Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2019: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 59
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU
Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 2019
Nguyễn Đức Long*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh nhân HIV/AIDS khi điều trị bằng ARV phải kéo dài suốt đời, vì vậy những tác dụng phụ
không mong muốn có thể xuất hiện, trong đó rối loạn nồng độ lipid máu là một vấn đề mới được đề cập gần đây.
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Nhân Ái từ tháng 10/2018
đến tháng 5/2019.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Rối loạn nồng độ lipid máu chiếm (48,5%). Trong đó, rối loạn lipid máu nhóm 1 chiếm 30,4%,
nhóm 2 chiếm 13,9%, nhóm 3 chiếm 4,2%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ rối loạn lipid máu: nhóm tuổi càng cao
thì tỷ lệ rối loạn lipid máu càng cao có nghĩa là ở những bệnh nhân có tuổi cao hơn một nhóm thì có khả năng bị
rối loạn lipid máu cao gấp 1,3 lần (KTC 95% 1,1 – 1,...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 59
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU
Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 2019
Nguyễn Đức Long*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh nhân HIV/AIDS khi điều trị bằng ARV phải kéo dài suốt đời, vì vậy những tác dụng phụ
không mong muốn có thể xuất hiện, trong đó rối loạn nồng độ lipid máu là một vấn đề mới được đề cập gần đây.
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Nhân Ái từ tháng 10/2018
đến tháng 5/2019.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Rối loạn nồng độ lipid máu chiếm (48,5%). Trong đó, rối loạn lipid máu nhóm 1 chiếm 30,4%,
nhóm 2 chiếm 13,9%, nhóm 3 chiếm 4,2%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ rối loạn lipid máu: nhóm tuổi càng cao
thì tỷ lệ rối loạn lipid máu càng cao có nghĩa là ở những bệnh nhân có tuổi cao hơn một nhóm thì có khả năng bị
rối loạn lipid máu cao gấp 1,3 lần (KTC 95% 1,1 – 1,6). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Có mối
liên quan giữa thời gian nhiễm HIV với rối loạn lipid máu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,03<0,05).
Kết luận: Điều trị ARV có thể gây ra rối loạn lipid máu. Cơ chế gây rối loạn này cũng như thay đổi nồng độ
lipid trong quá trình điều trị và cách xử trí cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: rối loạn nồng độ lipid máu, HIV/AIDS, ARV.
ABSTRACT
RESEARCH ON LIPID BLOOD LEVELS ON HIV / AIDS PATIENTS ARV TREATMENT IN PEOPLE'S
HOSPITAL 2019
Nguyen Duc Long
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 59 - 66
Background: HIV/AIDS patients on ARV treatment may need to be lifelong, so unwanted side effects may
occur, in which lipid disorder is a new problem. Recently updated.
Objectives: To investigate blood lipid concentrations on HIV/AIDS patients at Nhan Ai hospital from
October 2018 to May 2019.
Method: Advancing cross-sectional descriptions.
Results: Disorders of blood lipid levels in the study accounted for (48.5%). Among them, blood lipid
disorder in group 1 accounted for 30.5% and dyslipidemia in group 2 accounted for more than 13.9%, and
4.2% of patients with dyslipidemia group 3. Factors related to disorder Hyperlipidemia: The higher the age
group, the higher the incidence of dyslipidemia means that in patients older than one group, the likelihood of
dyslipidemia is 1.3 times higher (95% CI 1.1 – 1.6). This difference is statistically significant (p <0.05).
There was an association between the time of HIV infection compared to dyslipidemia. This difference is
statistically significant (p = 0.03<0.05).
Conclusion: Treatment of HIV/AIDS can cause dyslipidemia. This mechanism of disturbance as well as
changes in lipid levels during treatment and management need further research.
