Nghiên cứu đặc điểm nống sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến trên giống kim tuyên tại Phú Hộ, Phú Thọ

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nống sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến trên giống kim tuyên tại Phú Hộ, Phú Thọ: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  666 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỐNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN TRÊN GIỐNG KIM TUYÊN TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ Nguyễn Thị Minh Phương, Phùng Lệ Quyên, Lê Thị Xuyên, Đỗ Thị Hải Bằng TÓM TẮT Để chọn tạo ra giống chè mới có nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, nhập nội giống, xử lý đột biến..., trong đó chọn tạo giống bằng phương pháp xử lý tác nhân gây đột biến là hướng đi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Đã chọn tạo được 1 giống sản xuất thử TRI5.0 và nhiều dòng đột biến có triển vọng khác như dòng ĐBK1, ĐBK2, ĐBK5, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBK23, ĐBK25 được xử lý bức xạ Gamma (nguồn Co60) và hóa học Ethyl methanesulfonate trên hạt chè Kim Tuyên nẩy mầm và chưa nẩy mầm. Các dòng chè mới đều có năng suất cao hơn so với đối chứng Kim Tuyên và đạt cao nhất trên dòng ĐBK5 (6,57 tấn/ha), chất lượng chè xanh đều đạt loại khá và nổi trội nhất là dòng ĐBK2 đạt 17,3 điểm. Từ khóa: Đột biến,...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nống sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến trên giống kim tuyên tại Phú Hộ, Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  666 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỐNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN TRÊN GIỐNG KIM TUYÊN TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ Nguyễn Thị Minh Phương, Phùng Lệ Quyên, Lê Thị Xuyên, Đỗ Thị Hải Bằng TÓM TẮT Để chọn tạo ra giống chè mới có nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, nhập nội giống, xử lý đột biến..., trong đó chọn tạo giống bằng phương pháp xử lý tác nhân gây đột biến là hướng đi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Đã chọn tạo được 1 giống sản xuất thử TRI5.0 và nhiều dòng đột biến có triển vọng khác như dòng ĐBK1, ĐBK2, ĐBK5, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBK23, ĐBK25 được xử lý bức xạ Gamma (nguồn Co60) và hóa học Ethyl methanesulfonate trên hạt chè Kim Tuyên nẩy mầm và chưa nẩy mầm. Các dòng chè mới đều có năng suất cao hơn so với đối chứng Kim Tuyên và đạt cao nhất trên dòng ĐBK5 (6,57 tấn/ha), chất lượng chè xanh đều đạt loại khá và nổi trội nhất là dòng ĐBK2 đạt 17,3 điểm. Từ khóa: Đột biến, Kim Tuyên, chọn giống, Gamma, Ethyl methanesulfonate. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2006 trở lại đây diện tích và sản lượng chè trên cả nước liên tục tăng, đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới. Năm 2014, tổng diện tích trồng chè đạt 132,1 nghìn ha tăng 1,8% so với năm 2013. Tổng sản lượng đạt 962,5 nghìn tấn chè búp tươi, tương ứng với năng suất bình quân đạt 8,3 tấn/ha. