Nghiên cứu đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn sau lưu trữ đông lạnh

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn sau lưu trữ đông lạnh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 430 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO CỤM TẾ BÀO CỦA MẪU TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN SAU LƯU TRỮ ĐÔNG LẠNH Vũ Thu Huyền*, Trần Ngọc Quế*, Nguyễn Bá Khanh* TÓM TẮT Máu dây rốn được xem là nguồn cung cấp tế bào gốc đầy tiềm năng và có thể dự trữ bằng hình thức lưu trữ đông lạnh để sử dụng một cách linh hoạt và chủ động. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn; Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tạo cụm tế bào với một số yếu tố. Đối tượng: 307 mẫu tế bào gốc máu dây rốn được thu thập, xử lý và lưu trữ tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu TW từ năm 2014 đến 2018. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu, hồi cứu, sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc trên môi trường nuôi cấy Methocult 4434. Kết quả: Số lượng các cụm trung bình trong 1 đơn vị lưu trữ là 147,9 x104 cụm, với đặc điểm hình thái các loại c...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn sau lưu trữ đông lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 430 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TẠO CỤM TẾ BÀO CỦA MẪU TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN SAU LƯU TRỮ ĐÔNG LẠNH Vũ Thu Huyền*, Trần Ngọc Quế*, Nguyễn Bá Khanh* TÓM TẮT Máu dây rốn được xem là nguồn cung cấp tế bào gốc đầy tiềm năng và có thể dự trữ bằng hình thức lưu trữ đông lạnh để sử dụng một cách linh hoạt và chủ động. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn; Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tạo cụm tế bào với một số yếu tố. Đối tượng: 307 mẫu tế bào gốc máu dây rốn được thu thập, xử lý và lưu trữ tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu TW từ năm 2014 đến 2018. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu, hồi cứu, sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc trên môi trường nuôi cấy Methocult 4434. Kết quả: Số lượng các cụm trung bình trong 1 đơn vị lưu trữ là 147,9 x104 cụm, với đặc điểm hình thái các loại cụm thường gặp là: BFU-E (75,3x104 cụm), CFU-GM (60,1x104 cụm), CFU-GEMM (8,1x104 cụm); cụm ít gặp là CFU-E (1,7x104 cụm); thời gian lưu trữ đông lạnh của mẫu tính đến thời điểm nuôi cấy trung bình là 1,08 năm; Số lượng cụm tế bào có mối tương quan thuận với số lượng tế bào CD34+ và tế bào có nhân, trong đó có mối tương quan chặt chẽ hơn với số lượng tế bào CD34+. Từ khóa: cụm tế bào, tế bào gốc máu dây rốn, nuôi cấy tế bào gốc ABSTRACT STUDY SOME CHARACTERISTICS OF COLONY FORMING UNIT OF UMBILICAL CORD BLOOD STEM CELL CULTURE AFTER CRYOPRESEVATION Vu Thu Huyen, Tran Ngoc Que, Nguyen Ba Khanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 430 – 436 Cord blood is considered a potential source of stem cells and can be fully stored by cryopreservation for use in a flexible manner and initiative. Objective: To describe the characteristics of colonies; to study the relative between characteristics colony of stem cell with some of