Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
215
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ CỦA TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Nguyễn Thị Thanh Bình*, Trương Thị Hồng*, Phạm Thị Ny*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu thuận tiện gồm 89 trẻ sơ sinh có tuổi thai
dưới 37 tuần sinh ra và được theo dõi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2016 đến tháng
3/2017.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ 1,28/1, 70,8% trẻ từ 34-<37 tuần. 44,9% có cơn ngưng thở, 61,8% trẻ có vàng da
tăng bilirubin gián tiếp, 92,1% trẻ đi tiểu và 74,2% trẻ đi cầu phân su trong 24 giờ đầu sau sinh. Nhiễm trùng sơ
sinh và vàng da tăng bilirubin gián tiếp là hai bệnh lý thường gặp nhất. 37,0% trẻ đẻ non không rõ nguyên nhân.
Một số yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía mẹ là ối vỡ non 44,9%, mẹ sốt trước, trong hoặc sau sinh 3 ngày 23,6%...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
215
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ CỦA TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Nguyễn Thị Thanh Bình*, Trương Thị Hồng*, Phạm Thị Ny*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu thuận tiện gồm 89 trẻ sơ sinh có tuổi thai
dưới 37 tuần sinh ra và được theo dõi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2016 đến tháng
3/2017.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ 1,28/1, 70,8% trẻ từ 34-<37 tuần. 44,9% có cơn ngưng thở, 61,8% trẻ có vàng da
tăng bilirubin gián tiếp, 92,1% trẻ đi tiểu và 74,2% trẻ đi cầu phân su trong 24 giờ đầu sau sinh. Nhiễm trùng sơ
sinh và vàng da tăng bilirubin gián tiếp là hai bệnh lý thường gặp nhất. 37,0% trẻ đẻ non không rõ nguyên nhân.
Một số yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía mẹ là ối vỡ non 44,9%, mẹ sốt trước, trong hoặc sau sinh 3 ngày 23,6% ,
mẹ trên 35 tuổi 15,7%, mẹ bị tiền sản giật 12,4%. Yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía thai là đa thai 20,2% và suy thai
5,6%.
Kết luận: Đa số trẻ đẻ non có tuổi thai từ 34-<37 tuần. Yếu tố nguy cơ của đẻ non thường gặp nhất là ối vỡ
non, mẹ có sốt trước, trong hoặc sau sinh 3 ngày, đa thai. Tuy nhiên, có khoảng 1/3 số trẻ đẻ non không rõ nguyên
nhân.
Từ khóa: Sơ sinh, đẻ non, yếu tố nguy cơ của đẻ non.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS AND SOME RISK FACTORS OF PRETERM INFANTS
IN HUE UNIVERSITY HOSPITAL
Nguyen Thi Thanh Binh, Truong Thi Hong, Pham Thi Ny
. * Ho Chi Minh City Journal of Medicine *Vol. 22 - No 4- 2018: 215 – 221
Objectives: Describe clinical characteristics and some risk factors of preterm infants.
Methods: A descriptive study. A convenient sample of 89 preterm were born in Hue University Hospital,
Hue, Viet Nam from 5/2016-3/2017.
Results: Male/female was 1.28 /1; 70.8% preterm were 34- 37 weeks. 44.9% had apnea, 61.8% had
hyperbilirubinemia, 92.2% had urinary excretion and 74.2% had meconium smears in the first 24 hours. Early
neonatal infection and hyperbilirubinemia are the two most common pathologies. 37.0% of premature were
unexplained. Some risk factors for preterm birth were 44.9% premature rupture of membranes, 23.6% of fever in
mother, 35.7% of mothers older than 35 years old, pre-eclampsia 12.4%. Risk factors for fetal preterm birth were
multiple gestation (20.2%) and fetal distress (5.6%).
Conclusions: Most premature babies have a gestational age from 34 to 37 weeks. The most common risk
factors for prematurity include premature rupture of membranes, fever in their mother, multiple pregnancies.
However, the exact cause of one-thirds of premature haven’t just known.
* Trường Đại Học Y Dược Huế.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thanh Bình ĐT:0977196820 Email: nguyenbinh292@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
216
Key words: Neonate, premature, preterm, risk factor of preterm infant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sơ sinh đẻ non là những trẻ sơ sinh sống
sinh ra trước 37 tuần thai (WHO). Năm 2010,
trên toàn thế giới có khoảng 11,1% trẻ đẻ non
tương ứng với 15 triệu trẻ đẻ non mỗi năm(2).