Keywords: blood lipid disorder, HIV/AIDS, ARV
*Bệnh viện Nhân Ái - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCK1. Nguyễn Đức Long ĐT: 0913746525 Email: duclong1512@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 60
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, một nghiên cứu tác dụng phụ
của hai phác đồ ARV bậc I trên bệnh nhân
HIV/AIDS thực hiện từ tháng 7/2006 – 6/2008 tại
Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, tỷ lệ rối loạn
chuyển hóa lipid máu lần lượt là 40,8% với phác
đồ D4T + 3TC + NVP (1A) và 16,3% với phác đồ
D4T + 3TC + EFV (1C)(6). Nghiên cứu của tác giả
Võ Thanh Nhơn và Nguyễn Hữu Chí trên 217
người bệnh HIV/AIDS đang điều trị phác đồ
ARV bậc II tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ
Chí Minh (2014), tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm
73,3% và rối loạn lipid máu có liên quan với tuổi
và nồng độ hemoglobin (Hb)(10).
Bệnh viện Nhân Ái là Bệnh viện chuyên
khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh
với quy mô 450 giường bệnh. Mỗi năm bệnh
viện chăm sóc và điều trị cho hơn 1000 lượt
người nhiễm HIV/AIDS trong đó có trên 800
lượt người được điều trị ARV. Tuy nhiên, hiện
nay bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về rối
loạn nồng độ lipid máu ỏ bệnh nhân đang điều
trị ARV. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhân Ái năm 2019”.
Nghiên cứu này giúp đánh giá nồng độ lipid
máu trên bệnh nhân HIV/AIDS, từ đó giúp cho
việc tầm soát và điều trị sớm rối loạn nồng độ
lipid máu nhằm phòng ngừa xơ vữa động mạch,
giảm biến chứng tim mạch trên bệnh nhân
HIV/AIDS, đồng thời góp phần cải thiện thời
gian sống và chất lượng cuộc sống cho đối tượng
bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân
HIV/AIDS. Xác định tỷ lệ nồng độ lipid máu
(Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL, HDL)
ở bệnh nhân HIV/AIDS.
Xác định mối liên quan giữa nồng độ lipid
máu với các yếu tố đặc điểm dân số học, đặc
điểm lâm sàng, thời gian nhiễm, thời gian điều
trị, giai đoạn lâm sàng, tình trạng miễn dịch và
phác đồ điều trị trên bệnh nhân HIV/AIDS.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện điều
trị tại bệnh viện Nhân Ái từ 10/2018 đến 5/2019.
Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV,
đồng ý tham gia nghiên cứu (được giải thích rõ
lợi ích của nghiên cứu, số lượng máu cần lấy,
những quy định trước khi lấy mẫu và ký tên vào
phiếu xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.
Người bệnh không phải trả tiền cho chi phí xét
nghiệm trong nghiên cứu), thỏa các tiêu chí sau
Trên 16 tuổi.
Nhiễm HIV được xác định khi mẫu huyết
thanh dương tính với cả 3 xét nghiệm kháng thể
HIV bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau.
Xét nghiệm 1 (sàng lọc): Test Architect HIV
Ag/Ab Combo (hãng Abbott laboraries Hoa
Kỳ), xét nghiệm này định tính kháng nguyên
p24 của HIV và các kháng thể đối với HIV
type 1 và type 2.
Xét nghiệm 2: Test AxSym HIV ½ gO (hãng
Abbott), xác định kháng thể HIV.
Xét nghiệm 3: Test COBAS HIV Combi (Công
ty Roche), xét nghiệm định tính kháng nguyên
HIV-1 p24 và kháng thể HIV-1 nhóm O và
kháng thể HIV-2.
Có chỉ định điều trị ARV và điều trị theo
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”
của Bộ Y tế(2).
Tiêu chí loại ra
Bệnh nhân có rối loạn lipid máu trước khi
điều trị ARV.
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức tính ước lượng
một tỷ lệ(6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 61
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để khảo sát.
z: là hệ số tin cậy.
α xác suất sai lầm loại I
(α=0,05, vậy Z (1-α/2)=1,96).
p: tỷ lệ được ước lượng trước trong quần thể,
lấy p = 0,733(10).
d = độ chính xác tuyệt đối, lấy d=5%=0,05.
Thay số vào công thức trên ta có n = 1,962 x
0,733(1 - 0,733)/0,052 303.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để khảo
sát là 303 người bệnh. Tuy nhiên tại Bệnh viện
Nhân Ái tại thời điểm lấy mẫu có 360 bệnh nhân
đang điều trị nội trú, do đó chúng tôi áp dụng
công thức hiệu chỉnh mẫu(6):
Trong đó:
nf: cỡ mẫu hiệu chỉnh trong quần thể hữu hạn.
