Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cơn co giật chức năng ở Tân Binh: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 9-2018
37
NGHIấN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
CƠN CO GIẬT CHỨC NĂNG Ở TÂN BINH
Bựi Quang Huy1; Cao Văn Hiệp1
Nguyễn Hữu Thiện1; Nguyễn Trọng Đạo1
TểM TẮT
Mục tiờu: mụ tả đặc điểm lõm sàng và kết quả điều trị cơn co giật chức năng ở tõn binh.
Đối tượng và phương phỏp: nghiờn cứu tiến cứu, mụ tả cắt ngang trờn 65 bệnh nhõn nam tõn
binh được điều trị nội trỳ với chẩn đoỏn co giật chức năng tại Khoa Tõm thần, Bệnh viện Quõn
y 103 từ thỏng 01 - 2016 đến 12 - 2017. Kết quả: 90,77% bệnh nhõn trong độ tuổi 18 - 25,
92,31% bệnh nhõn cú căng thẳng tõm lý và 89,23% thường khởi phỏt ngay trong 6 thỏng đầu
nhập ngũ. Hỡnh ảnh lõm sàng đa dạng, chủ yếu là cơn co giật cục bộ (95,38%); ở tay, chõn (81,54%),
thời gian cơn kộo dài rất khỏc nhau, trong đú từ 10 - 30 phỳt chiếm 80,00%; 84,62% bệnh nhõn
cần điều trị > 10 ngày và hầu hết (92,31%) phải điều trị kết hợp với sốc điện, tuy nhiờn tỷ lệ tỏi
phỏt cao (26,16%). Kết luận...
3 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cơn co giật chức năng ở Tân Binh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
37
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
CƠN CO GIẬT CHỨC NĂNG Ở TÂN BINH
Bùi Quang Huy1; Cao Văn Hiệp1
Nguyễn Hữu Thiện1; Nguyễn Trọng Đạo1
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cơn co giật chức năng ở tân binh.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân nam tân
binh được điều trị nội trú với chẩn đoán co giật chức năng tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân
y 103 từ tháng 01 - 2016 đến 12 - 2017. Kết quả: 90,77% bệnh nhân trong độ tuổi 18 - 25,
92,31% bệnh nhân có căng thẳng tâm lý và 89,23% thường khởi phát ngay trong 6 tháng đầu
nhập ngũ. Hình ảnh lâm sàng đa dạng, chủ yếu là cơn co giật cục bộ (95,38%); ở tay, chân (81,54%),
thời gian cơn kéo dài rất khác nhau, trong đó từ 10 - 30 phút chiếm 80,00%; 84,62% bệnh nhân
cần điều trị > 10 ngày và hầu hết (92,31%) phải điều trị kết hợp với sốc điện, tuy nhiên tỷ lệ tái
phát cao (26,16%). Kết luận: đặc điểm lâm sàng cơn co giật chức năng đa dạng, điều trị khó khăn
và tỷ lệ tái phát cao.
* Từ khóa: Co giật chức năng; Rối loạn phân ly; Đặc điểm lâm sàng; Tân binh.
Study on Clinical Characteristics and Treatment Outcomes of the
Conversion Disorder with Seizures in recruits
Summary
Objectives: To describe the clinical characteristics and treatment outcomes of the conversion
disorder with seizures in recruits. Subjects and methods: Prospective, cross-sectional describtive
study was carried out on 65 male recruits with the dissociative convulsions who treated in the
Department of Psychiatry, 103 Military Hospital from January 2016 to December 2017. Results:
Most patients (90.77%) in the age of 18 - 25 years old, the greatest part of cases (92.31%) had
psychological stress and they usually suffered from the dissociative disorders during 6 months
after joining the army (89.23%). The clinical symptoms were various and they were mainly partial
seizures (95.38%), particularly in the limb (81.54%). The patients were treated for over 10 days
accounted for 84.62%, most cases (92.31%) must be treated with the electro-convulsive therapy
and the recurrence of conditions was high (26.16%). Conclusions: The dissociative convulsions
had various features with a difficult treatment and the recurrence of conditions was high.
* Keywords: Conversion disorder with seizures; Dissociative convulsions; Clinical features; Recruits.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn phân ly là bệnh khá phổ biến trong
lực lượng vũ trang, đặc biệt là tân binh.
Các rối loạn này có biểu hiện lâm sàng đa
dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh thực tổn
khác. Trong những thể này, cơn co giật
chức năng rất phổ biến và hay tái phát,
1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Cao Văn Hiệp (hatcat275@gmail.com)
Ngày nhận bài: 27/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 23/11/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
38
gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và
điều trị. Cho đến nay, ở nước ta chưa có
nghiên cứu nào về cơn co giật chức năng
trên tân binh. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm
lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị cơn
co giật chức năng ở tân binh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
65 bệnh nhân (BN) là nam tân binh,
được chẩn đoán cơn co giật chức năng
theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-5 [3].
BN được điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần,
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 2016
đến hết tháng 12 - 2017.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
có phân tích đánh giá từng phần từng
trường hợp, thống kê bệnh án, sau đó xử
lý kết quả nghiên cứu bằng thuật toán
thống kê y - sinh học.
Phác đồ điều trị bao gồm: nhóm 1:
BN chỉ dùng thuốc an thần và thuốc chống
trầm cảm (hóa dược); nhóm 2: BN có sử
dụng hóa dược kết hợp với sốc điện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
* Đặc điểm về tuổi:
Nhóm tuổi ≤ 25: 59 BN (90,77%); 26 - 30
tuổi: 4 BN (6,15%); ≥ 31 tuổi: 02 BN (3,08%).