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 228,5 triệu USD với sản lượng ước đạt 132.674 tấn chè khô. Giá bán bình quân 4 tháng đầu năm 2015 đạt 1635 USD/ tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên vẫn thấp hơn so với giá bán chè bình quân của thế giới hiện nay đạt 2200 USD/tấn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là chất lượng chè Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới. Bởi vậy trong nhưng năm gần đây để nâng cao chất lượng chè của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp PTNT đã đẩy mạnh công tác chọn tạo giống chè và gắn các giống chè với từng loại hình sản phẩm. Để chọn tạo ra giống chè mới có nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, nhập nội giống, xử lý đột biến..., trong đó chọn tạo giống bằng phương pháp xử lý tác nhân gây đột biến là hướng đi mới, có thể tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu với số lượng lớn, nguồn biến dị rất phong phú. Đối với các giống cây trồng khác như: lúa, đậu tương đã có những thành tựu nhất định. Riêng đối với cây chè trong những năm qua Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu về chọn tạo giống bằng phương pháp đột biến và đã đạt được một số kết quả bước đầu: đã chọn tạo được 1 giống sản xuất thử TRI5.0 và nhiều dòng đột biến có triển vọng khác như dòng TRI777-4.0, TRI777-3.5.1, ĐBK1, ĐBK2, ĐBK5, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBK23, ĐBK25,... Dưới đây chúng tôi trình bày kết quả:“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè được tạo ra bằng phương pháp đột biến trên giống Kim Tuyên tại Phú Hộ, Phú Thọ”. II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu + Vật liệu nghiên cứu Gồm 8 dòng chè đột biến chọn lọc tuổi 4: ĐBK1, ĐBK2, ĐBK5, ĐBK6, ĐBK11, ĐBK12, ĐBK23, ĐBK25. Đây là các dòng chè được tạo ra bằng phương pháp xử dụng các tác nhân gây đột biến (tia gamma nguồn Co60 và tác nhân hóa học Ethyl methansulfonate) lên hạt chè đang nảy mầm và chưa nảy mầm trên giống Kim Tuyên. Cụ thể như sau: - Dòng ĐBK1 được chọn lọc từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 50 phần vạn. - Dòng ĐBK2 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 50 phần vạn. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  667 - Dòng ĐBK5 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 100 phần vạn. - Dòng ĐBK6 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 100 phần vạn. - Dòng ĐBK11 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt đang nảy mầm ở nồng độ 350 phần vạn. - Dòng ĐBK12 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 350 phần vạn. - Dòng ĐBK23 được chọn từ các cá thể xử lý bức xạ Gamma (nguồn Co60) trên hạt đang nảy mầm ở liều lượng 2,5 Kr. - Dòng ĐBK25 được chọn từ các cá thể xử lý Ethyl methanesulfonate trên hạt chưa nảy mầm ở nồng độ 400 phần vạn. - Giống đối chứng là giống Kim Tuyên (viết tắt là KT, là giống chè nhập nội có nguồn gốc từ Đài Loan). + Địa điểm Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. + Thời gian nghiên cứu: năm 2015. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm hình thái thực vật học của các dòng chè mới. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng chè. - Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè. - Đánh giá năng suất búp của các dòng chè. - Đánh giá chất lượng của các dòng chè. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 hàng, mỗi hàng 10 cây (mật độ 2,2 vạn cây/ha). Tổng diện tích thí nghiệm 1.800m2. - Thí nghiệm áp dụng quy trình chăm sóc, các chỉ tiêu nghiên cứu các dòng chè theo quy trình kỹ thuật chung tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. - Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái (mầu sắc lá, dài lá, rộng lá, diện tích lá, số đôi gân lá, màu sắc búp, mức độ lông tuyết v.v.). Về sinh trưởng (cao cây, rộng tán). Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng (cảm quan, sinh hóa, sâu bệnh hại: rầy xanh, cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ). - Các số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT và Excel. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đánh giá các đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến chọn lọc chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè đột biến chọn lọc TT Tên dòng Màu sắc lá Hình dạng Hình dạng chóp lá Bề mặt phiến lá Răng cưa mép lá Thế lá 1 ĐBK 1 Xanh vàng Hình trứng Nhọn Gồ ghề Sắc, nông sâu không đều Ngang 2 ĐBK 2 Xanh Trứng thuôn Nhọn Gồ ghề Răng cưa nông Ngang 3 ĐBK 5 Xanh đậm Hình trứng Nhọn Gồ ghề, bóng Sắc, nông sâu không đều Hơi xiên 4 ĐBK 6 Xanh đậm Thuôn mũi mác Nhọn Gồ ghề Răng cưa nông Ngang 5 ĐBK 11 Xanh Hình trứng Tù Gồ ghề Răng cưa nông Ngang 6 ĐBK 12 Xanh Hình trứng Nhọn Gồ ghề Nông, thưa Hơi xiên 7 ĐBK 23 Xanh Trứng thuôn Nhọn Gồ ghề Răng cưa nông Ngang 8 ĐBK 25 Xanh Hình trứng Tù Gồ ghề Sắc, nông sâu không đề Ngang 9 KT (đ/c) Xanh Hình trứng Nhọn Gồ ghề Răng cưa nông Ngang VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  668 Quan sát dặc điểm hình thái lá cho thấy các dòng chè nghiên cứu có hình dạng và màu sắc rất khác nhau. Lá có màu xanh vàng – xanh – xanh đậm tùy theo từng dòng, màu sắc lá cũng là đặc trưng phản ánh được chất lượng của giống, các giống có màu xanh vàng thường cho chất lượng chè xanh tốt. Hình dạng lá của các dòng chè nghiên cứu cũng rất khác nhau: đa phần các dòng đều có dạng lá hình trứng – trứng thuôn, riêng dòng ĐBK6 có lá hình thuôn mũi mác. Chóp lá là đặc điểm dặc trưng riêng của từng giống, trong các dòng nghiên cứu chủ yếu các dòng có chóp lá nhọn, có 2 dòng chóp lá tù là ĐBK25 và ĐBK11. Các chỉ tiêu về phiến lá, răng cưa, thế lá của các dòng cũng rất khác nhau, đây là các tính trạng liên quan đến đặc điểm di truyền của giống. Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo lá của các dòng chè cho kết quả ở bảng sau: Bảng 2: Đặc điểm cấu tạo lá của các dòng đột biến chọn lọc TT Tên dòng Dài lá Rộng lá DT lá Tỷ lệ d/r Số đôi gân chính 1 ĐBK 1 10,10 a 4,37 a 30,90 2,31 7,6 2 ĐBK 2 10,85a 3,98 c 30,21 2,79 8,0 3 ĐBK 5 10,18 a 4,14 b 29,50 2,46 7,7 4 ĐBK 6 9,68 b 3,85 cd 26,09 2,51 6,8 5 ĐBK 11 8,67 c 3,75 cd 22,76 2,31 7,5 6 ĐBK 12 9,39 b 4,12 b 27,08 2,28 7,6 7 ĐBK 23 9,40 b 4,80 a 31,58 1,96 8,0 8 ĐBK 25 10,66 a 4,55 a 33,95 2,34 7,7 9 KT (đ/c) 7,58 d 3,71 cd 19,69 2,04 7,3 CV (%) 6,16 5,12 LSD.05 0,76 0,50 Các dòng chè nghiên cứu có chiều dài lá dao động từ 9,39 - 10,85cm, dòng ĐBK2 có chiều dài lá lớn nhất, sau đó đến dòng ĐBK25, ĐBK5, các dòng còn lại có chiều dài lá thấp hơn tuy nhiên tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có chiều dài lá cao hơn giống đối chứng Kim tuyên. Chiều rộng lá của các dòng dao động từ 3,75 - 4,55cm, tất cả đều cao hơn