N: kích thước của quần thể hữu hạn.
n: cỡ mẫu tính theo công thức.
Thay n = 303 và N = 360 vào công thức trên ta
có: nf = 303 x 360/(303+360) = 164,037 → cỡ mẫu
tối thiểu trong nghiên cứu này là 165 bệnh nhân.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, chọn các bệnh nhân
thỏa mãn các tiêu chí chọn mẫu.
Phương pháp nghhieen cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Cách tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân được làm bệnh án theo mẫu
chung, chú ý đến tiền sử và bệnh sử, những
thuốc đã và đang sử dụng, hoạt động thể lực.
Máu tĩnh mạch được lấy buổi sáng lúc đói (bữa
ăn cuối cách 12 tiếng) để đo nồng độ
triglyceride, cholesterol toàn phần và HDL. Xét
nghiệm nồng độ lipid máu tiến hành tại Khoa
Xét nghiệm – Bệnh viện Nhân Ái.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu
(n = 165)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 134 81,2
Nữ 31 18,8
Nhóm tuổi
< 30 tuổi 10 6,1
< 40 - 30 tuổi 69 41,8
< 50 - 40 tuổi 69 41,8
≥ 50 17 10,3
TB=40,5 7,9; Min=21; Max=66; KBT=45
Địa chỉ
TP.HCM 140 84,9
Tỉnh khác 21 13,3
Vô gia cư 3 1,8
Dân tộc
Kinh 159 96,4
Hoa 6 3,6
Khác 0 0
Tôn giáo
Phật giáo 83 50,3
Thiên chúa giáo 40 24,2
Khác 7 4,3
Không tôn giáo 35 21,2
Nghề nghiệp
Tự do 63 38,2
Kinh doanh 22 13,3
NVVP, CNVC 5 5,0
Khác 75 45,5
Trình độ học vấn
Mù chữ 8 4,9
Tiểu học 49 29,7
Cấp 1 76 46,1
Cấp 2 31 18,7
≥ Trung cấp 1 0,6
Đặc điểm lâm sàng nhiễm HIV
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng nhiễm HIV (n = 165)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Thời gian nhiễm HIV
< 5 năm 25 15,2
≤ 10 – 5 năm 52 31,5
> 10 năm 88 53,3
Thời gian điều trị ARV
< 12 tháng 16 9,7
Z2 (1-α/2) * p(1-p)
n =
d2
n*N
nf =
n + N
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 62
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
≤ 36 –21 tháng 15 9,1
> 36 tháng 134 81,3
Giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn 1-2 121 73,3
Giai đoạn 3-4 44 26,7
Tình trạng miễn dịch (CD4/mm
3
)
< 200/mm
3
81 49,1
≥200/mm
3
84 50,9
Phác đồ điều trị
Phác đồ bậc 1 141 85,5
Phác đồ bậc 2 24 14,5
Tiền sử mắc đái tháo đường, tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu
Bảng 3. Tiền sử mắc đái tháo đường, tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu (n = 165).
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường
Có 3 1,8
Không 162 98,2
Tăng huyết áp
Có 20 12,1
Không 145 87,9
Rối loạn lipid máu đang điều trị
Có 1 0,6
Không 164 99,4
Tác dụng phụ của thuốc ARV
Có 1 0,6
Không 164 99,4
Tỷ lệ bệnh nhân đã từng được chẩn đoán đái
tháo đường thấp chiếm 1,8%, tỷ lệ BN đã từng
được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp chiếm
12,1%, tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị rối loạn
lipid máu 0,6% (Bảng 3).