Tới năm 2015, tỷ lệ trẻ đẻ non dao động từ 5%
đến 18%.
Trẻ đẻ non có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng vì
các cơ quan của trẻ chưa đủ trưởng thành để
thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung,
thời gian nằm viện kéo dài và các thủ thuật
can thiệp trên trẻ cũng nhiều hơn. Về lâu dài,
các di chứng của đẻ non sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của trẻ và cũng là gánh nặng
cho gia đình và xã hội.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đẻ non là
tử vong sơ sinh. Theo WHO, năm 2015, tỷ lệ tử
vong sơ sinh chiếm 46% trong các nguyên
nhân tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó tử
vong do đẻ non là nguyên nhân hàng đầu,
chiếm 16%. 3/4 số trẻ đẻ non được cứu sống
bằng các can thiệp hiệu quả nhưng nhiều trẻ
vẫn phải đối mặt với các di chứng nặng nề về
sau, bao gồm các di chứng về tinh thần, vận
động, các di chứng ở thính lực, thị lực, bệnh
phổi mạn tính.
Việc tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của đẻ
non cũng như những đặc điểm của trẻ sau
sinh sẽ giúp cho việc phòng ngừa đẻ non và
chăm sóc trẻ đẻ non được tốt hơn, giảm tỷ lệ
mắc bệnh và di chứng cho trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố
nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 89 trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 37
tuần sinh ra tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
từ tháng 05/2016 đến 03/2017 với các tiêu
chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ đẻ non dưới 37 tuần được sinh ra và theo
dõi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
Người nhà đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ được chuyển lên tuyến trên ngay sau sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu
thuận tiện.
Các bước thực hiện: Những trẻ đủ tiêu
chuẩn tham gia vào nghiên cứu sẽ được hỏi về
tiền sử, bệnh sử của mẹ, các bệnh lý của mẹ,
thăm khám và theo dõi các triệu chứng của trẻ
và ghi vào phiếu nghiên cứu.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện
thống kê mô tả và phân tích.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Trong 89 trẻ sơ sinh đẻ non (SSĐN) được
nghiên cứu, có 50 trẻ nam chiếm 56,2% và 39
trẻ nữ chiếm 43,8%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,28/1.
Phân loại sơ sinh theo tuổi thai
70,8% trẻ đẻ non có tuổi thai từ 34-<37 tuần,
không có trẻ nào dưới 28 tuần (bảng 1).
Bảng 1. Phân loại sơ sinh theo tuổi thai
Tuổi thai
< 28
tuần
28-< 32
tuần
32-< 34
tuần
34-< 37
tuần
Tổng
Số trẻ (n) 0 2 24 63 89
Tỷ lệ (%) 0,0 2,2 27,0 70,8 100
Chỉ số cân nặng lúc sinh, chiều dài, vòng đầu
của nhóm nghiên cứu
Tuổi thai càng lớn thì cân nặng, chiều dài và
vòng đầu của trẻ càng lớn (bảng 2).
Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên
cứu
Các đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
217
Đa số trẻ có thân nhiệt bình thường, tần số
tim khoảng 140 lần/phút, 23,6% trường hợp có
thở nhanh, 44,9% có cơn ngưng thở. 92,1% trẻ
đi tiểu và 74,2% trẻ đi cầu phân su lần đầu
trong 24 giờ đầu. 61,8% trẻ có vàng da (Bảng 3).
