Theo
đó, giá trị trung bình của chỉ số rAPTT là 2,43 ±
1,31, cao hơn nhóm có LA âm tính (r APTT
1,37±0,49) và LA nghi ngờ (rAPTT 1,44±0,27).
Kết quả Bảng 2 cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
có rAPTT kéo dài ở nhóm bệnh nhân LA
dương tính cao hơn hẳn so với nhóm LA âm
tính với p<0,05. Theo nghiên cứu của tác giả
Hoàng Thị Thuý Hà, tất cả các bệnh nhân
trong nghiên cứu đều có rAPTT kéo dài. Tác
giả này cũng nhận định, xét nghiệm mixtest và
tìm kháng thể kháng phospholipid nên được
chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có chỉ số APTT
kéo dài(4). Qua đó cho thấy xét nghiệm rAPTT
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 422
là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong
định hướng chẩn đoán APS.
- Kháng đông lưu hành đường nội sinh
không phụ thuộc thời gian, nhiệt độ (KĐKPT) là
một xét nghiệm được tiến hành khi chỉ số rAPTT
kéo dài. Xét nghiệm được tiến hành để xác định
sự có mặt của kháng thể không đặc hiệu chống
lại yếu tố đông máu con đường nội sinh dựa
trên nguyên lý của xét nghiệm mix test. Xét
nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong định hướng
khả năng xuất hiện các kháng thể miễn dịch
trong đó có kháng thể kháng phospholipid. Trên
Bảng 3 cho thấy, ở nhóm LA (+) có KĐKPT
dương tính chiếm tỷ lệ rất cao (84,1%), cao hơn
nhiều so với các nhóm bệnh nhân có LA(-) hoặc
nghi ngờ. Điều đó chứng tỏ, xét nghiệm KĐKPT
(+) là một chỉ điểm quan trọng trong việc tiến
hành xét nghiệm tìm kháng thể LA.
- Cũng theo Bảng 1, các chỉ số xét nghiệm
Fib, INR, rTT không có sự khác biệt giữa các
nhóm có và không có kháng thể LA. Đây là các
xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
thuộc con đường đông máu ngoại sinh và con
đường chung. Trên thực tế, sự có mặt của kháng
thể kháng phospholipid ít gây ảnh hưởng đến
con đường đông máu ngoại sinh và con đường
chung. Theo nghiên cứu của tác giả Miho
Sakakura và cộng sự, xét nghiệm PT không có sự
khác biệt giữa các nhóm có kháng thể aPL và
không có kháng thể aPL(7).
Đặc điểm một số xét nghiệm đông máu liên
quan tới sự xuất hiện kháng thể aCL và aGPI
Giá trị xét nghiệm aCL và aGPI được chia
làm 2 ngưỡng: Âm tính và dương tính với IgG
hoặc IgM. So sánh giá trị trung bình và đặc điểm
của một số xét nghiệm đông máu, chúng tôi
nhận thấy:
- Chỉ số rAPTT cao hơn có ý nghĩa thống
kê với p<0,05 ở nhóm có kháng thể aCL
IgM/IgG và kháng thể aGPI IgM/ IgG. Giá trị
rAPTT cao nhất thuộc nhóm có kháng thể aCL
IgG (+). Theo đó, giá trị trung bình của chỉ số
rAPTT ở nhóm có kháng thể aCL IgG là
2,81±1,55 (Bảng 4). Kết quả Bảng 5 cũng cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân có rAPTT kéo dài ở nhóm
bệnh nhân aCL và aGPI IgM/IgG dương tính
cao hơn hẳn so với nhóm không có kháng thể
với p<0,05. Qua đó cho thấy xét nghiệm rAPTT
là một xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong
định hướng đi tìm kháng thể aCL và aGPI ở
bệnh nhân nghi ngờ hội chứng APS.
- Số lượng tiểu cầu: Theo kết quả Bảng 4,
nhóm nghiên cứu ghi nhận, số lượng trung bình
tiểu cầu thấp hơn ở nhóm có kháng thể aCL và
aGPI lưu hành và thấp nhất ở nhóm có kháng
thể aCL IgG (+). Thống kê tỷ lệ bệnh nhân có số
lượng tiểu cầu giảm theo Bảng 7 cũng nhận thấy,
nhóm bệnh nhân có aCL và aGPI IgM/IgG (+) thì
tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm là cao
hơn các nhóm không có kháng thể. Như vậy, số
lượng tiểu cầu cũng là một chỉ số giúp định
hướng cho sự phát hiện của kháng thể aCL và
aGPI.
- Kết quả Bảng 6 cho thấy 100% bệnh nhân có
kháng thể aCL IgM và 90,5% bệnh nhân aGPI
IgM có giá trị giá trị D-Dimer tăng so với mức
bình thường. Như vậy, D-Dimer cũng là một chỉ
số có sự khác biệt và thường tăng trong các
trường hợp nghi ngờ có sự xuất hiện của kháng
thể aCL.
- Theo Bảng 8, tỷ lệ bệnh nhân có KĐPKT (+)
cao hơn ở nhóm bệnh nhân có kháng thể aCL và
aGPI IgM/IgG so với các nhóm khác. Khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều đó cho thấy
xét nghiệm mix test tìm KĐKPT thực sự có ý
nghĩa trong định hướng chẩn đoán kháng thể
kháng phospholipid.