Bảng 4. Thời gian mắc đái tháo đường, tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu
Đặc điểm
Trung vị
*
(25% - 75%)
Giới tính
Nam
Trung vị
(25%-75%)
Nữ
Trung vị
(25%-75%)
Số năm mắc đái tháo
đường (n=3)
2
(2-7)
2
(2-7)
0
(0-0)
Số năm mắc tăng
huyết áp (n=20
3,5
(1-7)
3,5
(1-7)
3,5
(1-10)
Số năm điều trị rối
loạn lipid (n=1)
1
(1-1)
1
(1-1)
0
(0-0)
*Biến số định lượng phân phối không bình thường
Bảng 5. Chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL-C,
HDL-C (mmol/l)
Đặc điểm TB ĐLC
Giới tính
Nam
(TB ĐLC)
Nữ
(TB ĐLC)
Cholesterol
5,11 1,09
(3,35-9,24)
5,08 1,05
(3,35-9,24)
5,27 1,25
(3,75-9,1)
Triglyceride
1,66 0,54
(0,76-5,57)
1,68 0,54
(0,85-5,57)
1,54 0,54
(0,76-3,5)
LDL-C
2,49 0,93
(0,09-4,79)
2,56 0,93
(0,09-4,79)
2,17 0,86
(0,72-3,92)
HDL-C
2,74 0,82
(1,1-0,72)
2,83 0,82
(1,1-4,72)
2,34 0,68
(1,13-4,38)
Bảng 6. Tỷ lệ cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-
C bất thường
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Cholesterol
Bình thường 98 59,4
Tăng 67 40,6
Triglyceride
Bình thường 151 91,5
Tăng 14 8,5
LDL-C
Bình thường 129 78,2
Tăng 36 21,8
HDL-C
Bình thường 153 92,7
Giảm 12 7,3
Tỷ lệ bệnh nhân tăng cholesterol hơn mức
bình thường (≥5,2 mmol/l) gần bằng 40,6%, tỷ lệ
bệnh nhân tăng triglyceride hơn mức bình
thường (≥2,3 mmol/l) gần bằng 8,5%; tỷ lệ bệnh
nhân tăng LDL-C hơn mức bình thường (≥3,2
mmol/l) gần bằng 21,8 %; tỷ lệ bệnh nhân có chỉ
số HDL-C trong giới hạn bình thường 92,7%
(≥0,9 mmol/l) (Bảng 6).
Tỷ lệ rối loạn lipid máu
Bảng 7. Tỷ lệ rối loạn lipid máu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Rối loạn lipid máu
Không 85 51,5
Có 80 48,5
Phân nhóm
Nhóm 1(rối loạn 2 thành phần Lipid máu) 50 30,4
Nhóm 2 (rối loạn 3 thành phần Lipid máu) 23 13,9
Nhóm 3(rối loạn 4 thành phần Lipid máu) 7 4,20
Có 48,5% bệnh nhân có rối loạn lipid máu;
trong đó rối loạn lipid máu nhóm 1 chiếm 30,4%;
nhóm 2 chiếm 13,9%; nhóm 3 chiếm 4,2% (Bảng 7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 63
Mối liên quan giữa đặc điểm dân số xã hội và
lâm sàng so với rối loạn lipid máu
Bảng 8. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số xã
hội và RLLP
Đặc điểm
RLLP
p
PR
(KTC 95%) Có n(%) Không n(%)
Giới tính
Nam 67 (50) 67 (50)
0,4 1,2 (0,8-1,7)
Nữ 13 (41,9) 18 (58,1)
Nhóm tuổi
< 30 3 (30,0) 7 (70,0)
0,006
**
1
< 40 - 39 28 (40,6) 41 (59,4) 1,3 (1,1-1,6)
< 50 - 49 37 (53,6) 32 (46,4) 1,7 (1,2-2,7)
> 50 12 (70,6) 5 (29,4) 2,2 (1,3-4,1)
Địa chỉ
TP. HCM 68 (48,6) 72 (51,4)
Tỉnh 11 (50,0) 11 (50,0) 0,9 1,0 (0,6-1,6)
Vô gia cư 1 (33,3) 2 (66,7) 0,6 0,7 (0,1-3,4)
Dân tộc
Kinh 75 (47,2) 84 (52,8)
0,1
*
0,6 (0,4 -0,8)
Hoa 5 (83,3) 1 (16,7)
Tôn giáo
Phật giáo 36 (43,4) 47 (56,6) 1
Thiên chúa
giáo
23 (57,5) 17 (42,5) 0,1 1,3 (0,9-1,9)