Bảng 2. Chỉ số cân nặng lúc sinh, chiều dài, vòng đầu
của nhóm nghiên cứu
Giá trị trung bình
( ±SD)
Nhóm tuổi thai
<34 tuần (n=26)
34-<37 tuần
(n=63)
Cân nặng lúc sinh
(gram)
1765,4 ± 220,8 2101,6 ± 286,5
Chiều dài (cm) 41,15 ± 1,43 44,57 ± 2,69
Vòng đầu (cm) 29,42 ± 1,10 30,71 ± 1,35
Bảng 3. Các đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng N=89 %
Hạ thân nhiệt 1 1,1
Thân nhiệt bình thường 88 98,9
Tần số tim trung bình (lần/phút) 140,0 ± 11,35
Thở nhanh >60 lần/phút 21 23,6
Có cơn ngưng thở 40 44,9
Đi phân su trong 24 giờ đầu sau
sinh
66 74,2
Đi tiểu lần đầu trong 24 giờ sau
sinh
82 92,1
Số trẻ có vàng da trong thời
gian theo dõi
55 61,8
Thời gian bắt đầu xuất hiện
vàng da
48,3 ± 20,74
giờ
Các bệnh lý mắc phải của nhóm nghiên cứu
Bảng 4. Các bệnh lý của nhóm nghiên cứu
Bệnh lý
< 34 tuần 34 - < 37 tuần
N1=26 % N2=63 %
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm 20 76,9 47 74,6
Nhiễm khuẩn sơ sinh mắc
phải
1 3,8 2 3,2
Vàng da tăng bilirubin gián
tiếp
22 84,6 33 52,4
Suy hô hấp sơ sinh 10 42,3 18 28,6
Hạ thân nhiệt 0 0,0 1 1,6
Hạ glucose máu 3 11,5 15 23,8
Thiếu máu 1 3,8 3 4,8
Nhận xét: Hai bệnh lý thường gặp nhất ở
nhóm nghiên cứu là nhiễm khuẩn sơ sinh sớm
và vàng da tăng bilirubin gián tiếp.
Một số yếu tố nguy cơ của đẻ non
Trong 89 trẻ, có 56 trẻ (63,0%) ghi nhận được
yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía mẹ hoặc thai, 33
trường hợp chưa rõ nguyên nhân chiếm 37,0%.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đẻ non từ phía
mẹ
Bảng 5. Yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía mẹ
Yếu tố nguy cơ N=89 %
Yếu tố thể trạng, bệnh lý và kinh tế
xã hội
Tuổi mẹ > 35 tuổi 14 15,7
Tiền sử sẩy thai 10 8,9
Tiền sử đẻ non 3 3,3
Đái tháo đường thai kỳ 1 1,1
Nhiễm trùng đường tiểu trong 3 tháng
cuối
3 3,3
Mẹ bị viêm âm hộ, âm đạo 5 5,6
Mẹ bị tiêu chảy trong những ngày
trước sinh
3 3,3
Mẹ sốt trước, trong hoặc 3 ngày sau
sinh
21 23,6
Yếu tố sản phụ khoa
Tiền sản giật 11 12,4
Ối vỡ non 40 44,9
Nhiễm trùng ối 2 2,2
Nhau bong non 1 1,1
Nhận xét: ối vỡ non (44,9%), mẹ sốt trước,
trong hoặc sau sinh 3 ngày (23,6%), mẹ lớn tuổi
trên 35 tuổi (15,7%) , tiền sản giật (12,4%) là các
yếu tố nguy cơ gây đẻ non có tỷ lệ cao hơn các
nguyên nhân khác.
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đẻ non từ phía
thai nhi
Bảng 6. Một số yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía thai
nhi
Yếu tố về thai N = 89 %
Đa thai 18 20,2
Suy thai 5 5,6
Nhận xét: Yếu tố nguy cơ đẻ non từ phía thai
nhi chỉ ghi nhận được đa thai và suy thai.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Giới tính
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ nam: nữ là
1,28:1. Tỷ lệ này tương tự với một số nghiên
cứu khác. Theo Trương Thị Như Huyền (2013)
tỷ lệ nam/nữ là 53,8%/46,2%(14). Nguyễn Thị
Hồng Hương (2014), trẻ nam chiếm 56,5%(9).
Nghiên cứu của Kunle-Olowu (2014) tỷ lệ
nam/nữ là 1,1/1(5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
218
Theo Zeitlin, tỷ lệ trẻ nam sinh non cao
hơn nữ có thể do nhiều cơ chế: thai nhi nam có
trọng lượng lớn hơn nên dễ gây chuyển dạ
sớm, thai nhi nam nhạy cảm với những bệnh
lý liên quan đến sinh non như tăng huyết áp
thai kỳ hoặc nhiễm khuẩn, sự khác biệt giữa
nam và nữ về những quá trình sinh lý có liên
quan giới tính như chuyển dạ - một quá trình
được tác động bởi estrogen sinh ra từ tiền chất
androgen(17).
