Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 39
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH ĐIỆN TÂM ĐỒ
Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Nguyễn Thế Phi*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim và tìm hiểu mối
tương quan giữa điện tâm đồ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác ở bệnh nhân suy tim.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Chọn bệnh suy tim theo tiêu chuẩn Framingham.
Kết quả: Có 75 trường hợp được chọn. Số bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Tuổi trung bình trên 60 tuổi. Các
triệu chứng lâm sàng của suy tim thường gặp là khó thở phải ngồi (84%), khó thở khi gắng sức (73,3%). Đa số
bệnh nhân suy tim NYHA III (81,3%). Hình ảnh bóng tim to trên X-quang chiếm 78,7%. Số bệnh nhân có phân
suất tống máu (EF) giảm chiếm 84%. Tỉ lệ tăng NT-ProBNP chiếm 92%. Đặc điểm điện tâm đồ: thiếu máu cục
bộ cơ tim (42,7%), nhịp nhan...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 39
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH ĐIỆN TÂM ĐỒ
Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG
Nguyễn Thế Phi*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim và tìm hiểu mối
tương quan giữa điện tâm đồ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác ở bệnh nhân suy tim.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Chọn bệnh suy tim theo tiêu chuẩn Framingham.
Kết quả: Có 75 trường hợp được chọn. Số bệnh nhân nữ nhiều hơn nam. Tuổi trung bình trên 60 tuổi. Các
triệu chứng lâm sàng của suy tim thường gặp là khó thở phải ngồi (84%), khó thở khi gắng sức (73,3%). Đa số
bệnh nhân suy tim NYHA III (81,3%). Hình ảnh bóng tim to trên X-quang chiếm 78,7%. Số bệnh nhân có phân
suất tống máu (EF) giảm chiếm 84%. Tỉ lệ tăng NT-ProBNP chiếm 92%. Đặc điểm điện tâm đồ: thiếu máu cục
bộ cơ tim (42,7%), nhịp nhanh xoang (24%), rung nhĩ (21,3%), tăng gánh tâm thu thất trái (13,3%) và điện tâm
đồ bình thường (9,3%). Chỉ số Sokolow-Lyon tương quan thuận với NT-ProBNP (r = 0,697; p < 0,01), tương
quan nghịch với EF (r = -0,359; p < 0,01). Chỉ số Cornell tương quan thuận với NT-ProBNP (r = 0,343; p <
0,01), tương quan nghịch với EF (r = -0,443; p < 0,01). Chỉ số Romhilt-Estes tương quan nghịch với EF (r = -
0,279; p < 0,05). PWD tương quan nghịch với EF (r = -0,27; p < 0,05).
Kết luận: ECG thường biến đổi trong suy tim. Những thay đổi ECG có giá trị trong tiên lượng suy tim.
Từ khóa: Suy tim, điện tâm đồ, sóng P, QTc, QTd.
ABSTRACT
STUDY ON CLINICAL FEATURES AND ELECTROCARDIOGRAM (ECG) IN PATIENTS WITH
HEART FAILURE AT TIEN GIANG CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Nguyen The Phi, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 39- 43
Objectives: To descried clinical featears and laboratory findings and ECG in patients with heart failure and
study the relationship between ECG and other clinical featears, laboratory findings in heart failure.
Methods: A cross – sectional study. Collected samples were patients with clinically diagnosed heart failure
according to Framingham.
Results: There were totally 75 respondents. Their mean age was over 60. Male was more than female. The
common clinical symptoms of heart failure were platypnea (84%) and dyspnea on drdinary exertion (73.3%).
Most patients had NYHA III (81.3%). Shadow images large heart was 78.7%. EF falls below 55% share of 84%.