Khác 17 (48,6) 18 (51,4) 0,6 1,1 (0,7-1,7)
Không tôn
giáo
4 (57,1) 3 (42,7) 0,4* 1,3 (0,7-2,6)
Nghề nghiệp
Tự do 33 (51,4) 30 (47,6) 1
Kinh doanh 10 (45,4) 12 (55,6) 0,6 0,9 (0,5-1,5)
NVVP, CNVC 2 (40,0) 3 (60,0) 0,6* 0,8 (0,3-2,3)
Khác 35 (46,7) 40 (60,5) 0,5 0,9 (0,6-1,3)
Trình độ học vấn
Mù chữ 5 (62,5) 3 (37,5) 1
Cấp 1 21 (42,9) 28 (57,1) 0,2 0,7 (0,4-1,3)
Cấp 2 41 (53,9) 35 (46,1) 0,6 0,9 (0,5-1,5)
Cấp 3 12 (41,9) 18 (58,1) 0,3 0,7 (0,3-1,3)
≥ Trung cấp 0(0,0) 1 (100) 0,000 ####
*: Kiểm định Fisher, ####: Không xác định
**: Kiểm định có tính khuynh hướng
Bảng 9. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và
rối loạn lipid máu
Đặc điểm
RLLP
p
PR
(KTC 95%)
Có
n(%)
Không
n(%)
Thời gian nhiễm HIV
< 5 năm 14 (56,0) 11 (44,0)
0,03
**
1
≤ 10 - 5 năm 31 (59,6) 21 (40,4) 0,8 (0,7-1,0)
> 10 năm 35 (39,8) 53 (60,2) 0,6 (0,5-1,0)
Thời gian điều trị ARV
< 12 tháng
6
(37,5)
10 (62,5) 1
≤ 36 - 12 tháng
9
(60,0)
6
(40,0)
0,2 1,6 (0,8-3,4)
> 36 tháng 65 (48,5) 69 (51,5) 0,3 1,3 (0,7-2,5)
Giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn 1-2 57 (47,1) 64 (52,9)
0,9 0,9 (0,6-1,3)
Giai đoạn 3-4 23 (52,3) 21 (47,7)
Tình trạng miễn dịch (T-CD4/mm
3
)
< 200/mm
3
35 (43,2) 46 (56,8)
0,2 0,8 (0,6-1,1)
≥ 200/mm
3
45 (53,6) 39 (46,4)
Phác đồ điều trị
Phác đồ bậc 1 72 (51,1) 69 (48,9)
0,2
*
1,5 (0,9-2,8)
Phác đồ bậc 2 8 (33,3) 16 (66,7)
* Kiểm định Fisher
** Kiểm định có tính khuynh hướng
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Giới tính
Đặc điểm mẫu nghiên cứu của chúng tôi
bệnh nhân chủ yếu là nam (81,2% so với nữ là
18,8%). Như vậy có thể thấy rằng số lượng bệnh
nhân nam giới có rối loạn lipid máu nhiều hơn
nữ giới. Kết quả này cũng phù hợp với một số
nghiên cứu khác đã thực hiện tại Việt Nam như
nghiên cứu của Võ Thanh Nhơn, Nguyễn Hữu
Chí (2014) trên 217 bệnh nhân điều trị ARV bậc 2
có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới TP. Hồ Chí Minh chỉ ra nam giới chiếm
(71%)(9). Tác giả Nguyễn Văn Kính (2010) nghiên
cứu tác dụng phụ hay gặp của phác đồ ARV bậc
1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm tới
78,3%(8), tác giả Nguyễn Thành Long, Lê Văn
Học (2013) tỷ lệ nam chiếm (80,7%)(7).
Tuổi
Cho đến nay khoa học đã khẳng định HIV
chỉ lây theo 3 đường là đường máu, đường tình
dục và từ mẹ sang con, những nhóm tuổi nào dễ
có các hành vi có nguy cơ lây nhiễm thì tỷ lệ mắc
cao. Đối với đường máu chủ yếu qua hành vi
tiêm chích ma túy, đối với đường tình dục thì
hành vi chủ yếu là quan hệ tình dục không an
toàn như quan hệ ngoài hôn nhân, quan hệ với
phụ nữ bán dâm, tình dục đồng giới, còn đối với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 64
đường lây truyền HIV từ mẹ sang con là do hậu
quả khi người mẹ bị nhiễm HIV lây cho con.
Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này phần
lớn có độ tuổi từ 30-49 chiếm (83,6%), trong đó
nhóm từ 30 đến 39 và nhóm 40 đến 49 tuổi có tần
suất và tỷ lệ bằng nhau 69 (41,8%) (Bảng 1). Kết
quả này tương đồng so với các nghiên cứu khác
khi độ tuổi của bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV
nằm trong khoảng từ 31 đến 39 tuổi. Đây cũng là
độ tuổi hiện mắc nhiễm HIV cao tại Việt Nam,
theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2012 (tỷ lệ bệnh
nhân từ 20 - 29 tuổi chiếm 32,9% và từ 30 - 40
chiếm 45,1%)(3). Kết quả này theo một nghiên
cứu tại Brazil, từ 2002 đến 2006 xác định tác
động của liệu pháp kháng retrovirus đối với
nồng độ lipid máu của bệnh nhân HIV/AIDS
trước và sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc
kháng virút hoạt tính cao (HAART)(4) cũng phù
hợp. Khi so sánh với một nghiên cứu khác trên
bệnh nhân điều trị ARV phác đồ bậc 2 ngoại trú
tại bệnh viện Nhiệt Đới(10) thì nhóm dưới 40 tuổi
chiếm tỷ lệ cao gần gấp đôi so với nghiên cứu
của chúng tôi (80,2% so với 47,9%). Sự khác biệt
về tỷ lệ này có thể lý giải do mẫu nghiên cứu của
chúng tôi nhỏ hơn 165 so với 217 và tác giả lấy
mẫu là người bệnh điều trị ngoại trú còn chúng
tôi lấy mẫu là người bệnh điều trị nội trú.
Nghề nghiệp
Trên 38,2% trước khi nhập viện, bệnh nhân
có ngành nghề tự do. Một tỷ lệ rất cao bệnh nhân
thuộc các ngành nghề khác (45,5%).
Học vấn
Đa số bệnh nhân có trình độ học vấn thấp từ
tiểu học đến THCS chiếm 75,8% (Tiểu học 29,7%;
THCS 46,1%), tỷ lệ bệnh nhân có trình độ TC-
CĐ-ĐH rất thấp: 0,6%. Kết quả phân bố có nhiều
nét tương đồng với kết quả của nghiên cứu tại
Brazil đã đề cập trước đó bệnh nhân có trình độ
học vấn thấp (60,4%) và thu nhập hàng tháng
dưới 198 USD (51,0%), 17,2% không có việc làm
khi họ bắt đầu điều trị HAART(4).
Nơi cư trú
Khoảng 84,9% bệnh nhân có hộ khẩu
thường trú tại TP. Hồ Chí Minh, có lượng nhỏ
bệnh nhân vô gia cư (1,8%). Sự khác biệt về
nơi sống khá cao, có thể lí giải được do đặc thù
của Bệnh viện Nhân Ái chỉ tiếp nhận chăm sóc
và điều trị ARV cho bệnh nhân có hộ khẩu tại
TP. Hồ Chí Minh và bệnh nhân từ các Cơ sở
cai nghiện ma túy thuộc lực lượng thanh niên
xung phong và Sở lao động thương binh và xã
hội TP. Hồ Chí Minh. Hầu hết đối tượng tham
gia nghiên cứu thuộc dân tộc kinh (96,4%) và
có tôn giáo là Phật giáo.
Đặc điểm lâm sàng nhiễm HIV – Tiền sử mắc
các bệnh mãn tính khác
Kết quả thống kê cho thấy đa số bệnh nhân
trong nghiên cứu có thời gian nhiễm HIV trên 10
năm, chiếm tỷ lệ 53,3%. Kế đến là bệnh nhân có
thời gian nhiễm HIV từ 5 đến 10 năm, chiếm tỷ
lệ 31,5%. Số bệnh nhân có thời gian nhiễm HIV
dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,2%. Hầu hết
bệnh nhân tham gia nghiên cứu có thời gian
điều trị ARV trên 36 tháng (81,3%). Tỷ lệ có thời
gian điều trị dưới 12 tháng và từ 12 tháng đến 36
tháng xấp xỉ bằng nhau và gần bằng 9%. Tùy
thuộc vào mục đích, tiêu chuẩn phân loại giai
đoạn lâm sàng, điểm cắt số lượng tế bào CD4
cũng như cộng đồng nghiên cứu sự phân phối
giai đoạn lâm sàng, số lượng tế bào CD4 phân bố
khác nhau giữa các nghiên cứu. Trong nghiên
cứu của chúng tôi gần 73% bệnh nhân đang ở
giai đoạn lâm sàng I+II lại tương đồng với một
nghiên cứu khác về mức độ phổ biến của các bất
thường lipid và các yếu tố liên quan được tiến
hành năm 2018 ở hai phòng khám HIV tại
Malawi với 61,7% bệnh nhân ở giai đoạn Ls
I+II(1).