đối chứng Kim Tuyên (ở mức tin cậy 95%). Từ kết quả về chiều dài lá và rộng lá của các dòng chè nghiên cứu cho thấy diện tích lá của các dòng chè này cũng lớn hơn giống đối chứng Kim Tuyên. Các chỉ tiêu về số đôi gân lá của các dòng chè nghiên cứu cũng rất khác nhau, đây là tính trạng liên quan đến đặc điểm di truyền giống. Bảng 3. Đánh giá sinh trưởng, năng suất của của các dòng chè đột biến tuổi 4 Tên dòng Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Mật độ búp/m2/lứa Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (g) Năng suất búp tươi (tấn/ha) ĐBK 1 85,0a 75,8 b 217 0,58 5,64 b ĐBK 2 79,8bc 76,2 bc 267 0,49 5,59 b ĐBK 5 88,0a 79,8 a 278 0,65 6,57 a ĐBK 6 72,5e 73,7 c 216 0,51 5,17 b ĐBK 11 76,6d 72,1 c 206 0,55 5,72 a ĐBK 12 79,4cd 75,6 bc 228 0,46 5,95 b ĐBK 23 77,2d 72,8 c 225 0,70 5,37 b ĐBK 25 85,9a 80,5 a 268 0,59 6,39 a KT (đ/c) 72,3e 76,2 b 258 0,54 5,46 b CV (%) 7,8 7,3 7,56 LSD.05 6,5 4,2 0,53 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  669 Chiều cao cây của các dòng chè nghiên cứu biến động trong khoảng từ 72,5 -88cm, cao nhất là dòng ĐBK5 và thấp nhất là dòng ĐBK6. Dòng ĐBK25 có rộng tán lớn nhất đạt 80,5cm, thấp nhất là dòng ĐBK23 có độ rộng tán 72,8cm (thấp hơn đối chứng Kim Tuyên). Nhìn tổng thể dòng ĐBK5 và ĐBK25 là hai dòng chè có khả năng sinh trưởng tốt nhất trong các dòng chè nghiên cứu. Việc đánh giá các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các dòng chè nghiên cứu cho thấy: các dòng chè khác nhau có khối lượng búp 1 tôm 2 lá là khác nhau, đây là chỉ tiêu đặc trưng cho giống, khối lượng búp trung bình dao động từ 0,46 - 0,65 g/búp, riêng dòng ĐBK23 có khối lượng búp lớn hơn cả đạt 0,70g/búp. Mật độ búp của các dòng chè nghiên cứu dao động từ: 206-278 búp/m2/lứa, trong đó cao nhất là dòng ĐBK5, thấp nhất là dòng ĐBK11. Dòng ĐBK5 cho năng suất cao nhất đạt 6,57 tấn/ha, sau đó đến dòng ĐBK25 năng suất đạt 6,39 tấn/ha. Các dòng chè ĐBK1, ĐBK2, ĐBK11, ĐBK12 cho năng suất cao hơn đối chứng Kim Tuyên. Đạt năng suất thấp hơn đối chứng là các dòng: ĐBK23, ĐBK6. Các dòng chè đột biến khác nhau có sự khác nhau rõ rệt về năng suất. Bảng 4: Một số chỉ tiêu chất lượng của các dòng chè đột biến Số TT Tên Dòng Màu sắc búp Mức độ long tuyết Điểm thử nếm chè xanh Đánh giá hương thơm cảm quan 1 ĐBK1 Xanh vàng TB 16,8 Hương giống nhẹ 2 ĐBK2 Xanh TB 17,3 Hương hoa đặc trưng 3 ĐBK5 Xanh vàng TB 16,8 Hương giống nhẹ 4 ĐBK6 Xanh vàng Nhiều 16,7 Hương giống nhẹ 5 ĐBK11 Xanh TB 17,0 Hương giống đặc trưng 6 ĐBK12 Xanh phớt tím Nhiều 16,9 Hương hoa đặc trưng 7 ĐBK23 Xanh vàng, phớt tím Ít 16,7 Hương nhẹ 8 ĐBK25 Xanh phớt tím TB 16,8 Hương giống nhẹ 9 KT (đ/c) Xanh, non phớt tím Nhiều 16,8 Hương giống nhẹ Việc quan sát màu sắc búp chè cũng góp phần quan trọng cho việc định hướng giống chè chất lượng cao. Các dòng chè nghiên cứu đều có màu xanh vàng, xanh non phớt tím hoặc xanh phớt tím đều là những biểu hiện của giống có khả năng chế biến chè xanh chất lượng tốt. Mức độ lông tuyết của các dòng chè khác nhau, đây cũng là đặc trưng của giống. Qua việc đánh giá cảm quan chất lượng chè xanh của 8 dòng chè nghiên cứu cho thấy dòng chè ĐBK2 có tổng điểm thử nếm cao nhất đạt 17,3 điểm, nước có màu xanh vàng sáng, sánh; vị đậm dịu có hậu, có hương