Tuổi thai
Nghiên cứu của chúng tôi có 70,8% trẻ đẻ
non từ 34-<37 tuần, nhưng không có trẻ sơ
sinh dưới 28 tuần vì những trẻ SSĐN < 28 tuần
và một số trẻ từ 28-<32 tuần có dấu hiệu nặng
được chuyển ngay lên tuyến trên từ phòng
sinh hoặc phòng mổ.
Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của
Trương Thị Như Huyền (2013), SSĐN 33-37
tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (77,8%), 28-32 tuần
chiếm 18,7%, <28 tuần chiếm 3,5%(14). Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Hồng Hương (2014),
80,0% trẻ đẻ non có tuổi thai từ 33-<37 tuần,
20% trẻ có tuổi thai 28-32 tuần, không có trẻ
cực non dưới 28 tuần(9) Theo số liệu thống kê
từ 184 quốc gia trên thế giới, Blencowe (2012)
đã ghi nhận tỷ lệ trẻ đẻ non theo tuổi thai lần
lượt là 5,2 % trẻ <28 tuần, 10,4% trẻ từ 28-32
tuần và 84,3% trẻ 33-37 tuần(2).
Chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ
sinh đẻ non
Kết quả ở bảng 2. cho thấy cân nặng, chiều
dài và vòng đầu của trẻ sơ sinh có tuổi thai từ
34-<37 tuần đều cao hơn nhóm trẻ <34 tuần.
Theo Nguyễn Thị Kim Phương (2007), các chỉ
số nhân trắc của trẻ sơ sinh tăng dần có ý
nghĩa thống kê theo tuổi thai (p <0,001)(10).
Theo Cunningham, chiều dài, cận nặng tăng
theo tuổi thai, thai 28 tuần có chiều dài đầu
mông và cân nặng là 250 mm, 1000g, trong khi
ở thai 34 tuần là 300 mm, 2100g(3). Như vậy,
kết quả này cũng phù hợp với sự phát triển
bình thường của thai nhi ở trong tử cung.
Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Thân nhiệt
Trong nghiên cứu này, hạ thân nhiệt chỉ
chiếm 1,1%. Theo nghiên cứu của Lê Minh Trác
(2012), tỷ lệ hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh đẻ non
chiếm tỷ lệ thấp (0,7%)(6). Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hồng Hương (2014), tỷ lệ hạ thân
nhiệt chiếm tới 34,1% và chủ yếu ở tuổi thai 33-
<37 tuần(9). Sự khác nhau này có thể lý giải do địa
điểm và thời điểm nghiên cứu khác nhau.
Tần số tim
Tần số tim trung bình là 140,0 ± 11,35
lần/phút, tần số này nằm trong giới hạn bình
thường của trẻ sơ sinh. Thông thường tần số tim
ở trẻ sơ sinh từ 120- 160 lần/ phút(18).
Nhịp thở
Theo bảng 5, tỷ lệ ngưng thở chung của
nhóm là 44,9% (40 trẻ). Trong đó, 19/26 trẻ đẻ
non <34 tuần và 21/63 trẻ 34-<37 tuần. Như vậy,
tỷ lệ ngưng thở ở nhóm trẻ < 34 tuần cao hơn
nhóm trẻ 34-<37 tuần (73,1% so với 33,3%). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Ngưng thở có thể xảy ra ở 70% trẻ <34
tuần, tuổi thai càng non, nguy cơ ngưng thở
càng cao. Theo Zhao Jing (2011), tỷ lệ ngưng
thở bệnh lý có tương quan nghịch với tuổi
thai: 7% ở tuổi thai 34- 35 tuần, 15% ở 32- 33
tuần, 54% ở 30- 31 tuần và gần như tất cả trẻ
sơ sinh <29 tuần hoặc <1000 gram(18). Kết quả
này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Sự
khác biệt này có thể giải thích do sự khác nhau
về cỡ mẫu, cách chọn bệnh và địa dư nghiên cứu.