Như vậy, các kháng thể LA, aCL, aGPI với
bản chất là các kháng thể kháng phospholipid có
tác động trực tiếp đến con đường đông máu nội
sinh và sự hình thành huyết khối. Giá trị D-
Dimer tăng và số lượng tiểu cầu giảm gặp nhiều
hơn ở những bệnh nhân có kháng thể kháng
phospholipid (bao gồm cả LA, aCL, aGPI) có thể
do khuếch đại quá trình tăng tiêu thụ các yếu tố
đông cầm máu trong quá trình tạo huyết khối.
Vì vậy, các chỉ số rAPTT, số lượng tiểu cầu, D-
Dimer và xét nghiệm KĐKPT thực sự có ý nghiã
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 423
trong định hướng sự có mặt của kháng thể
kháng phospholipid, đồng thời cũng là những
xét nghiệm có giá trị trong theo dõi diễn biến
điều trị ở những bệnh nhân này.
Đặc điểm của các xét nghiệm đông máu theo
số lượng kháng thể kháng dương tính
Theo các kết quả thu nhận được ở trên, rõ
ràng, các kháng thể kháng phospholipid ảnh
hưởng đến các giá trị xét nghiệm rAPTT, số
lượng tiểu cầu, D-Dimer. Tuy nhiên, để đánh
giá mức độ ảnh hưởng khi có sự kết hợp các
kháng thể, chúng tôi tiếp tục so sánh giá trị
trung bình và thống kê đặc điểm các xét
nghiệm dựa trên số lượng kháng thể dương
tính và được chia làm các nhóm: Nhóm có 1
kháng thể dương tính, nhóm có 2 kháng thể
dương tính và nhóm có cả 3 kháng thể dương
tính trên tổng số 200 bệnh nhân có xuất hiện
kháng thể kháng phospholipid. Kết quả ghi
nhận được: Nhóm có dương tính với cả ba loại
kháng thể có chỉ số rAPTT kéo dài nhất, số
lượng tiểu cầu giảm thấp nhất và tỷ lệ bệnh
nhân có giảm số lượng tiểu cầu cao nhất (Bảng
9). Đối với chỉ số D-Dimer, nhóm bệnh nhân có
xuất hiện 2 loại kháng thể có giá trị trung bình
D-Dimer cao nhất (Bảng 9). Như vậy, mức độ
ảnh hưởng đến các chỉ số rAPTT, số lượng tiểu
cầu và D-Dimer bước đầu ghi nhận sự khác
nhau theo số lượng kháng thể kháng
phospholipid tồn tại trên cơ thể bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu kết quả xét nghiệm của 501
bệnh nhân khám và điều trị tại Viện từ 1/2017-
12/2018, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
+ 39,9% bệnh nhân có xuất hiện kháng thể:
kháng thể LA chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9% bệnh
nhân). Bệnh nhân dương tính với một loại kháng
thể chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6%).
+ Chỉ số rAPTT kéo dài hơn, số lượng tiểu
cầu có xu hướng giảm hơn, D-Dimer có xu
hướng tăng hơn và KĐKPT dương tính chiếm tỷ
lệ cao hơn ở các bệnh nhân có kháng thể aPL,
đặc biệt khi có sự kết hợp cả ba loại kháng thể.
+ Các chỉ số xét nghiệm Fib, INR, rTT không
có sự khác biệt ở bệnh nhân có và không có
kháng thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alving BM, Barr CF (1990). Correlation between lupus
anticoagulants and anticardiolipin antibodies in patients with
prolonged activated partial thromboplastin times. Am J Med,
88:112–116.
2. Durcan L (2017). Epidemiology of the Antiphospholipid
Syndrome. Handbook of Systemic Autoimmune Diseases, 12:17-30.
3. Galli M, Luciani D, Bertolini G (2014). Lupus anticoagulants are
stronger risk factors for thrombosis than anticardiolipin
antibodies in the antiphospholipid syndrome: a systematic
review of the literature. Blood, 101:1827–1832.
4. Hoàng Thị Thuý Hà (2014). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của hội chứng kháng phospholipid tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm
2012. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(2):107-111.
5. Lê Thị Phương Lan, Hoàng Minh Phương, Đỗ Thanh Dung,
Phùng Thị Hoa (2010). Sẩy thai liên tiếp và Hội chứng
Antiphospholipid. Nội san Y học Sinh sản, 15:11.
6. Ortel TL (2012). Antiphospholipid Syndrome Laboratory
Testing and Diagnostic Strategies. Am J Hematol, 87(1):75–81.
7. Pengo V, Ruffatti A, Legnani C, et al (2011). Incidence of a first
thromboembolic event in asymptomatic carriers of high-risk
antiphospholipid antibody profile: a multicenter prospective
study. Blood, 118(17):4714–8.
8. Sakakura M, et al (2000). Coagulation tests and anti-
phospholipid antibodies in patients positive for Lupus
Anticoagulant. Clin Appl Thrombosis/Hemostasis, 6(3):144-150.
Ngày nhận bài báo: 19/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_xet_nghiem_khang_the_khang_phospholipid.pdf