High level of NT-ProBNP percentage of 92%. ECG: Myocardial ischemia (42.7%), sinus tachycardia (24%),
atrial fibrillation (21.3%), lelf ventricular systolic strain (13.3%) and normal ECG (9.3%). There were
correlations between Sokolow-Lyon’s ECG indice and NT-ProBNP (r = 0.697; p < 0.01), Sokolow-Lyon and EF (r
= -0.359; p < 0.01), Cornell and NT-ProBNP (r = 0.343; p < 0.01), Cornell and EF(r = -0.443; p < 0.01), Romhilt-
Estes and EF (r = -0.279; p < 0.05), PWD and EF(r = -0.27; p < 0.05).
Conclusions: ECG is usually abnormal in heart failure. Abnormal ECG supports prognosis heart failure.
Keywords: Heart failure, electrocardiography, P wave, QTc, QTd.
* Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: BS.Nguyễn Thế Phi, ĐT: 0949.617.619, Email: flyingnguyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 40
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh
tim mạch và là một nguyên nhân chính dẫn đến
tử vong(10). Hiện nay, tại Hoa Kỳ đang có 5,1
triệu người mắc suy tim. Tại Châu Âu số lượng
cũng tương đương với Hoa Kỳ. Tại Việt Nam
chưa có thống kê chính thức nhưng nếu dựa trên
tần suất của Châu Âu (0,4 - 2%) thì có khoảng
0,32-1,6 triệu người mắc suy tim cần điều trị(8,11).
Sau khi chẩn đoán suy tim thì vấn đề tiếp
theo là tiên lượng và điều trị cho bệnh nhân.
Siêu âm tim và NT-ProBNP tuy có giá trị tiên
lượng cao nhưng siêu âm tim phụ thuộc vào
kỹ thuật viên còn NT-ProBNP là xét nghiệm
xâm lấn, giá thành cao(11). Trong khi đó điện
tâm đồ là cận lâm sàng thường qui và hình
ảnh trong suy tim thường thay đổi. Nhận biết
những thay đổi đó cũng có thể theo dõi điều
trị và tiên lượng suy tim.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim.
Tìm hiểu mối tương quan giữa điện tâm đồ
và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác ở
bệnh nhân suy tim.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân suy tim được chẩn đoán
theo tiêu chuẩn Framingham đang điều trị tại
khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
thực hiện trên 75 trường hợp suy tim trong thời
gian từ tháng 10/2017 đến 6/2018.
Tất cả các bệnh nhân thỏa tiêu chí nhận vào
được thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên
cứu. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi và giới
Giới tính N Tỷ lệ % Tuổi trung bình
Nam 35 47 70,80±2,4
Nữ 40 53 73,47±1,82
Tổng 75 100 72,23±1,48
Nhận xét: Nữ/nam= 1,14. Tuổi trung bình cả
hai giới đều cao.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nghiên cứu
Bảng 2- Triệu chứng lâm sàng theo Framingham
Lý do nhập viện n Tỷ lệ %
Khó thở phải ngồi 63 84
Khó thở kịch phát về đêm 31 41,3
Tĩnh mạch cổ nổi 15 20
Ran ẩm ở phổi 41 54,7
Tim to 39 52
Phù phổi cấp 8 10,7
Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) 5 6,7
Phù 22 29,3
Ho về đêm 21 28,0
Khó thở khi gắng sức 55 73,3
Gan to 4 5,3
Tràn dịch màng phổi 18 24
Nhịp tim nhanh 10 13,3
Nhận xét: Triệu chứng khó thở phải ngồi
(84%) và khó thở khi gắng sức (73,3%) chiếm chủ
yếu.
Bảng 3: Cận lâm sàng liên quan
Cận lâm sàng n Tỷ lệ %
Tăng NT-ProBNP 69 92
Bóng tim to trên X-quang 59 78,7
EF giảm trên siêu âm 63 84
Nhận xét: Nồng độ NT-ProBNP tăng chiếm
92%, bóng tim to 78,7%, EF giảm 84%.