Thời điểm đi cầu phân su và đi tiểu lần đầu
tiên
Trong nghiên cứu này, 92,1% trẻ đi tiểu lần
đầu nhưng chỉ có 74,2% trẻ đi phân su lần đầu
trong 24 giờ sau sinh. Nghiên cứu của Bekkali ở
198 trẻ sơ sinh từ 25-42 tuần còn cho thấy, tuổi
thai càng nhỏ, thời điểm đi cầu phân su lần đầu
càng trễ (p< 0,001), với tỷ lệ đi cầu phân su trong
24 giờ đầu sau sinh như sau: nhóm ≥37 tuần:
79%, 35-36 tuần là 73%, 31-34 tuần là 68%, ≤30
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
219
tuần là 44%. Tỷ lệ trẻ đi cầu trong 48 giờ lần lượt
là 83%, 76%, 84, 75%(7).
Sự chậm đi cầu phân su ở trẻ sơ sinh đẻ non
có thể do vận động của đường tiêu hoá chưa
trưởng thành, nhu động ruột yếu(1). Theo Okoro
(2013), trẻ sơ sinh bình thường có thể đi cầu
phân su sau 24 giờ, nên xem xét làm các xét
nghiệm kiểm tra ở trẻ chậm đi cầu phân su sau
48 giờ(12).
Vàng da tăng bilirubin gián tiếp
Tỷ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh đẻ non trong
nghiên cứu của chúng tôi chiếm 61,8%. Tuy
nhiên tỷ lệ vàng da trong các nghiên cứu khác
thấp hơn: nghiên cứu của Lê Minh Trác là 30%(6),
Nguyễn Thị Hồng Hương là 31,8%(9), Võ Hữu
Đức là 25,6%(15). Sự khác biệt này là do đối tượng
nghiên cứu khác với nghiên cứu của chúng tôi.
Thời điểm xuất hiện vàng da chủ yếu là
24-72 giờ, trung bình là: 48,3 ± 20,74 giờ.
Nguyễn Thị Mai (2012) nghiên cứu tại bệnh
viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên,
38,7% trẻ vàng da xuất hiện ở thời điểm 49-72
giờ, vàng da xuất hiện trước 24 giờ chỉ chiếm
3,2%(11).
Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non
Theo kết quả ở bảng 6, bệnh lý chiếm tỷ lệ
cao nhất ở trẻ là nhiễm khuẩn sơ sinh sớm
(NTSSS), tiếp đến là vàng da tăng bilirubin gián tiếp.
Theo Trương Thị Như Huyền (2013) ở nhóm
trẻ đẻ non 28-32 tuần, NTSSS (49,1%) và suy hô
hấp không do nhiễm khuẩn (35,2%) là 2 bệnh lý
thường gặp nhất. Ở nhóm 33-37 tuần, bệnh lý
phổ biến là NTSSS (57,2%) và vàng da tăng
bilirubin gián tiếp (10,3%), tiếp đến là suy hô hấp
không do nhiễm trùng (6,5%)(14). Kết quả này gần
tương tự nghiên cứu của chúng tôi, nhưng tỷ lệ
thấp hơn.
Khác với nghiên cứu này, Nguyễn Thị
Hồng Hương (2014) ghi nhận tỷ lệ vàng da
tăng bilirubin gián tiếp ở nhóm 33-<37 tuần
cao hơn nhóm <33 tuần, sự khác nhau giữa các
nhóm tuổi thai có ý nghĩa thống kê (p<0,05)(9).
Nhưng tỷ lệ hạ glucose máu ở nhóm 33-<37
tuần cũng cao hơn nhóm < 33 tuần như nghiên
cứu của chúng tôi(10).
Một số yếu tố nguy cơ của đẻ non
Một số yếu tố nguy cơ của đẻ non từ phía mẹ
Theo nhiều tài liệu, tuổi mẹ <16 tuổi hoặc
>35 tuổi là yếu tố nguy cơ của đẻ non. Nghiên
cứu của López và Bréart (2013) tại Chile, tuổi
mẹ 38 tuổi là yếu tố nguy cơ
của đẻ non (p<0,001)(7). Kết quả nghiên cứu
của Martius (1998): tuổi mẹ >35 tuổi là yếu tố
nguy cơ của sinh non < 37 tuần và sinh rất non
< 32 tuần với tỷ suất chênh (OR) lần lượt là 1,4
và 1,8; tuổi mẹ <18 tuổi là yếu tố nguy cơ với
OR 2 và 3,4(8). Nhưng nghiên cứu của Prunet
(2017) cho biết so với năm 1995 thì năm 2010
tuổi mẹ ≥ 35 tuổi không còn là yếu tố nguy cơ
của sinh non (13).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 8,9%
bà mẹ có tiền sử sẩy thai và 3,3% bà mẹ có tiền
sử sinh non. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền
sử sinh non là một yếu tố nguy cơ của sinh
non như các nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hồng Hương với OR = 7,538(10) nghiên cứu của
Kunle Olowu (2014)(5), Prunet (2017)(13). Trong
khi đó, Martius (1998) ghi nhận tiền sử sinh
non của mẹ là yếu tố nguy cơ của sinh non
nhưng tiền sử sẩy thai không phải là yếu tố
nguy cơ của sinh non, thiếu máu là yếu tố
nguy cơ của sinh non nhưng không phải là
yếu tố nguy cơ của sinh rất non(8).