Như phân tích ở trên về tình trạng miễn dịch
ở nhóm bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 dưới
200 tế bào và nhóm từ 200 tế bào trở lên cũng
xấp xỉ bằng nhau, gần bằng 50%. Như vậy, trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có số
lượng tế bào thấp (CD4 ≤ 250/mm3) ít hơn so với
một nghiên cứu có kết quả 67%(1).
Phác đồ điều trị ARV có liên quan đến tình
trạng rối loạn lipid. Cụ thể: nồng độ cholesterol
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 65
toàn phần (TC), cholesterol lipoprotein trọng
lượng phân tử thấp (LDL-C) và cholesterol
lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL-C),
cũng như tỷ lệ TC: HDL-C, được so sánh ở bệnh
nhân được điều trị phác đồ kháng retrovirus
khác nhau. Phác đồ bậc 1 gồm thuốc ức chế
protease: nồng độ TC và TG và tỷ lệ TC: HDL-C
cao hơn so với bệnh nhân không điều trị thuốc
ức protease. Phác đồ có chứa Ritonavir có liên
quan đến nồng độ TC và TG và tỷ lệ TC: HDL-C
cao hơn so với phác đồ có chứa indinavir. Tuy
nhiên, việc nhận nelfinavir có liên quan đến việc
giảm nguy cơ mức HDL-C thấp hơn và việc
nhận saquinavir có liên quan đến tỷ lệ TC: HDL-
C thấp hơn. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế men
sao chép ngược nonnucleoside có nồng độ TC và
LDL-C cao hơn so với bệnh nhân, không được
điều trị ARV mặc dù nồng độ HDL-C thấp hơn
so với bệnh nhân dùng PI đơn lẻ. Efavirenz được
liên kết với mức độ TC và TG cao hơn so với
nevirapine(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi
gần 86% bệnh nhân đang được điều trị ARV
theo phác đồ bậc 1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có khai thác
về mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Với tỷ lệ hiện mắc lần lượt là 1,8% và 12%. Trong
số đó 75% số bệnh nhân mắc đái tháo đường có
thời gian mắc bệnh trung bình là 5 năm, 25% còn
lại có thời gian mắc trung bình là 7 năm và chủ
yếu xảy ra ở bệnh nhân nam. Trong khi đó 50%
bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp có
thời gian mắc bệnh trung bình là 3,5 năm.
Đặc điểm rối loạn lipid máu
Tỷ lệ rối loạn lipid máu trong nghiên cứu
này là 48,5%. Trong đó rối loạn lipid máu nhóm
1 chiếm gần 30,4%, nhóm 2 chiếm hơn 13,9%,
nhóm 3 chiếm 4,2%. Không có bệnh nhân nào rối
loạn lipid máu nhóm 4. Những tỷ lệ này thấp
hơn nhiều so với nghiên cứu của Võ Thành
Nhơn (2014): tỷ lệ rối loạn lipid máu là 73,3%
trong đó rối loạn kiểu nhóm 2 (tăng cholesterol +
triglycerid) là 41%, nhóm 3 (tăng cholesterol +
triglycerid + LDL-C) là 38,7% và nhóm 4 (tăng
cholesterol + triglycerid + LDL-C và giảm
HDL-C) là 24%(9). Sự thấp hơn đáng kể này là do
đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi là bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn
cuối, suy giảm miễn dịch nặng, suy kiệt nặng,
được điều trị ARV chủ yếu theo phác đồ bậc I.