factors. Subjects: 307 samples of cord blood stem cells are collected, processed and stored in Stem Cell Bank at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion from 2014 to 2018. Methods: Cross sectional descriptive, prospective, retrospective study. MethoCult™ H4434 Classic is a complete methylcellulose-based medium for the growth of hematopoietic progenitor cells in colony-forming unit (CFU) assays of umbilical cord blood. Results: The average number of colony per unit was 147,9x104 colonies, with morphological characteristics common kind of colonies were: BFU-E (75,3x104 colonies); CFU-GM (60,1x104 colonies); CFU-GEMM (8,1x104 colonies); less common colony was CFU-E (1,7x104 colonies); cryopreservation time of samples in this study average was 1,08 years. The number of colony was positively correlated with CD34+ cell numbers and total nucleated cell numbers, which correlated more closely with CD34+ cell numbers. Keywords: colony-forming unit, cord blood stem cells, stem cell culture *Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương. Tác giả liên lạc: KS. Vũ Thu Huyền ĐT: 0944891118 Email: huyenthuhuyen.91@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 431 ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào gốc tạo máu (HSC: Hematopoietic Stem Cell) đã được nghiên cứu hơn nửa thế kỷ, là một trong những lĩnh vực tiến bộ và nổi bật nhất trong y sinh học hiện đại. Chúng tạo ra những tế bào máu và tế bào có thẩm quyền miễn dịch, đáp ứng cho sự đổi mới về số lượng và chức năng của máu. Ghép tế bào gốc tạo máu hiện nay được coi là phương pháp điều trị có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý ác tính, bệnh di truyền về huyết học và một số bệnh lý khác ngoài chuyên khoa Huyết học. Tế bào gốc tạo máu có thể lấy được từ nhiều nguồn như: từ máu dây rốn, từ tủy xương hoặc từ máu ngoại vi. Trong số đó nguồn tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn được xem là nguồn tế bào gốc non trẻ, phương pháp thu thập không đau đớn, dễ dàng thực hiện. Và sự ra đời của ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn, là cơ sở cho việc tạo nguồn tế bào gốc sẵn sàng phục vụ cho những bệnh nhân có nhu cầu ghép. Tại đây, các mẫu được thu thập, xử lý chiết tách thu tế bào gốc, lưu trữ đông lạnh và sẵn sàng cho sử dụng. Việc thực hiện đánh giá chất lượng mẫu tế bào gốc sau lưu trữ là rất quan trọng, giúp đem lại những thông tin cần thiết để hỗ trợ việc ứng dụng cũng như cải thiện các quy trình tạo nguồn tế bào gốc. Các phương pháp đánh giá chất lượng khối tế bào gốc bao gồm về thành phần của khối tế bào gốc, số lượng và tỷ lệ sống của tế bào gốc, khả năng thực hiện chức năng Trong đó, nuôi cấy trên môi trường chuyên biệt là kỹ thuật phổ biến đánh giá chất lượng, đặc biệt là khả năng thực hiện chức năng của mẫu tế bào gốc. Căn cứ vào số lượng cụm mọc trên môi trường và đặc điểm của các cụm tế bào về hình thái, tính chất, ta có thể đưa ra đánh giá về chất lượng của mẫu tế bào gốc, giúp cho việc chọn mẫu để ghép cũng như tiên lượng khả năng mọc mảng ghép trên lâm sàng(2). Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng số lượng cụm có liên quan đến tỷ lệ mọc mảnh ghép trong cấy ghép bệnh lý huyết học ở trẻ em(1). Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tế bào gốc cũng như ứng dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị thực hiện thành công tại các bệnh viện như Viện Huyết học - Truyền máu TW, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa TW Huế... Tuy nhiên, các nghiên cứu về đánh giá chất lượng, đặc biệt là khả năng thực hiện chức năng của mẫu tế bào gốc tạo máu còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn sau lưu trữ đông lạnh” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm tạo cụm tế bào của mẫu tế bào gốc máu dây rốn. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tạo cụm tế bào với một số yếu tố. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 307 mẫu TBG máu dây rốn được thu thập, xử lý và lưu trữ đông lạnh tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu TW từ tháng 1/2014 – 12/2018. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, hồi cứu. Chọn 10% số mẫu đã lưu trong thời gian năm 2014 đến 2018 theo cách cứ 10 mẫu liên tiếp sẽ lấy mẫu ở vị trí thứ hai để tiến hành nuôi cấy, đánh giá chất lượng; Chọn và chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm theo thời gian, tính từ thời điểm lưu trữ đông lạnh đến thời điểm nuôi cấy, cụ thể: + Nhóm 1: thời gian lưu < 1 năm; + Nhóm 2: Từ 1 năm đến ≤ 2 năm; + Nhóm 3: > 2 năm. Các thông số nghiên cứu Đặc điểm của mẫu: Nguồn gốc, thể tích, mật độ và thành phần tế bào). Đặc điểm của tế bào có nhân (TBCN): Số lượng, tỷ lệ sống/chết của tế bào. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 432 Đặc điểm của tế bào CD34: Số lượng, tỷ lệ CD34+/CD45, tỷ lệ sống/chết. Đặc điểm tạo cụm tế bào: Số cụm, thành phần cụm. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu (Hình 1) Xác định và phân biệt các loại cụm dưới kính hiển vi quang học đảo ngược(2) BFU-E (Burst Forming Unit - Erythocyte): Đơn vị tạo cụm hồng cầu lớn, mỗi cụm có > 200 nguyên hồng cầu, đứng thành một hoặc nhiều đám, có màu hồng, các tế bào đứng sát nhau, ranh giới không rõ, vùng rìa của cụm thường gọn. CFU-E (Colony Forming Unit - Erythocyte): Đơn vị tạo cụm hồng cầu nhỏ, đặc điểm tương tự cụm BFU-E nhưng kích thước nhỏ hơn, có từ 8 đến 200 nguyên hồng cầu. CFU-GM (Colony Forming Unit - Granulocyte/Macrophage): Đơn vị tạo cụm bạch cầu, mỗi cụm có 40 bạch cầu, màu trắng đục, các tế bào đứng cạnh nhau ranh giới thường rõ, vùng rìa thường không đều. CFU-Mix/CFU-GEMM (Colony Forming Unit - Mixed): một cụm lớn, thường bao hàm cụm BFU-E và CFU-GM. Hình 1. Quy trình nuôi cấy cụm tế bào với methycellulose medium Các phương tiện, vật liệu nghiên cứu Máy đếm tế bào FC500, DxH500; Tủ an toàn sinh học; tủ nuôi cấy tế bào; Kính hiển vi quang học đảo ngược; Máy Vortex; micropipet; Bơm tiêm 3ml, kim 18G; đĩa Petri d=35mm; đĩa Petri d=100mm; ống nghiệm 5ml có nắp tiệt trùng; kim Catheter; Môi trường nuôi cấy MethoCult™ H4434 Classic và nước cất. Sơ đồ nghiên cứu (Hình 2). KẾT QUẢ Bảng 1. Một số đặc điểm chung của mẫu nuôi cấy Thông số Trung bình X ± SD Tối đa Tối thiểu Tế bào có nhân (10 7 ) 59,7 ± 19,9 124,4 17,2 Tế bào CD34+ (10 5 ) 239,8 ± 184,6 1830 42 Thể tích lưu trữ (ml) 22,3 ± 0,7 25 20,6 Tỷ lệ tế bào