Theo Nguyễn Thị Hồng Hương (2014) mẹ
có triệu chứng ngứa âm hộ, âm đạo là một yếu
tố nguy cơ của sinh non với p 1,
nhưng mẹ sốt trước sinh không phải là yếu tố
nguy cơ của sinh non(10). Theo Martius (1998)
nhiễm khuẩn đường tiểu không phải là yếu tố
nguy cơ của sinh non và sinh rất non(8). Có
những sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của
các nghiên cứu khác nhau và một số bà mẹ đã
được điều trị trước khi trẻ sinh ra.
Các yếu tố sản phụ khoa có nguy cơ gây đẻ
non
Trong nghiên cứu này, ối vỡ non chiếm tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
220
cao nhất 44,9%. Ối vỡ non dẫn đến chuyển dạ
trong một thời gian ngắn vì nó làm cho buồng ối
hở, tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng. Nghiên cứu
của Martius (1998) cho thấy ối vỡ non là yếu tố
nguy cơ của sinh non và sinh rất non với OR lần
lượt là 2,8 và 1,6(8). Nghiên cứu của Kornacki
(2009) ghi nhận những mẹ có ối vỡ non thì hầu
hết các biến chứng sơ sinh kể cả nhiễm khuẩn sơ
sinh cao hơn đáng kể ở những trẻ < 31 tuần so
với trẻ >31 tuần thai(4).
Tỷ lệ tiền sản giật trong nghiên cứu này là
12,4%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Hương (2014), tăng huyết áp thai kì chưa phải
là yếu tố nguy cơ của sinh non(9), trái lại
nghiên cứu của Kunle Olowu (2014) cho thấy
tăng huyết áp thai kì là yếu tố nguy cơ của
sinh non chiếm 23,9%(5). Nghiên cứu của
Martius (1998) cho thấy tiền sản giật là yếu tố
nguy cơ của sinh non và sinh rất non với OR
lần lượt là 2,7 và 4,0(8). Nhiều nghiên cứu cho
thấy viêm màng ối là yếu tố nguy cơ của sinh
non như nghiên cứu của Martius, Kunle
Olowu(5,8) .
Một số yếu tố nguy cơ của đẻ non từ phía thai
nhi
Đa thai là yếu tố nguy cơ của sinh non tương
tự nghiên cứu của Kunle- Olowu(5), nhưng chưa
tìm thấy nghiên cứu về liên quan giữa đa thai và
các mức đẻ non. Suy thai cũng là yếu tố nguy cơ
của sinh non. Tuy nhiên vì số lượng trẻ suy thai
trong mẫu nghiên cứu quá thấp nên không kiểm
định được mối liên quan.
KẾT LUẬN
Có 89 trường hợp đẻ non có tỷ lệ nam/nữ là
1,28/1, 70,8% trẻ có tuổi thai từ 34-<37 tuần.
Đặc điểm lâm sàng
1,1% hạ thân nhiệt, 23,6% thở nhanh, 44,9%
có cơn ngưng thở và 27,0% trẻ có nôn.
92,1% trẻ đi tiểu và 74,2% trẻ đi cầu phân su
lần đầu trong 24 giờ sau sinh.
61,8% trẻ có vàng da tăng bilirubin gián tiếp
trong tuần đầu sau sinh.
Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và vàng da tăng
bilirubin gián tiếp là hai vấn đề thường gặp nhất.
Yếu tố nguy cơ của đẻ non
Trong 89 trẻ, có 33 trẻ (37,0%) đẻ non không
rõ nguyên nhân.