Bảng 4- Đặc điểm điện tâm đồ
ECG n Tỷ lệ %
Bình thường 7 9,3
Lớn nhĩ 29 38,6
Phì đại thất trái 41 54,7
Tăng gánh tâm thu thất trái 17 22,6
Nhồi máu cơ tim cấp 14 18,7
Thiếu máu cục bộ cơ tim 32 42,7
Sẹo nhồi máu cũ 31 41,3
Nhanh xoang 18 24
Chậm xoang 3 4
Nhanh nhĩ 1 1,3
Rung nhĩ 16 21,3
Block nhĩ thất độ I 5 6,7
Block nhánh phải 4 5,3
Block phân nhánh trái trước 4 5,3
Block phân nhánh trái sau 6 8
Nhận xét: Phì đại thất trái (54,7%), thiếu máu
cục bộ cơ tim (42,7%), nhanh xoang (24%) và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 41
rung nhĩ (21,3%) là những hình ảnh thường gặp
trên ECG.
Khảo sát các mối tương quan
Bảng 5: Tương quan giữa các chỉ số phì đại thất trái
và một số yếu tố
Chỉ số NT-ProBNP EF NYHA
Huyết áp
trung bình
Sokolow-
Lyon
r 0,697 -0,359 0,211 0,055
p 0,05 >0,05
Cornell
r 0,343 -0,443 -0,045 0,032
p 0,05 >0,05
Romhilt-
Esters
r 0,169 -0,279 0,076 0,025
p >0,05 0,05 >0,05
Nhận xét: Cả ba chỉ số đều tương quan
nghịch với EF. Chỉ số Sokolow-Lyon và Cornell
tương quan thuận với NT-ProBNP.
Bảng 6: Tương quan giữa PWD và một số yếu tố
Tuổi NYHA EF NT-proBNP
PWD
R -0,159 -0.071 -0,270 0,116
P >0,05 >0,05 0,05
Nhận xét: PWD tương quan nghịch với EF.
Bảng 7: Tương quan giữa QTd, QTc và một số yếu tố
Tuổi NYHA EF NT-proBNP
QTd
R -0,067 -0,026 -0,116 0,086
P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
QTc
R -0,038 0,102 0,41 -0,053
P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: Không có tương quan giữa QTd,
QTc với tuổi, NYHA, EF, NT-ProBNP.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam/nữ
là 0,875 và tuổi trung bình của nam và nữ đều
trên 60 tuổi, kết quả tương tự với nghiên cứu của
Phạm Thanh Phong (2011) tiến hành trên 111
bệnh nhân suy tim tuổi trung bình 69 ± 13,5 tuổi
trong đó có 54,1% bệnh nhân nữ(12), của Huỳnh
Châu Tuấn trên người cao tuổi (2010) với bệnh
nhân nữ chiếm 57,56%(5) và của Hoàng Anh Tiến
(2006) với tỉ lệ nam/nữ là 0,92(3).
Có kết quả này là do
Biến đổi cấu trúc và chức năng hệ tim mạch
nên tỉ lệ suy tim cao hơn người trẻ tuổi.
Phụ nữ vào độ tuổi mãn kinh thì sự bảo vệ
của estrogen giảm sút làm tăng nguy cơ tăng
huyết áp, bệnh mạch vành dẫn đến tỉ lệ suy tim
ở nữ cao hơn nam.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nghiên cứu
Kết quả của chúng tôi ghi nhận: tiêu chuẩn
chính chiếm tỉ lệ cao nhất là khó thở phải ngồi
(84%), tiêu chuẩn phụ chiếm tỉ lệ cao nhất là
khó thở khi gắng sức (93,3%).Các triệu chứng
thường gặp khác bao gồm: ran ở phổi (54,7%),
tĩnh mạch cổ nổi (20%), phù (29,3%), ho về
đêm (28%), tràn dịch màng phổi (24%). Các
triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: nghiệm pháp
phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) (6,7%), nhịp tim
nhanh (13,3%), gan to (5,3%). T3 là triệu chứng
không gặp trên lâm sàng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương
tự với nghiên cứu của Huỳnh Châu Tuấn
(2010)(5) và Huỳnh Đình Lai (2004)(6) với triệu
chứng khó thở xuất hiện 100% bệnh nhân; của
Nguyễn Oanh Oanh (2009) triệu chứng khó thở
chiếm tỉ lệ cao nhất 90,78%(9). Như vậy có thể
thấy triệu chứng khó thở là triệu chứng xuất
hiện nhiều nhất và hầu như luôn có ở bệnh nhân
suy tim.