sống sau rã đông (%) 82,5 ± 6,2 93,29 70 Thời gian lưu trữ đông lạnh (năm) 1,08 ± 0.64 2,8 0,04 Số lượng tế bào có nhân trung bình của mẫu dây rốn trong nghiên cứu là 59,7 x 107 tế bào; số lượng tế bào CD34+ trung bình là 239,8 x 105 tế bào; thể tích lưu trữ trung bình của các mẫu máu day rốn là 22,3 ml; tỷ lệ sống của tế bào sau rã đông của các mẫu trong nghiên cứu trung bình là 82,5%; thời gian lưu trữ đông lạnh của mẫu tính đến thời điểm nuôi cấy trung bình là 1,08 năm (Bảng 1). Bảng 2. Số lượng cụm trung bình trong 1 đĩa nuôi cấy (d=35mm) Loại cụm Trung bình (cụm) X ± SD Tối đa Tối thiểu CFU-E 0,5 ± 0,8 5 0 BFU-E 22,1 ± 10,8 93 3 CFU-GM 17,5 ± 8,2 44 2 CFU-GEMM 2,5 ± 2,4 18 0 Tổng 42,7 ± 18 125 14 Trung bình trong một đĩa nuôi cấy với kích thước d=35mm có 42,7±18 cụm. Số lượng mỗi loại cụm CFU-E; BFU-E; CFU-GM; GEMM trung bình trong 1 đĩa nuôi cấy lần lượt là: 0,5 cụm; 22,1 cụm; 17,5 cụm; 2,5 cụm (Bảng 2). Trung bình trong một đơn vị lưu trữ sau nuôi cấy có 147,9x104 cụm. Các cụm thường gặp là: BFU-E (75,3x104 cụm), CFU-GM (60,1x104 cụm) và CFU-GEMM (8,1x104 cụm); cụm gặp ít Mẫu XN Chuẩn bị mẫu và hóa chất Cấy mẫu trên đĩa Nuôi cấy trong tủ Đọc và phân tích kết quả nuôi cấy Pha loãng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 433 nhất là CFU-E (1,7x104 cụm) (Bảng 3). Hình 2. Sơ đồ nghiên cứu Bảng 3. Số lượng cụm tế bào trung bình trong 1 đơn vị lưu trữ Loại cụm Trung bình (10 4 cụm) X ± SD Tối đa Tối thiểu CFU-E 1,7 ± 2,7 17,5 0 BFU-E 75,3 ± 53,3 547,5 9,9 CFU-GM 60,1 ± 39,2 247,4 4,4 CFU-GEMM 8,1 ± 7,1 40,6 0,5 Tổng 147,3 ± 94,6 757 33 Bảng 4. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ đến số lượng cụm tế bào Nhóm Loại cụm Nhóm 1 (≤ 1 năm) (n=189) Nhóm 2 (1-2 năm) (n=35) Nhóm 3 (> 2 năm) (n=13) p CFU-E 0,56 ± 0,9 0,41 ± 0,6 0,29 ± 0,5 > 0,05 BFU-E 20,4 ± 9,7 23,7 ± 11,5 32,2 ± 12,8 > 0,05 CFU-GM 17,3 ± 8,1 16,7 ± 8 24,89 ± 7,2 > 0,05 GEMM 2,6 ± 2,6 2,5 ± 2 3,02 ± 1,9 > 0,05 Số lượng cụm tế bào trung bình của mỗi loại cụm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trong nghiên cứu (Bảng 4). Bảng 5. Tương quan giữa các yếu tố trong nghiên cứu và số lượng các loại cụm Số lượng tế bào có nhân (10 7 ) Số lượng CD34+ (10 5 ) Thời gian lưu trữ (năm) BFU-E (10 4 cụm) r 0,14 0,56 0,13 p 0,05 CFU-GM (10 4 cụm) r 0,19 0,48 0,001 p 0,05 GEMM (10 4 cụm) r -0,09 0,21 -0,04 p >0,05 0,05 Số lượng TBCN có mối tương quan thuận có ý nghĩa thông kê với số lượng cụm BFU-E, CFU- GM. Số lượng CD34+ có mối tương quan thuận có ý nghĩa thông kê với số lượng của 3 loại cụm trong nghiên cứu (Bảng 5). Số lượng cụm mọc có liên quan chặt chẽ với số lượng tế bào có nhân trong mẫu nghiên r=0,68 (p <0,05) và liên quan rất chặt chẽ với số lượng tế bào CD34+ trong mẫu nghiên r=0,81 (p <0,05) (Hình 3). Tế bào gốc máu dây rốn lưu trữ 307 mẫu đánh giá Các thông số tế bào có nhân, tế bào CD34+... Rã đông mẫu đông lạnh Nuôi cấy môi trường Methocult, t0=370C, 5% CO2, trong 14 ngày Phân tích và ghi kết quả vào phiếu thu thập thông tin Tổng hợp kết quả, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Phân tích kết quả ghi vào phiếu đọc kết quả cấy cụm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 434 Hình 3. Tương