Còn trong nghiên cứu của Võ Thanh Nhơn
(2014) thực hiện trên những bệnh nhân ngoại
trú, sức khỏe ổn định, điều trị ARV theo phác đồ
bậc II. Các cơ chế tác động, ảnh hưởng của
thuốc, ảnh hưởng của từng phác đồ điều trị
ARV, đối với tình trạng rối loạn lipid đã được
ghi nhận, cho nên sự khác biệt trên hoàn toàn có
thể lí giải được.
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ rối loạn lipid máu
Do hạn chế về cỡ mẫu nên nghiên cứu của
chúng tôi chỉ tìm thấy mối liên quan giữa sự gia
tăng của nhóm tuổi và tỷ lệ rối loạn lipid máu.
Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn lipid máu
càng cao có nghĩa là ở những bệnh có tuổi cao
hơn một nhóm thì có khả năng bị rối loạn lipid
máu cao gấp 1,3 lần (KTC 95%: 1,1–1,6). Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,006<0,05) (Bảng
8). Mối quan hệ này cũng được tìm thấy tại một
số nghiên cứu khác(1,9).
Có mối liên quan giữa thời gian nhiễm HIV
so rối loạn lipid máu. Thời gian nhiễm càng dài
thì tỷ lệ rối loạn lipid máu càng tăng, bệnh nhân
có thời gian nhiễm HIV dài hơn 5 năm thì có khả
năng bị rối loạn lipid máu cao gấp 0,8 lần (KTC
95%: 0,7-1,0). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p = 0,03<0,05) (Bảng 9).
Không có mối liên quan đáng kể giữa tỷ lệ
rối loạn lipid máu với giới tính, chẩn đoán bệnh
đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể, thời gian điều
trị ARV, số lượng tế bào CD4 và kết quả hoàn
toàn tương tự với các nghiên cứu trước đó(1).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu chiếm
48,5%. Trong đó, rối loạn lipid máu nhóm 1
chiếm gần 30,4%, nhóm 2 chiếm 13,9%, nhóm 3
chiếm 4,2%.
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ rối loạn lipid
máu: nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn lipid
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 66
máu càng cao có nghĩa là ở những bệnh nhân
có tuổi cao hơn một nhóm thì có khả năng bị
rối loạn lipid máu cao gấp 1,3 lần (KTC 95%:
1,1–1,6). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p <0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alemayehu A, Victor S, Alfred M, Adrienne KC (2018).
"Dyslipidemia among rural and urban HIV patients in south-
east Malawi". PLoS One, 13 (5):222-262.
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
Quyết định số: 5418/QĐ-BYT.
3. Bộ Y tế (2012). về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong 6 tháng
đầu năm 2012. Báo cáo số: 775/BC-BYT
4. Ceccato MG, Bonolo P, Souza Neto AI, Araujoz FS, Freitas MI
(2011). "Antiretroviral therapy-associated dyslipidemia in
patients from a reference center in Brazil". Brazilian Journal of
Medical and Biological Research, 44(11):1177-83.
5. Fontas E, van Leth F, et al (2004) "Lipid profiles in HIV-infected
patients receiving combination antiretroviral therapy: are
different antiretroviral drugs associated with different lipid
profiles?". Journal of Infectious Diseases, 189(6):1056-74.
6. Katherine RSV, Keith J, Michael V, Montaner JS, et al (2001).
"Lipodystrophy-associated morphological, cholesterol and
triglyceride abnormalities in a population-based HIV/AIDS
treatment database". AIDS, 15(2):231-239.
7. Lưu Ngọc Hoạt (2014). “Nghiên cứu khoa học trong y học”. Nhà
xuất bản y học Hà Nội, pp.125-127.
8. Nguyễn Thành Long, Lê Văn Học (2013), Đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân AIDS tử vong tại bệnh
viện Nhân Ái, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 17(4):156-163.
9. Nguyễn Văn Kính (2010). “Nghiên cứu tác dụng phụ hay gặp
của phác đồ ARV bậc 1”. Tạp chí Y học Thực hành, 708(3):50-52.
10. Võ Thanh Nhơn, Nguyễn Hữu Chí (2014). "Rối loạn lipid máu ở
bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV bậc 2 tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới". Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1):401-411.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_roi_loan_lipid_mau_o_benh_nhan_nhiem_hiv.pdf