Phân độ suy tim theo NYHA của chúng tôi:
81,3% NYHA III; 12% NYHA IV; 6,7% NYHA II;
không có NYHA I Nghiên cứu của chúng tôi có
kết quả tương tự như nghiên cứu của Trần Thị
Mỹ Liên (2011) cho tỉ lệ NYHA III 60,2%; NYHA
II 37,4%; NYHA IV 2,4%; không có NYHA I(14).
Nghiên cứu của Phạm Thanh Phong (2011) cho
tỉ lệ NYHA III (39,7%); NYHA II 28,8%; NYHA
IV 19,8%; NYHA I 11,7%(12). Lý do suy tim
NYHA III chiếm đa số là (1) suy tim NYHA I, II
thường được điều trị ngoại trú chỉ nhập viện khi
có đợt cấp, (2) suy tim NYHA IV thường tử vong
hoặc chuyển tuyến cao hơn. Kết quả tăng nồng
độ NT-ProBNP chiếm 92%, bóng tim to 78,7% và
EF giảm 84%. Kết quả này phù hợp với lâm sàng
vì đa số bệnh nhân suy tim NYHA III, IV.
Điện tâm đồ
Số bệnh nhân suy tim có điện tâm đồ bất
thường chiếm tỉ lệ 90,7%. Trong đó dấu hiệu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 42
bệnh mạch vành đứng hàng đầu (58,7%), phần
lớn là thiếu máu cục bộ cơ tim (42,7%) và nhồi
máu cũ (41,3%). Tiếp theo là phì đại thất (54,7%).
Rối loạn nhịp chiếm 50,6% chủ yếu là nhịp
nhanh xoang (24%) và rung nhĩ (21,3%). Nghiên
cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của
Trần Thị Mỹ Liên: 98,4% điện tim bất thường.
Thiếu máu cục bộ cơ tim đứng hàng đầu
(40,7%), đứng thứ hai là rung nhĩ
(27,6%)(14).Nghiên cứu của Nguyễn Oanh Oanh
trên bệnh nhân suy tim EF < 30% cho thấy rối
loạn nhịp đứng hàng đầu (88,15%), phì đại thất
(35,53%) đứng hàng thứ hai. Điều này cho thấy
sự biến đổi về cấu trúc tim ở nhóm bệnh nhân có
phân suất tống máu thấp(9).
Khảo sát các mối tương quan
Sundstrom (1998): chỉ số sokolow- Lyon có
tương quan nghịch với chức năng tâm thu lẫn
tâm trương thất trái, tương quan nghịch với EF
(r = -0,25; p < 0,02). Tương tự chúng tôi: r = -
0,359; p < 0,01(13). Hoàng Anh Tiến: có mối
tương quan thuận giữa chỉ số Sokolow- Lyon
và nồng độ NT-ProBNP (r = 0,476; p < 0,01)(3).
Nguyễn Hải Thủy và Lê Thanh Tùng (2011)
trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng
cho kết quả tương quan thuận giữa hai chỉ số
này (r = 0,346; p < 0,001)(7). Tương tự chúng tôi
(r = 0,697; p < 0,01).
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương
quan nghịch giữa PWD và phân suất tống máu
thất trái (r = -0,27; p < 0,05). Hesham Rashid
(2011) nghiên cứu trên 50 bệnh nhân nhồi máu
cơ tim cấp trong đó có 27 bệnh nhân (54%) có EF
< 50% cũng cho mối tương quan nghịch mức độ
yếu giữa PWD và EF (r= -0,451; p < 0,01)(2).
Huseyin (2005) chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa PWD và EF trên 73 bệnh nhân suy
tim tâm trương(4). Cơ chế của mối tương quan
vẫn chưa rõ.