Tuổi cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 32,
tuổi thấp nhất 18, tuổi trung bình 22,3.
Nhóm tuổi từ 18 - 25 chiếm tỷ lệ cao nhất
(90,77%). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Sadock B.J (2015), tác giả cho
rằng hầu hết BN là binh sỹ trẻ tuổi [4].
* Hoàn cảnh xuất hiện cơn:
Khởi phát cơn liên quan tới căng thẳng
tâm lý (60 BN = 92,31%), không liên quan
tới căng thẳng tâm lý: 05 BN (7,69%), phù
hợp với nghiên cứu của Eric Hollander
(2013): cơn co giật chức năng xuất hiện
chỉ cần sau một căng thẳng tâm lý không
quá mạnh, từ những cơn sau yếu tố tâm
lý trở lên mờ nhạt hơn [5].
* Thời điểm khởi phát bệnh:
Các trường hợp khởi phát bệnh trong
6 tháng sau nhập ngũ chiếm tỷ lệ cao
nhất (58 BN = 89,23%); trên 6 tháng sau
nhập ngũ 5 BN (7,69%); 02 BN (3,08%)
bị bệnh trước nhập ngũ. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Huy
(2017) thấy: co giật chức năng thường
khởi phát ngay trong 6 tháng đầu nhập ngũ.
Đây là khoảng thời gian BN - tân binh làm
quen với môi trường học tập, rèn luyện
trong quân đội, khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ,
chưa quen với lối sống tập thể [1].
Bảng 1: Đặc điểm cơn co giật.
Triệu chứng
co giật
Số lượng
(n) Tỷ lệ (%)
Vùng đầu,
mặt, cổ 09 13,84
Tay 27
Cục
bộ
Chân 26
81,54
95,38
Toàn thân 03 4,62
Tổng 65 100
Hầu hết BN có cơn co giật cục bộ
(95,38%), trong đó co giật tay, chân chiếm
81,54%. Cơn co giật đa dạng, khó lường
phù hợp với xuất hiện ở BN trong nghiên
cứu của Bùi Quang Huy (2017), tác giả cho
rằng cơn co giật có thể xuất hiện cục bộ
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
39
ở vùng đầu, mặt, cổ hay chi thể, thậm chí
có thể co giật toàn thân [1].
Bảng 2: Độ dài cơn co giật.
Thời gian (phút) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
< 5 01 1,54
5 - 10 04 6,15
10 - 30 52 80,00
> 30 08 12,31
Tổng 65 100
Kết quả này tương đương với nghiên
cứu của Cao Tiến Đức và Bùi Quang Huy
(2017), đây là một yếu tố chẩn đoán phân
biệt cơn co giật chức năng và cơn động
kinh [2].
2. Kết quả điều trị.
* Thời gian điều trị:
Thời gian điều trị ≤ 10 ngày: 10 BN
(15,38%); > 10 ngày: 55 BN (84,62%). Thời
gian điều trị trung bình 19,7 ngày, trong
đó ngắn nhất 4 ngày và tối đa 50 ngày,
điều này cho thấy việc điều trị cơn co
giật chức năng gây mất thời gian và gặp
nhiều khó khăn. Theo Sadock B.J (2015),
đa số BN hết cơn sau 2 tuần điều trị [4].
* Phương pháp điều trị:
Thuốc an thần và chống trầm cảm:
05 BN (7,69%); hóa dược kết hợp với sốc
điện (EC): 60 BN (92,31%). Không giống
như điều trị co giật phân ly cổ điển khi liệu
pháp tâm lý vũ trang được chú trọng, gần
đây các tác giả như Bùi Quang Huy,
Sadock, Eric Hollander đều cho rằng cần
phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
kết hợp với thuốc an thần, đặc biệt Bùi
Quang Huy cho rằng có thể kết hợp với
liệu pháp sốc điện để điều trị nhằm phá vỡ
ổ hưng phấn trên vỏ não [1].
Bảng 3: Số lần vào viện.
Số lần vào viện Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
1 48 73,84
2 16 24,62
3 01 1,54
26,16
Tổng 65 100
Theo DSM-5, cơn co giật chức năng
hay tái phát, trong nghiên cứu của chúng
tôi trên 1/4 số BN phải nhập viện điều trị
≥ 2 lần [3].
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
- 90,77% BN trong độ tuổi từ 18 - 25,
phần lớn các trường hợp có căng thẳng
tâm lý (92,3%) và thường khởi phát ngay
trong 6 tháng đầu nhập ngũ (89,23%).
Hình ảnh lâm sàng đa dạng, chủ yếu là
cơn co giật cục bộ (95,38%), ở tay và chân
(81,54%), thời gian cơn kéo dài rất khác
nhau, trong đó 10 - 30 phút chiếm 80,0%.
2. Kết quả điều trị.
- Có đến 84,62% số BN cần điều trị
> 10 ngày, 92,31% BN phải điều trị kết
hợp với sốc điện, tuy nhiên tỷ lệ tái phát
cao (26,16%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy. Rối loạn lo âu. Nhà xuất
bản Y học. Hà Nội. 2017.
2. Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức. Giáo trình
tâm thần học đại cương và điều trị các rối loạn
tâm thần. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Hà Nội. 2017.
3. American Psychiatric Association. Diagnostic
and Statistical Manual of Mental Disorders.
5th edition. 2013.
4. Sadock B.J, Sadock V.A. Synopsis of
Psychiatry 2015. William and Wilkins. 2015.
11th edition.
5. Eric Hollander, Dan J.Stein, Barbara O.
Rothbaum. Textbook of Anxiety Disorders.
Special Indian edition. 2nd edition. 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_con_co_giat.pdf