Yếu tố nguy cơ từ mẹ: Ối vỡ non 44,9%, mẹ
sốt trước, trong hoặc sau sinh 3 ngày (23,6%), mẹ
lớn tuổi trên 35 tuổi (15,7%) , tiền sản giật (12,4%)
là các yếu tố nguy cơ gây đẻ non có tỷ lệ cao hơn
các nguyên nhân khác.
Yếu tố nguy cơ từ thai: chỉ ghi nhận được
hai yếu tố nguy cơ là đa thai 20,2% và suy thai
5,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bekkali N (2008), "Duration of meconium passage in preterm
and term infants", Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 93(5), p. F376-9.
2. Blencowe H (2012), "National, regional, and worldwide
estimates of preterm birth rates in the year 2010 with time trends
since 1990 for selected countries: a systematic analysis and
implications", The Lancet, 379 (9832), pp. 2162-2172.
3. Cunningham FG (2010), "Fetal growth and development",
Williams Obstetrics, Mc Graw Hill, p. 78-106.
4. Kornacki J (2009), "The influence of preterm premature rupture
of membranes on maternal and neonatal outcome", Arch Med
Sci, 5(2), p. 222-28.
5. Kunle-Olowu OE, Peterside O, Adeyemi OO (2014), "Prevalence
and outcome of preterm admissions at the neonatal unit of a
tertiary health centre in Southern Nigeria", Open Journal of
Pediatrics., 4, p.67-75
6. Lê Minh Trác, Phan Thị Thu Nga, Lê Anh Tuấn (2012), "Thực
trạng trẻ sơ sinh thấp cân, non tháng đẻ tại Bệnh Viện Phụ Sản
Trung Ương", Tạp Chí Phụ Sản, 10(2), tr. 98-103.
7. López PO, Bréart G (2013), "Sociodemographic characteristics of
mother’s population and risk of preterm birth in Chile",
Reproductive health, 10(1), p. 26.
8. Martius JA (1998), "Risk factors associated with preterm (<37+0
weeks) and early preterm birth (<32+0 weeks): univariate and
multivariate analysis of 106 345 singleton births from the 1994
statewide perinatal survey of Bavaria", Eur J Obstet Gynecol
Reprod Biol, 80(2), pp. 183-9.
9. Nguyễn Thị Hồng Hương (2014), Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý
và các yếu tố liên quan từ mẹ của loại sơ sinh đẻ non giai đoạn
sơ sinh sớm tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế, Luận văn
thạc sĩ của bác sĩ nội trú, Chuyên ngành Nhi, Trường Đại học Y
Dược Huế, tr.37.
10. Nguyễn Thị Kim Phương (2007), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học
trẻ sơ sinh tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn
tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.32.
11. Nguyễn Thị Mai (2013), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng vàng da trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí y học thực hành, 9(879), tr. 60-65.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
221
12. Okoro PE, Enyindah CE (2013), "Time of passage of first stool in
newborns in a tertiary health facility in Southern Nigeria",
Nigerian Journal of Surgery, 19(1), pp. 20-22.
13. Prunet C (2017), "Risk factors of preterm birth in France in 2010
and changes since 1995: Results from the French National
Perinatal surveys", Journal of Gynecology Obstetrics and Human
Reproduction, 46(1), pp. 19-28.
14. Trương Thị Như Huyền (2013), Nghiên cứu mô hình bệnh tật
và tử vong của trẻ sơ sinh đẻ non điều trị tại khoa Nhi – Bệnh
viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, Luận văn chuyên khoa II, Chuyên
ngành Nhi, Trường Đại Học Y Dược Huế, tr.41.
15. Võ Hữu Đức, Trương Công Đầy (2009), "Đặc điểm bệnh lý vàng
da sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện trung tâm Tiền Giang", Tạp
chí y học thực hành, tr. 547-553.
16. Weaver L, Lucas A (1993), "Development of bowel habit in
preterm infants", Archives of disease in childhood, 68(3 Spec No),
pp. 317-320.
17. Zeitlin J (2002), "Fetal sex and preterm birth: are males at greater
risk?" Human Reproduction, 17(10), pp. 2762-2768.
18. Zhao J, Gonzalez F, Mu D (2011), "Apnea of prematurity: from
cause to treatment", European journal of pediatrics, 170(9), pp.
1097-1105.
Ngày nhận bài báo: 13/03/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_mot_so_yeu_to_nguy_co_cua_tr.pdf