Chúng tôi không tìm được mối tương quan
giữa QTd, QTc với EF và NT-ProBNP. Tuy nhiên
Bonnar (1999) cho thấy QTd và QTc ở nhóm EF <
50% lớn hơn ở nhóm EF ≥ 50%,có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001)(1).Nguyễn Hải Thủy và Lê Thanh
Tùng (2011) trên bệnh nhân đái tháo đường type
2 cho thấy mối tương quan thuận mức độ yếu
giữa QTc và nồng độ NT- proBNP (r = 0,471; p <
0,001)(7). Cơ chế các mối tương quan trên vẫn
chưa được rõ.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ suy tim ở nữ cao hơn nam.
Triệu chứng khó thở gặp ở hầu hết các
trường hợp. Suy tim NYHA III đứng hàng đầu.
Cận lâm sàng: đa số bệnh nhân có hình ảnh
bóng tim to và giảm EF. Về ECG thiếu máu cục
bộ cơ tim, nhịp nhanh xoang và rung nhĩ là
những rối loạn thường gặp.
Các chỉ số Sokolow-Lyon, Cornell và
Romhilt-Esters tương quan nghịch với EF.Chỉ số
Sokolow-Lyon và Cornell tương quan thuận với
nồng độ NT-ProBNP huyết thanh.
PWD tương quan nghịch với EF.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonnar CE and et al (1999), "QT dispersion in patients with
chronic heart failure: beta blockers are associated with a
reduction in QT dispersion", Heart, 81, pp. 297-302.
2. Hesham R and et al. (2011), "P wave dispersion and duration in
patients with myocardial infraction", Indian pacing electrophysiol
J, 10, pp. 10-20.
3. Hoàng Anh Tiến (2007), "Nghiên cứu sự tương quan giữa nồng
độ NT-ProBNP với chỉ số Sokolow- Lyon trên điện tâm đồ", Tạp
chí tim mạch học Việt Nam số 1, (47), tr. 263-270.
4. Huseyin G.and et al (2005), "The Relationship between P Wave
Dispersion and Diastolic Dysfunction.", Texas Heart Institute
Journal, 32, pp. 163-167.
5. Huỳnh Châu Tuấn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đợt cấp suy
tim mạn tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, Luận văn
bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
6. Huỳnh Đình Lai (2004), Nghiên cứu tình trạng rối loạn một số
chất điện giải ở bệnh nhân suy tim nặng, Luận văn bác sĩ chuyên
khoa II, Trường Đại Học Y Dược Huế.
7. Nguyễn Hải Thủy và Lê Thanh Tùng (2011), "Nghiên cứu sự
liên quan giữa nồng độ NT-ProBNP huyết tương với biến đổi
hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2", Tạp chí Y Dược Học 2011, số 5, tr. 74-82.
8. Nguyễn Lân Việt (2014), Suy tim, Thực hành bệnh tim mạch (tái
bản lần ba),tr. 94-121.
9. Nguyễn Oanh Oanh (2010), "Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu
thấp", Tạp Chí Y Học Việt Nam 2010, số 1, tr. 62-66.
10. Nguyễn Phú Kháng (2001), Suy tim mạn tính, Lâm sàng Tim
Mạch, NXB y học, tr.135-168.
11. Phạm Nguyễn Vinh (2008), Bệnh học Tim mạch, Tập 2, NXB Y
Học.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 43
12. Phạm Thanh Phong (2011), Khảo sát nồng độ BNP huyết tương
ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần
Thơ, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Hà Nội.
13. Sundstrom J (1998), "Left ventricular geometry and function are
related to electrocardiographic characteristics and diagnoses",
Clinical Physiology, 18(5), pp. 463-470.
14. Trần Thị Mỹ Liên, Văn Thị Ngọc Uyên, Ngô Đình Dũng và
Hoàng Thị Tuyết (2012), “Một số đặc điểm suy tim mạn tính tại
khoa nội tim mạch bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2010 –
9/2011”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr.70-75.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_hinh_anh_dien_tam_do_o_benh.pdf