hoa trong nước. Tiếp đến là dòng ĐBK11 có tổng điểm thử nếm là 17,0 điểm, có hương giống đặc trưng. Dòng ĐBK12 có hương hoa trong nước tuy nhiên màu nước hơi tối nên tổng điểm cảm quan chỉ đạt 16,9 điểm. Hai dòng ĐBK23, ĐBK6 có điểm thử nếm bằng nhau và thấp hơn đối chứng nhưng nhìn chung điểm thử nếm của 8 dòng chè nghiên cứu đều ở mức khá. Trong búp chè hàm lượng tannin chiếm khoảng 30% khối lượng chất khô. Trong sản phẩm chè đen có hàm lượng tannin chiếm khoảng 15-18%, sản phẩm chè xanh chiếm khoảng 20-30%. Hàm lượng tanin phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác. Các giống chè có hàm lượng tanin thấp thích hợp cho chế biến chè xanh chè ôlong, hàm lượng tannin cao thích hợp cho chế biến chè đen, chè vàng chè phổ nhĩ. Kết quả bảng 5 cho thấy hàm lượng của các dòng chè nghiên cứu dao động từ 25,47-33,69%. Trong khi giống đối chứng Kim Tuyên có hàm lượng tanin là 27,61% thì 3 dòng ĐBK2, ĐBK11 và ĐBK12 có hàm lượng tanin thấp nhất và thấp hơn đối chứng. Hai dòng ĐBK6 và ĐBK25 có hàm lượng tanin cao hơn cả. Trong nguyên liệu chè thương phẩm chất hòa tan chiếm từ 43-48% chất khô, trong tôm và lá thứ nhất hàm lượng chất hòa tan cao hơn lá thứ hai và lá thứ ba. Khi phân tích hàm VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  670 lượng chất hòa tan cho thấy cao nhất ở dòng ĐBK11 đạt 45,06% thấp nhất là dòng ĐBK23 đạt 36,61%. Các giống có hàm lượng axit amin càng cao càng thích hợp với chế biến chè xanh cao cấp và chè ô long. Qua kết quả phân tích cho thấy các dòng chè có hàm lượng axit amin khá cao. Cao nhất là dòng ĐBK2 đạt 3,48%, tiếp đến là các dòng ĐBK11, ĐBK6 và ĐBK12. Thấp nhất là dòng ĐBK23 axit amin đạt 2,56%. Hàm lượng đường khử cao nhất ở dòng ĐBK1 đạt 3,35% cao hơn giống đối chứng, các dòng còn lại đều có hàm lượng đường khử thấp hơn đối chứng. Hàm lượng catechin của các dòng chè thí nghiệm dao động trong khoảng từ 125,4-158,5mg/gck, cao nhất ở dòng ĐBK1 và thấp nhất ở dòng ĐBK11, trong khi giống đối chứng Kim Tuyên chỉ đạt 133,9 mg/gck. Bảng 5: Các chỉ tiêu về sinh hóa của cá dòng chè đột biến chọn lọc Tên dòng Tanin (%) Chất hòa tan (%) Axit-amin TS (%) Đường khử (%) Catechin TS (mg/gck) ĐBK1 27,50 38,80 2,78 3,35 158,6 ĐBK2 25,47 44,54 3,48 2,84 150,5 ĐBK5 28,32 41,18 2,65 2,19 145,5 ĐBK6 32,27 42,82 3,15 3,00 145,8 ĐBK11 25,72 45,06 3,25 2,91 125,4 ĐBK12 25,91 39,84 3,15 2,12 134,1 ĐBK23 29,87 36,61 2,56 3,05 147,2 ĐBK25 33,69 43,34 3,08 2,65 152,8 KT (đ/c) 27,61 41,74 2,72 3,23 133,9 IV. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Về hình thái lá: tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có diện tích lá ở mức trung bình (dao động từ 22,76 – 33,95 cm2) so với giống đối chứng Kim Tuyên có diện tích lá ở mức nhỏ (19,69cm2). - Về sinh trưởng: Dòng ĐBK5 và ĐBK25 có khả năng sinh trưởng tốt nhất trong 8 dòng chè nghiên cứu. - Về năng suất: Dòng ĐBK5 cho năng suất cao nhất đạt 6,57 tấn/ha, sau đó đến dòng ĐBK25 cho năng suất 6,39 tấn/ha. Các dòng chè ĐBK1, ĐBK2, ĐBK11, ĐBK12 cho năng suất cao hơn đối chứng Kim Tuyên. - Về chất lượng: Dòng ĐBK2 có tổng điểm thử nếm chè xanh cao nhất đạt 17,3 điểm, tiếp đến là dòng ĐBK11 có tổng điểm thử nếm là 17,0 điểm. Dòng ĐBK12 rất đáng chú ý với đặc trưng hương hoa trong nước và điểm thử nếm 16,9. Các dòng chè thí nghiệm đều cho kết quả đánh giá chè xanh ở mức khá. - Về thành phần sinh hóa: + Hàm lượng tannin: Thấp nhất là dòng ĐBK2 đạt 25,47%, cao nhất là dòng ĐBK25 đạt 33,69%. + Chất hòa tan: cao nhất ở dòng ĐBK11 đạt 45,06% thấp nhất là dòng ĐBK23 đạt 36,61%. + Axit amin: Cao nhất là dòng ĐBK2 đạt 3,48%, thấp hơn là các dòng ĐBK11, ĐBK6 và ĐBK12. Thấp nhất là dòng ĐBK23 axit amin chỉ đạt 2,56%. 