quan giữa số lượng cụm tế bào với số lượng tế bào có nhân và số lượng tế bào CD34+ trong 1 đơn vị lưu trữ BÀN LUẬN Về đặc điểm hình thái cụm tế bào, sau 14 ngày nuôi cấy trong điều kiện thích hợp, các cụm tế bào gốc đạt được hình thái điển hình. Sử dụng hệ thống kính hiển vi đảo ngược để quan sát kết quả, ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt về màu sắc giữa các loại cụm khác nhau. Kết quả của nghiên cứu về hình thái các loại cụm tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn trên thế giới và nhận thấy sự tương đồng với(6) (Hình 4). Hình 4. Một số hình ảnh cụm tế bào sau 14 ngày nuôi cấy. a) cụm hồng cầu; b) cụm bạch cầu; c) cụm hỗn hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 435 Về số lượng các loại cụm trong đĩa nuôi cấy, chiếm ưu thế là cụm BFU-E và ít nhất là CFU-E (Bảng 2, 3). Kết quả của nghiên cứu này tương tự như các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Khanh (2015) và nghiên cứu trên thế giới về nuôi cấy cụm đối với máu dây rốn(4). Đây cũng là điểm đặc trưng cho nuôi cấy cụm từ tế bào gốc tạo máu từ nguồn máu dây rốn. Với ưu điểm về mức độ non trẻ của các tế bào gốc máu dây rốn đã mang đến tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các tế bào vượt trội hơn so với các nguồn tế bào gốc trưởng thành từ máu ngoại vi hay dịch tủy xương khi nuôi cấy trong cùng loại môi trường. Bên cạnh đó, sự có mặt của cụm hỗn hợp (Bảng 2, 3) đã khẳng định tiềm năng tăng sinh của nguồn tế bào gốc này. Trong nghiên cứu này, số lượng cụm trung bình/1 đĩa nuôi cấy là 42,7 cụm/đĩa. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Bert Wognum với 30-80 cụm/đĩa được xem là kết quả tối ưu đối với các điều kiện nuôi cấy tế bào(7). Theo một số báo cáo trên thế giới về mối liên quan giữa số lượng cụm trung bình và khả năng mọc ghép của bênh nhân, số lượng cụm trung bình càng nhiều thì khả năng mọc mảnh ghép càng cao và liều ghép dựa trên số lượng cụm trung bình được khuyến cáo là 3,3-3,5x104/kg(4,5). Trong nghiên cứu của chúng tôi với số lượng cụm trung bình là 147,9x104 (Bảng 3) hoàn toàn có thể đảm bảo được liều ghép, kể cả cho những bệnh nhân là người trưởng thành. Thời gian lưu trữ đông lạnh kéo dài thường dẫn đến lo ngại là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu, tuy nhiên theo kết quả của nghiên cứu này thì thời gian lưu trữ không ảnh hưởng đến khả năng tạo cụm của mẫu lưu (Bảng 4). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của Hye Ryun Lee và cộng sự (2014) khi tiến hành đánh giá chất lượng các mẫu lưu trữ trong thời gian 5 năm(3). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động của một ngân hàng máu dây rốn bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian cần bổ sung thêm những mẫu mới. Kết quả trong nghiên cứu đã chỉ ra với những mẫu có thời gian lưu lên đến 3 năm thì vẫn cho kết quả tương đương với những mẫu lưu dưới 1 năm (Bảng 4). Do đó, quy trình lưu trữ và bảo quản mẫu tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đến thời điểm hiện tại hoàn toàn đảm bảo được chất lượng mẫu. Khi so sánh mối tương quan giữa số lượng cụm tế bào với số lượng tế bào có nhân và CD34+, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng CD34+ có mối tương quan chặt chẽ hơn so với số lượng tế bào có nhân. Do trong môi trường nuôi cấy đặc biệt chứa các yêu tố kích thích tăng trưởng tạo cụm tế bào gốc tạo máu, tác động chủ yếu vào các tế bào có CD34+ cho nên số lượng, thành phần cụm phụ thuộc rất nhiều vào số lượng tế bào CD34+ trong mẫu. Nhìn chung, số lượng CD34+ và số lượng TBCN có mối tương quan với số lượng cụm tế bào gốc trung bình trong 1 đơn vị lưu trữ (Hình 1). KẾT LUẬN Từ kết quả của nghiên cứu này với 307 mẫu máu dây rốn được lưu trữ đông lạnh từ năm 2014 đến 2018 nhận thấy: - Về hình thái, các loại cụm đều đạt theo tiêu chuẩn chung của thế giới; - Số lượng cụm trung bình trong 1 đơn vị lưu trữ là 147,9 x104 cụm; cụm thường gặp là: BFU-E (75,3x104 cụm), CFU-GM (60,1x104 cụm), CFU- GEMM (8,1x104 cụm); cụm ít gặp là CFU-E (1,7x104 cụm). - Số lượng cụm tế bào có mối tương quan thuận, rất chặt chẽ vớ số lượng tế bào CD34+ và liên quan chặt chẽ với số lượng tế bào có nhân. - Thời gian trung bình lưu trữ của các mẫu là 1,08 năm, mẫu lưu lâu nhất trong nghiên cứu lên đến 2,8 năm, thời gian lưu trữ đông lạnh không ảnh hưởng đến kết quả tạo cụm của mẫu. KIẾN NGHỊ Nuôi cấy tạo cụm tế bào là kỹ thuật hiệu quả, phù hợp để đánh giá chất lượng của các mẫu sau thời gian lưu trữ đông lạnh. Cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đánh giá chất lượng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 436 mẫu với sô lượng mẫu nhiều hơn và thời gian lưu trữ dài hơn. Ngoài ra có thể kết hợp với lâm sàng để nghiên cứu về tương quan giữa kết quả đánh giá chất lượng mẫu lưu trữ đông lạnh và kết quả ứng dụng trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allan D, Petraszko T, Elmoazzen H & Smith S (2013). A Review of Factors Influencing the Banking of Collected Umbilical Cord Blood Units. Stem Cells International, pp.1-7. 2. Clarke E (2009). Colony-Forming Cell Assays for Determining Potency of Cellular Therapy Products, Cellular Therapy: Principles, Methods, and Regulations. AABB, pp.573-580. 3. Lee HR, Shin S, Roh EY, et al (2014). Quality of cord blood cryopreserved for up to 5 years, Korean Society of Hematology. Blood Research, 49(1):54-60. 4. Nguyễn Bá Khanh, Trần Ngọc Quế (2015). Bước đầu nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan đến khả năng tạo cụm tế bào của mẫu máu dây rốn lưu trữ tại Viện Huyết học - Truyền máu TW. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(4):257-261. 5. Page KM, et al (2015). Relationships Among Commonly Used Measures of Cord Blood Potency, ALDHbr Cell Content, and Colony Forming Cell Content in Cord Blood Units Prior to Cryopreservation: Towards An Improved Metric for Potency of Banked Cord Blood. American Society of Hematology, 118(21):4054. 6. Stem cell Technology (2012). Technical manual version 4: Humman colony-forming cell assays using methocult, pp.1-42. 7. Wognum NYB, Lai B and Miller CL (2013). Basic Cell Culture Protocols: Colony Forming Cell Assays for Human Hematopoietic Progenitor Cells. Methods in Molecular Biology, 946:267-283. Ngày nhận bài báo: 23/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_tao_cum_te_bao_cua_mau_te_bao_goc_mau_da.pdf
Tài liệu liên quan