4.2. Đề nghị Tiếp tục đánh giá các dòng chè đột biến mới trong những năm tiếp theo để có thể chọn ra những giống chè mới phát triển ra sản xuất. LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp kinh phí thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo các giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo kết hợp lai hữu tính”. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  671 - Cảm ơn cán bộ của Bộ môn Chọn tạo giống - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc tạo điều kiện để thực hiện đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo (2006), Quản lý cây chè tổng hợp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. Lê Mệnh (1999), Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ gamma (Co60) lên hạt chè giống PH1, 777 và ứng dụng nó trong công tác chọn tạo giống chè, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. 3. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Minh Phương, Phùng Lệ Quyên (2012), Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến”. 4. Nguyễn Văn Toàn, Lê Mệnh, Nguyễn Thị Minh Phương, Phan Chí Nghĩa (2011), “Nghiên cứu tạo một số vật liệu khởi đầu triển vọng cho chọn tạo giống chè bằng tác nhân gây đột biến tia gamma Co60 lên hạt chè”, Tạp chí Khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 6, tr.20 Tài liệu tiếng Anh 5. Abe T., Kazama Y., Ichida H., Hayashi Y., Ryuto H., Fukunishi N. (2007), Plant breeding using the ion beam irradiation in riken, Cyclotrons and Their Applications 2007, Eighteenth International Conference, RNC, RIKEN, Saitama, Japan. ABSTRACT A study on bio agronomic characteristics of some tea lines mutated from Kim Tuyen cultivar in Phu Ho, Phu Tho Nguyen Thi Minh Phuong, Phung Le Quyen, Le Thi Xuyen, Do Thi Hai Bang There exist various methods to be used in tea breeding program, viz. sexual hybrid, exotic breeds, mutation methods... in which tea breeding by mutation methods is considered as a new direction and has had some achivements. Using mutation method with gamma ray and ethyl methanesulfonate applied on sprouted and unsprouted seeds of Kim Tuyen cultvar, some promising lines including TRI 5.0, DBK1, DBK2, DBK5, DBK6, DBK11, DBK12, DBK23, and DBK25 were created in which TRI 5.0 was evaluated and awarded as trial testing cultivar by Ministry of Agriculture and Rural Development. All newly created lines of tea have had higher yields compared to non-treated Kim Tuyen cultivar (the control) with high quality of green tea in which the highest yield was reported in DBK5 line (6.57tons/ha) whereas the best quality was recorded in DBK2 (17.5 score). Keywords: Mutation, Kim Tuyen, breeding, Gamma, Ethyl methanesulfonate. Người phản biện: TS. Trương Hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_223_2845_2130541.pdf
Tài liệu liên quan